Thay lời kết : Tình duyên Việt Chiêm 

Võ Quang Yến 

Bàn đến Champa mà không nói đến những mối nhân duyên Việt-Chăm thì là một thiếu sót lớn. Sự kiện xảy ra vào một thời đại hai dân tộc đồng bằng và thiểu số, đặc biệt Kinh và Chăm, không thể nói là thân thiện, lại thêm người Kinh tự hào là văn minh bên cạnh những bộ tộc miền núi được đánh giá là người rừng hoang dã. Trừ công chúa An Tư gã cho Thóat Hoan tướng Mông Nguyên, chuyện tình duyên giữa hai người tộc Kinh và người miền núi hay người ngoại quốc xa xăm, không có khả năng xảy ra. Song vì lợi ích quốc gia, tình nghĩa của cá nhân đâu có gì đáng kể và hy sinh cho tổ quốc để thanh danh lại hậu thế cũng là một dịp hiếm có không phải lúc nào và ai cũng làm được. Tuy nhiên, nếu là một công nương, công chúa kết hôn vói một chàng trai dù là hoàng tử, vua chúa, cũng không sao tránh được dị nghi
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo !
Công chúa Huyền Trân

Cặp vợ chồng có tiếng nhất trong sách sử Việt Nam là Huyền Trân - Chế Mân. Tháng 6 năm Bính Ngọ 1306, nàng công chúa Huyền Trân (1287-1340), con vua Trần Nhân Tông, em vua Trần Anh Tông, rời Thăng Long lên đường đi Champa kết duyên với vua Chế Mân. Nàng được phong làm Hoàng hậu Paramesvari. Sính lễ của vua Chăm dâng vua Trần là vùng đất Uli, tức Ô Lý hay Ô Rí, còn gọi Việt Lý (sách Tàu chép Niao Li), đổi thành hai châu Thuận và Hóa, làm bàn đạp cho cuộc Nam Tiến, đã sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt mà không mất một mũi tên, không tốn một viên đạn. Huyền thoại kể tiếp khi vua Chế Mân qua đời hơn một năm sau, triều thần Đại Việt sợ công chúa phải bị thiêu với chồng, liền phái quan Hành khiển Trần Khắc Chung và quan An phủ sứ Đặng Văn đưa thuyền vào lập mưu cứu vớt. Sự kiện nầy chưa thấy có cơ sở chính xác, cần phải được tìm hiểu sâu rộng hơn: Hoàng hậu Pamavesvari là bà vợ thứ ba, có đủ điều kiện lên hỏa đàn không? Nếu bà phải bị thiêu thì liệu phái bộ Đại Việt có đủ thì giờ vào kịp để cứu không? Ai tin được mưu mô đưa bà ra biển cầu khấn linh hồn vua chồng trước khi lên hỏa đàn để dễ thoát chạy? Đáng tin hơn là, sau khi gởi phái bộ thái tử Chế Dà Da (Sri Jaya) ra Thăng Long báo tin, triều đình Champa đã quyết định đưa trả công chúa Huyền Trân về lại kinh đô Đại Việt với một đoàn 300 thủy binh hộ tống, sau nầy được cho quay về quê quán, trong mục đích xin hoàn lại vùng đất Uli (một ý chí gây tranh chấp trong nhiều năm giữa Đại Việt và Champa, để lại trong lịch sử trên tuổi Chế Bồng Nga). Dù sao, sau thời gian dài đăng dẳng một năm, nàng (và một đứa con?) mới về đến kinh đô Đại Việt làm người đời thêu dệt một mối tình tuyệt diệu giữa viên quan và bà hoàng hậu góa chồng trẻ tuổi. Quan hệ tình cảm giữa quan hành khiển và nàng công chúa phải chăng đã thắm thía trước khi nàng đi lấy chồng? Nếu vậy thì đôi uyên ương đã biết hy sinh đời mình cho lợi ích đất nước và bây giờ chỉ nối lại cuộc tình duyên sớm tạm bị ngừng. Nhưng đứng về phía người Chăm làm sao không khỏi oán hờn một viên quan ngoại quốc dám tư thông với bà hoàng hậu nước họ, xúc phạm đến danh dự một vương triều! Dù sao, cuộc ái ân nầy, nếu đã xảy ra, như tuồng cũng không đi đến một kết thúc thỏa mãn vì sau nầy một đằng Trần Khắc Chung bị lăng nhục (Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng đã mắng : họ tên không tốt, có lẽ nhà Trần mất vì người nầy chăng? - khắc là thắng, chung là tàn, khắc chung là thắng xong thì tàn lụi -) phải ẩn nấu, đằng kia dấu vết Huyền Trân đã được tìm ra ở chùa Nộn Sơn, xã Hồ Sơn, Huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Thời ấy, sinh ra làm công chúa là chuẩn bị một cuộc sống vàng son trong cung cấm. Nàng Huyền Trân đã chịu từ giả lâu đài điện ngọc để dấn thân vào một gia đình xa lạ, một xứ sở không cùng phong tục, tập quán, một chốn được xem như là rừng sâu nước độc. Không nói đến mối tình riêng tư của nàng, không cần biết nàng tình nguyện hay bắt buộc ra đi và cuối đời của nàng diễn biến ra sao, cử chỉ can đảm của nàng đáng được tôn trọng. Bài ca Nam bình (tác giả Võ Chuẩn) nói lên sự hy sinh cao cả, định mệnh đắng cay của nàng công chúa và lòng biết ơn của dân tộc:

