Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về   ]

Buồn Buồn Phóng Bút
(Đồ Nhiên Thảo - Tsurezure-Gusa)
Urabe Kenkô
Nguyễn Nam Trân dịch chú

***
Phiên Dịch Toàn Văn 

Phần II 

(Đoạn 47 đến 110)

 
PHẦN I (ĐOẠN 47 ĐẾN 110)

Đoạn 47: Chuyện người đi lễ chùa Kiyomizu.
Đoạn 48: Ngài Mitsuchika giảng kinh cho thái thượng hoàng. 
Đoạn 49: Đợi già đến mới tìm học đạo.
Đoạn 50: Chuyện từ xứ Ise hồi năm Ôchô.
Đoạn 51: Đầm nước của điện Kameyama.
Đoạn 52: Nhà sư chùa Ninna ấy.
Đoạn 53: Lại chuyện nhà sư chùa Ninna.
Đoạn 54: Chú tiểu xinh trai chùa Omuro.
Đoạn 55: Cất nhà.
Đoạn 56: Người lâu ngày gặp lại.
Đoạn 57: Bình luận thơ hay thơ dở.
Đoạn 58: Nếu có lòng cầu đạo.
Đoạn 59: Những ai muốn được cứu.
Đoạn 60: Vị pháp chủ Jôshin ở viện Shinjô.
Đoạn 61: Túc lệ ném niêu đất khi sinh đẻ.
Đoạn 62: Vẻ ngây thơ của công chúa Ensei.
Đoạn 63: Chủ tế buổi lễ Goshichi-nichi.
Đoạn 64: Xe bò có treo tấm trướng năm sợi dây da.
Đoạn 65: Mũ mãng thời nay.
Đoạn 66: Đại thần Okamoto, chức Kanpaku.
Đoạn 67: Hai điện nhánh Iwamoto và Hashimoto của thần xã Kamo.
Đoạn 68: Quan tuần kiểm họ Mỗ ở Tsukushi.
Đoạn 69: Cao tăng Shosha.
Đoạn 70: Cuộc đi chơi Seishôdô năm Gen.ô.
Đoạn 71: Tên tuổi gợi hình ảnh.
Đoạn 72: Những cảnh khó coi.
Đoạn 73: Chuyện người đời truyền tụng.
Đoạn 74: Tụ tập như đàn kiến.
Đoạn 75: Những người khổ tâm vì ngồi không.
Đoạn 76: Chung quanh cửa quyền.
Đoạn 77: Hồi đó, có người thế này.
Đoạn 78: Những câu chuyện hiếm có và mới lạ nhất.
Đoạn 79: Đừng tỏ ra ta đây rành rẽ.

Đoạn 80: Ai cũng thích những của lạ.
Đoạn 81: Chữ viết và tranh vẽ trên bình phong cửa kéo.
Đoạn 82: Bìa sách bằng vải mỏng.
Đoạn 83: Ngài tả đại thần đã xuất gia Chikurin.in.
Đoạn 84: Ngài Pháp Hiển Tam Tạng qua Thiên Trúc.
Đoạn 85: Lòng không ngay thật.
Đoạn 86: Quan tham nghị Koretsugu.
Đoạn 87: Cho phép người làm uống rượu.
Đoạn 88: Một người nói về nét bút của Ono no Tôfuu.
Đoạn 89: Con quái thú Nekomata trong núi sâu.
Đoạn 90: Người giúp việc cho quan Dainagon Hôin.
Đoạn 91: Chuyện xãy ra vào Ngày Lưỡi Đỏ. 
Đoạn 92: Người tập bắn cung.
Đoạn 93: Người đi bán bò.
Đoạn 94: Lúc quan Tướng Quốc Tokiwai lên sảnh đường.
Đoạn 95: Thắt nút giây nắp hộp.
Đoạn 96: Giống cỏ tên gọi Menamomi.
Đoạn 97: Vật sống bám theo.
Đoạn 98: Những lời dạy bậc cao hiền để lại.
Đoạn 99: Quan Tướng Quốc Horikawa.
Đoạn 100: Quan Tướng Quốc Koga. 
Đoạn 101: Người chuẩn bị lễ nhậm chức cho đại thần.
Đoạn 102: Ngài, Mitsutada, chức In no Dainagon đã xuất gia
Đoạn 103: Ở điện Daikakuji.
Đoạn 104: Ngôi nhà trọ hoang vu. 
Đoạn 105: Tuyết tàn còn đọng bên tường bắc.
Đoạn 106: Truyện cao tăng Shôkuu núi Koya.
Đoạn 107: Trả lời câu hỏi của đàn bà.
Đoạn 108: Không ai biết nuối tiếc thời gian.
Đoạn 109: Người rành nghề leo cây.
Đoạn 110: Người giỏi chơi cờ Sugoroku 
Đoạn 47: Chuyện người đi lễ chùa Kiyomizu [326]

Một người kia, nhân khi đi hành hương chùa Kiyomizu, làm bạn đồng hành với một ni sư lớn tuổi. Suốt đoạn đường, vì thấy bà ta lẩm bẩm hoài mấy chữ "Kusame, kusame"[327] , ông ta mới hỏi: " Sư bà ạ, tại sao cứ lặp đi lặp lại mấy câu đó thế?". Bà kia chẳng nói chẳng rằng, tiếp tục lẩm bẩm. Bị hỏi đi hỏi lại mấy lần, bà ấy mới bực mình giải thích: "Ông cứ lải nhải! Khi nào mình bị hắt hơi [328]  phải đọc câu thần chú này thì mới khỏi chết. Công tử mà tôi là vú em đang tu học trên chùa Hieizan [[329] Tôi lo bây giờ trên ấy cậu ấy có đang nhảy mũi hay không nên mới khấn khứa như thế đấy!"
Ở đời có lẽ cũng hiếm người biết bày tỏ tấm lòng tận tụy như bà này [330] .
 

Đoạn 48: Ngài Mitsuchika [331]  đến giảng kinh cho thái thượng hoàng.

Quan thượng khanh Mitsuchika [332]  , giữ nhiệm vụ chấp sự giảng kinh Tối Thắng Vương [333]   trong cung, khi đến ngự sở của Thái Thượng Hoàng [334]   để thuyết giảng, lắm lúc được vời tới trước mặt người và cùng ngự thiện. Lần nào, sau khi nhuếnh nhoáng đụng đũa vào tất cả các món xong, ông ta cũng đẩy quách cái mâm nhiều tầng chất những đồ ăn đã nếm vào sau rèm, rồi cứ thế cáo lui. Mấy nữ quan phục dịch không bằng lòng bảo: "Chao ôi, người sao mà bẩn thế. Muốn bắt ai dẹp vào mấy thứ này đây![335]  ". Thái thượng hoàng, ngược lại, chỉ biết cảm thán: "Ấy, cách ăn uống của bậc thức giả khác phàm là như thế. Không ai sánh với ông ấy được đâu !"[336]  .
 

Đoạn 49: Đợi già đến mới tìm học đạo.

Không nên đợi đến lúc về già mới bắt đầu tu đạo Phật, vì sẽ không còn kịp nữa. Hãy xem những ngôi mộ cổ kia, toàn của người chết trẻ.
Ngã bệnh lúc nào không biết, rồi phút giây sắp vĩnh biệt thế gian mới ý thức được những sai lầm của đời mình. Chuyện gọi là sai lầm có gì lạ đâu: chuyện đáng lẽ phải làm bây giờ lại để sau rồi tính, chuyện thủng thỉnh suy nghĩ được thì hấp tấp làm ngay, chuyện đã qua đứt rồi, cuối đời còn đứng đó mà tiếc. Lúc ấy có hối thì được gì nào?
Chỉ nên ghi lòng tạc dạ là cái chết đeo sát bên ta, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và không giây phút nào được quên điều đó. Nếu sống và hiểu được như thế, ta sẽ không có gì tiếc nuối với cuộc đời và ngày càng vững lòng chuyên tâm theo con đường của Đức Phật.
Sách Ôjô Juuin của ngài Yôgan chùa Zenrin [337]   kể là xưa kia có bậc cao hiền, khi khách đến nhà, muốn bàn luận với ông về những điều cần thiết thì bỗng nghe ông ta trả lời : " Bấy giờ tôi còn có việc gấp như lửa cháy, gấp lắm, trước mắt, phải làm tức khắc ! " [338]   rồi bịt tai, cất tiếng niệm Phật. Rốt cục, ông được vãng sinh cực lạc như ý nguyện.
Ngoài ra, còn có nhà tu hành tên Shinkai [339]  , vì thấy cõi tam giới lục đạo (tức cõi đời) quá đỗi vô thường, cả chuyện yên tâm ngồi xuống cho đàng hoàng thôi ông cũng không sao làm được, nên lúc nào cũng ở trong tư thế lom khom chồm hổm (cho dễ bề di động).
 

Đoạn 50: Hồi năm Ôchô [340] từ xứ Ise.

Khoảng niên hiệu Ôchô, có gã đàn ông từ vùng Ise lên kinh đô, dắt theo một người đàn bà hóa quỉ [341] . Suốt hai mươi ngày đêm, hôm nào cũng vậy, người ở vùng Shirakawa [342]  và kinh đô lấy cớ đi xem quỉ, làm náo loạn khắp nơi. Họ đồn đại ầm ĩ nào là : " Hôm qua quỉ nó vừa lên chơi trên chùa Saionji [343] , hôm nay thế nào nó cũng ghé qua cung của thái thượng hoàng. Giờ đây chắc nó phải đang ở chỗ này, chỗ nọ... " vv...Tuy chẳng hề thấy ai lên tiếng xác nhận : " Chính mắt tôi trông thấy nó ", thế mà không lấy có một người cho lời đồn đại về quỉ là chuyện bịa. Bất luận sang hèn, ở đâu thiên hạ cũng chỉ bàn tán có chừng ấy.
Thời gian đó, một hôm nhân ta trên đường đi từ Higashiyama về phía viện Ago-i, thấy từ đại lộ Shijô cho đến phía bắc, người người đang ùn ùn chạy về hướng đó. Họ xôn xao : " Quỉ đang ở khu giữa Muromachi với Ichijô ấy ! ". Đứng trên mạn sông Imadegawa mà dòm thử xem thế nào thì thấy chung quanh chỗ khán đài đặc biệt dựng lên cho thái thượng hoàng ngự (khi đi xem hội Kamo), thiên hạ đã đứng chật nghẹt, đi qua không lọt. Nghĩ rằng như thế thì cái tin đồn kia không phải là chuyện dựng đứng, bèn xin phép người ta cho đến nơi xem tận mắt. Mới hay ra chẳng có ai trông thấy quỉ bao giờ. Thế mà thiên hạ cứ huyên náo mãi đến chiều tối, trước khi tan đám còn sinh ra những chuyện gây gỗ đáng tiếc nữa.
Sau đó, hình như nhiều người mắc bệnh cảm mạo mất hai ba hôm. Vì vậy có kẻ bàn : " Cái tiếng đồn vô căn cứ về ma quỉ kia không hiểu có phải là điềm gở báo trước trận dịch đó hay không ! ".
 

Đoạn 51: Đầm nước của điện Kameyama.

Muốn đem nước từ ngoài sông Ôi vào đầm nước của điện Kameyama [344] , dân làng Ôi [345]  được lệnh làm guồng dẫn nước. Người ta chu cấp cho họ tiền nong hậu hĩ để làm việc đó. Phải mất một thời gian mới làm xong, đem ra sử dụng. Thế nhưng, guồng nước chẳng chịu quay cho. Sửa tới sửa lui mà đâu vẫn hoàn đấy, guồng vẫn không mảy may nhúc nhích.
Lúc đó mới gọi bọn người làng Uji [346]  đến và ra lệnh cho họ làm guồng nước. Bọn người làng này thoăn thoắt dựng lên một cái xong ngay và lần này, guồng nước quay như mọi người mong muốn. Cảnh nước được dẫn vào chan hòa trong cung trông thật đẹp mắt.
Mới hay muôn sự, kẻ mà thạo nghề [347]  thì bao giờ cũng được việc.
 

Đoạn 52: Có nhà sư chùa Ninna [348] .

Ở chùa Ninna [349] , có một vị sư, già rồi mà chưa có lần nào đi tham bái đền Iwashimizu[350] . Đó là điều ông canh cánh bên lòng. Một hôm nhớ ra, mới đơn thân lội bộ [351]  đến đó hành hương. Thế nhưng sau khi xem cảnh chùa Kyokuraku và đền Kora [352]  xong, chắc mẫm là nguyện ước đã đạt thành, bèn ra về.
Đến nhà, ông quay sang nói với tăng chúng : " Chuyện tôi bao năm ước nguyện, bây giờ mới thực hiện được. Quả là một ngôi đền tôn nghiêm, hơn cả tiếng đồn về nó. Có điều khó hiểu là thiện nam tín nữ hành hương xong rồi, ai nấy cũng nhắm núi mà trèo lên nữa. Mình cũng tự hỏi trên đó không biết trên đó có gì chăng ? Thế nhưng lại nghĩ mục đích của mình là đi thăm đền thần chứ phải leo núi đâu nên tôi chẳng lên tới đỉnh ngắm cảnh làm gì ".
Dẫu là việc nhỏ nhưng có người hướng dẫn phải hay hơn không !
 

Đoạn 53: Lại chuyện nhà sư khác ở chùa Ninna.

Đây cũng là chuyện một nhà sư chùa Ninna. Có một chú tiểu đến tuổi thành sư, người ta mới tổ chức ăn mừng để chú ta khỏi còn luyến tiếc khi giã từ hình dáng thiếu niên [353] . Trong buổi lễ, cả bọn mới rủ nhau làm trò múa hát. Một nhà sư trong đám, đã say khướt, lấy một cái vạc con có ba chân kiếm ở đâu bên cạnh đem chụp ngược lên đầu mình. Vì cái vạc không trùm được vững vàng nên ông ta mới ấn mũi mình xuống để nhét cho được cả khuôn mặt vào trong đó, rồi bước ra múa. Cả bọn cùng mâm tiệc say sưa nhìn, tán thưởng [354] .
Múa được một hồi, nhà sư mới nghĩ đến chuyện gỡ cái vạc đang đội ra nhưng không tài nào làm được. Khi tiệc rượu tàn và tỉnh cơn say, mọi người mới tìm cách để tháo nó nhưng đành chịu phép. Trong khi đang xoay cách này thử cách khác, da chung quanh đầu nhà sư bị lột ra, máu me ròng ròng rồi sưng tấy lên làm cho cái vạc càng lúc càng khó tháo và ông bị nghẹt thở. Lúc đó, bọn họ định đập vỡ cái vạc ấy ra nhưng đâu có dễ dàng như vậy. Ông kia không chịu nỗi tiếng đập inh tai nên rốt cục họ phải ngưng. Hết còn biết phải làm sao, bọn họ đành trùm một tấm màn vải để dấu cái đầu nhà sư, lúc này giống như đang mọc ba cái sừng. Họ đưa ông ta cây gậy chống (để lần bước) rồi nắm tay kéo đến nhà một danh y ngoài phố Kyôto. Dọc đường, thiên hạ nhìn theo ngán ngẫm. Khi vào nhà ông lang, cảnh tượng ông lang và nhà sư đối diện với nhau, trông kỳ khôi hết sức. Ông lang bảo :
- Chứng trạng như ông đây chưa có sách thuốc nào đề cập tới mà từ xưa, không thấy ai truyền lại phương pháp hay để chữa chạy!
Hết nước, nhà sư ấy đành phải lui về chùa Ninna. Bà mẹ già và thân thuộc xúm xít đầu giường khóc thương thảm thiết [355]  nhưng có lẽ tiếng khóc ấy chẳng lọt được vào lỗ tai của ông ta.
Trong khi mọi sự diễn tiến như thế, có kẻ đề nghị :
-Cho dù sứt tai sứt mũi, chắc gì đã chết. Thôi thì chúng mình hợp sức mà kéo bật ra hộ ông ấy !
Họ bèn lấy lõi rơm mịn chèn chung quanh xen kẻ giữa cái vạc và lớp da đầu của nhà sư rồi hè nhau lấy hết sức kéo tưởng chừng giật đứt cả cái đầu. Mũi và tai bị bay mất chỉ còn sót lại mấy cái lỗ đánh dấu sự kiện khủng khiếp đó nhưng dù sao mọi người cũng đã kéo bật cái vạc ra được. Mạng ông ta tuy có thoát cảnh nguy ngập nhưng vết thương có lẽ chẳng bao giờ lành.


Cả bọn cùng mâm tiệc say sưa nhìn, tán thưởng (Đoạn 53)

Đoạn 54: Chú tiểu xinh trai ở điện Omuro.

