Chim Việt Cành Nam             Trở Về   ]            
TẬP THỨ TƯ:

CHỈNH TÂM

Trần Trúc Lâm chuyển ra Việt ngữ

Từ tập 'Centering'; sao lục bởi Paul Reps.



Thiền chẳng phải là điều mới lạ, mà cũng chẳng phải là điều gì cũ. Việc tìm kiếm đã tiến hành ở Ân độ trước khi Đức Phật đãn sinh, như tập sách này cho thấy.

Sau này rất xa, khi con người quên đi những từ Thiền và Phật, satori (giác ngộ - LND) và công án, Trung hoa và Nhật bản và Hoa kỳ - cuộc tìm kiếm vẫn tiếp tục, và Thiền vẫn hiễn hiện trong ngàn hoa và nội cỏ dưới mặt trời.

Phần sau đây phỏng theo lời dẫn nhập của ấn bản Anh ngữ đầu tiên của cổ kinh.

*

Du hành qua những vùng tuyệt đẹp của Kashmir, phía trên Srinagar tôi bắt gặp viện khổ tu của Đạo sĩ Lakshmanjoo.

Nó nhìn xuống những cánh đồng lúa xanh, những khu vườn êm mát Shalimar và Nishat Bagh, những chiếc hồ viền toàn hoa sen. Nước tuôn xuống từ đỉnh núi.

Đây là Lakshmanjoo - cao lớn, khỏe mạnh và rạng rỡ - chào đón tôi. Ngài chia xẽ với tôi những giáo lý cỗ này từ Kinh Vigyan Bhairava và Sochanda Tantra, được viết bốn ngàn năm trước, và từ Kinh Malini Vijaya Tantra, có lẽ còn xưa hơn một ngàn năm nữa. Nó là một giáo lý cỗ, sao đi chép lại quá nhiều lần, mà từ đó Lakshmanjoo khởi thảo bản Anh ngữ. Tôi cũng đã chép lại đến mười một lần mới thành ra bản in ở đây.

Shiva trước tiên hát cho phu nhân Devi nghe trong một thứ ngôn ngữ tình yêu mà đến nay chúng ta cũng chưa thấu triệt được. Đó là sự chứng nghiệm nội tâm. Nó trình bày 112 lối để mở cánh cửa lẫn khuất của ý thức. Tôi thấy Lakshmanjoo hiến trọn đời cho lối tu tập này.

Một vài lối có vẽ trùng lắp, nhưng mỗi thứ đều khác hẵn nhau. Một vài lối có vẽ giản đơn, nhưng lại đòi phải kiên trì mới thử thách được.

Máy móc, đà gỗ, vũ công, vận động viên luôn giữ cân bằng. Sự giữ lấy tâm hay cân bằng làm gia tăng tài nghệ, tri kiến cũng vậy. Thử thực nghiệm, cố đứng đều đặn trên hai chân; rồi bạn tưởng tượng như mình nhẹ nghiêng qua bên chân này rồi chân kia; và tựa như sự cân bằng trụ lấy tâm, bạn cũng vậy.

Nếu ta còn ý thức được phần nào, điều này còn nhắm đến ý thức bao dung hơn. Bạn có một bàn tay? Vâng. Bạn biết ngay chẳng một chút nghi ngại. Chỉ đến khi được hỏi bạn có nhận ra bàn tay bị rời ra?

Con người, rõ là những bậc linh mẫn, nỗi danh hoặc chưa được biết đến trên đời, thường hay chia xẽ những khám phá khác biệt. Đạo của Lão Tữ, Niết bàn của Phật, Chúa Trời Jehovah của Moses, Chúa Cha của Jesus, Thần Allah của Mohammed - tất cả đều chỉ vào sự chứng nghiệm đó.

Chân như (No-thing-ness) hay 'Không', tinh thần - một khi đã tiếp xúc, thì cả cuộc sống được trong sáng.

*

DEVI bảo:

Này Shiva, thực thể của chàng là gì?

Vũ trụ đầy kỳ quan này là gì?