Nước non ngàn dặm ra đi, cái tình chi?
Mượn màu son phấn đền nợ Ô Ly.
Vào thời nhà Trần, việc công chúa Huyền Trân đẹp duyên với vua Chăm đã được bàn tán xôn xao, mặc dù vị vua ấy không phải là một người tầm thường. Từ năm 1283, trước cuộc tấn công Champa của Toa Đô với 5 ngàn quân, 250 chiến thuyền và 100 thuyền biển, sau còn thêm 15 ngàn quân nữa, thái tử Bổ Đích tức Sri Harijit Po Devada Svor (hay Po Devitathor), sách Tàu chép Pou Ti, con vua Indravarman V và hoàng hậu Gaurendraksmi, là người có tài thao lược, được cử ra chỉ huy quân đội kháng chiến. Điều khiển 2 vạn quân Champa, được Đại Việt yểm trợ ngăn chặn đường bộ quân Nguyên, chàng chống cự lại được quân xâm lăng trong nhiều năm liền và sau đó quân Nguyên bỏ mộng xâm lược Champa. Thái tử trở thành anh hùng dân tộc và năm 1288 lên ngôi nối nghiệp cha, lấy hiệu Jaya Sinhavarman III, từ đấy ta gọi Chế Mân (thay vì Chế Man, Chế phiên âm chữ Sri ra tiếng Việt, Man là vần cuối tên vua). Năm 1301, trong chuyến vào thăm hữu nghị đất Champa, sau 9 tháng được đón tiếp nồng hậu, Thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả cho vua Chăm một cô con gái của mình. Mặc dầu đã có một vợ cả con một đại vương Java là Vương phi Bhaskaradevi, một thứ phi con gái một tiểu vương Yavadvipa ở Mã Lai là "Nữ vương Tapasi", Chế Mân luôn nuôi dưỡng tinh thần thông gia với các nước láng diềng nên trong 5 năm liền kiên nhẫn đàm phán. Năm 1306, vua Chăm phái Chế Bồ Đày điều khiển một sứ bộ đem ra Đại Việt sính lễ gồm có vàng, bạc, bảo vật, hương liệu, thú quý và cốt yếu nhất, ngay ngày cưới, vùng đất Uli. Đặt tinh thần đất nước lên trên tình cảm gia đình, anh em ruột thịt, vượt qua những lời dị nghị chống đối cuộc hôn nhân dị chủng, vua Trần Anh Tông nhận lời gả em mình là công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân. Mặc dầu giao hảo thân thiện bảo đảm một nền hòa bình lâu dài giữa hai nước láng giềng, mặc dầu uy thế của Chế Mân, nhiều người trong triều đình nhà Trần cũng như trong đám sĩ phu phản đối cuộc kết giao chính trị nầy. Vàng thau lẫn lộn! Vàng lộn theo chì! Từ đấy được truyền tụng một câu hát chế nhạo cả Trần Khắc Chung lẫn Chế Mân vì cho "lửa rơm" cũng chẳng hơn gì "nước đục".
Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Đã vò nước đục lại vần lửa rơm.
Công nữ Ngọc Vạn (1605-1658)