Ở điện Omuro [356]  tức nơi cư ngụ của các vị hoàng tử ra tu ở chùa Ninna, có một chú tiểu lanh lợi xinh trai [357] . Bọn tăng nhân nghịch ngợm muốn lập kế hoạch rủ rê chú ta ra ngoài chơi. Họ mới hội ý với bọn du tăng (tức tăng sĩ chuyên diễn trò mùa hát) [358] , ra công làm một vật đựng đồ ăn thức uống trông như cái hộp cơm trang trí thật hoa mỹ, mang ra một chỗ nên thơ ở vùng đồi Narabigaoka [359]  và chôn dưới đất. Trên đó họ còn rải phủ lên một lớp lá hồng (tức lá phong mùa thu trở màu đỏ) để che dấu. Thế rồi, làm bộ tự nhiên như không có chuyện gì, họ lên điện Omuro nơi chú tiểu ấy ở để thăm và khéo léo mời được chú đi chơi.
Bọn tăng nhân làm ra vẻ hết sức hớn hở, tung tăng dạo bước khắp nơi, rồi lần bước đến chỗ có thảm rêu xanh nơi dấu hộp thức ăn dưới lớp lá. Họ cùng nhau ngồi xuống :
-Chao ơi, mệt quá ! À này, đây có lá hồng, phải chi được người nào hâm rượu [360]  cho mình nữa thì hết ý nhỉ ! Sư huynh nào xưa nay cầu gì được nấy, thử khấn Trời Phật hộ cái nào!
Nói với nhau xong, họ tiến tới gần gốc cây nơi chôn hộp thức ăn, làm bộ lần tràng hạt, bắt quyết, [361]  đọc chú, giở đủ mọi thứ lăng nhăng. Cuối cùng, họ cào hết xác lá lên xem nhưng không tìm ra được vật gì cả. Tưởng là mình nhớ nhầm chỗ, cả bọn lại tiếp tục xông xáo đào bới tiếp khắp nơi trên đồi. Không vẫn hoàn không. Thực ra thừa lúc cả bọn rủ nhau lên Omuro, có người trông thấy họ dấu cái hộp đã cuỗm nó đi mất. Bọn tăng nhân không biết nói gì để chữa thẹn, buông lời chửi bới lẫn nhau, rồi giận dữ quay về.
Mới thấy việc gì bày trò quá công phu thì kết quả dễ trở thành tẻ ngoét.
 

Đoạn 55: Cất nhà.

Về cách cất nhà, phải cất sao để sống cho thoải mái vào mùa hạ. Mùa đông, sống ở đâu cũng được nhưng vào mùa hạ, không có gì khó chịu hơn nếu nếu nhà mình ở không thích hợp với khí hậu oi bức.
Dòng suối giả dẫn nước nếu sâu sẽ không mát. Nước cạn và luôn luôn chảy cho ta cảm giác mát mẻ hơn nhiều. Để có thể thấy (đọc) những vật (dòng chữ) nhỏ, phòng trang bị cửa kéo (ra kéo vào được) sáng hơn và tiện lợi hơn là phòng có liếp che. Nếu trần cao, khi mùa đông đến, sẽ lạnh và ánh đèn không đủ tỏa sáng hết cả gian. Người ta thường đồng ý với nhau rằng, trong việc xây cất nhà cửa, nếu có làm dôi ra vài chỗ trống không mục đích gì thì cũng rất hay, bởi vì ngắm thôi đã đủ thích mà có khi còn dùng được vào trăm thứ việc.
 

Đoạn 56: Người lâu ngày gặp lại.

Gặp lại người lâu ngày xa cách, thật là khó chịu khi chỉ nghe anh (cô) ta thao thao bất tuyệt đủ thứ chuyện đã xảy ra cho bản thân trong khoảng thời gian đó. Dù trong chỗ thân tình đến đâu [362] , bẵng đi ít lâu mới gặp nhau, thường thường phải biết giữ ý một chút chứ nhỉ ? Người thiếu nhân cách thì dù mới bước chân đi đâu đó chút xíu thôi, khi trở về đã mê mải nói gần hụt hơi về những điều gây ấn tượng cho anh (cô) ta như chuyện đó đang xảy ra trước mắt. Còn những người có phẩm hạnh thì thái độ nói chuyện của họ là cho dù ở chỗ đông người, họ chỉ hướng về một người mà nói, những người khác tự nhiên sẽ lắng tai chăm chú nghe theo. Kẻ thiếu nhân cách  không thế đâu ! Anh (cô) ta chẳng cần biết có đối tượng nào đang ở trước mặt, cứ chen vào giữa đám đông, kể huyên thiên khoái trá những chuyện như mình đang thấy trước mắt, làm cho ai nấy đều phải phá lên cười. Ta còn có thể định được giá trị cao thấp của người nghe ở chỗ họ có tỏ ra điềm đạm khi được kể cho nghe những chuyện hay và ý nhị hoặc cười ầm lên trước những chuyện tưởng là thích thú nhưng thực ra ngốc nghếch.
Ngoài ra, không gì khó chịu cho ta hơn là trong những dịp đánh giá về dáng dấp đẹp xấu hay trình độ văn hóa cao thấp của ai đó mà trong đám bình luận gia có học vấn, có kẻ cứ đem cái tôi ra làm tiêu chuẩn để so sánh.
 

Đoạn 57: Bình luận thơ hay thơ dở

Trường hợp có sự tương phản giữa giai thoại thi ca người ta dẫn ra để tô vẽ những bài thơ waka trong khi chính bản thân các bài thơ ấy lại dở là cái dễ làm mình cụt hứng hơn cả [363] .
Nếu là người hiểu biết chút ít về việc sáng tác thơ thì không ai tha thiết đến cái thứ giai thoại ấy.
Nói chung, gặp phải những ai không rành rẽ về một lãnh vực nào mà thích phát biểu [364] , dù mình là kẻ bàng quan cũng cảm thấy bực bội, không muốn nghe.
 

Đoạn 58: Nếu có lòng cầu đạo

 " Nếu có lòng cầu đạo thì sống ở đâu lại chẳng được. Ở ngay trong nhà mình, tiếp xúc với người chung quanh như thường mà vẫn dốc lòng tu Phật để kiếp sau được siêu sinh thì có gì bất tiện đâu ! ". Nhưng những kẻ tuyên bố kiểu đó tỏ ra không hiểu tí gì về cách tu để vãng sinh cực lạc [365] . Nói trắng ra, nếu đã biết rằng cuộc đời là mong manh bèo bọt và phải tìm cho được sự giác ngộ thì vui thú gì mà họ còn sáng tối theo hầu chủ quân hay dồn hết tâm lực lo chuyện gia đình. Cái tâm vốn biến đổi dễ dàng theo sự lôi kéo của nhân duyên [366] , nếu tâm ta không thanh tĩnh thì việc tu hành đạo Phật sẽ rất khó khăn.
Người thời nay đâu có được cái bản lãnh của cổ nhân nên dù họ có muốn vào chốn núi rừng [367] , nếu không chuẩn bị tinh thần để chịu đựng đói khát, chống cự mưa bão thì không tài nào sống nổi. Đôi khi, ta còn thấy họ bị những dục vọng thế gian lôi kéo mất. Nói thì nói vậy, luận điệu phê phán : " Nếu thế, việc lánh đời chẳng có ý nghĩa. Đã biết là không thực hiện được gì cả, cớ sao cứ phải lánh đời ! " thì ta cũng không thể chấp nhận. Bởi lẽ con người một khi đã vứt bỏ thế gian và chọn đường tu Phật thì trong lòng có dậy lên sự ham muốn chăng nữa, lòng tham dục [368]  ấy cũng không thể sánh bằng lòng dục mãnh liệt của người đời. Đồ ngủ bằng giấy, áo xống sô gai, đồ ăn vỏn vẹn một bình bát, canh nấu bằng rau dại...những thứ họ cần chỉ có chừng đó thì dù phải ăn xin ai, họ cũng chả gây tốn kém cho thiên hạ bao nhiêu. Những thức đó có thể được người ta cho dễ dàng và khi đã có là lòng họ mãn nguyện ngay. Hiểu rằng mình là kẻ đã lánh đời nên họ cũng biết hổ thẹn và cẩn thận lấy thân [369]  , dầu có tí ti ham muốn nhưng hầu như trong mọi trường hợp, đều biết lánh điều ác để hướng thiện.
Đã được sinh ra làm người [370]   và muốn xứng đáng với danh vị ấy, không gì tốt hơn là chấp nhận mọi khó khăn để có thể từ bỏ thế gian [371]  . Nếu bị dục vọng che lấp hoàn toàn và không lập chí đi theo con đường giác ngộ [372]   thì dù mang tiếng làm người, có khác gì muông thú [373]   đâu !

Đoạn 59: Những ai muốn được cứu

Những ai lập chí đi theo đường Đại Ngộ phải dẹp ngay tức khắc, không đoái hoài gì đến những điều lòng mình thiết tha, tưởng như không làm là không dược. " Hượm cho một chút để tôi làm nốt chuyện này đã ! ". " Bề gì tôi cũng bỏ đi tu mà, cho tôi tính xong vụ nầy đi ! ". " Nếu cứ giữ nguyên thế này, không khéo thiên hạ rủa tôi mất. Để họ khỏi phiền trách, cho tôi thanh toán gọn ghẽ việc này rồi tôi sẽ đi tu ! ". " Chuyện này chờ đợi đã quá lâu rồi, nán thêm một tí nữa đến khi mọi sự xong xuôi cũng chẳng mất thời giờ lắm đâu. Thủng thẳng rồi hãy quyết định !". Lý luận kiểu đó sẽ làm cho những việc coi như là bổn phận tất nhiên sẽ chồng chất lên nhau và chuyện phải làm nối tiếp không bao giờ cho dứt. Tóm lại, sẽ chẳng bao giờ có ngày phát nguyện đi tu. Thường thường chỉ cần biết suy xét một chút, ta sẽ thấy tâm tư và hành động của người sống ở trên đời đều như thế cả.
Khi lửa đã cháy tới nhà hàng xóm rồi, người đáng lẽ phải tị nạn ngay không thể còn bảo : " Lửa ơi, chờ ta thêm chút xíu ! ". Nếu muốn cứu lấy mình thì mặc quách hổ thẹn, thây kệ dèm pha, vứt bỏ cả tài sản để mà lánh cho nhanh. Tính mệnh là cái vô tình, nó chẳng đợi lúc mình tiện hay không tiện. Sự chết tập kích ta còn nhanh hơn nước, lửa và rất khó thoát thân. Lúc đó không lẽ vì cho rằng cha mẹ già, con cái thơ dại, ơn của vua, tình với người là những cái khó lòng dứt được mà còn khăng khăng giữ lấy hay sao ? [374]
 

Đoạn 60 : Vị pháp chủ Jôshin ở viện Shinjô

Ở viện Shinjô [375]  chùa Ninna, có một pháp chủ đạo đức lại học rộng tên gọi Jôshin Sôzu [376] . Ông có món khoái khẩu, một loại khoai tên gọi imogashira [377] , ăn mãi không biết chán [378] . Ngay cả khi ngồi ở bục giảng kinh, bên cạnh đầu gối phải có một bát lớn đầy ắp khoai để vừa nhấm nháp khoai vừa đọc sách. Gặp lúc mắc bệnh, mượn tiếng chữa trị, lui vào thiền phòng sống một mình có khi bảy ngày, có khi hằng mười bốn ngày liên tiếp, chọn những củ khoai thượng hảo hạng, ăn thực là nhiều. Bệnh nào cũng phải lành. Ngược lại, ông chẳng mời ai ăn khoai mà chỉ ăn một mình. Xưa kia ông hết sức nghèo, tôn sư của ông khi viên tịch có để lại cho hai trăm quan tiền [379]  và một thiền phòng. Thế nhưng, ông đã bán thiền phòng với giá một trăm quan, quyết định dùng tất cả ba trăm quan để ăn khoai [380] . Ông bèn để nó cho một người quen biết ở kinh đô giữ hộ, mỗi bận cứ trích ra mười quan một, gửi cho ông. Ông chỉ dùng tiền vào việc mua khoai xơi chứ không chi dụng món gì khác. Thế mà chẳng bao lâu, món tiền đó đã sạch ráo. Thiên hạ mỉa mai : " Đã nghèo đến thế, được ba trăm quan tiền vào tay mà lại tiêu béng kiểu này thì quả là người đạo đức cao dày!"
Có lần Jôshin gặp một nhà sư, ông đặt cho người đó cái tên diễu là Shiroururi [381] . Khi người ta hỏi shiroururi là vật như thế nào thì ông bảo : " Tôi cũng chẳng biết vật ấy là gì nhưng nếu có thì nó phải giống cái mặt ông sư nọ ".
Tăng quan Jôshin mặt mũi sáng láng, lại có sức mạnh, ăn khỏe, chữ đẹp, học vấn cao, lại giỏi đối đáp. Ông là người tài mạo hơn người, trong chốn thiền lâm được kính trọng, được xem như một danh tăng đáng đại diện cho đồng đạo (phái Chân Ngôn). Thế nhưng ông lại là người khác đời, không coi trọng thường thức, làm gì cũng cứ làm theo ý mình chứ không hề cư xử rập khuôn đường lối của ai cả. Sau những buổi làm xong pháp sự ra đến chỗ thụ trai, không đợi cho người ta bày biện thức ăn xong xuôi, hễ thấy trước mặt mình đã đặt xong cỗ là cứ một mình xơi trước. Khi nào muốn về, tự tiện đứng lên rời khỏi chiếu tiệc. Dù là cơm trưa hay cơm tối, không bao giờ ăn cùng giờ với mọi người. Khi muốn ăn thì dù cho nửa đêm hay hừng sáng cũng ăn, còn lúc buồn ngủ, giữa ban ngày cứ việc đóng kín cửa phòng, cho dù có chuyện gì quan trọng, cũng không thèm lắng tai nghe người ta nói. Khi đã mở mắt ra rồi, mấy đêm cũng không cần ngủ, cứ đi lòng vòng ngâm thơ để thanh tâm thoát trần. Thật là một lối sống không giống ai.Thế nhưng, chẳng thấy ông ta bị ai ghét cả, mọi việc, người ta chỉ đưa mắt nhìn một cái rồi thôi. Như thế, ông này có phải là người có đạo đức cao hay không đây [382]  ?
 

Đoạn 61: Tục lệ ném niêu đất khi sinh đẻ

Tục ném niêu đất từ trên nóc điện xuống (cho vỡ) khi các bà mệnh phụ phu nhân sinh con [383]  không phải là một tập quán thông thường. Chỉ được dùng như một thứ bùa phép giải nạn mỗi khi thời gian hậu sản [384]  của họ kéo ra quá dài mà thôi. Trường hợp mẹ tròn con vuông không cần phải làm.
Đây là một tục lệ xuất phát từ dân gian cho nên không hiểu nguồn gốc thế nào. Loại niêu đất dùng trong trường hợp này là niêu do làng Ôhara [385]  sản xuất và mang lên. Trong những tranh xưa còn lưu truyền lại như bảo vật [386]  , có vẽ cảnh đập niêu khi người nào đẻ khó.
 

Đoạn 62: Vẻ ngây thơ của công chúa Ensei

Bà Enseimon.in [387]  lúc còn thơ, có nhờ người lên hầu thái thượng hoàng [388]  chuyển giùm mấy vần thơ waka (bà gửi cho phụ vương như sau) :

Futatsu moji
Ushi no tsuno moji
Sugu na moji
Yugamu moji to zo
Kimi wa oboyuru

Một chữ có hai nét,
Một chữ giống sừng bò.
Chữ thẳng, chữ cong vòng,
Xếp thành lòng nhớ bố. [389]
 

Đoạn 63 : Chủ tế buổi lễ Goshichnich

Tập quán điều động các vũ sĩ để bảo vệ vị tăng chủ chùa Tôji chủ tế cuộc lễ Goshichinichi [390]  bắt nguồn từ xưa khi có lần bọn đạo tặc gây rối loạn tấn công chủ tế trong cuộc lễ.Những người lính nầy được gọi là tonoibito (lính túc trực) và dần dần họ được chỉ định giữ trật tự cho buổi lễ. Vì sự hung kiết của một năm có thể nhìn thấy trước qua cuộc hành lễ cho nên việc sử dụng những vũ sĩ cảnh bị vào việc này là chuyện không thỏa đáng [391] .
 

Đoạn 64 : Xe bò có treo tấm trướng năm sợi giây da.

Có một vị bảo ta hay là không phải chỉ có người thuộc giai cấp đặc biệt được đánh loại xe bò mà trước rèm có treo tấm trướng kết bằng năm sợi giây da [392] . Thật ra, loại xe dành cho bất cứ ai mà gia đình đã đạt được chức vị những nhà quan cực phẩm [393]  triều đình.
 

Đoạn 65 : Mũ mãng thời nay

Gần đây, chiều cao của những cái mão quan có vẻ cao lên hẳn so với trước kia. Những kẻ có hộp đựng mũ kiểu xưa phải gắn thêm vè hai bên hộp để hợp với loại mũ mới [394].
 