Cái gì cấu tạo nên hạt giống?

Ai giữ trọng tâm của bánh xe vũ trụ?

Đời sống này bên ngoài sắc tướng là gì?

Làm thế nào để ta có thể nhập vào nó một cách toàn vẹn, vượt ngoài cả không gian và thời gian, danh tự và mô tả?

Xin làm sáng tõ sự nghi ngại của thiếp!

SHIVA đáp:

(Devi, tuy đã giác ngộ, vẫn hỏi những câu như thế để chúng sanh trong toàn vũ trụ có thể tiếp thu được những chỉ dạy của Shiva. Bây giờ hãy theo dõi lời đáp của Shiva, chỉ dạy 112 lối.)

1. Người rực rỡ kia ơi, cách thực nghiệm này có thể khởi phát giữa hai hơi thở. Sau khi hít vào (xuống) và vừa khi bắt đầu thở ra (lên) - mối từ tâm.

2. Vừa khi hơi thở chuyển từ xuống qua lên, và lại nữa từ lên qua xuống - qua hai chu kỳ như thế, chứng ngộ.

3. Hoặc, ngay khi hơi hít vào và hơi thở ra trộn lẫn, chạm vào trung tâm (huyệt) vô-năng-lượng tràn đầy năng lượng.

4. Hoặc, khi hơi thở đã ra hết (lên) và tự ngưng, hoặc hít vào hết (xuống) và tự ngưng - trong lúc tạm ngưng toàn thể đó, cái ta nhỏ bé tan biến. Điều này chỉ khó đối với kẽ ô uế.

5. Hãy xem tinh lực của nàng như những tia sáng vươn lên từ huyệt này đến huyệt khác trong tủy sống, sự sống cũng vươn lên như thế trong nàng.

6. Hoặc trong những khoảng trống (giữa các huyệt), hãy cảm nhận như là tia chớp.

7. Hởi Devi, hãy tưởng đến những giòng chữ Phạn trong những vùng ý thức đầy mật ngọt này, trước hết như những từ ngữ, rồi vi diệu hơn, như âm thanh, rồi như cảm nhận tinh tế nhất. Xong, bõ tất cả qua một bên, hãy thong dong tự tại.

8. Quán tưởng giữa hai hàng lông mày, tâm đến trước ý. Hãy để mọi sắc tướng ngập trong tinh lực của hơi thở lên đến đỉnh đầu, và từ đó rãi ra như ánh sáng.

9. Hoặc, tưởng đến năm vòng màu sắc của đuôi công như là năm giác quan của nàng trong không gian vô tận. Bây giờ hãy để cho nét đẹp của chúng hòa lẫn vào nhau. Cũng như vậy, từ bất cứ điểm nào trong không gian hay trên bức tường - tưởng cho đến khi điểm tan nhòa. Có vậy thì mong ước kế tiếp của nàng mới đạt được.

10. Mắt nhắm lại, quán tưởng đến nội tại của nàng thật chi tiết. Như thế thấy được thực tướng của nàng.

11. Hãy chú tâm vào khu thần kinh trong cột sống, mãnh dẽ như sợi tơ của hoa sen, Cứ thế mà chuyển hóa.

12. Bịt bảy lổ khiếu trên đầu lại bằng hai bàn tay của nàng. Khoảng ở giửa hai cặp mắt của nàng trở nên bao trùm tất cả.

13. Xoa êm tựa lông chim vào hai nhãn cầu, sự êm nhẹ giữa chúng sẽ mở vào tim, và từ đó thấm vào vũ trụ.

14. Đăm mình vào giửa âm thanh, như giửa âm liên tục của giòng thác. Hoặc, bịt tai lại, nghe thanh của mọi âm.