Công nữ Ngọc Vạn, năm sinh và năm mất không chắc chắn (1605-1658), là con gái thứ hai chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và Hiếu Văn Hoàng hậu Mạc Thị Giai. Trong số anh chị em của bà có Nguyễn Phúc Lan, sau trở thành chúa Thượng, Ngọc Liên, Ngọc Khoa. Theo Nguyễn Phúc tộc Thế phả (xuất bản tại Huế, 1995), năm Canh Thân 1620, bà được gã cho vua Chân Lạp Chey Chetta II trong chương trình giao hảo với Chiêm Thành, Chân Lạp. Nhờ cuộc hôn nhân này, quan hệ giữa hai nước trở nên tốt đẹp. Chúa Nguyễn nhân đấy mở rộng bờ cõi về phía nam, đồng thời dồn lực đối phó với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Bên phần Chey Chetta II thì xây dựng kinh đô mới Oudong - Vĩnh Long đồng thời thoát ra khỏi vòng khống chế Xiêm La. Riêng phần Ngọc Vạn trở nên Vương hậu Chân Lạp Brhat Mae Samdach Brhat Bhagavati Amara Deva Thida. Đẹp người lại đẹp nết nên bà được vua Chey Chettha II rất yêu quý. Nhờ vậy, mà nhà vua đã cho một số người Việt đi theo bà giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình Chân Lạp, cũng như cho nhiều người Việt lập hãng xưởng và buôn bán ở gần kinh đô. Lợi dụng mối quan hệ này, năm 1623, chúa Sãi còn cử một sứ bộ, đem theo thư cùng nhiều tặng phẩm, tới Oudong để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình Huế. Trong quốc thư, chúa Nguyễn cũng đã yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập một đồn thuế ở Prei Kor (tức vùng Sài Gòn) và lập một dinh điền chính thức đầu tiên trên đất Chân Lạp ở Mô Xoài gần Bà Rịa ngày nay. Nhờ phái bộ Việt dâng ngọc ngà châu báu và nhất là nhờ sự vận động hữu hiệu của công nữ Ngọc Vạn, nên cả hai việc trên đều được vua Chey Chetta II chấp thuận. Triều đình Huế khuyến khích người Việt di cư đến đấy làm ăn luôn tiện giúp chính quyền Chăm gìn giữa trật tự, còn phải thêm một vị tướng đến đóng ở Prey Kôr. Khi Chey Chatta mất, vùng đất từ Prey Kôr trở ra Bắc đến biên giới Chiêm Thành (tức là Sài Gòn, Bà Rịa, Biên Hòa ngày nay), đã có nhiều người Việt đến ở và khai thác đất đai. Đối lại, chúa Sãi hai lần giúp con rể (Chey Chetta II) đẩy lui quân Xiêm sang xâm lược. Giáo sĩ người Ý tên Christopho Borri ở Quy Nhơn đã nhìn thấy viện binh từ Đàng Trong tiến sang Cao Miên, nên đã ghi lại trong cuốn Hồi ký của mình (xuất bản năm 1631): Chúa Nguyễn luôn luyện tập binh sĩ và gởi quân đội giúp vua Chân Lạp, tức chàng rể chồng của con chúa. Chúa viện trợ cho vua Chân Lạp thuyền bè, binh lính để chống lại vua Xiêm...Năm 1628, vua Chey Chetta II từ trần, ở triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi báu giữa những hoàng thân. Nhiều nhà vua bị anh em họ, rể, cháu...giết chết một cách thê thảm.