Đoạn 66 : Đại thần Okamoto, chức Kanpaku [395]

Ngài Okamoto [396] , chức Kanpaku, có lần đem một cành mơ hồng kèm theo đôi chim trĩ [397] , ra lệnh cho người nuôi dạy chim ưng trong phủ là Shimotsukeno no Takekatsu [398] gắn đôi chim trĩ lên trên cành hoa cho mình. Lúc đó Takekatsu bèn thưa : " Thần không biết cách gắn chim với hoa. Hơn nữa, cũng không nghe nói đến việc gắn một cặp chim lên cùng một cành ". Nghe thế, ngài Okamoto bèn đem chuyện đó hỏi đầu bếp và những người chung quanh mà ông nghĩ là rành rẽ, nhưng rốt cục đành gọi Takekatsu trở lại : " Thôi thôi, cứ gắn cho ta theo ý nhà ngươi cũng được ! ". Lúc đó, Takekatsu mới gắn chim vào một cành mai không hoa, và chỉ gắn một con thôi, rồi dâng lên.
Takekatsu trình bày [399]  như thế này :
-Nếu ghép chim lên cành cây, phải ghép lên cành gỗ tạp hay một cành mai lúc hoa vừa mới chớm nụ hoặc đã rụng hết. Cành tùng năm lá cũng dùng được. Chiều dài của cành phải cỡ độ sáu hay bảy shaku [400] , lại dùng dao mà cắt xéo xuống ở đầu cành, phía đối diện thì tiện ngược chiều lên ngắn khoảng năm phân [4[401] . Đặt con chim trĩ vào khoảng giữa cành, gắn chân chim lên một nhánh và thân nó lên một nhánh khác [402] . Để nối hai chỗ với nhau, phải dùng loại dây tử đằng lá rủ chưa ra hoa. Phải cắt đầu sợi dây sao cho vừa vặn với độ dài của cái " cánh giả " [403]  và uốn cong nó lại như sừng bò.
Buổi sáng lúc tuyết đầu mùa rơi, (người dâng chim) vác cành cây lên vai, đỉnh đạc uy nghiêm từ cửa chính khu vườn đi vào chầu [404]  trong hoàng cung. Thế rồi, (người đó) sẽ bước từ tốn trên lối nhỏ trải đá bên hiên, không để lại dấu vết trên màu trắng mới tinh khôi, vặt một ít nhẹ lông trên lưng chim rải trên mặt tuyết và dựng cành cây lên lan can cao nối hai tòa nhà của ngự sở. Nếu được (bề trên) ban lộc gì thì lại đặt nó lên vai [405] , làm lễ tạ ơn rồi ra về. Trong trường hợp gọi là tuyết đầu mùa nhưng tuyết rơi ít quá không đủ che mũi giày thì không vào dâng chim. Tập tục vặt lông lưng chim để rải ra tượng trưng việc chim ưng săn hay tấn công con mồi bằng cách quặp phần yếu ở cuối lưng, là (nghi thức) để tỏ ra rằng chính chim ưng (thiên hoàng) nuôi đã thực sự bắt được con mồi này [406] .
(Takekatsu còn nói ):
Việc người ta không gắn chim trĩ vào cành hoa, tất phải có cớ. Một đoạn trong Truyện Ise [407]  nhắc đến việc người kia, vào khoảng tháng chín (đầu thu), đem gắn con chim trĩ lên một cành mơ giả để đi tặng kèm theo một vần thơ ý nói :

Để dâng lên người,
Bẻ một cành mơ.
Hoa chẳng lựa mùa,
Như lòng không đổi.

Thế nhưng đâu có việc gì phải phân bua bởi vì hoa ở đây chỉ là hoa giả [408] .
 

Đoạn 67: Hai điện nhánh Iwamoto và Hashimoto của thần xã Kamo

Hai điện nhánh [409]  Iwamoto [410]  và Hashimoto [411]  của thần xã Kamo [412]  thờ hai nhà thơ Narihira và Sanekata làm thần. Người đi lễ thường nhầm lẫn thần của hai điện (vốn cất kề bên) với nhau. Có một năm, trong lúc đi thăm đền, tình cờ ta gặp một ông từ già giữ điện, mới chận lại hỏi thăm về chuyện này thì ông cho biết :
" Tương truyền người nào đi viếng ông Sanekata [413]  thì khi đến con sông " rửa tội " Mitarashi [414]  sẽ thấy bóng ma của ông ta in trên dòng nước. Đó là đền Hashimoto. Vì đền này gần dòng nước hơn là đền Iwamoto, cho nên tôi mới phân biệt được đó là nơi thờ ông ấy. Còn câu thơ mà Hòa thượng Yoshimizu[415]  vịnh :

Tsuki wo mede
Hana wo nagameshi
Inishie no
Yasashiki hito wa
Koko ni ariwara [416]

Nơi đây người tao nhã,
Của một thời đã qua.
Ngắm trăng và trầm mặc
Thương xót những mùa hoa.

ngụ ý nói về đền Iwamoto, nơi vương tử Ariwara no Narihira [417]  sau này đã trở thành thần. Thế nhưng những người (trí thức) như ngài chắc phải hiểu rõ vấn đề hơn chúng tôi nữa chứ! "
Câu trả lời khiêm tốn [418]  của ông làm ta cảm kích.
Có bà tên gọi Konoe [419]  hầu ở phủ hoàng thái hậu Imadegawa [420]  vốn có nhiều bài thơ được chọn đăng vào các tuyển tập soạn theo sắc chiếu. Bà ấy hồi còn trẻ có làm các tập trăm bài thơ [421] , rồi dùng nước sông trước hai cửa đền để pha mực chép lại và dâng lên cúng thần. Bà rất nổi tiếng, nhiều người thích ngâm thơ bà. Còn được ái mộ vì tài thơ chữ Hán và tài đề tựa các thi tập [422] .
 

Đoạn 68 : Quan tuần kiểm họ Mỗ ở Tsukushi.

Ở vùng Tsukushi [423]  có quan tuần kiểm [424]  họ Mỗ chuyên lo tiễu trừ quân gian. Ông ta tin rằng củ cải là một thứ thuốc hay trị bá bệnh cho nên từ lâu năm sáng nào cũng nướng hai củ mà ăn.
Một hôm trong đồn binh, nhân lúc vắng người, kẻ địch đến bao vây tiến đánh. Bỗng thấy hai tráng sĩ không biết ở đâu xuất hiện, chiến đấu không tiếc tính mạng, đẩy lùi quân địch đi mất. Ông lấy làm ngạc nhiên, mới hỏi : " Thường ngày có được bái kiến hai vị bao giờ đâu, sao lại ra sức chiến đấu dũng cảm như thế. Chẳng hay quí ngài là ai vậy ? ". Họ bèn trả lời : " Thường ngày vẫn được ông đoái hoài. Chúng tôi chính là hai củ cải mà ông vẫn xơi mỗi sáng đấy ạ ! ". Nói xong thì biến mất.
Nhờ lòng tin sâu sắc [425]  như thế nên công đức có ngày được báo đền vậy.
 

Đoạn 69 : Cao tăng Shosha

Ngài Shosha [426] , một vị cao tăng nhờ công đức nhiều năm tụng kinh Pháp Hoa, đã đạt đến chỗ lục căn đều thanh tĩnh (nhờ đó, có thể nghe mọi thứ âm thanh). Một hôm trên đường du lịch, nhà sư dừng chân lại ở một căn nhà trọ, nghe tiếng sùng sục của những hạt đậu ninh dưới ngọn lửa chụm bằng vỏ đậu. Tiếng ấy bảo : " Sao ruột thịt với nhau mà chúng bay lại nhẫn tâm thiêu đốt chúng tao thế này. Bọn tao hận chúng bay lắm đấy! ". Vừa xong, thấy vỏ đậu kêu lốp đốp khi bị lửa đốt và nhà sư nghe chúng nó trả lời : " Bộ chúng mày tưởng bọn tao thích như thế này lắm hay sao ! Bị đốt bỏng cả mình mẫy như có làm gì khác được đâu. Đừng giận chúng tao chi nhá ! " [427] .
 

Đoạn 70 : Cuộc đi chơi Seishôdô năm Gen.ô [428]

Chuyện xảy ra vào dịp xa giá đi chơi Seishôdô [429]  vào năm Gen.ô [430]  nguyên niên nhân dịp lễ tạ ơn được mùa sau khi thiên hoàng đăng quang. Lúc ấy cây đàn tì bà Genjô [431] , bảo vật trong cung, đã biến đâu mất tích, quan đại thần Kikutei [432]  phải dùng cây Bokuba [433] . Sau khi yên vị, ông kiểm tra trục gắn dây đàn. Vừa lúc ấy, một trục bị sút ra. Tuy nhiên, đại thần đã lấy ngay hồ bằng cơm mà ông chuẩn bị sẳn trong áo trét lên gắn nó lại. Cho đến lúc tấu nhạc lên tế thần thì hồ vừa vặn khô, không gây trở ngại gì cho buổi lễ cả. Chẳng hiểu có thù hận điều gì mà nghe nói một người đàn bà[434]  choàng cái áo lụa kazuki trong đám quan khách đã tiến gần đến chiếc đàn Bokuba, giật sút trục đàn ra và để hờ lại nó như cũ không cho ai biết.
 

Đoạn 71 : Tên tuổi gợi ra hình ảnh

Nghe tên ai ta thường tưởng tượng ngay được hình ảnh người đó. Thế nhưng trên thực tế, khi gặp mặt mới biết khuôn mặt họ không giống những gì ta đã tưởng tượng. Nghe kể chuyện xưa cũng vậy, ta nghĩ ngay là chuyện ấy từng xảy ra ở chỗ này chỗ kia trong ngôi nhà cũ của người đó cũng như đang xảy ra trong ngôi nhà ta thấy trước mắt. Ngay đối với những nhân vật từng đóng vai trò nào đó trong câu chuyện, ta cũng hay ghép họ vào với người đang có mặt. Phải chăng đó là một hiện tượng khá phổ thông ? [435]
Lại nữa, không hiểu vì sao, đối với lời nói của một người thời bây giờ đang đứng trước mặt ta, và chính tình cảm mà ta đang có, ta thấy như đã từng nghe, từng cảm thấy một lần đâu đó trong quá khứ rồi. Tuy không khẳng định được thời điểm nhưng nhất quyết điều đó đã xảy đến cho ta. Không lẽ đó là kinh nghiệm mỗi mình ta từng trải thôi sao ? [436]
 

Đoạn 72 : Những cảnh khó coi

Khó coi là những cảnh thế này! [437]  Ngay chỗ mình ngồi mà chất dụng cụ bừa bãi. Cạnh nghiên mực lại bày bút tứ tung. Trong gian thờ Phật chưng tượng la liệt. Vườn thì để cây cỏ và đá quá nhiều. Trong nhà con cháu quá đông. Ngồi truớc mặt ai mà lắm lời. Làm sớ để thỉnh nguyện thần phật điều gì mà chỉ dài dòng kể tốt về mình.
Cái tuy có nhiều nhưng nhìn vào không bực mắt họa chăng là sách vở đầy vun xe sách [438]  và rác rưởi chất đống ở chỗ đổ rác mà thôi.
 

Đoạn 73 : Chuyện người đời truyền tụng

Chẳng hiểu có phải vì sự chân thực không có gì hấp dẫn hay sao mà những chuyện thế gian truyền tụng thường là láo khoét [439]  .
Theo ngày tháng, mấy chuyện người ta đã thổi phồng rồi, nếu còn được mang đi kể tới kể lui ở những nơi xa xôi (người nghe không có phương tiện kiểm chứng), sẽ được vẽ vời thêm cho đặc sắc. Khi chúng được viết ra thì thiên hạ bèn chấp nhận như là chuyện thật. Những chuyện về tài nghệ phi thường của ai đó trong lãnh vực này lãnh vực nọ, nếu là người thô lậu, không phân biệt thực hư thì sẽ ca ngợi họ như thần thánh. Thế nhưng kẻ học thức không thể tin suông những chuyện đó. Giữa đồn đại và sự thực hãy còn một khoảng xa ngăn cách.
Kẻ không để ý rằng mình đã đi xa sự thực, cứ để những điều dối trá tuôn ra ngoài cửa miệng thì thiên hạ sẽ biết ngay anh ta ăn nói không có căn cứ [440] . Hơn nữa, khi chính bản thân người kể cũng còn không tin mà thuật lại y như người khác kể cho mình, vênh váo [441]  ra chiều mãn nguyện, thì lời nói dối ấy không phải là của anh ta. [442]  Người đáng sợ là kẻ thuật lại một câu chuyện dối như là sự thật, đôi chỗ cố tình làm mù mờ một vài chi tiết, làm bộ như không nhớ chính xác những gì đã xãy ra, nhưng cẩn thận không để cho kết cấu câu chuyện thiếu ăn khớp [443] .
Thường người ta không tích cực phủ nhận những lời nói dối đem lại danh tiếng cho mình [444] .
Trong khi một số người nghe một cách thích thú một lời nói dối nào đó, nếu ta quyết định rằng mình không nên làm kẻ duy nhất lên tiếng phản đối : " Không, chuyện đó không xãy ra như thế đâu mà ! " vì xét rằng vô ích, thế rồi cứ im lặng ngồi nghe, vô tình ta sẽ thành một nhân chứng và do (sự mặc nhận ) [445]  đó, câu chuyện kia lại mang màu sắc đích thực hơn nữa.
Dù sao, ở đời đầy dẫy chuyện dối trá. Có điều nếu ta cứ xem cho là những chuyện tầm phào và không để tâm nghe chúng là tránh được phiền phức. Chuyện do bọn thấp hèn kể ra, có nhiều cái làm ta dựng đứng lỗ tai. Còn chuyện của những người đàng hoàng thường không có gì lạ lùng khó tin cả [446] .
Nói thế thôi chứ còn những sự tích kỳ lạ chung quanh chư thần chư Phật, hay truyền kỳ về sự hóa thân của các Bồ Tát thì ta không cần phải nghi ngờ gì nữa. Ta chẳng điên rồ gì mà chấp nhận không suy xét về những hủ tục mê tín dân gian nhưng nếu bảo : " Ối chào, làm gì có chuyện đó ! " thì cũng không tốt. Nói chung, cứ để yên như chúng là chuyện có thực tuy không nhất thiết đặt sự tin tưởng của mình vào đó, không tỏ ra nghi ngờ một cách máy móc và cũng không cười cợt người tin.
 

Đoạn 74 : Tụ tập như đàn kiến

Kiến tụ tập thành đàn [447] , đi về mọi hướng đông tây nam bắc. Con người cũng thế. Đã sinh ra ở đời, có kẻ cao sang mà cũng có kẻ thấp hèn. Có người già, người trẻ. Mỗi một người đều có chốn ra đi, một mái nhà để trở về. Chiều tối đi ngủ, sáng mai thức dậy. Sống như thế để đeo đuổi mục đích gì đây? Thế mà người ta cứ muốn sống mãi sống hoài và thêm nhiều lợi lộc.
Lo lắng bảo trọng thân xác mình để đợi điều chi vậy ? Đúng hẹn với ta thì chỉ có cái già và cái chết. Chúng nó đến mau tất tật và quá trình đó không hề ngừng lại dù một chớp mắt [448] . Trong khi chờ đợi nó đến, biết lấy gì để làm vui ? Những kẻ đang đắm đuối trong mê muội thì chẳng sợ già, cũng chẳng sợ chết, ví dụ như khi bị danh lợi làm cho lòa mắt thì đâu chịu quay lại để thấy rằng giây phút cuối của cuộc đời đã đến sát mình rồi. Hơn nữa, những kẻ ngu muội lại hay lo lắng khổ sở về cái chết. Buồn cười là họ mong muốn sao cho tấm thân mình không bao giờ thay đổi [449]  mà không biết rằng sự chuyển hóa của vạn vật là đạo lý của cuộc đời.
 

Đoạn 75: Những người khổ tâm vì ngồi không

Tâm trạng của những người thở than sầu khổ vì tháng ngày trống rỗng, không biết làm gì, nó ra sao nhỉ ? Trong hoàn cảnh đó, (như trường hợp của ta thì nhờ) cái tâm không bị ngoại vật chi phối nên ta sẽ bằng lòng với cảnh một thân một mình.
Nếu sống mà chạy theo người đời, tâm ta dễ bị những kích thích của ngoại giới làm cho lầm lạc. Còn khi giao tiếp với người hay phải thổ lộ điều gì, cần phải xem chừng để nói những điều người ta muốn nghe thành thử đâm ra lừa dối chính mình. Đùa cợt hay tranh chấp với người đều dễ sinh ra vui buồn, hận thù, làm cho lòng mình không được bình yên. Còn như suy nghĩ về việc được mất [450] , đâm ra có nhiều tính toán so bì [451]   sẽ bị loạn tâm. Khi tâm trí đã loạn, ta (mất lý tính) giống như kẻ say, và tình trạng say sưa sẽ dẫn đến mộng mị. Con người ta ai cũng vậy, cứ sống ồ ạt mà không biết mình đang chúi mũi chạy theo cái gì thì sẽ đánh mất con người thật của mình.
Người chưa hoàn toàn giác ngộ trên con đường tu Phật, nhưng biết lìa bỏ cám dỗ trần tục, đem thân ra gửi nơi nhàn tĩnh, không còn liên hệ đến việc đời, có được tấm lòng bình thản, thì cho dù chỉ là trong thời điểm hiện tại, có thể nói là đã được mãn nguyện.
Trong sách Maka Shikan đã có lời dạy : " Mưu sinh, thù tạc, tài nghệ, học thức đều là đầu mối của sự mê lầm. Phải dứt bỏ ! " [452] .
 

Đoạn 76: Chung quanh cửa quyền

Nơi dinh cơ của kẻ được thời đắc thế, khi có dịp quan hôn tang tế, giữa đám đông ra vào tấp nập, lại có những nhà sư khất thực đã lánh đời trà trộn vào, chầu chực để xin được tham dự. Quang cảnh đó làm ta tự hỏi vì cớ nào họ phải lụy đến thế.
Cho dù có lý do gì xứng đáng đi chăng nữa, đã là tăng nhân thì phải lánh xa thế tục.
 