15. Lắng vào một âm, như a-u-m, chậm rãi. Khi âm thấm nhập tràn đầy, thì nàng cũng thế.

16. Khi nghe âm thanh của từ ngữ nào, ngay từ đầu hãy tinh lọc dần, tỉnh thức.

17. Khi lắng nghe huyền cầm, hãy nghe âm đa hợp chủ; như thế mới tròn đầy.

18. Lắng vào một âm thật rõ, rồi chìm dần cùng lúc cảm quan chìm sâu vào sự hài hòa tĩnh lặng này.

19. Hãy tưởng đến sự linh mẫn cùng lúc ở trong nàng và xung quanh nàng cho đến khi cả vũ trụ đều được linh hóa.

20. Này Devi dịu dàng ơi, hãy nhập vào sự hiện hữu sương khói, vốn thẩm nhập sâu xa trên và dưới hình hài của nàng.

21. Hãy đặt tâm trí vào những tinh tế không bộc lộ được, trên, dưới, và trong tim nàng.

22. Hãy nghĩ sâu xa rằng bất cứ phần nào của hình hài hiện hữu của nàng như là bao la vô tận.

23. Cảm nhận bản thể, xương, thịt, máu của nàng, hòa cùng với tinh hoa của vũ trụ.

24. Cứ ví rằng hình hài thụ động của nàng là một khoảng không giữa những bức tường da - trống rỗng.

25. Người được ơn phước ơi, vì cảm quan thấm nhập vào tim, hãy đạt đến tâm của hoa sen.

26. Tâm đừng động, giữ ở trung đạo - cho đến khi.

27. Khi sinh hoạt giữa đời, hãy quán chiếu đến giữa hai hơi thở, và cứ thực tập, trong vài hôm sẽ thành người mới. (Lakshmanjoo bảo đây là câu ngài thích nhất.)

28. Chú tâm vào ngọn lửa dâng lên trong hình hài từ ngón chân cho đến lúc toàn thân cháy rụi thành tro, nhưng không phải là nàng.

29. Quán chiếu đến thế giới giả tạo như đang cháy thành tro, và trở nên hiện thể bên trên con người.

30. Hãy cảm nhận những giá trị tinh tế của sáng tạo thấm nhập vào đôi ngực của nàng và hình thành hình dáng tinh xảo.

31. Với hơi thở mơ hồ ở huyệt (trung tâm) giữa trán, vừa khi nó đến tim trong khi ngủ, hãy hướng nó vào giấc mộng và vào ngay cả sự chết.

32. Một cách chủ quan, thì khi từ ngữ chuyễn thành lời và lời thành câu, và một cách khách quan, thì khi những vòng tròn chuyễn thành những thế giới và những thế giới thành những nguyên lý (vũ trụ, rốt ráo hãy tìm thấy chúng chuyễn nhập vào hiện thể của chúng ta.

33. Người tao nhã kia ơi, vũ trụ là một cái vỏ trống không mà trong đó tâm của nàng vui chơi vô hạn.

34. Nhìn cái chén mà không thấy miệng chén hay chất cấu tạo. Trong chốc lát trở nên thấu rõ.

35. Trú ở vùng khoáng đạt bao la, chẳng vướng cây cối, đồi núi, cư dân. Nhờ vậy những khổ não của tâm cũng vơi đi.

36. Người yêu dấu ơi, quán chiếu đến tri thức và vô tri thức, hiện hữu và bất hiện hữu. Rồi bõ qua tất cả mà chỉ nghĩ đến nàng có thể là.