Theo Biên Hòa sử lược toàn biên thì Ngọc Vạn sống với vua Chey Chetta II hơn 20 nãm, sinh ðược một trai Chan Ponhéa Sô và một gái tên Neang Nhéa Ksattrey. Tuy nhiên, so sánh độ tuổi thì người này không thể là con của Ngọc Vạn. Thật ra, sự tích con cháu Chey Chetta II diễn ra rắc rối. Ngay sau khi Chey Chetta II mất thì xảy ra cuộc tranh quyền giữa ông chú Prea Outey (em ruột Chey Chetta II), giữ chức Giám quốc, và cháu Chan Ponhéa Sô (lên ngôi 1628-1630). Trước ðây, lúc vua Chei Chetta II còn sống ðã ðịnh cưới Công chúa Ang Vodey cho Hoàng tử Chan Ponhéa Sô. Nhưng rủi thay, khi nhà vua vừa mất thì ông chú ruột Préa Outey, lại cưới nàng công chúa này trong khi hoàng tử còn đang ở trong tu viện. Sau khi rời tu viện, Chan Ponhéa Sô lên ngôi và trong một buổi tiếp tân, nhà vua trẻ gặp lại nàng Ang Vodey xinh đẹp. Sau ðó, cả hai ðã mượn cớ ði sãn bắn ðể gặp gỡ, nhưng Préa Outey biết ðược liền ðuổi theo và giết chết chết vào năm 1630, sau khi Chan Ponhéa Sô lên làm vua mới được hai nãm. Người con thứ hai của Chey Chetta II lên thay với vương hiệu là Ponhea Nu (ở ngôi 1630–1640). Nãm 1640, Ponhea Nu ðột ngột bãng hà, Phụ chính Préah Outey liền ðưa con mình lên ngôi tức quốc vương Ang Non I. Nhưng Ang Non I cũng chỉ làm vua được hai nãm (ở ngôi 1640-1642) thì bị người con thứ ba của Chey Chetta II là Chau Ponhea Chan tức Nặc Ông Chân (mẹ người Lào) dựa vào sức lực một số người Chãm và Mã Lai, giết chết cả Préah Outey và Ang Non I để giành ngôi vua. Nặc Ong Chân lên ngôi (1642-1659), cưới một Công chúa Mã Lai theo ðạo Hồi (Islam) làm Hoàng hậu và nhà vua cũng bỏ quốc giáo (Phật giáo Tiểu thừa) ðể theo ðạo của vợ. Ðiều này cùng với việc cho người Mã Lai và người Chăm ðược nhiều ưu ðãi, ðã gây bất bình trong giới hoàng tộc và dân chúng Chân Lạp. Nãm 1658, con của Préah Outey là Ang So và Ang Tan dấy binh chống lại Nặc Ông Chân nhưng thất bại... Nghe lời khuyên của Thái hậu Ngọc Vạn, Ang So và Ang Tan cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần liền sai Phó tướng dinh Trấn Biên (Phú Yên) là Nguyễn Phước Yến dẫn 3000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ là Mỗi Xuy, tức Bà Rịa), phá ðược thành rồi tiến vào bắt Nặc Ông Chân bỏ vào cũi đem về giam ở Quảng Bình.