Đoạn 77 : Hồi đó có người thế này

Thật không thể nào chấp nhận được là ở đời, vào thời điểm nào đó, có những giai thoại được người ta mang đi nói hết chỗ này đến chỗ nọ như món quà thời thượng. Kẻ chẳng liên hệ nếp tẻ gì cũng tỏ ra hiểu biết hết ngọn ngành, không những đem nó ra đàm tiếu với mọi người, lại còn dọ hỏi chỗ khác cho giàu thêm chi tiết nữa. Đặc biệt có những tăng sĩ [453]   đã lánh đời, đem thân gửi chốn thâm sơn cùng cốc, lại còn hăng hái đi tìm hiểu về hành vi của những người thế tục như thể nó dính líu đến mình. Họ phóng ra những tin tức mà ta phải ngạc nhiên tự hỏi làm sao họ lại có thể thông thạo đến thế.
 

Đoạn 78 : Những câu chuyện hiếm có và mới lạ nhất

Cũng thế, ta không thể nào chịu được việc người ta tỏ ra gắn bó đặc biệt với những chuyện hiếm có và mới lạ nhất rồi làm ầm lên thái quá.Ta thích lối xử trí thanh tao của kẻ lẳng lặng làm ngơ cho đến khi chuyện mới lạ đó trở thành cũ mèm.
Khi có một người bạn nào mới ở đâu đến nhập bọn với chúng ta, kẻ mất dạy và thô lỗ [454]  sẽ nhắc đến những tên tuổi và bàn về những đề tài mà chỉ những ma cũ đang đứng chung quanh mới quen thuộc. Anh ta sẽ nói những câu hiểu ngầm, ném từng cái nhìn đồng lõa, cười đùa có hậu ý với những người này để cho ông bạn mới, vì chả hiểu ất giáp gì, sẽ cảm thấy mình quê kệch.
 

Đoạn 79: Đừng tỏ ra ta đây rành rẽ[455]

Trước một vấn đề, cứ giữ thái độ không hiểu biết thấu đáo là tốt hơn cả. Người lỗi lạc thì cho dù chuyện có nắm vững chăng nữa, cũng làm ra vẻ mình chỉ biết sơ sơ.
Chính cái anh nhà quê mới bước chân ra từ hốc núi mới là kẻ khi bàn luận điều chi, đối đáp như thể ta đây cái gì cũng biết, cái gì cũng rành. Vì là người dám lấy thái độ như thế, chắc hẳn anh chàng cũng có tài cán về một phương diện nào đó đáng để đời nể phục. Dù vậy, cái cách thức anh ta trình bày hiu hiu tự đắc về mình trông thật khó coi.
Gây ấn tượng tốt cho ta là loại người ăn nói thận trọng cho dù khi bàn về vấn đề mình nắm rõ và không mở miệng nếu người khác không đặt câu hỏi.
 

Đoạn 80 : Ai cũng thích những của lạ

Con người ta đều thích những gì không dính dáng tới (cuộc sống thường nhật của) mình cho lắm. Cho nên nhà sư thì thích võ nghệ, trong khi vũ sĩ các tỉnh miền Đông [456]  dường như chưa biết cách dương cung mà đã rành Phật pháp, thích họp nhau làm thơ renga [457] , khổ sở để trau dồi âm nhạc. Bởi vì hai loại người này không tích cực đeo đuổi chuyên môn của mình mà lại đua đòi những ngón nghề thứ yếu cho nên càng ngày càng không tránh khỏi việc bị người đời khinh miệt.
Không riêng gì các nhà sư, ngay cả tầng lớp thượng lưu như  công khanh hay quan lại được quyền lên điện, đa số đều thích võ nghệ. Cho dầu dánh trăm trận thắng cả trăm, chẳng thấy ai khen ngợi họ là dũng cảm. Bởi vì lúc nhờ thời may vận tốt mà phá được giặc thì ai cũng được coi là can đảm anh hùng. Mất hết đao kiếm, bắn cạn cả tên, chiến đấu đến phút cuối mà chẳng chịu hàng địch [458] , bình thản chấp nhận cái chết xong rồi, lần đầu tiên mới được vinh danh. Đó là định mệnh của họ. Còn sống thì chưa được kể là con người võ dõng. Lý do trên hết là võ nghệ giống như hành vi của cầm thú, đưa ta rời xa khỏi đạo làm người. Nếu không phải là kẻ sinh ra nhằm nhà vũ sĩ thì đừng có ham thích võ nghệ làm gì vô ích.
 

Đoạn 81 : Chữ viết và tranh vẽ trên bình phong, cửa kéo [459]

Những tấm bình phong hay cửa kéo phết giấy bồi mà lại trang trí chữ viết theo thư pháp hay tranh vẽ với nét bút vụng về, tự thể không đến nổi xấu xí. Chúng chỉ làm người ta nghĩ rằng chủ nhân ngôi nhà là người thiếu óc thẩm mỹ. Nói chung, đồ đạc trong nhà có thể làm lộ rõ cho ta biết cái yếu kém không ngờ của chủ nhân. Dù vậy ta không chủ trương rằng họ bắt buộc phải có những món đồ quí giá sang trọng. Ta chỉ đặt vấn đề đối với những trường hợp như với lý do giữ cho chúng khỏi bị suy suyển, người ta đem trưng bày những đồ đạc hạ cấp không chấp nhận được, hoặc trang trí thừa thải vô dụng vì muốn làm ra vẻ có của hiếm, hay tập trung vào những sở thích hiếu kỳ phiền toái. Cứ theo cung cách xưa, đồ đạc không trưng bày quá lố, không tốn tiền nhiều nhưng phẩm chất tốt là lối trang trí đáng được đánh giá cao hơn cả.
 

Đoạn 82 :Bìa sách bằng vải mỏng

Nghe có người bảo " Dùng vải mỏng [460]  làm bìa, sách dễ bị hỏng ", Tonna [461]  mới trả lời : " Sau khi lớp lụa là bọc sách bị sờn và sổ ra ở hai đầu trên và dưới cũng như khi vỏ ốc trên trục cẩn xa cừ của các quyển sách cuốn đã bong đi, nhìn quyển sách mới thấy cái thi vị của nó ". Ý kiến của ông thật đáng khâm phục.
Ngoài ra, khi nói về những tác phẩm do nhiều cuốn tập hợp lại thành một bộ, nếu hình thức các cuốn không đồng loạt, thường làm bực mắt. Thế nhưng, pháp chủ Kôyuu [462]  nhận xét: " Thu thập mọi vật cho nó được hoàn toàn đồng bộ là việc làm của kẻ tầm thường. Cái không đồng bộ mới hay ! ". Ta cũng nể lời nói của ông thay !
Có người [463]  nhắc rằng : " Ở đời mọi sự như thế cả. Những gì ngăn nắp, hoàn toàn, đều không tốt. Ngược lại, cái gì không trọn vẹn, để dở dang, mới đáng thích vì làm cho ta yên tâm [464] . Trong cung cấm cũng vậy, lúc nào cũng chừa một chỗ không được phép hoàn thành ". Thật vậy, cứ nhìn ví dụ những nội điển, ngoại điển [465]  mà hiền nhân đời xưa trứ tác, chỉ toàn [466]  các loại thiếu chương, thiếu đoạn.
 

Đoạn 83 : Ngài Tả Đại Thần xuất gia Chikurin.in

Ngài Tả Đại Thần xuất gia Chikurin.in [467]  có thể được thăng đến chức Thái Chính Đại Thần [468]  một cách êm xuôi trót lọt nhưng lại bảo : " Đạt được địa vị đó khó khăn gì đâu, chuyện ấy nếu xảy ra (cho ta) cũng không đáng lấy làm lạ. Nhưng thôi, ta ngừng ở chức Tả Đại Thần và xin về vườn vậy ! ". Sau đó ngài bỏ đi tu mất.
Ngài Tả Đại Thần Tôin [469]  hết sức khâm phục điều đó, không đeo đuổi việc được cất nhắc lên chức Thái Chính Đại Thần nữa.
(Kinh Dịch có chữ) Kháng Long Hữu Hối [470]  cho thấy trăng tròn rồi khuyết, sự vật cực thịnh sẽ suy vi [471] . Khi đạt đến tuyệt đỉnh rồi sẽ tiến dần tới chỗ tiêu diệt [472] . Đó là đạo lý của muôn vật.
 

Đoạn 84: Ngài Pháp Hiển Tam Tạng qua Thiên Trúc

Có giai thoại kể rằng khi cao tăng Pháp Hiển Tam Tạng [473]  qua bên Thiên Trúc, thấy cái quạt làm ở chốn cố hương thì đâm ra buồn [474], lúc đau ốm, lại muốn nếm đồ ăn Trung Quốc [475] . Nghe thế, có người bảo : " Đã là nhân vật có tầm cỡ như vậy, sao khi ra nước ngoài lại để thiên hạ thấy chỗ quá yếu đuối của mình nhỉ ? ". Ngược lại, pháp chủ Kôyuu [4[476]  cho rằng : " Ôi chao, ngài Pháp Hiển Tam Tạng thực đáng yêu, đầy tình người ! ". Tuy lời của pháp chủ không đứng trên lập trường của người đi tu nhưng hết sức thâm thúy, làm cho ta cảm động.
 

Đoạn 85 : Lòng không ngay thật

Lòng dạ con người đâu thẳng băng cho nên ở đời không phải chỉ toàn chuyện thực và không có chuyện giả. Ngược lại, cũng đừng vì thế mà kết luận là chẳng có ai chính trực. Cho dù bản thân mình không ngay thật, mình cũng thèm có được cái ngay thật của những người hiền [477] . Thói đời là như vậy.
Tuy nhiên kẻ cực kỳ ngu ngốc thì khi bất chợt bắt gặp một người hiền, lại đâm ra ghét bỏ, mở miệng nói xấu ngay : " Cái ngữ đó không chịu nhận chút lợi nhỏ, chắc hẳn chờ đợi món lợi lớn hơn. Y màu mè giả dối bề ngoài để nhắm tiếng tốt thôi ! ". Chẳng qua hành vi của người hiền đức ấy không giống với bụng dạ của anh chàng nên hắn mới có thái độ chê bai. Vì lý do đó, ta mới hiểu là người này lúc sinh ra đã vô cùng ngu độn, không bao giờ hướng thượng nỗi [478] . Ngay có muốn màu mè giả dối, bề ngoài tỏ ra không cầu lợi lộc, anh ta cũng không biết cách thực hiện. Dù chỉ là nhất thời, anh không thể nào bắt chước nổi hiền nhân.
Nếu có ai bảo là mình đang bắt chước người điên rồi chạy rông trên đường phố kinh đô thì anh ta đúng là người điên không chữa nỗi [479] . Bảo bắt chước kẻ hung ác [480]  rồi giết người thì chính là kẻ ác không sai. Nhưng muốn làm ngựa hay như ngựa Ký [481] , tất là đồng loại của ngựa Ký, lấy vua Thuấn làm mẫu mực sẽ trở thành kẻ trị dân giỏi như vua Thuấn. Lúc đó thì mang tiếng là kẻ giả dối (bắt chước) nhưng khi bắt chước người hiền, chính họ đã là kẻ hiền rồi.
 

Đoạn 86 : Quan tham nghị Koretsugu

Ngài Koretsugu [482] , chức Gon-Chuu Daingon,  quan tham nghị bậc trung, rất có tài văn chương. Chuyên tâm tu hành, đọc kinh từ hồi chưa xuất gia. Sau ở cùng một chùa (Miidera) và theo học chánh tăng En.i Sôjô [483]  là vị sư trụ trì chùa ấy, người có danh hiệu Tera Hôshi [[484] . Trong niên hiệu Bunpô (khoảng 1319), khi ngôi chùa Miidera bị hỏa tai thiêu rụi, ngài mới thưa với chánh tăng En.i : " Tôi thường gọi ngài là Tera Hôshi (sư nhà chùa) nhưng bây giờ chùa đã cháy mất rồi, tôi chỉ phải gọi ngài là Hôshi (sư) (không khống) mà thôi. Thật là một câu nói khôi hài ý nhị [485] .
 

Đoạn 87 : Cho phép người làm uống rượu

Khi cho phép người ăn kẻ ở uống rượu, thường phải hết sức lưu ý.
Có một người kia sống ở vùng Uji [486] . Thường ngày vẫn đi lại thân thiết với người anh em cột chèo tên gọi Gugakubô, một vị sư tại gia nổi tiếng phong cách thanh nhã, có nhà ở kinh đô. Một hôm khi ông ta sai người mã phu đem ngựa đi đón Gugakubô xuống chơi thì Gugakubô mới bảo anh kia : " Đường khá xa đấy. Trước khi khởi hành, chú dắt ngựa ơi, uống ít chén rượu cái đã ! ". Thế rồi cho bày rượu ra, người mã phu tiếp nhận chén mời liền tù tì và nốc ừng ực. Anh ta đeo gươm lớn bên hông, ra dáng oai phong lẫm liệt. Ông Gugakubô  cho đi tháp tùng và nghĩ thầm người này trông cậy được. Đến quãng Kohata [487]  thì có bọn các nhà sư ở các chùa Nara [488]  kéo tăng binh đi qua, gặp nhau ở giữa đường. Anh chàng mã phu mới hướng về đám người đó mà nói : " Trong chốn núi non, trời lại về chiều rồi, chúng bay đi đâu mà khả nghi quá! Đứng lại không nào ? " Nói xong chực tuốt gươm ra làm bọn tăng binh cũng hè nhau tuốt gươm, lắp tên vào cung chuẩn bị đối phó. Lúc đó ông Gugakubô mới chắp tay vái : " Cái chú em này say rồi nên không còn lý trí. Xin rộng lòng tha thứ ! " Cả bọn bèn cười ồ rồi bỏ đi.
Lúc đó, anh kia mới quay lại ông Gugakubô, tức tối bảo: " Nhà thầy vừa làm một chuyện thật đáng tiếc. Tôi có say sưa gì đâu ! Đang lúc sắp sửa được cho chúng biết oai danh thì vì thầy, tôi tốn công đã tuốt gươm ra ". Rồi lia gươm chém bất kể về phía Gugakubô làm ông té lọt cả xuống ngựa. Anh ta lại hét to : " Có cướp núi !" làm cho dân làng vùng Kohata tụ họp đông đảo kéo đến. Lúc đó lại rao lên : " Cướp núi chính là ta đây ! ", rồi xông vào giữa đám đông vừa múa gươm loạn xạ. Dân làng mới hùa nhau túm vào đánh anh ta bị thương, quật ngã và trói gô lại. Con ngựa bê bết máu người cưỡi nhắm con đường lớn vào thành phố Uji (quen đường cũ) đâm đầu chạy về hướng nhà chủ. Ông chủ kinh hãi đốc suất bọn người làm trong nhà chạy đi tìm thì mới khám phá ra ông Gugakubô đang nằm dài rên rỉ tức tưỡi giữa cánh đồng cây mọc toàn cây sơn chi [489] . Họ vác ông ta về nhà. Tuy Gakugabô bảo toàn được tính mệnh nhưng cũng bị nhiều vết thương trên lưng và từ đó ông mang thân tàn tật [490] .
 

Đoạn 88 : Một người kia nói về nét bút của Ono no Tôfuu

Có người giữ được tập thơ Wakan Rôei-shuu [491]  do chính (nhà thư pháp) Ono no Tôfuu [492]  chép ra. Nghe tin đó, một người khác mới bảo : " Những điều gì ông nói về quyển sách của ông, không phải không đáng tin. Thế nhưng, việc Ono no Tôfuu chép lại một quyển sách do ngài Shijô Dainagon soạn ra, nếu tính theo niên đại thì rất ư phi lý . Tôi xin nêu lên thắc mắc về điểm này! ". Lúc đó người kia mới đáp : " Bởi vì có chuyện lạ như thế nên quyển sách này mới được coi là quí báu chớ ! " rồi chăm bẳm cất giấu kỹ lưỡng.
 

Đoạn 89 : Con quái thú Nekomata trong núi sâu

Khi nghe có người bảo : " Trong núi sâu có giống thú tên gọi Nekomata [493] . Hình như người ta cũng bị nó ăn thịt. " thì có kẻ khác phụ họa : " Đâu cần vào núi. Chung quanh đây cũng có. Mèo sống lâu năm thì biến thành Nekomata, xơi cả người ta! ". Ở gần chùa Gyôganji, nhà sư pháp danh Ani.amidabutsu [494] , lao khổ tu luyện thơ renga [495] , khi nghe người ta kể chuyện này, tự thấy mình sống đơn độc nên thường lo lắng để ý. Lúc đó, ông hay đi dự các hội thơ renga đến khuya mới về ngang qua vùng một mình. Một hôm, đến bên bờ sông Kogawa, ông có cảm tưởng như thấy tiếng chân con quái thú Nekomata mà người ta hay đồn đại đang tiến lại bên, rồi nó bay đu lên người và quặp vào cổ định ăn thịt ông.
Mất hết thần hồn, hai chân ông không còn đứng vững, muốn thoát thân cũng không biết làm sao. Ông ngã lăn xuống sông, miệng la oai oải : " Cứu tôi với. Nekomata ! Nekomata tấn công tôi ! ". Từ các nhà chung quanh, thiên hạ ào ào thắp đuốc chạy tới gần. Họ nhìn lại hóa ra là cái ông sư quen mặt bên láng giềng. Họ hỏi : " Thầy gặp chuyện gì thế ? " rồi vực ông từ dưới sông lên. Mới thấy ông đang ôm cứng trong tay mấy món phần thưởng kiếm được ở hội renga và các thứ linh tinh khác như quạt, tráp con, tất cả đều đẫm nước. Ông trông chẳng khác nào người được cải tử hồi sinh. Cứ hình dáng như thế, ông lết về đến nhà.
Thực ra chỉ là con chó ông nuôi giữa lúc đêm hôm thấy chủ về phóng lên mừng đó thôi [496] .
 