37. Nhìn êm ái vào vật gì. Đừng nên rời mắt qua vật khác. Này đây, ngay giửa vật này - niềm ân sũng.

38. Hãy cảm nhận vũ trụ như sự hiện hữu hằng sống trong suốt.

39. Với lòng chí tâm thành khẩn, định tâm vào hai đọạn nối giữa hơi thở và biết được người hiểu chúng.

40. Hãy xem trạng thái viên mãn là thể chân phúc của chính nàng.

41. Khi được vuốt ve, công chúa dấu yêu ơi, hãy nhập vào cái vuốt ve như sự sống hằng cữu.

42. Khi cảm nhận có kiến bò, hãy ngưng những cánh cửa giác quan. Rồi.

43. Khi bắt đầu hợp hoan, hãy quan tâm đến ngọn lửa mới nhóm, và, cứ thế mà tiếp tục, tránh cục than âm ỉ hồi tàn cuộc.

44. Khi ôm ấp như vậy mà cảm quan rung động như lá, nhập vào sự rung động đó.

45. Ngay trong tưởng nhớ đến cuộc hợp hoan, không ôm ấp, sự chuyển hóa.

46. Trong niềm vui gặp lại bạn từ lâu vắng bóng, hòa vào niềm vui đó.

47. Khi ăn hoặc uống, hãy biến thành hương vị của thức ăn và uống đó, và để cho tràn ngập.

48. Người yêu với mắt liên hoa, mịn màng ơi, khi nàng hát, nhìn, nếm, hãy biết rằng nàng đang làm việc ấy và khám phá ra điều hằng sống.

49. Dù làm việc gì mà được thỏa mãn, cứ thực hiện đi.

50. Đến lúc ngủ mà giấc ngủ chưa đến, và sự nhận biết ngọại giới biến dần, ngay thời điểm ấy cái hiện thể mới lộ bày. (Lakshmanjoo lại bảo đây là câu khác ngài thích)

51. Vào mùa hạ khi nàng thấy bầu trời bao la trong suốt, hãy nhập vào sự trong suốt đó.

52. Nằm xuống như chết. Giận đến điên người, cứ giữ vậy. Hoặc trừng mắt không chớp. Hoặc bú mút vật gì và trở thành sự bú mút.

53. Ngồi trên bàn tọa, chẳng chống giữ bằng tay chân. Bỗng nhiên, chính tâm.

54. Trong vị thế thoãi mái, dần dần thẩm nhập vào vùng ở giữa hai nách đi vào an nhiên tự tại.

55. Hãy nhìn như là mới lần đầu một mỹ nhân hay một vật tầm thường.

56. Với miệng hé mở, chú tâm ở giữa lưởi. Hoặc khi hít hơi vào yên lặng, cảm nhận âm H H.

57. Khi ngồi trên giường hoặc trên ghế, hãy buông xã mình thành vô trọng lực, ra ngoài tâm.

58. Khi đi xe, thân ngã nghiêng nhịp nhàng, chiêm nghiệm. Hoặc ở trong xe đang dừng, hãy để cho thân nàng ngã nghiêng theo những vòng vô hình.

59. Thản nhiên nhìn vào bầu trời xanh ngoài vầng mây, sự tỉnh lặng.

60. Sakti, Người nữ ơi, nhìn khắp không gian như thể đã được thẩm nhập vào đầu nàng trong sự sáng rỡ.

61. Thức, ngủ, mơ, biết đến nàng như là ánh sáng.

62. Giữa cơn mưa trong đêm tối, nhập vào cái tối đen đó như là sắc tướng của mọi sắc tướng.

63. Khi chẳng có cơn mưa trong đêm tối trăng, hãy nhắm mắt và tìm sự tối đen trước mặt nàng. Mỡ mắt ra, thấy sự tối đen. Nhờ thế mà mọi sai lầm đều vĩnh viễn biến mất.

64. Ngay khi nàng có sự thúc đẩy phải làm việc gì, ngưng ngay.

65. Chú tâm vào âm a-u-m mà không có a hoặc m.

66. Yên lặng hướng vào một chữ kết thúc bằng A H. Rồi bằng H H chẳng nhọc nhằn, sự thanh thoát.

67. Hãy tự cảm nhận như thẩm nhập vào mọi hướng, xa, gần.

68. Xuyên thủng một phần hình hài đẩm mật hoa của nàng bằng một cây kim, và êm ái nhập vào sự xuyên thủng.

69. Hãy cảm nhận: tư tưởng của mình, cái tôi, nội tạng - về tôi.

70. Ảo giác lừa dối. Màu sắc hạn chế. Ngay cả cái phân chia được cũng là không thể phân chia được.