Nãm sau (1659), Nặc Ông Chân chết,, chúa Nguyễn phong cho Ang So làm vua Chân Lạp, hiệu là Barom Reachea VIII (1660-1672). Từ ðó, lưu dân Việt ðến Gia Ðịnh, Mỗi Xuy (Bà Rịa), Biên Hòa ngày càng đông ðể khai khẩn ðất ðai...Nãm 1672, vua Barom Reachea VIII bị một người vừa là rể vừa là cháu Chey Chetta III giết chết, em là Ang Tan (Nặc Ông Tân) chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Nhưng ngay sau ðó Chey Chetta III cũng bị người của Nặc Ông Chân sát hại. Ang Chei tức Nặc Ông Ðài con trai ðầu của vua Barom Reachea VIII lên ngôi (1673-1674). Ông Ðài cho ðắp thành lũy ở ðịa ðầu Mỗi Xuy, nhờ Xiêm cứu viện ðể chống lại chúa Nguyễn. Bị quân Xiêm đánh ðuổi, Ang Tan cùng cháu là Ang Nan (Nặc Ông Nộn) chạy sang Sài Gòn kêu cứu chúa Nguyễn. Năm 1674, Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ Nguyễn Dương Lâm và Tham mưu Nguyễn Đình Phái chia quân làm hai cánh cùng tiến lên Chân Lạp. Nặc Ông Đài bỏ thành Nam Vang chạy vào rừng, để rồi bị thuộc hạ ðâm chết. Sau khi Nặc Ông Ðài mất, người em là Nặc Ông Thu ra hàng. Để giải quyết tình trạng ‘‘nồi da xáo thịt’’ dai dẳng này, chúa Nguyễn cho Nặc Ông Thu làm Chính vương, ðóng ðô ở Phnom pênh (Nam Vang), Nặc Ông Nộn làm Đệ nhị vương, ðóng ðô ở khu vực gò Cây Mai (thuộc Sài Côn, nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh)...Tuy nhiên, hai phe vẫn không từ bỏ ý định loại trừ nhau. Sau hơn 50 nãm luôn phải tìm cách tồn tại trong chốn vàng son nhưng ðẫm máu ấy, thì Thái hậu Ngọc Vạn theo Nặc Ông Nộn về Sài Côn, rồi lui về sống ở Bà Rịa. Nơi đây, bà cho lập chùa Gia Lào (núi Chứa Chan, Ðồng Nai), rồi ẩn tu cho ðến hết ðời. Vấn ðề hôn nhân nhằm mục ðích chính trị ðã ðóng một vai trò không nhỏ trong việc mở mang bờ cõi, nhất là trong công cuộc Nam tiến. Trong đó các cành vàng lá ngọc đã đóng một vai trò nhất định, nước mắt má hồng ðã tô thắm cho từng dãi đất biên cương. Một cuộc hôn nhân có tầm quan trọng ðặc biệt ðối với lịch sử dân tộc Việt Nam, ðáp ứng nhu cầu cho cả hai phía. Chân Lạp cần có sự "bảo hộ" của chúa Nguyễn ðể tránh khỏi sự tấn công tiêu diệt của vương quốc Xiêm. Chúa Nguyễn cần có chỗ đứng ở phía Nam, ðẩy mạnh sự khai phá của lưu dân Việt trên mảnh đất khô cằn và thấp trũng mà từ lâu người Chân Lạp vẫn ðể hoang, ðồng thời tạo nên sự ổn ðịnh mặt phía Nam ðể rảnh tay lo ðương ðầu với thế lực Trịnh ở phía Bắc.

Hồng Lạc ta ðâu hiếm nữ tài
Nghìn xưa Trưng-Triệu đã từng oai
Noi gương Khoa-Vạn, hai công chúa
Một sớm ra ði mở ðất ðai.
Trần Tuấn Khải (Cảm vịnh hai bà Ngọc Vạn, Ngọc Khoa)
Công nữ Ngọc Khoa

Tục truyền vào thế kỷ XVII, ở nước Chiêm Thành có một cô con gái không chồng mà có con, bị cha mẹ cho là hư hỏng, la mắng đuổi đi, lại thêm hàng xóm hắt hủi, phải sống lang thang, ngủ dưới gốc cây, lượm lặt lúa rơi, ngắt hái rau hoang về ăn đở đói. Đứa con trai sinh ra sống lêu lổng, lớn lên làm nghề giữ trâu. Bị chế nhạo là con hoang, chàng xấu hổ bỏ nhà sang ở làng Hamubrâu bên cạnh. Ở đây cũng bị ghanh ghét, chàng lại tức tối dọn về làng Boh Muthuh gần Phan Rang. Có tài bắn cung lại nhờ tướng mạo vương giả, chàng được nhà chiêm tinh học của nhà vua Mahataha để ý và tiến cử vào triều. Vua không có con trai, nuôi chàng ăn học, còn gả ngay cả công chúa con mình làm vợ và sau cùng truyền ngôi báu cho chàng. Một tài liệu khác kể rằng trước cảnh loạn lạc, một người Thượng gốc Churư tên Thốt được dân chúng Chăm và người Thượng bầu ra làm lãnh tụ đứng ra dẹp loạn. Loạn dẹp xong, tù trưởng Thốt được dân chúng tôn lên làm vua. Dù sao vua Po Rômê (từ danh từ Rama, tức là đức vua được thánh hóa, còn gọi Po Ramê, Pa Rame), theo thiên niên sử của người Chăm, trị vì từ 1627 đến 1651. Bài ca tụng nêu lên vẻ đẹp vô song của ông: đầu bằng vàng, vai đùi bằng đồng thanh nhẵn bóng, tay đeo nhẫn lóng lánh, chân mang dày sáng loáng như những tia chớp, mặt ông chói lọi như vàng, trong suốt như nước thuần khiết. Là một vị vua sáng suốt, biết tổ chức, ông chăm lo đời sống nhân dân, nên đất nước sống trong thái hòa. Ông buộc các lãnh tụ tôn giáo Bà La Môn và Bani phải sinh hoạt chung với nhau, phân chia những ngày lễ lớn như các nghi lễ về nông nghiệp cho hợp lý để các thầy tế lễ và giáo dân đạo kia có thể tới tham dự. Nhiều đập nước lớn dẫn thủy nhập điền được xây dựng tại những nơi khô cằn và triền núi để nhân dân dễ bề canh tác. Nhà vua chọn Krong La (làng Palai Bacon, xã Hòa Trinh, thị xã Phan Rang bây giờ) làm kinh đô, cạnh sông Krong Binh, tức là sông Viêu. Nơi nầy trước kia là kinh đô cũ (Virapura) của vua Satyavarman, được trồng nhiều cây kraik (ta phiên âm cây krết) tượng trưng cho uy quyền nhà vua.