Đoạn 90 : Người giúp việc cho quan Dainagon Hôin

Cậu bé Otozuru-maru, người giúp việc cho quan Dainagon Hôin [497] , có quen biết với một nhân vật tên là ngài Yasura và thường xuyên đến thăm viếng ông ta. Một hôm cậu ta vừa đi về, quan mới hỏi : " Ngươi vừa đi đâu về đấy ? ". Cậu bèn trả lời : " Thưa con đến thăm ngài Yasura ". Quan mới hỏi tiếp : " Chứ ông Yasura ấy là tăng hay tục ? ". Cậu mình bèn chắp hai tay lại cung kính trả lời : " Thưa con không biết. Vì con chưa bao giờ nhìn được cái đầu ông ta".
Ta không hiểu tại sao chỉ có cái đầu của ông kia là cậu ta không thấy ? [498]
 

Đoạn 91 : Chuyện xảy ra vào Ngày Lưỡi Đỏ

Đạo âm dương [499]  không đề cập gì đặc biệt đến Ngày Lưỡi Đỏ [500] . Người xưa cũng không kiêng kỵ chi cái ngày này. Mới gần đây thôi, có kẻ tung tin ấy là một ngày cần phải kiêng, trong ngày này có những chuyện không thể hoàn tất một cách êm xuôi, có những việc làm hay lời nói không trót lọt, vật nhận được lại mất, việc chủ trương không xong. Thật là chuyện ngu si. Đã có bao nhiêu kế hoạch không thành dù đã chọn ngày lành tháng tốt để khởi công và con số những trường hợp thất bại đó cũng chỉ ngang ngang với những cái thất bại xãy ra trong các Ngày Lưỡi Đỏ mà thôi.
Lý do là trong cuộc đời vô thường biến dịch [501]  này, những gì in vào mắt ta chỉ là những cái không hề tồn tại, chúng không hề khởi đầu mà cũng chẳng cáo chung. Không có ước nguyện nào thành hiện thực mà cũng chẳng có dục vọng nào được thỏa mãn. Lòng người là cái không đáng đem ra thảo luận.Vạn vật chẳng khác gì tấn tuồng ảo hóa. Chúng không thể nào tiếp tục giữ nguyên hình thái cho dù chỉ trong phút giây. Kẻ kiêng cử cái Ngày Lưỡi Đỏ là kẻ không hiểu đạo lý. " Nếu làm việc ác trong ngày tốt thì chỉ đưa đến chuyện gỡ thôi . Còn làm điều thiện trong ngày xúi quẫy, thường vẫn tạo được cơ duyên tốt đẹp". Kết quả hung kiết hay không là do hành vi thiện ác quyết định, không có ngày nào quyết định cho nó.
 

Đoạn 92 : Người tập bắn cung

Có người kia học bắn cung, mới cầm lấy hai mũi tên và ngắm đích. Khi vừa làm như thế thì thầy anh ta mới dạy : " Kẻ mới tập bắn, không cần đến hai mũi tên. Nếu ỷ y có mũi thứ hai thì khi bắn mũi thứ nhất sẽ sinh ra lơ đểnh. Mỗi lần bắn, phải nghĩ rằng mình không có quyền thất bại, làm sao để mũi tên độc nhất trúng đích cho bằng được ".
Chỉ cầm mỗi hai mũi tên, lại đứng trước mặt thầy nữa, anh không có ý định phí phạm một mũi nào cả. Thế nhưng dù chính anh không ý thức, ông thầy đã nhìn thấy cả việc anh có yên tâm hơn khi hình ảnh của hai mũi tên hiện ra trong trí. Lời dạy bảo này của ông thày có thể áp dụng cho mọi tình huống.
Người học Phật cũng thế. Mới chiều hôm nay đã nghĩ đến sáng hôm sau, giữa ban mai đã nghĩ về buổi chiều và trông đợi rằng đến lúc đó mình sẽ tập trung tinh thần trở lại và tu tập đàng hoàng. Người như vậy thì có thể nào ý thức rằng cái lơ đểnh chỉ nháy mắt đã đủ lọt vào nằm trong lòng mình hay không ? Cho nên một khi vừa quyết tâm làm một việc gì thì phải chuyển qua hành động ngay, được như thế là điều tuyệt vời.
 

Đoạn 93 : Người đi bán bò

Có kẻ kể rằng : Giả dụ một người đem bò đi bán. Người mua bảo : " Ngày mai tôi sẽ đem tiền mua bò đến để đổi lấy bò ! ". Thế nhưng tối hôm đó, con bò lăn ra chết. Trong trường hợp này, người mua được lợi và người bán bị thiệt.
Khi nghe chuyện đó, kẻ đứng bên cạnh lý sự: " Rõ ràng người chủ bò có thiệt thòi đấy nhưng một đằng, ông ta được mối lợi khác. Lý do là người và bò đều giống nhau ở một điểm : cả hai không biết hễ là có sinh mạng thì phải kề cận cái chết. Ở đây, không ngờ bò chết và cũng không ngờ chủ bò lại sống sót. Sự sống dù một ngày (của chủ bò) đáng giá hơn đống vàng. Giá trị của con bò còn nhẹ hơn chiếc lông ngỗng [502] . Người (chủ bò ý thức được bài học đó như) thu được đống vàng mà chỉ mất một xu teng thì thiệt thòi ở chỗ nào ? ". Nói đến đây, mọi người bèn cười nhạo : " Cứ theo lối lý sự của nhà anh thì phải mất con bò mới hiểu được giá trị của cuộc sống à ! ".
Người hồi nãy lại lên tiếng : "Điều tôi muốn nói là con người nếu ghét sự chết thì phải biết coi trọng mạng sống. Mỗi ngày phải thực sự cảm thấy niềm vui được sống ở đời. Kẻ ngu ngốc quên mất niềm vui ấy, hoài công đi tìm những thú vui khác. Quên mất mình đã có cái quí báu nhất, chính là mạng sống, lại tham lam chạy theo những mối lợi mới nhưng thử hỏi biết đến bao giờ anh ta mới thỏa mãn. Khi đang sống anh ta không biết hưởng cuộc sống, thế nhưng khi đối diện với cái chết, lại sợ nó. Có gì mâu thuẫn hơn không ? Con người không biết hưởng cuộc sống bởi vì không biết sợ cái chết. Không, không phải họ không sợ cái chết đâu !Đúng ra, họ quên mất cái chết ở sát bên mình. Nếu có một ai bảo rằng tâm trí mình đã vượt lên khỏi hình tướng của sự sống chết thì anh là người đã mở được cánh cửa để vào cõi giác ngộ vậy ".
Nghe thế, mọi người lại cười ồ lên nhạo anh ta nhiều hơn nữa [503] .
 

Đoạn 94 : Lúc quan Tướng Quốc Tokiwai lên sảnh đường

Lúc quan Tướng Quốc Tokiwai [504]   đang trên đường tới sảnh đường, viên vũ sĩ cấm vệ (tức đội hộ vệ thái thượng hoàng) có nhiệm vụ mang chiếu chỉ, khi đến gặp ngài lại xuống ngựa (để chào). Sau đó quan Tướng Quốc mới tâu lên : " Viên vũ sĩ họ Mỗ trong đội cấm vệ là kẻ trong người có mang chiếu chỉ mà lại xuống ngựa. Không thông hiểu nghi thức như thế, làm sao hắn ta có thể phục vụ lệnh bề trên được ".Nghe chuyện, thái thượng hoàng bèn bãi chức viên Mỗ [505] .
Trong trường hợp này, sứ giả phải ngồi trên ngựa mà nâng chiếu chỉ lên cho người kia xem. Xuống ngựa là vi phạm lễ tiết.
 

Đoạn 95 : Thắt nút giây nắp hộp

Khi hỏi một người rành rẽ về nghi thức :" Muốn cột giây chung quanh nắp hộp [506]  phải bắt đầu từ phía mặt hay phía trái ? " thì được trả lời : " Có thuyết cho rằng phải bắt đầu từ " trục " (phía tả), có thuyết cho rằng phải bắt đầu từ " bìa ngoài " (phía hữu) cho nên muốn cột từ phía nào trở đi cũng không sao. Đối với những cái hộp đựng thư từ, người ta thường cột từ tay mặt qua. Còn đối với những cái hộp đựng đồ vặt vãnh thì hay thấy người ta cột từ tay trái tới". [507]
 

Đoạn 96 : Giống cỏ tên gọi là Menamomi

Có giống cỏ tên gọi Menamomi. [508]  Người ta bảo khi bị rắn hổ mang cắn , lấy cỏ đó vò nát mà đắp lên sẽ lành ngay. Nếu biết cách nhận ra được thứ cỏ này trước thì tốt quá [509] .
 

Đoạn 97 : Vật sống bám theo

Lúc nào cũng có một vật nào đó sống bám theo một vật khác, làm tiêu hao và nguy hại cho vật đó. Chúng nhiều không kể xiết : chấy rận trên thân người, chuột trong nhà, giặc trong nước. Đối với những kẻ tiểu nhân, đó là của cải, đối với người quân tử, đó là điều nhân nghĩa [510] , đối với nhà tu, đó là đạo pháp [511] .
 

Đoạn 98 : Những lời dạy bậc cao hiền để lại

Ta có dịp đọc quyển sách nhan đề Ichigon Hôdan [512]  thì phải, thấy ghi chép lời của các bậc thánh hiền đáng kính còn để lại cho đời.Trong đó có những điều ta xin phép biểu lộ sự đồng tình và thuật ra đây :
1) Chuyện còn đang lưỡng lự giữa làm hay để đó không làm thì, nói gọn lại là chớ nên làm [513] .
2) Kẻ lo tụng niệm để vãng sinh cực lạc không nên sở hữu vật gì dù là một cái thạp đựng cám muối dưa. Từ việc trữ kinh sách cho đến cất tượng Phật để thờ, thảy thảy đều vô ích [514] .
3) Kẻ xa lánh trần tục nếu giữ được tấm lòng thảnh thơi dù không có một vật dụng nào là kẻ có lối sống cao cả nhất [515] .
4) Kẻ tu lâu năm phải sống như người mới đi tu, kẻ trí phải sống như kẻ ngu, kẻ giàu có phải sống như kẻ nghèo khó, người có tài năng phải sống như kẻ bất tài.
5) Mong muốn theo được con đường của Phật thì không có gì khác hơn là coi việc làm sao cho thân mình được nhàn hạ, không để chuyện thế gian bận tâm, như là cứu cánh duy nhất.
Sách đó còn viết nhiều chuyện khác nhưng ta không nhớ ra.
 

Đoạn 99 : Quan Tướng Quốc Horikawa

Quan Tướng Quốc Horikawa [516]  không những là người đẹp trai mà còn có cuộc sống sung túc, hay xa hoa phí phạm. Ngài đặt con mình là Mototoshi vào chức Tổng Chỉ Huy Lục Lượng Cảnh Bị và Hình Pháp nhưng trên thực tế (chỉ là danh hiệu), bao nhiêu công việc liên quan đến an ninh ngài quyết đoán hộ ông ta cả. Có một hôm, ngài nhận thấy cái tủ đồ sộ (đựng công văn) [517]   dùng trong nha quá xấu xí nên bảo con trai hạ lệnh đóng cái mới đẹp hơn. Tuy nhiên, bọn nha lại, vốn hiểu rõ về nghi thức và truyền thống, mới thưa rằng : " Chiếc tủ lớn này có tự đời thuở nào rồi. Không ai rõ nguồn gốc nhưng ít nhất nó cũng lâu đến mấy trăm năm. Đã là đồ vật ở chốn cửa công, truyền từ đời nọ đến đời kia, nếu càng xưa lại càng quí. Không nên thay đổi chúng một cách dễ dàng như vậy ". Nhờ đó, lệnh nói trên mới bị bãi bỏ [518] .
 

Đoạn 100 : Quan Tướng Quốc Koga

Quan Tướng Quốc Koga [519]  ngồi xơi nước trong một gian phòng trên điện Seiryô [520] . Lúc người thị nữ thuộc ty tạp dịch trong điện [5[521]  dâng nước cho ngài trong một cái chén bằng sành, ngài bèn phán : " Đem cho ta gáo gỗ [522] ! " và ngài uống nước bằng cái gáo.
 

Đoạn 101 : Người chuẩn bị lễ nhậm chức cho đại thần

Có người (bậc công khanh) chuyên lo chuẩn bị nghi thức nhậm chức cho các đại thần, không nhận lấy sắc phong từ tay của viên quan thuộc trung thư tỉnh [523]  mà lại bước lên điện Shishin [524] , (nơi hành lễ). Đây là một lỗi lầm lớn nhưng vì ông ta không thể quay xuống để tiếp nhận sắc phong được nữa nên hết sức khổ tâm. Lúc đó, chức quan lục phẩm thuộc phủ tướng quốc tên là Yasutsuna [525]  mới nhờ một nữ quan trùm áo choàng kazuki [526]  lên và đem sắc phong ngầm trao cho ông ta. Đây thật là một cách xử trí khéo léo [527] .
 

Đoạn 102 : Ngài Mitsutada, chức In no Dainagon đã xuất gia

Hồi ngài Mitsutada, chức In no Dainagon [528] , còn giữ trọng trách cử hành lễ Tsuina [529]  để trừ tà, có lần đến xin Hữu Đại Thần Tôin [530]  chỉ thị về nghi thức điều hành cuộc lễ. Ngài Tôin dạy : " Ông hãy hỏi thăm Matagorô [531]  . Theo ta, không có ai rành rẽ về việc công hơn chú ấy ! ".
Người tên gọi Matagorô là một bác cận vệ già, thành thạo mọi công vụ. Có lúc ngài Konoe [532]  đến dự một cuộc lễ lại quên mất tấm nệm trải xuống để quì gối, (còn đang lúng túng) mà đã gọi chức Geki [533]  tới. Nhân vì đôi khi già Matagorô hay châm đuốc ở ngoài vườn nên thoáng nghe được việc đó, mới thưa thầm: " Thay vì gọi chức Geki tới, sao ngài không cho đem tấm nệm để quì gối tới trước đã ? ".
 

Đoạn 103 : Ở điện Daikakuji

Ở điện Daikakuji [534] , những người hầu hạ thân cận bên cạnh thái thượng hoàng xuất gia hay đặt ra những câu đố rồi tìm lời giải đáp với nhau. Nhân lúc có viên ngự y tên Tadamori [535]  đến chầu, chức tham nghị cấp cao kiêm chức thị tùng thái thượng hoàng là ông Kin.akira [5[536]  mới đưa ra câu đố của mình : " Cái gì tên gọi Tadamori mà không phải là sản phẩm của nước ta ? ". Có người giải đáp : " Cái bình kiểu Tàu " (Karaheiji) [537] . Trong lúc cử tọa cười ầm lên, Tadamori nổi giận bỏ ra ngoài.
 

Đoạn 104: Ngôi nhà trọ hoang vu

Có ngôi nhà bỏ hoang vu, không ai lui tới [538] . Một người đàn bà chẳng còn nơi nương tựa, và vì một lý do gì đặc biệt phải xa lánh cặp mắt người đời, đang náu mình nơi ấy. Lại có người đàn ông định đi thăm nàng, mới đợi lúc một tối trăng liềm, lén lút tìm đến.Khi nghe tiếng chó sủa râm ran, người thị nữ bước ra cất tiếng hỏi : " Vị nào ở đâu đến vậy ? " nhưng (có lẽ người ấy muốn dấu tên nên cô ta) cứ thế thông báo cho nàng rồi đưa vào. Sau khi nhìn không khí tịch mịch trong nhà, lòng chàng đau đớn vì không hiểu nàng đã sống những ngày qua như thế nào. Đứng chờ bên hàng hiên cũ nát một hồi lâu, chàng nghe một giọng nói trầm tĩnh nhưng trẻ trung bảo mình : " Xin vào bên trong này cho ! " nên mới hé tấm liếp cửa (vì ít đón tiếp ai) đóng mở hơi khó khăn mà bước vào [539] .
 
 


Có người đàn ông muốn đến thăm một người đàn bà đang sống một mình (Đoạn 104).