71. Khi ham muốn đến, cân nhắc. Rồi bất chợt, thôi đi.

72. Trước sự ham muốn, trước sự nhận biết, làm sao ta có thể nói ta là ai? Cân nhắc. Tan vào trong vẻ đẹp.

73. Với toàn bộ ý thức của em ngay lúc khởi lên của ham muốn, của sự nhận biết, biết.

74. Hởi Shakti, cảm nhận nào cũng đều bị hạn chế, hãy tan vào vô biên.

75. Trong chân lý thì sắc tướng là sự bất khả phân. Sự bất khả phân là hiện thể có mặt cùng khắp và hình hài của chính nàng. Hãy hiểu rằng mỗi thứ ấy được tạo ra bởi ý thức này.

76. Ngay khi ở trạng thái tột đỉnh của sự ham muốn, đừng bị xao động.

77. Cái được gọi là vũ trụ, nhấp nhô bào ảnh. Hãy vui mà nhìn ngắm nó như thế.

78. Người yêu dấu ơi, chớ nên chú tâm đến khoái lạc hoặc khổ đau mà chỉ nên ở giữa cả hai.

79. Hãy dứt lìa chấp trước vào thân xác, nên ngộ rằng ta ở khắp mọi nơi. Kẽ ở khắp mọi nơi thì luôn an lạc.

80. Vật chất và sự ham muốn hằng có trong ta và trong người khác. Nên chấp nhận như thế, hãy để chúng được thể hiện.

81. Sự ưa chuộng vật thể và chủ thể đều như nhau giữa kẽ giác ngộ và kẽ chưa giác ngộ. Kẽ giác ngộ có được sự cao quý là y vẫn ở trong tâm trạng chủ thể, mà không vong thân theo vật chất.

82. Cảm nhận tri thức của mọi người như là của chính nàng. Bởi thế chớ nên bận tâm đến bản thân, trở thành mọi hiện thể.

83. Nghĩ đến vô sự, thì cái ta hữu hạn sẽ trở nên vô hạn.

84. Tin vào sự toàn thức, sự toàn năng, sự thấm nhập.

85. Tựa như ngọn sóng do nước và ngọn lửa do lửa, cũng thế âm ba của vũ trụ cùng với chúng ta.

86. Rong chơi đến mệt nhoài và rồi, ngả xuống đất. Trong cái ngả đó phải tròn đầy.

87. Hãy tưởng như nàng dần dần bị tước mất sức lực và trí năng. Ngay vào lúc bị tước mất đó, siêu thoát.

88. Lắng nghe khi tiếp thụ giáo pháp vi diệu sâu xa. Giữ mắt bất động, không nháy, tức thì trở nên hoàn toàn giãi thoát.

89. Bịt tai, thắt hậu môn. Ngưng lại, đi vào âm thanh của âm.

90. Tại bờ giếng thẳm, hãy chăm chú nhìn vào độ sâu của nó cho đến khi - sự kỳ diệu.

91. Bât cứ khi nào tâm xao động, do nội tại hay ngoại cảnh, tại chỗ này, nơi này.

92. Khi nhận biết linh mẫn nhờ giác quan nào đó, hãy đặt mình trong sự nhận biết.

93. Khi bắt đầu nhảy mũi, trong lúc kinh hãi, giữa nỗi bất an, trên bờ vực, tháo chạy giữa chiến trận, trong sự tò mò cực độ, đầu cơn đói, sau cơn đói, luôn nhận biết không ngưng nghỉ.

94. Hãy chú tâm ở chỗ mà nàng đang nhìn thấy quá khứ diễn ra, và ngay cả hình hài của em đang mất dần dáng vẻ hiện có, đang được chuyển hóa.

95. Quan sát một vật gì, rồi dần không nhìn nữa, rồi dần không nghĩ đến nó nữa. Rồi.

96. Lòng sùng kính giãi thoát.

97. Cảm nhận một vật trước mặt nàng. Cảm nhận sự vắng mặt của tất cả các vật khác ngoại trừ vật này. Rồi quên đi cảm nhận về vật và cảm nhận về sự vắng mặt, chứng ngộ.

98. Sự tinh khiết của các giáo pháp khác lại là ô tạp đối với chúng ta. Trong thực tế, biết không gì tinh ròng hay ô tạp.