Vua Pô Rômê có ba vợ. Bà thứ nhất là hoàng hậu Bia Suthi (hay Bia Suchi, Bia Thanh Chik) không có con, vua qua xứ Lào tìm thuốc để cho vợ có con nối dòng. Ông chẳng tìm ra thuốc nhưng trên đường lại gặp và đem từ Đắc Lắc về một bà vợ thứ hai, sắc tộc Ê đê (tức Radhé lúc trước) hay Koho, công chúa Bia Tan Chan (hay Bia Thăng Chăn, Bia Thanh Chanh, Bia Suncan). Ông có phước với bà nầy vì không những bà đã cho ông nhiều con mà sau nầy bà là người vợ độc nhất chịu theo ông lên hỏa đàn khi ông chết và được hỏa táng. Năm 1629, nhân Văn Phong là một người Chăm nổi lên đánh phá các làng di dân người Việt tại Phú Yên, Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên sai Nguyễn Phúc Vinh mang quân đánh dẹp và thành lập Trấn Biên Dinh, lấn sâu vào lãnh thổ Chiêm Thành tới chân núi Thạch Bi (đèo Cả). Sau thất bại nầy, Po Rômê làm hòa và xin cưới con gái thứ ba của Sãi Vương là công nữ Ngọc Khoa trở thành Bia Út, tước hiệu hoàng hậu Akaran (năm Tân Mùi 1631). Ba bà vợ không hòa thuận với nhau và lắm khi nhà vua phải rời cung điện để tránh nghe nhũng cải vả ồn ào hằng ngày. Có thuyết cho rằng công nương Ngọc Khoa giả làm gái đi buôn qua Chiêm Thành. Vua nguyên là người hiếu sắc, nghe tin có người đẹp, liền cho triệu vào, say mê sắc chim sa cá lặn của nàng liền cưới làm vợ thứ ba. Bà nầy đặc biệt là đẹp nhất trong hàng cung phi mỹ nữ, được vua sủng ái vô cùng, duy phải cái tật hay làm nũng. Muốn được độc quyền tình yêu của nhà vua, thỉnh thoảng bà giả vờ đau, rên xiết, lăn lóc. Vua sai bốn ngự y giỏi lại hội chẩn, nghe tâu bà không có bệnh gì thì ra lệnh chém đầu cả bốn ông.