Nhìn vào bên trong thì căn nhà không đến nỗi điêu tàn lắm. Lại còn có vẻ vô cùng thanh nhã. Tuy chỉ có ánh đèn chập chờn soi sâu trong góc phòng nhưng cũng thấy cách bày biện thật đẹp mắt. Một làn hương, không phải là loại hương mới được đốt lên vội vàng [540] , làm cho gian nhà như ngập tràn kỷ niệm. Người đàn bà bảo : " Đóng cửa khóa nẽo hộ ! Biết đâu trời mưa đấy ! Đẩy xe của khách vào trú dưới cổng nghe ! Nhớ dọn chỗ cho những người tùy tùng nghỉ tối nay nữa!" [541]   và tiếng người thị nữ thì thào : " Tối ngay coi bộ chúng mình yên tâm ngủ ngon giấc được rồi đấy nhé ! " [542] . Tuy tiếng nói nhẹ nhàng nhưng vì gian nhà quá nhỏ bé cho nên cũng đủ lọt vào tai chàng [543] .
Thế rồi, hai người âu yếm kể lễ cho nhau tình cảnh của họ những lúc gần đây, và tuy trời hãy còn tối, tiếng gà đầu tiên đã cất lên. Trong lúc hai bên giãi bày hết cả tấm lòng với nhau về quá khứ, bàn bạc những chuyện tương lai thì gà đã gáy rộ lên một lần nữa, như nhắc với họ là đêm đã tàn rồi [544] . Tuy vậy cảnh vật chung quanh hãy còn tờ mờ và vì không gì cấp thiết để phải rời nhau nên họ ráng nán thêm chút nữa. Chẳng bao lâu, vài tia ánh sáng trắng đã len vào khe cửa và đã đến lúc người đàn ông phải hứa rằng chàng không sẽ bao giờ quên tấm tình yêu với nàng [545] , rồi ra đi. Qua màu xanh mướt mắt của những ngọn cây trong vườn lúc đó trải rộng bầu trời tháng tư với cảnh sắc một buổi bình minh.
Mỗi khi nghĩ đến cái đẹp và niềm vui chàng tìm được qua kỷ niệm của buổi mai hôm ấy, người đàn ông kia, mỗi khi rong xe đi ngang con đường trước nhà nàng, đều nhìn dõi cho đến khi bóng cây quế [546]  đánh dấu ngôi nhà mất hút. Bây giờ chàng hãy còn nhìn theo như vậy [547] .
 

Đoạn 105:  Tuyết tàn còn đọng bên tường bắc

Ở phía bắc, khuất dưới bóng ngôi nhà, tuyết tàn [548]  hãy còn đọng, đông cứng. Trên mấy cái càng của chiếc xe bò [[549]  dựng ở đấy, sương khuya đọng lấp lánh vì phản chiếu ánh sáng trong vắt của vầng trăng tàn về sáng cũng vương chút âm khí lạnh lẽo. Trước khung cảnh như thế, trên hành lang của gian phòng thờ Phật vắng lặng, có một người đàn ông nghi biểu khác vời đang cùng với một người đàn bà ngồi trên ngạch cửa nói chuyện với nhau. Không biết họ nói những gì nhưng câu chuyện tưởng chừng không biết bao giờ mới dứt.
Đầu tóc dung mạo cả hai xem ra đều thật trang nhã [550] . Thoảng đâu đây một mùi hương thơm không tả nổi nương theo luồng gió tỏa ra nên càng thêm quyến rũ [[551] . Những gì họ nói nghe chỉ câu dược câu mất nhưng dễ thương, lôi cuốn làm sao khiến mình cũng đâm ra muốn biết họ đang nói những gì [552] .
 

Đoạn 106: Truyện cao tăng Shôkuu núi Kôya

Đó là câu chuyện hôm ngài Shôkuu [553] , cao tăng trên núi Kôya [554] , có việc lên kinh đô. Trên con đường núi hẹp, tình cờ ngài chạm phải một người đàn bà cũng cưỡi ngựa như mình. Không biết người dắt ngựa cho bà ta điều khiển vụng về thế nào mà làm con ngựa nhà sư rơi lọt hố.
Nhà sư vốn là người mau nổi nóng, mới lên tiếng trách móc : "Cái bà này sao hỗn thế. Nên biết nhà Phật có tứ bộ chúng tức bốn bậc đệ tử !Ưu bà di (nữ) phải ở dưới ưu bà tắc (nam) , ưu bà tắc ở dưới tì khưu ni (nữ), còn tì khưu ni phải ở dưới tì khưu (nam) kia mà. Bà chỉ là hạng ưu bà di thấp kém lại dám đá tì khưu lọt hố như thế là đã làm chuyện cực ác trước giờ chưa có đấy nghe ! ".
Người đàn ông dắt ngựa cho bà ta lúc đó mói bảo : " Ông thầy này nói gì lạ hoắc. Nghe chẳng hiểu đâu vào đâu !". Ngài Shôkuu càng thêm hùng hổ, hung hăng : "Nói gì hở chú kia ? Người gì mà chưa đi tu bao giờ, một chữ bẻ đôi cũng không biết [555] ! ". Nói xong, ngài mới thấy mình lỡ lời ăn nói vô lối, hốt hoảng rẽ ngựa ra hướng khác, phóng như chạy trốn.
Nếu có ai hiểu được nghĩa lý của câu nói sẽ thấy những lời trách mắng của ngài thật đáng nễ [556] .
 

Đoạn 107:  Trả lời câu hỏi của đàn bà

Khi được các bà dọ hỏi điều gì, thật ít thấy đấng nam nhi nào đủ thông minh để có thể trả lời một câu nghe được. Thời thái thượng hoàng Kameyama [557] , bọn nữ quan tinh quái ma mãnh mỗi lần thấy mấy ông quan trẻ vào chầu trong nội, hay hỏi những câu kiểu như: " Thế năm nay, ông đã nghe tiếng cuốc (đầu mùa) chưa nhỉ ? " [558]  để xem tài đối đáp của các vị ấy đến đâu. Có ông quan Dainagon (tham nghị cấp cao) họ Mỗ nọ đã trả lời : " Bẩm thân phận thấp hèn như tôi thì sao có thể nghe được ạ ! ". Còn quan nội đại thần Horikawa thì đáp : " Hình như tôi đã có lần nghe ở Iwakura. [559]  ". Các nữ quan bình luận với nhau : " Câu trả lời của ông này còn nghe được chứ kiểu xưng hô " thân phận thấp hèn " của ông kia thật khó lọt tai!".
Hầu như tất cả những người đàn ông đều được nuôi nấng dạy dỗ làm sao để tránh khỏi bị đàn bà chê cười. Có người kể rằng : " Ngài đại thần ở chùa Jôdo [560] , nguyên giữ chức kanpaku (chuyên việc thưa bẩm với vua), lúc nhỏ đã được hoàng thái hậu Ankimon.in [561]  dạy dỗ rèn cặp nên biết đối đáp lanh lợi ". Ngài tả đại thần Yamashina [562]  thì nói : "Khi bọn thị nữ hầu hạ có mặt là mình đủ đã ngượng chín và bắt buộc phải giử ý ". Nếu cõi đời này không có mấy bà thì cách đội mũ hay mặc quần áo (của đàn ông chúng ta) thế nào cũng xong thôi, chẳng cần phải tề chỉnh làm gì.
Ta cứ ngỡ hạng đàn bà hiếp đáp đàn ông được như thế là thứ giỏi giang lắm, thật ra họ chỉ là những kẻ tính tình lươn lẹo, coi mình bằng trời, đầy lòng tham và không biết một chút lý lẽ. Họ chỉ để mặc cho lòng mê lầm dẫn lối, ăn nói tuy có vẻ khéo léo tinh vi nhưng khốn thay, khi bị người ta đặt những câu hỏi tầm thường cũng không có lấy câu trả lời đáng lọt tai. Khi ta đang tưởng họ sẽ lễ phép ngồi im thì thoắt cái họ đã mở miệng nói lung tung, ngay cả những gì chẳng ai hỏi tới. Cái khéo léo thêu dệt bề ngoài của họ tưởng chừng đánh lừa được trí thông minh của đàn ông nhưng họ quên rằng không có gì che dấu nổi sự thật. Đàn bà thật là giống không thực thà và chẳng biết nghĩ đến nơi đến chốn. Thật là khó chịu khi phải uốn lưng để chìu theo ý các bà. Có bà nào xứng đáng được ta thần phục như thế không ? Cho dầu có một người đàn bà thông minh hiền đức xuất hiện trên đời thì người đó cũng chỉ là kẻ khó gần gũi và thân mật được. Chỉ có anh đàn ông khi mê mệt đàn bà và đánh mất lý tính thì mới thấy đàn bà là đáng yêu và thanh nhã [563] .
 

Đoạn 108: Không ai biết nuối tiếc thời gian

Không thấy ai tỏ ra nuối tiếc từng khoảnh khắc ngắn ngủi trôi qua [564] . Chẳng lẽ vì mọi người đều đã ý thức điều đó, hoặc giả họ ngu ngốc đến nỗi không biết tiếc thời khắc. Nếu cần nhắn nhủ một lời cho những ai ngu si chểnh mãng như thế, ta chỉ xin thưa rằng đúng là một đồng xu không có nghĩa lý gì nhưng khi tập hợp và chồng chất chúng lên nhau thì anh nhà nghèo cũng trở thành giàu có. Vì vậy người đi buôn mới cắc củm từng đồng bạc một.
Sát na là một đơn vị thời gian quá nhỏ nhoi thế nhưng cứ để nó thi nhau kéo tới thì cái giờ chết cũng chẳng mấy chốc đã đến bên lưng ta. Do đó, người tu tập theo còn đường của Đức Phật không có quyền tiếc nuối ngày tháng xa xôi tận đâu đâu mà phải biết quí trọng cái giây phút đang oan uổng trôi qua trước mắt. Ví dụ như có ai đó đến với ta và cho biết ngày mai ta sẽ tới số, thử hỏi hôm nay cho đến khi nắng tắt, ta sẽ mong đợi những gì và sẽ hành động như thế nào ?
Cái ngày chúng ta đang sống so với cái ngày ta hết số đó thực chất chẳng khác gì nhau. Hôm nào ta cũng ăn, cũng uống, cũng bài tiết, cũng ngủ nghỉ, cũng nói năng, cũng đi lại, nghĩa là ta mất nhiều thì giờ để làm những việc chẳng đặng đừng. Thời giờ gọi là nhàn hạ không có là bao mà ta lại đem phung phí để làm những chuyện không đáng làm, nói những câu không đáng nói, nghĩ những điều không đáng nghĩ. Trọn ngày trọn tháng rồi trọn đời phí phạm thời gian như thế thì hỏi thử còn có gì ngu ngốc hơn chăng ?
Tạ Linh Vận [565]  là người từng có công đức hiệu đính bản dịch bộ kinh Pháp Hoa [566]  nhưng vì lòng còn nhiều dục vọng [567]   nên bị ngài Huệ Viễn [568]  không cho dự phần vào nhóm Bạch Liên Xã [569] . Nhất định những ai không biết giá trị của thời gian đều đáng bị xem là người đã đánh mất đi ý nghĩa của cuộc sống, là người coi như chết rồi. Tiếc thời gian (sử dụng thời gian một cách tích cực), hỏi để làm gì ? Xin thưa, đó là để lòng mình không vướng bận điều lo nghĩ vớ vẫn, chung quanh mình khỏi xảy ra chuyện thế sự lăng nhăng, khi muốn (tập trung tinh thần) thôi làm việc ác thì dứt được liền việc ác, còn muốn làm điều thiện thì làm được ngay điều thiện [570] .
 

Đoạn 109: Người rành nghề leo cây

Có người nổi tiếng là vua leo cây [571] . Ông ta thường làm công việc chỉ dẫn người khác leo lên những cây thật cao để chặt nhánh trên ngọn. Khi người leo đang ở đoạn tưởng chừng nguy hiểm, chẳng nghe ông ta nói gì. Đến khi anh ta tụt xuống đến chỗ cao cỡ ngang mái nhà, ông ấy mới bắt đầu lên tiếng : " Xuống cho khéo nhé. Đừng để ngã bị thương ! ". Ta bèn hỏi thăm : "Đã tụt xuống chỗ thấp như thế này thì chỉ cần nhảy phóc một cái là chạm đất. Vì cớ gì lúc ấy ông lại khuyên anh ta phải thế này thế nọ ? ". Ông mới giải thích : "Vâng, quan trọng là ở điểm đó. Ở độ cao thấy hoa cả mắt, lúc ngỡ là cành có thể gãy lúc nào không biết, người leo cây hết sức chú ý nên mình không cần phải khuyên lơn gì cả. Người ta hay bị thương lúc xuống chỗ thấp và nghĩ là an toàn rồi ".
Ông giỏi nghề leo cây kia chỉ là kẻ địa vị thấp hèn nhưng lời nói sao chẳng khác điều các bậc thánh hiền dạy dỗ [572] . Đá cầu [573] nghe đâu cũng vậy. Người đá cầu khi đã tập trung tinh thần đá được quả cầu khỏi nơi khó khăn rồi thì lại yên trí và đâm ra lơ đểnh, thế nào cũng để cầu rơi xuống đất.
 

Đoạn 110: Người giỏi chơi cờ song lục [574]

Khi hỏi thăm một người nổi tiếng sành chơi cờ song lục (sugoroku) thế nào là bí quyết để đánh cho giỏi thì ông ta giảng : " Đánh mà nghĩ rằng mình đánh để thắng là không được. Phải đánh để đừng thua. Suy nghĩ đánh quân nào sẽ bị thua nhanh và tránh đi nước ấy. Cứ chọn cách đi quân nào làm mình chậm thua thêm một ô mà đánh là tốt [575]  ".
Rõ ràng là người đạt đạo trong lãnh vực này. Lời nói của ông còn có thể áp dụng cả vào việc tu thân, trị quốc nữa.

HẾT PHẦN HAI (ĐOẠN 47 ĐẾN 110)