99. YÙ thức này hiện hữu như là mỗi hiện thể, và chẳng còn gì khác hiện hữu.

100. Hãy đối xữ với người lạ cũng như đối với bạn thân, trong vinh dự hay sĩ nhục.

101. Khi tâm trạng chống hoặc bênh người nào vừa chớm, không nên gán ghép vào đối tượng, nên giữ quân bình.

102. Hãy xem như nàng đang quán tưởng đến điều gì vượt ngoài cảm nhận, vượt ngoài nắm bắt, vượt ngoài không hiện thực, chính nàng.

103. Đi vào không gian, lơ lững, hằng cữu, ngưng đọng.

104. Bất kỳ lúc nào khi nàng chú tâm, ngay thời điểm đó, chứng nghiệm.

105. Nhập vào âm thanh của tên nàng gọi và, dựa vào âm này, mọi âm.

106. Ta đang hiện hữu. Cái này là của ta. Vật này là vậy. Người yêu ơi, ngay trong như thế biết một cách vô hạn.

107. YÙ thức này là tâm linh dẫn dắt của mỗi người. Hãy là ý thức này.

108. Đây là vòm biến đổi, biến đổi, biến đổi. Nhờ biến đổi, tiêu dùng sự biến đổi.

109. Tựa như gà mái nuôi gà con, hãy nuôi từng tri kiến, từng hành vi, trong thực tại.

110. Vì sự ràng buộc và tự do đều là tương đối, những từ ngữ này chỉ dành cho nhũng ai khiếp sợ vũ trụ. Vũ trụ này là một phản ảnh của tâm. Tựa như nàng thấy nhiều mặt trời trong nước từ một mặt trời, thì nhìn sự ràng buộc và tự do cũng vậy.

111. Mỗi vật đều được nhận biết nhờ tri kiến. Cái tự ngã chiếu sáng không gian nhờ tri kiến. Hãy nhận biết một hiện thể như kẽ tri kiến và vật được tri kiến.

112. Người yêu ơi, ngay giây phút này hãy để cho tâm, tri kiến, hơi thở, hình hài, đều được bao dung.

LỜI KẾT: THIỀN LÀ GÌ?

Cứ thử đi nếu bạn muốn. Nhưng Thiền đến rất tự tại. Chân Thiền hiễn hiện trong cuộc sống hằng ngày, YÙ THỨC linh động. Vượt xa ngoài những hiễu biết hạn hẹp, nó mở từng cánh cửa nội tâm vào bản tánh vô hạn của chúng ta.

Tâm tức khắc được tự do. Thật là tiêu dao! Hư Thiền chỉ làm hại não tựa như một thứ hư cấu được xào nấu bởi các đạo sĩ và mậu dịch viên cốt để bán hàng.

Hãy nhìn nó như thế này, từ ngoài vào và từ trong ra: YÙ THỨC khắp cùng, bao dung, qua bạn. Rồi bạn sẽ lấy làm lạ rằng bạn tự nhiên sống một cách khiêm tốn.

"Thiền là gì?"

Một lời đáp: Inayat Khan kể một câu chuyện Ấn độ về một con cá đến hỏi Ngư hậu rằng: "Tôi luôn được nghe nói đến đại dương, thế thì biển này là gì? Nó ở đâu?"

Ngư hậu giải thích: "Ngươi sống, bơi lội và mang hiện thể ngươi ở trong biển. Biển ở trong ngươi và ở ngoài ngươi, và ngươi được tạo nên bởi biển, và ngươi sẽ chết trong biển. Biển bao quanh ngươi chẳng khác gì hiện thể của chính ngươi."

Lời đáp khác:

* * *



Trở Về   ]
 
 
 

"Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Sớm trọn thành Phật đạo"
Trần Trúc Lâm dịch

Hoàn tất lần đầu tiên năm 1996. Hiệu đính lần thứ hai mùa xuân Đinh Hợi, 2007, tại thành phố Seattle, Bang Washington, Hoa Kỳ.