Bộ 2 tập truyện dịch Murakami Haruki
Phạm Vũ Thịnh dịch
Nhà Xuất Bản Đà Nẵng tháng 8 - 2007.

 

Thêm 2 tập truyện của nhà văn Haruki Murakami xuất bản tại Việt Nam
Thanh Niên, Thứ Tư 08/08/2007

(TNO) Một lần nữa, những độc giả Việt Nam yêu thích nhà văn Haruki Murakami sẽ gặp lại ông qua 2 tập truyện ngắn vừa được NXB Đà Nẵng phát hành trong quư 3.2007, đó là tập truyện “Bóng ma ở Lexington” và “Người Ti-vi” (người dịch Phạm Vũ Thịnh).

Haruki Murakami sinh năm 1949 tại Kyoto. Ngay từ nhỏ, Murakami đă tiếp xúc nhiều với văn hóa phương Tây và ông có xu hướng đối kháng với văn hoá truyền thống Nhật Bản. Ông từng cùng vợ mở một quán nhạc Jazz, rồi sống lang thang ở nhiều nước châu Âu và trở thành thành viên hiệp hội các nhà văn Princeton.

Murakami bắt đầu viết văn từ năm 29 tuổi và từ đó trung b́nh mỗi năm cho ra mắt độc giả một tập sách. Thành công lớn của tiểu thuyết Rừng Na Uy (1987) đă khiến ông trở thành một thần tượng văn hóa đại chúng và là nhà văn quan trọng nhất, được đọc nhiều nhất của Nhật Bản sau Kenzaburo Oe. Từ đó đến nay, gần 30 năm hoạt động trên văn đàn, tác phẩm của ông đă được dịch ra hơn 30 thứ tiếng trên thế giới.

Với 2 tập truyện ngắn vừa được xuất bản, Haruki Murakami, người được vinh danh như là “một trong những tiểu thuyết gia thế kỷ 20 quan trọng nhất của Nhật Bản” (Từ điển Bách khoa Columbia, ấn bản năm 2001) sẽ khẳng định ông c̣n là một nhà viết truyện ngắn điêu luyện, xứng đáng với giải thưởng Frank O'Connor (giải thưởng về truyện ngắn giá trị nhất thế giới mang tên nhà văn Ireland) mà ông được trao tặng vào tháng 9.2006

Trong lời tựa của một tập truyện ngắn, ông viết: “Đối với tôi, viết tiểu thuyết là thử thách, viết truyện ngắn là niềm vui. Nếu ví việc viết tiểu thuyết như trồng một khu rừng, th́ viết truyện ngắn giống như tạo một mảnh vườn nhà. Hai công tŕnh ấy bổ túc cho nhau, tạo ra cảnh trí mà tôi yêu thích”.

Việc đọc Haruki từ các truyện ngắn là một sự “cảm nhận xuất chúng về hiện thực huyền ảo” với những “độc thoại triền miên về nỗi sợ hăi” và “những t́nh tiết đào sâu xuống nhiều tầng ư nghĩa”, như nhận xét của Chủ tịch Hội đồng thẩm định trao giải Frank O'Connor, ông Tom McCarthy, “đọc xong tác phẩm của Haruki, những h́nh tượng và t́nh huống ông sáng tạo ra, vẫn c̣n lưu lại lâu dài khó quên”.

Tập truyện “Bóng ma ở Lexington” gồm 14 truyện ngắn được nhập chung từ 2 tuyển tập gốc là “Thuyền hàng đi Trung Quốc” (Slow boat to China, xuất bản năm 1983) và “Bóng ma ở Lexington” (Lexington Ghosts, xuất bản năm 1993). Tập truyện “Người Ti-vi” cũng gồm 14 truyện ngắn.

Cùng với 3 tập truyện đă được dịch và phát hành tại Việt Nam (“Đom đóm”, “Ngày đẹp trời để xem Kangaroo” và “Sau cơn động đất”), 2 tập truyện vừa phát hành một lần nữa cho thấy tính đa dạng về đề tài và văn phong tuyệt vời của ông.

“Tôi chẳng quan tâm đến bất kỳ thứ giải thưởng nào.
Giải thưởng đích thực của tôi là độc giả, những độc giả đang mong chờ tác phẩm kế tiếp của tôi”
(Haruki Murakami)

*Những tác phẩm của Haruki Murakami đă được dịch sang tiếng Việt (theo thứ tự xuất bản):
-Đom đóm (Tập truyện, 2006, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng).
-Ngày đẹp trời để xem Kangaroo (Tập truyện, 2006, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng).
-Sau cơn động đất (Tập truyện, 2006, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng).
-Rừng Na Uy (Tiểu thuyết, 2006, Trịnh Lữ dịch, NXB Hội nhà văn).
-Biên niên kư chim vặn dây cót (Tiểu thuyết, 2006, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, NXB Hội nhà văn).
-Phía nam biên giới, phía tây mặt trời (Tiểu thuyết, 2007, Cao Việt Dũng dịch, NXB Hội nhà văn).
-Bóng ma ở Lexington (Tập truyện, 2007, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng).
-Người Ti-vi (Tập truyện, 2007, Phạm Vũ Thịnh dịch, NXB Đà Nẵng).