[326] - Ngôi chùa cổ nổi tiếng linh thiêng xây khoảng năm 798 (có thuyết khác là vào năm 805) ở Kyôto thờ Thập Nhị Diện Thiên Thủ Quan Âm. Được mọi giới từ quí tộc đến bần dân tôn sùng.
[327] - Thần chú để giải hạn trừ tai, nguồn gốc không rõ. Theo S.M., có thuyết của nhà dân tộc học Yanagita Kunio cho rằng nguyên nó là Kusohame 糞喰め, một tiếng chữi tục. Tuy nhiên, nó tương tự với những câu chúc "God bless you" hay "A vos souhaits" ở Tây Phương cho ai đang hắt xì hơi.
[328] - Kushami. Chữ này gần giống Kusame nên dễ gây liên tưởng cho bà ni sư vú già.
[329] - Để chỉ Enryakuji (Diên Lịch Tự), ngôi chùa chính trên ngọn Hieizan, núi thiêng của Phật giáo Nhật Bản. Nơi này dành để dạy dỗ, đào tạo con cái quí tộc. Chùa cấm đàn bà lai vãng.
[330] - Mới đọc thì thấy bà già ngớ ngẩn, làm chuyện buồn cười. Đọc kỹ mới thấm thía cái tình thương và sự tận tụy của một người nhũ mẫu dành cho cậu chủ trẻ, lẽ sống duy nhất của bà trong những ngày xế bóng, mà bà không còn được ở bên cạnh hầu hạ chăm nom (vì chùa cấm các bà). Kenkô đã khéo miêu tả tâm sự đó qua câu chuyện giản dị, ngắn gọn (theo S.M.).Trong lịch sử Nhật Bản có nhiều bà nhũ mẫu tận tụy như thế, có khi quên cả con ruột. Nổi tiếng nhất là bà Fuku (Kasuga no Tsubone, 1579-1643) nhũ mẫu của Tướng Quân Tokugawa Iemitsu.
[331] - Mitsuchika no Kyô, cách đọc tôn xưng tên của đại thần Fujiwara no Mitsuchika (Đằng Nguyên, Quang Thân, 1176-1221), một công khanh gương mẫu, sủng thần của Thiên Hoàng Go Toba. Ông chịu trách nhiệm lãnh đạo cuộc đảo chánh chống Mạc Phủ trung hưng vương thất năm Jôkyuu thứ 3 (1221) nên bị xử trảm dù trên thực tế ông đã thuyết phục thái thượng hoàng đừng mưu sự nhưng không được nghe theo (theo D.K.). Thọ 46 tuổi. Thái thượng hoàng thì bị đi đày ra đảo Oki (ngoài khơi tỉnh Shimane ngày nay).
[332] - Có thuyết cho rằng nhân vật liên quan đến câu chuyện này là một người khác (Fujiwara no Naganobu) chứ không phải Mitsuchika.
[333] - Xem chú đoạn 22.
[334] - Ý nói Kaya no in (Cao Dương Viện) nơi thiên hoàng Go Toba (trị vì 1183-1198) sau khi nhường ngôi, lui về để lo giật giây chính trị bên trong.
[335] - Có người, theo D.K. hiểu là "Ai mà ăn đồ ông ấy bỏ mứa!".
[336] - Thái thượng hoàng Go-Toba có vẻ hiểu giá trị và kính trọng người bề tôi thân cận này. Ông Mitsuchika vượt khỏi nghi lễ thông thường nhưng có thể là, theo S.M., một người quá bận bịu công việc?
[337] - Tức sách "Mười nguyên nhân để được vãng sinh" (Vãng Sinh Thập Nhân), thánh điển phái Tịnh Độ, do tăng Yôgan (Vĩnh Quán, 1033-1111), tu ở Thiền Lâm Tự (chùa Zenrin) thuộc nội thành Kyôto, trứ tác. Giai thoại này cũng từng được thấy trong nhiều sách khác như Phát Tâm Tập, Bảo Vật Tập, Tư Tụ Bách Nhân Duyên Tập. Theo sách Vãng Sinh Thập Nhân Tư Ký, người trong truyện là một nhà tu đạo đức tên Ryôe (Liễu Huệ), sống gần chùa Ninna (S.M.)
[338] - Nguyên văn: "Kim hữu hỏa cấp sự. Ký bức như đán mộ".
[339] - Tức tăng Tâm Giới, tục danh Munechika (Tông Thân) con nuôi của tướng Taira no Munemori (Bình, Tông Thịnh), không rõ năm sinh năm mất. Trước là quan trấn thủ vùng Awa trên đảo Shikoku. Sau khi họ Taira thua trận Yashima, ông bỏ mọi người lên núi Kôya tu, sau vân du khắp nơi.
[340] - Niên hiệu Ứng Trường đời Thiên Hoàng Hanazono. Lúc ấy Kenkô trên dưới ba mươi tuổi.
[341] - Có chuyện một người đàn bà hóa quỉ được thu thập lại trong một quyển truyện răn đời Phật giáo nhan đề "Bạn nhàn cư" Kankyo no Tomo (Nhàn Cư Hữu, 1221). Tuy nhiên, theo Kenkô, liên quan đến đoạn này, tất cả lời đồn đại về nữ quỉ đều dựng ra từ trí tưởng tượng của người ta.
[342] - Khu vực ngày xưa thuộc ngoại thành Kyôto.
[343] - Ngôi chùa của một chi nhánh họ Fujiwara.
[344] - Cung điện dưới chân ngọn núi Kameyama do Thiên Hoàng Go-Saga (1220-72) ra lệnh kiến tạo hồi năm Kenchô (1249-56). Thiên hoàng Kameyama (1249-1305) cũng ngự ở đây. Khuôn viên rất rộng lớn, giáp sông Ôi, cảnh trí đẹp đẽ. Sau trở thành hoang phế. Vị thiên hoàng được nói đến trong điện này không rõ là thiên hoàng Go-Saga hay Kameyama (D.K.).
[345] - Thuộc khu vực phía tây Kyôto, bên cạnh vùng Arashiyama.
[346] - Làng phía nam Kyôto bên cạnh hồ Biwa, nổi tiếng về nghề làm guồng nước.
[347] -   Trong Tsurezure-gusa, Kenkô hay ca tụng những kẻ thạo nghề. Đây là đoạn đầu tiên. Chú ý là ông có bảo "chu cấp tiền nong hậu hĩ" chứng tỏ, theo ý ông, kẻ thạo việc mới đáng đồng tiền bát gạo. S.M. tự hỏi không lẽ Kenkô đã hiểu nguyên lý kinh tế thị trường?
[348] -  Có một thời Ken kô sống gần chùa Ninna nên ông có cả một mớ chuyện về các nhà sư ở đó, kể cả chuyện nhà sư thành tâm nhưng khờ khạo này.
[349] - Một ngôi chùa lớn, có ý nghĩa lịch sử, của phái Chân Ngôn, được hoàn thành ở tây bắc Kyôto vào niên hiệu Ninna (888) dưới đời Thiên Hoàng Uda.Thiên Hoàng từng ra đấy tu, sau bổ nhiệm các hoàng tử nối tiếp trụ trì.
[350] - Đền trấn sơn trên ngọn Otokoyama ở phia nam Kyôto. Tên đầy đủ là Iwashimizu Yawata hay Iwashimizu Yahata. Đền này thờ thần chiến tranh (thần cung tên) Hachiman có liên quan đến dòng họ Minamoto (Genji) và là một đền thần đạo có tầm cỡ quan trọng toàn quốc chẳng kém đền Ise và Kamo.
[351] - Thời đó, viếng đền Iwashimizu người ta thường đi thuyền cho đỡ mệt. Lội bộ khổ nhọc hơn, chứng tỏ nhà sư này có lòng thành.
[352] -  Hai đền chùa phụ thuộc dưới chân núi nhưng không phải là đền chính mà nhà sư muốn thăm vốn ở trên núi.
[353] - Để thành sư (ở lứa tuổi từ 17 đến 19), chú tiểu này phải gọt tóc hoàn toàn.
[354] - Trong câu chuyện này, Kenkô đặc biệt ta thán sự suy đồi trong kỹ cương của một ngôi chùa lớn và có truyền thống như Ninnaji khi các nhà sư say sưa và hát hỏng. Các tranh mộc bản liên quan tới đoạn này thường khắc thêm bên cạnh những bài thơ dâm tình.
[355] - Mới vừa vui nhộn, hoạt kê đó mà thoắt cái đã trở thành thảm cảnh cười ra nước mắt. Kenkô muốn chứng minh là "cực lạc sinh bi"? "Xúm xít đầu giường" muốn nhấn mạnh là tình trạng đã đến chỗ tuyệt vọng.
[356] - Tuy thuộc khu vực chùa Ninna nhưng đây gọi là Omuro hay ngự thất để tỏ lòng tôn kính việc Thiên Hoàng Uda từng ra đó tu.
[357] - Chắc đây là một cậu công tử con nhà nào đó. Sự mến mộ của các tăng nhân này, theo S.M., không được ngay thực hồn nhiên cho lắm. Các chùa chiền thời trung cổ Nhật Bản chứng kiến nhiều cảnh phong hóa suy đồi, đặc biệt là chuyện đồng tính luyến ái giữa nam giới (danshoku).
[358] - Cần chú ý là những người gọi là asobi-hôshi có thể là những tăng lữ chuyên múa hát, nhưng ở đây, ám chỉ những người chỉ mượn áo tăng chứ không phải là tăng sĩ thật.
[359] - Vùng có ba quả đồi bên cạnh chùa Ninna. Cuối đời Kenkô về sống ẩn dật ở đấy. Dưới chân núi hãy còn bia mộ của chính ông.
[360] - Theo ý thơ Bạch Cư Dị trong Bạch Thị Văn Tập được dẫn ra trong thi tuyển Wakan Ryôei-shuu: Lâm gian noãn tửu thiêu hồng diệp. Thạch thượng đề thi tảo lục đài. (Đốt lá giữa rừng hâm nậm rượu. Quét rêu trên đá thảo vần thơ).
[361] - Phương pháp bí truyền với thần chú và ấn quyết của phái Shingon (Chân Ngôn) chùa Ninna. Khai tổ của phái ấy là tăng Kuukai (Không Hải, 774-835) đã tu học ở Trung Quốc.
[362] - Cũng có thể là người (phụ nữ) ngày đêm khắng khít không rời thấy trong đoạn 37.
[363] - Theo C.G., Kenkô muốn châm biếm thói quen của một số nhà thơ thường vẽ vời hoa hòe hoa sói chung quanh hoàn cảnh sáng tác của nó trong khi chính bài thơ tự thể chẳng có giá trị văn chương gì. Những người đó chắc đã bắt chước kiểu trình bày của Truyện Ise, trong đó, trước mỗi bài thơ đều có lời giải thích về nguyên lai của nó.
[364] - Xin xem thêm đoạn 79 : Đừng tỏ ra ta đây rành rẽ.
[365] - Dường như Kenkô phản đối việc chỉ dựa vào cái tâm cầu đạo để tu Phật. Ông chống lại mọi hình thức thỏa hiệp. Có lẽ ông cho rằng phải cắt mọi liên lạc với cõi tục thì mới tiến lại gần với đạo được. Sống ở cõi tục mà cầu đạo như Duy Ma Cật, Bạch Lạc Thiên hay Vương Khang Cư (Đại ẩn tại triều thị, Tiểu ẩn nhập sơn khâu, Văn Tuyển) là một chuyện không dễ dàng tí nào.
[366] - Duyên là cái nguyên nhân đã tạo ra kết quả. Nếu nhân trực tiếp thì duyên gián tiếp gây ra cái quả. Xin xem thêm đoạn 75, trong đó sinh hoạt, nhân sự, kỹ năng, học vấn...là những cái duyên được nhắc đến.
[367] - Thơ Trương Hoa: Ẩn sĩ thác sơn lâm. Độn thế dĩ bảo chân. (Người ở ẩn gữi thân nơi rừng núi. Lánh đời giữ được lòng chân thật)
[368] - Kinh Pháp Hoa, Tỉ Dụ Phẩm: Chư khổ sở nhân. Tham dục vi bản.(Mọi cái khổ đều có nguồn gốc. Tham lam là nguyên nhân lớn nhất)
[369] - Xem Cảm Nghĩ Trong Am, đoạn 11: "Cũng có lần ta lên kinh đô, hỗ thẹn về hình dáng ông sư khất thực của mình" (Kamo no Chômei).