Theo giả thuyết cho bà là thám tử của chúa Nguyễn thì bà đã tìm hiểu cây kraik bảo vệ xứ sở là quan trọng đến bực nào và đòi vua chặt đốn cho được cây ấy. Sau một thời gian lưỡng lự, không chịu nghe lời khuyên ngăn của đình thần, của các nhà chiêm tinh, vua sai một trăm binh sỉ cầm rìu ra chặt cây nhưng chặt đến đâu thì vết thương hàn gắn ngay lại đến dấy. Tức giận, vua giật rìu dồn dập bửa vào cây thì máu phun ra và nghe cả tiếng rên. Vua la lớn :" Cây kraik, tại sao mày làm hoàng hậu ta đau khổ ? Làm sao ta để mầy sống được ? " Đúng vào sau câu hỏi ấy, cây quỵ sức sụp đổ, máu tràn lai láng trên đất. Cây bảo hộ bị đốn, như hết còn được phù hộ, năm 1651, trước một trận giáp chiến với quân Việt, trong khi quân sĩ và tướng tá chạy lên trốn ở đất người Thượng, chỉ một mình vua Po Rômê ở lại kháng cự, bị bắt và hành hình. Cô con gái Po Mum đem xác cha về hỏa táng và như đã nói, chỉ có Bia Tan Chan nhảy vào đống lửa hy sinh theo chồng, còn Bia Suthi thì lượm được một chiếc răng để thờ. Ngày nay Po Rômê và bà hoàng hậu Bia Tan Chan được thờ trong một cái tháp xây trên một ngọn đồi cằn cỗi tại thôn Hậu sanh tức Palai Thươn, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngưòi lớn tuổi ở đây bảo đúng ra tháp Po Rômê không phải xây ra cho ông vua nầy mà nguyên là tháp của vua cha vợ…Còn bà hoàng hậu Bia Suthi thì được thờ trong một ngôi miếu nhỏ cạnh tháp. Chỉ còn thiếu bà hoàng hậu Bia Út, có thể đã được cho về nước lấy cớ thăm mẹ đau trước khi quân Việt tấn công Champa.

Những cuộc hôn nhân Việt Chăm thể hiện giao lưu văn hóa giữa hai vùng tuy không xa cách nhau lắm cũng thuộc hai dân tộc khác nhau, cuộc gặp gỡ của giữa hai tôn giáo không cùng chung nguồn gốc. Tuy nhiên sau nhiều trăm năm, cuộc chung sống vẫn hòa bình diễn tiến sau nhiều năm chinh chiến. Hàng năm, vào ngày lễ Katê, người Chăm lại đây cùng nhau cúng tế như ở tháp Pô Klaung Garai cạnh Phan Rang. Ngày nay, trong lĩnh vực văn hóa, nếu các công chúa mang theo nhiều y phục triều đình qua Champa, phụ nữ ta hiện đang thừa hưởng một chiếc áo dài tha thướt bắt nguồn từ chiếc áo Chăm, ngay cả trước mẫu có tiếng Lơ muya của họa sĩ Cát Tường.

Những tà áo dài phụ nữ Chăm Bình Thuận, trên đường đi Po Đam

Ngọc Vạn, Ngọc Khoa giữ một niềm
Vì ai, tô điểm nước non tiên?
Chị lo giữ vẹn tình Miên Việt,
Em nhớ làm tròn nghĩa Việt Chiêm
Tân Việt Ðiểu
Thành Xô mùa xuân 2017

Ðọc thêm
 

Huyền Trân
- Phanxipãng, Dấu tích công chúa Huyền Trân, chimviet.free.fr
- Thu Nhuần, Công chúa Huyền Trân với lịch sử dân tộc. baotanglichsu.vn, 31.10.2013
- N.Hằng, "Huyền Trân công chúa" lý giải thực hư một mối tình lịch sử dantri.com 19.02.2013

Ngọc Vạn
- Trung Sơn, 4 công chúa ảnh hưởng nhất sử Việt, vnexpress.net 13.02.2016
- N.D, Công chúa Ngọc Vạn, baobinhphuoc.com.vn 25.09.2016
- Hưng Phú, Vén bức màn bí ẩn về Công nữ Ngọc Vạn, tienphong.vn 23.05.2010

Ngọc Khoa
- Võ Quang Yến, Cây gấp gỗ cứng, Cây nhà lá vườn, nxb Ðà Nẵng, Chim Việt Cành Nam ; khoahocnet.com 03.05.2007
- Thân Trọng Thủy, Công nữ Ngọc Hoa, nàng là ai?vietsciences.free.fr 03.04.2009
- Lê Khắc Tài, Những hình bóng cũ, nxb Văn hóa Thông tin


[ trang trước ]  /    [ trang sau]