[407][408]
[370] - Tuy cho rằng phải xa lánh thế tục để cầu đạo nhưng Kenkô cho rằng muốn sống ẩn dật cũng phải tích cực và cố gắng vì người ở ẩn cũng là con người với những đòi hỏi vật chất của nó. Do đó, ta thấy ông từ chối cả hai quan điểm cực đoan (S.M.).
[371] - Làm người là được một cơ hội qui hiếm để tiến về cõi vãng sanh cực lạc nên phải tận dụng.
[372] - Nguyên văn: đạo bồ đề.
[373] - Kinh Niết Bàn, chương 16: Thân tuy đại phu. Hành đồng súc sinh (Thân tuy là người. Hành động thú vật).
[374] - Đoạn này cũng như đoạn 49, phủ nhận thái độ lần khân của con người trước sự cấp bách của việc tu hành.
[375] - Chân Thừa Viện chùa Nhân Hòa, có nhiều quí tộc đến tu.
[376] - Thịnh Thân tăng đô, tiểu truyện không rõ. Tăng đô (Sôzu), chỉ đứng sau tăng chính (Sôjô), là cấp bậc cao nhất của một tông phái.
[377] - Còn gọi là oya-imo (một loại khoai môn, khoai sọ), không có vị ngọt, người Nhật hay ăn vào dịp Tết.
[378] - Làm liên tưởng đến cô tiểu thư chỉ thích ăn hạt dẻ trong đoạn 40.
[379] - Đơn vị tiền đồng (zeni). Cứ 1.000 mon (văn) thì thành một kan (quan). Thời đó, giá chính thức một thạch gạo (hộc gạo, 180 lít) chỉ có một kan. Tăng Jôshin dùng cả món tiền 200 quan thầy cho và 100 quan tiền bán thiền phòng để ăn khoai thì biết ông ăn nhiều như thế nào. (S.M.)
[380] - Về chuyện tiêu lớn cho một món nào đó thì Tống Thư Ẩn Dật Truyện có chép việc Đào Uyên Minh được Nhan Diên Chi cho hai mươi vạn tiền, dùng cả vào việc uống rượu (dẫn từ Bansaishô tức Bàn Trai Sao, của nhà quốc học Katô Bansai, 1661).
[381] - Một cái tên không rõ nghĩa, có thể được tạo ra bằng cách ghép hai âm shiro và ruri, trắng hếu và trơn láng như vỏ dưa.
[382] - Nhất định Jôshin là mẫu người có cá tính (kusemono) nhưng không hiểu Kenkô có định đem so sánh nhà sư bất cần đời này với mẩu người lý tưởng "vượt được khỏi điều hiền, ngu, được, mất" mà ông đã nói đến trong đoạn 38 chăng?"
[383] - Trong Truyện Heike (chương 3), nhân bàn về cảnh Hoàng Hậu Tokushi sinh Thiên Hoàng Antoku, có cho biết nếu sinh hoàng tử thì ném niêu đất về hướng nam, nếu sinh công chúa thì ném niêu đất về hướng bắc. Tục đó gọi là koshiki-otoshi. Phải chăng vì chữ koshiki (niêu đất dùng để thổi cơm hay hấp thức ăn) có âm koshi (phần hông và mông của cơ thể) nên được dùng làm bùa giải nạn?.
[384] - Atozan (hậu sản): thời gian nhau rớt (ena) được đẩy ra khỏi thân thể người mẹ.
[385] - Có thể là Ôharano nay thuộc về khu Sakyô trong thành phố Kyôto. Ôhara có thể viết bằng hai chữ Hán khác nhau: Đại Nguyên (Cánh Đồng Lớn) hay Đại Phúc (Bụng Chửa).
[386] - Tranh dân gian có những mảnh niêu đất vỡ đã được thái thượng hoàng Go-Shirakawa thu thập và giữ ở một nơi tên gọi Rengeô.in Hôzô (Liên Hoa Vương Viện Bảo Tàng). Go-Shirakawa là một người yêu chuộng nghệ thuật dân gian, đã sưu tập dân ca đầu đường xó chợ trong tập Ryôjin Hishô (xem chú thích ở đoạn 14).
[387] - Diên Chính Môn Viện, tên cúng cơm là công chúa Esshi (Duyệt Tử, 1229-1332). Đi tu năm 1284. Một nữ quan theo hầu bà, tên là Enseimon.in Ichijô, có một mối tình với Kenkô.
[388] - Tức Thiên Hoàng Go-Saga, cha bà Enseimon.in, lúc này đã thoái vị nhưng vẫn bận bịu đa đoan, ít gặp con cái. Bà phải viết bài thơ này truớc năm bà 14 tuổi tức năm Go-Saga băng. Thiên Hoàng sinh bà lúc ông đã 40.
[389] - Chữ có hai nét こchữ giống sừng bòい chữ thẳngし chữ cong vòng く hợp lại thành chữ (こいしく ko-i-shi-ku) có nghĩa là nhớ thương. Tuy nhiên, chữ kimi ở đây có nghĩa tôn kính như "quân vương", "thiên hoàng", "ngài" chứ không phải "cha", "bố".
[390] - Cuộc lễ cử hành ở viện Shingon trong cung từ ngày thứ tám trong tháng giêng và kéo dài một tuần lễ. Chữ Hán viết là Hậu Thất Nhật, một nghi thức mật giáo của phái Shingon (Chân Ngôn), có lập đàn, đọc kinh, bắt quyết. Mục đích đa dạng (trừ tai, tăng ích, kính ái, hàng phục). Người chủ tế (Ajari) phải là tăng sĩ có địa vị cao nhất của chùa Tôji.
[391] - Không thỏa đáng vì trong những nghi thức thiêng liêng đã có cái trần tục dính vào.
[392] - Loại xe bò của giới thượng lưu ở trước rèm thường kết ở tả, hữu, trung ương... những sợi giây da nhuộm màu, hoặc bảy, hoặc năm hoặc bốn sợi.
[393] - Đó là các gia đình quan chức lớn cỡ nhiếp chính, quan bạch, thái chính đại thần như họ Fujiwara, Konoe, Kujô, Ichijô, Takatsukasa, Koga, Saionji. Thời của Kenkô, những qui luật này còn được theo dõi kỹ lưỡng. Tuy nhiên khi có sự không rõ ràng về cách dùng xe như ở đây, ta thấy trật tự của thời đại đã có phần nào biến đổi.
[394] - Đoạn 65 này (mũ mãng) và đoạn 64 (xe cộ) có liên quan với nhau. Tác giả xúc động vì mũ mãng xe cộ là những cái không cần chạy theo thời thượng mà đã thay đổi. Làm ta nhớ thơ Đổ Phủ (Thu Hứng bát thủ) từng có câu: Văn vũ y quan dị tích thì (Áo mão các quan văn võ nay đã khác thời xưa). Tuy nhiên ông không giải thích tại sao các ông quan không sắm hộp mũ (kaburi-oke) mới mà chỉ nới vè hai bên hộp cũ.
[395] - Chức quan dành cho quyền thần, mọi chính vụ phải bẩm báo qua người đó mới đến tai vua. Bắt đầu có ở Nhật từ đời Heian, khoảng năm 884. Xuất xứ từ Hán Thư, Hoắc Quang Truyện: Chư sự giai tiên quan bạch Quang, nhiên hậu tấu ngự thiên tử. Quan bạch có nghĩa "thưa gữi".
[396] - Ông tên thật là Fujiwara Iehira (Đằng Nguyên, Gia Bình, 1282-1324), làm chức Kanpaku năm 1313, mất năm 1324, lúc 43 tuổi. Okamoto là vùng đất đông bắc Kyoto, nơi ông có dinh.
[397] - Nguyên văn là tori (chim). Tuy nhiên qui ước trong cổ văn Nhật là khi chỉ nói chim không thôi, phải hiểu là chim trĩ, một món ăn thông dụng thời đó cũng như gà bây giờ.
[398] - Một cận vệ (zuijin) trong phủ Konoe (quân cấm binh) đã làm việc từ đời cha của Kanpaku Okamoto. Thời đó, trong đám cận vệ có nhiều người có sở trường về một môn đặc biệt.
[399] - Takekatsu trả lời đại thần Okamoto là ông không biết gì hết nhưng qua đoạn văn sau đây, ta thấy ông biết rất nhiều tập tục nghi lễ trong cung liên quan đến việc săn mồi bằng chim ưng. Thành thạo như vậy nên ông không chịu nghe lệnh chủ sai gắn chim lên một cành hoa, một chuyện mà ông xem là trái với thường thức.
[400] - Shaku ( xích) khoảng 30cm. Như vậy cành cây hơi dài.
[401] - 1,5cm.
[402] - D.K. dịch là "Có khi gắn bằng thân chim lên cành, có khi lại gắn bằng chân chim" nhưng như thế e không ổn.
[403] - Nguyên văn hiuchi-ba (D.K.: false wind), một từ kỹ thuật khó hiểu. Có thể là cái mấu để gắn "cánh thật" (real wind). C.G. cho rằng đó là những cái lông dài nhất trên lưng chim (les plus longues plumes dorsales).
[404] - "Sơ tuyết tham bái" là một nghi lễ mà quần thần phải làm hằng năm.
[405] - Thường vật vua ban vào dịp này là áo xống.
[406] - Văn từ đoạn này tuy không được dễ hiểu cho lắm nhưng đã cho ta thấy hình ảnh rất đẹp của văn hóa quí tộc Nhật Bản thời trung cổ.
[407] - Tập truyện thơ đời Heian, không rõ ai viết. Gồm 125 đoạn, tập trung vào chủ đề tình yêu nam nữ. Đoạn 98: Wa ga tanomu / kimi ga tame ni to / oru hana wa / tokishimo wakanu / mono nizo arikeri (Ý nói: Tôi bẻ một cành hoa cho người tôi tôn quí, trông cậy, nhưng hoa kia không biết đến thời tiết, lúc nào cũng nở ) (S.M.).
[408] - Takekatsu chỉ đưa ra câu chuyện nhưng không thấy giải thích.
[409] - Đền thượng Kamo có tất cả 16 phân nhánh,
[410] - Iwamoto ở tả ngạn sông Nara no Ogawa trên một kè đá (iwa).
[411] - Chánh điện của đền Hashimoto ở bên một chiềc cầu (hashi) cạnh sông Mitarashi.
[412] - Nguyên Kamo có hai đền: thượng và hạ. Đây là truyện về đền thượng.
[413] - Fujiwara no Satekata, cũng là một thi nhân, từng làm chức trấn thủ vùng Mutsu. Không rõ liên quan thế nào đến đền Hashimoto. Chết năm 994 trên đường đi đày trên miền bắc vì bị Thiên Hoàng Ichijô bắt tội sau một cuộc cải vã với Fujiwara no Yukinari, nhà thư pháp nổi tiếng.
[414] - Con sông nhỏ chảy gần thần xã Kamo. Mitarashi có nghĩa là "nước để tẫy sạch", ở gần mỗi đền thần đều có chỗ để khách thập phương tẫy uế trước khi vào đền.
[415] - Được biết với tên khác là Jien (Từ Viên, 1155-1225). Đứng đầu phái Thiên Thai. Yoshimizu là nơi ông ở ẩn. Cũng là một nhà thơ, có 91 bài tuyển đăng trong tập thơ Shin Kokin.
[416] - Để ý  koko ni ariwara (hiện ra nơi đây) là một hình thức chơi chữ vì nó cũng là tên của vương tử Ariwara no Narihira.
[417] - Vương tử đa tình, một trong 6 nhà thơ lớn (ca tiên) thời Heian. Không rõ liên quan như thế nào với đền Iwamoto.
[418] - Truyện Ise gợi ra trong đoạn 66 được nối tiếp ở đây với nhân vật trung tâm của nó, vương tử Narihira. Thái độ nhũn nhặn của ông từ giữ đền trong đoạn 67 này tương phản với cách nói chuyện đầy tự tin của Takekatsu trong đoạn 66. Có lẽ trọng tâm của đoạn này là ông từ giữ đền chứ không phải là hai cái đền.
[419] - Con gái quan Dainagon Fujiwara no Korehira, có xuất hiện trong tuyển tập thơ Shoku-Kokin và nhiều tập khác.
[420] - Bà tên là Fujiwara Kishi (Đằng Nguyên, Hỷ Tử), hoàng hậu của Thiên Hoàng Kameyama.
[421] - Hình thức thi tập với số bài nhất định thường để cúng đền chùa.
[422] - Kenkô hình như muốn mượn hai ông thần thơ để ca tụng bà  Konoe này. Thi tăng Tonna cũng kính trọng và tán dương bà.
[423] - Tên cũ của vùng đất phía bắc đảo Kyuushuu.
[424] - Nguyên văn Ôryôshi, một chức quan địa phương lo việc trị an đời xưa. Có lẽ chuyện đã xảy ra trước thế kỷ 12 vì vào thời Kamakura, danh xưng này đã trở thành hữu danh vô thực.
[425] - Kenkô là người chú ý đến việc dưỡng sinh. Nếu cấu chuyện được bình giảng theo chiều hướng đó thì nghe được nhưng nếu định gán cho nó ý nghĩa siêu hình thì hơi trẻ con, buồn cười. Phải chăng nó chỉ là một tiểu phẩm thuộc loại truyện báo ân báo oán đầy dẫy trong thời trung cổ.
[426] - Thư Tả Thượng Nhân (928-1007), pháp danh Tính Không, dòng dõi quí tộc Tachibana, tu trên núi Shosha vùng Harima.
[427] - Chuyện này mô phỏng "Củi đậu nấu đậu" liên quan đến giai thoại Tào Thực đời Tam Quốc, bị anh là Ngụy Văn Đế Tào Phi bức bách, bảy bước thành thơ. Có lẽ đây là một truyện có mục đích dùng uy tín của nhà sư Tính Không để giảng đạo.
[428] - C.G. đọc là Gennô.
[429] - Thanh Thự Đường, một trong 9 nhạc viện trong cung.
[430] - Niên hiệu Nguyên Ứng (1319-21) đời Thiên Hoàng Go Daigo, lúc Kenkô khoảng 37-38 tuổi.
[431] - Một cây đàn quí trong cung, tên được viết theo âm Hán là Huyền Thượng hay Huyền Tượng. Đã được đem về từ Trung Quốc.
[432] - Tức đại thần Fujiwara (Saionji) Kanesue (1284-1339), một người giỏi đàn Biwa. Hiệu Kikutei (Trúc Đình) vì ông nổi tiếng yêu hoa cúc.
[433] - Mục mã, cây đàn quí thứ hai trong cung, cũng được đem từ Trung Quốc về.
[434] - Có thuyết cho là một người đàn ông trá hình. Âm mưu phá hoại của ai đó chăng? Dù sao Kanesue đã bình tĩnh cứu vãn tình thế.
[435] - Nhà thơ haikai Matsunaga Teitoku (1571-1653), một người đi trước Bashô, trong tác phẩm Nagusami-gusa của ông cũng tỏ ra đồng cảm với Ken kô khi đọc đến đoạn này (S.M.).
[436] - Không đợi khoa tâm lý học hiện đại ra đời, vào thế kỷ 14 mà Ken kô đã nói về những hiện tượng tâm lý như "déjà vu" (đã thấy ở đâu rồi) chẳng hạn.
[437] - Bút pháp theo kiểu liệt kê hết chuyện này tới chuyện nọ như ở đây có vẻ học được từ Makura no Sôshi của bà Sei no Shônagon.
[438] - Fuguruma, một chiếc xe nhỏ có tay nắm để thồ sách. Hiền nhân Trung Quốc xưa có câu nói: "Bình sinh nhất hồ tửu. Thân hậu ngũ xa thư" (Sống đời một be rượu. Chết để sách năm xe) cũng cùng chung một ước nguyện như thế chăng?
[439] - Trong đoạn này, Kenkô tìm hiểu quá trình biến chuyển thế nào để điều dối trá lại trở thành sự thực dưới mắt mọi người.
[440] - Cách nói dối thứ nhất (vô căn cứ, bị khám phá tức khắc) theo phân tích của S.M. về 5 cách nói dối chủ động hay nói dối thụ động mà Kenkô quan sát.
[441] - Việc Kenkô viết là okomeku hay ogomeku ở đây gây nhiều tranh cãi. Theo D.K. có nhà chú giải đã viết cả ba trang giấy để bàn về nó. Theo DK, đó là "vênh váo mãn nguyện", trong khi C.G. dịch là "làm lộ cái nói láo ra mặt". S.M. cho rằng dịch kiểu trước hợp với văn mạch hơn.
[442] - Cách nói dối thứ hai (tiếp vận thông tin nói dối).
[443] - Cách nói dối thứ ba (có chủ tâm, nói dối lão luyện).
[444] - Cách nói dối thứ tư (vì tiếng khen, cam chịu sự dối trá).
[445] - Cách nói dối thứ năm (buông thả, mặc nhận một điều nói dối).
[446] - Sách Luận Ngữ có câu: Tử bất ngữ quái lực loạn thần (Khổng Tử không nói tới những chuyện sức mạnh quái dị hay tranh chấp của các thần).
[447] - Văn Tuyển, quyển 9, trong bài Trường Địch Phú có câu: Phong tụ, nghị đồng (Họp lại như ong và kiến) . Tùy Thư, truyện Vu Trọng Văn có chép: Hà Nam nghị tụ chi đồ (Bọn đồ đảng họp như kiến ở Hà Nam). Con người khi họp thành đàn thường được ví với ong hay kiến.
[448] - Kinh Duy Ma đưa ra ví dụ về kiếp người: Thị thân như điện. Niệm niệm bất trú.
[449] - Thường trú, hằng thường. Trái lại với vô thường."Không bao giờ thay đổi" là dịch theo ý của biến (lão, bệnh) và hóa (sinh, tử). Hữu hóa ra vô. Trong đoạn này, tư tưởng của Kenkô có nhiều chỗ giống với Kamo no Chômei (xem Hôjôki).
[450] - Sách Maka Shikan (Ma Kha Chỉ Quán): Sinh hoạt duyên vụ giả kinh kỷ sinh phương. Xúc đồ phân củ đắc nhất thất nhất, táng đạo loạn tâm. Ý nói người sống ở đời vì việc được mất là lòng bị rối loạn. Maka Shikan là tác phẩm đời Tùy của Thiên Thai Đại Sư Trí Khải (Chigi, 538-97) , vị tăng khai tổ phái Thiên Thai sáng tác và đệ tử là Chương An (Shôan, 561-632) chép lại (594). Đây là quyển sách ảnh hưởng rất lớn đến Phật Giáo Nhật Bản.
[451] - Sách Vãng Sinh Yếu Tập (Ôjô Yôshuu) có viết: Ức tưởng vọng phân biệt, tức thị ngũ dục bản. Trí giả bất phân biệt. Ngũ dục tắc đoạn diệt. Ý nói sự tính toán so bì là đầu mối của lòng dục.
[452] - Sách Maka Shikan (Ma Kha Chỉ Quán): Duyên vụ hữu tứ. Nhất sinh hoạt. Nhị Nhân sự. Tam kỷ năng. Tứ học vấn. Sách dạy phải thoát khỏi bốn cái trần duyên thì mới diệt được khổ.
[453] - Cả hai đoạn 76 và 77 đều nói về tình trạng xã hội đương thời, lúc một số tăng sĩ đã xuống cấp, đồi bại về mặt phong hóa.
[454] - Đời nào cũng có và chỉ phục vụ lòng tự tôn của mình thôi.
[455] - Đoạn 79 này thừa hứng và bổ túc cho đoạn 78 ở trên.
[456] - Nguyên văn Ebizu tức man di, ám chỉ những vũ sĩ thô bạo miền Đông Nhật Bản.
[457] - Thơ khổ 5/7/5/7/7 do nhiều người họp nhau lại tiếp nối nhau mà làm, có thể dài đến 10.000 câu. Rất được giới vũ sĩ yêu thích.
[458] - Cảnh ngộ của Lý Lăng, tướng nhà Hán thua Hung Nô bị bắt cầm tù. Văn Tuyển, Đáp Tô Vũ Thư: Binh tận, thỉ cùng, nhân vô xích thiết, do phục đồ thủ phấn hồ, tranh vi tiên đăng. (Lính chết, hết tên, tay không tấc sắt).
[459] - Đoạn 81 này lại nói về gia cư, có thể kết hợp với các đoạn 10, 72 có liên quan ít nhiều với nó.
[460] - Vải mỏng (usumono) dùng để chỉ chung lụa, là, sa...là loại vải quí dùng để trang trí bìa sách đời xưa. Trong "Truyện Genji, chương Sakaki (Cây Thiêng) có chép: "trục bằng ngọc, bìa bằng là".
[461] - Tức danh tăng phái Thì Tông tên Đốn A (có thể đọc là Ton.a hay Tonna, 1289-1372),. Ông là nhà thơ waka, môn đệ của Nijô Tameyo, cùng với Kenkô, Jôben và Keiun là bốn đại thụ trong làng thơ thời ấy. Có nhiều thi tập và thơ đăng trong các tập soạn theo chiếu chỉ.
[462] - Tức Hoằng Dung Tăng Đô, nhà sư trụ trì chùa Ninna, một người bạn của Kenkô, nhỏ hơn ông khoảng bốn tuổi.
[463] - Có thể là chính bản thân Kenkô. Ông dùng chữ "có người" trong nhiều trường hợp.
[464] - Ý nói hoàn hảo hay trật tự quá đều làm cho người ta hoảng sợ.
[465] - Trong ngôn ngữ nhà Phật, nội điển là kinh Phật, ngoại điển là các sách Nho hay thuộc các luồng tư tưởng khác.
[466] - Tác giả thậm xưng. Tuy nhiên các sách vở nổi tiếng như Truyện Genji, Ma Kha Chỉ Quán, Mao Thi, Đại Học... đều thiếu mất một số chương hay đoạn.
[467] - Chỉ Fujiwara (chi nhánh Saionji) no Kinhira (Đằng Nguyên, Công Hành) làm Tả đại Thần năm 1309 có 3 tháng, sau bỏ đi tu. Ông mất năm 1315 thọ 52 tuổi. Chikurin.in (Trúc Lâm Viện) là tên phủ đệ.
[468] - Nếu Tả Đại Thần là một trong hai chức Tổng Trưởng Đặc Nhiệm (Tả/Hữu) thì Thái Chính Đại Thần ngang hàng với Thủ Tướng trong quan chế đời xưa. Chi Saionji của dòng họ quyền thần Fujiwara đã 4 đời làm Thái Chính Đại Thần nên khả năng Chukurin.in, con giòng đích trong nhà, lên đến chức này rất lớn.
[469] - Chỉ Fujiwara no Saneyasu (Đằng Nguyên, Thực Thái) hiệu Tôin (Động Viện) hai lần làm Tả Đại Thần từ năm 1318 đến 1322. Mất năm 1327, thọ 59 tuổi. Cha và con ông đều làm Thái Chính Đại Thần.
[470] - Lời bàn về quẻ Càn trong Kinh Dịch: Thượng cửu, kháng long hữu hối. Ý nói "Con rồng lỡ leo lên đến chỗ cao hết nấc thì chỉ còn có nước đi xuống, nên nó đâm ra ăn năn". Kháng có nghĩa là nơi cao.
[471] - Điển trong Sử Ký Tư Mã Thiên, truyện Phạm Chuy (còn đọc là Tuy) Sái Trạch: Ngữ viết: Nhật trung tắc di, nguyệt mãn tắc (khuyết), vật thịnh tắc suy, thiên địa chi thường số dã".
[472] - Chỉ còn một nấc nữa là đạt đến tột đỉnh trên nấc thang danh vọng mà Chikurin.in lại bỏ ra đi khiến cho cả Tôin và Kenkô đều thương cảm. Xin xem thêm đoạn 155 (Người chạy theo thời) để thấm thía hơn.
[473] - Cao tăng Trung Quốc thời Đông Tấn (337? – 422?), vì cảm thấy phần Luật của mình chưa đầy đủ nên sang Thiên Trúc (Ấn Độ) học hỏi. Mười lăm năm sau mới về tới nước. Ra công dịch nhiều tạng kinh và viết sách nói về chuyến đi tu học bên đó. Được gọi là Tam Tạng (cũng như Huyền Trang và các vị khác) vì thông hiểu ba tạng Kinh, Luật, Luận. Người Nhật gọi ông là Hokken Sanzô.
[474] - Sách Cao Tăng Pháp Hiển Truyện có kể là khi một thương nhân cúng dường một chiếc quạt lụa trắng làm ở Trung Quốc thì tăng Pháp Hiển nhỏ lệ vì nhớ nước, cảm cảnh cuộc đời vô thường và thương những đồng đạo cùng ra đi với mình nay không còn nữa.
[475] - Ký sự ghi trong Pháp Uyển Châu Lâm, truyện thứ 91 có nói về một vị tăng Trung Quốc "vị khách tăng mịch bản hương trai thực" (vì nhà sư nước ngoài (tức Pháp Hiển), kiếm cơm chay nấu kiểu quê ông ấy) nhưng không hề nói đó là ước mong của chính Pháp Hiển.
[476] - Xem chú của đoạn 82.
[477] - Sách Luận Ngữ, thiên Lý Nhân: Kiến hiền, tư tề yên. Kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã. (Thấy người hiền, muốn được giống như họ. Thấy người không hiền, lấy đó mà phản tỉnh)
[478] - Sách Luận Ngữ, thiên Dương Hóa: Tử viết: Duy thượng tri dữ hạ ngu bất di (Chỉ có người cực kỳ sáng láng và kẻ cực kỳ ngu si mới không thay đổi).
[479] - Câu này mượn ý từ Shasekishuu (Sa Thạch Tập), đoạn 10 : "Nếu kẻ điên chạy, người không điên cũng bắt chước chạy theo. Các vị tổ sư là người không chạy vậy".
[480] - Sách Dương Tử Phương Ngôn, chương Tu Thân: Nhân chi tính dã, thiện ác hỗn. Tu kỳ thiện tắc vi thiện nhân. Tu kỳ ác tắc vi ác nhân (Tính con người lẫn cả thiện ác vào nhau. Dốc lòng vào việc thiện thì thành người thiện, ngược lại, bắt chước kẻ ác thì thành kẻ ác). Dương Tử Phương Ngôn do Dương Hùng (53 TCN-18) đời Hán soạn.
[481] - Ngựa hay ngày chạy ngàn dặm, ý nói người hiền đức, giỏi giang.
 Dương Tử Phương Ngôn cũng có câu: Hy Ký chi mã, diệc Ký thì thừa dã. Hy Nhan chi nhân, diệc Nhan chi đồ dã (Mong được như ngựa Ký, ắt cũng là vật để cưỡi giống ngựa Ký. Mong được là người như Nhan Hồi, ắt phải là đồng đạo của thầy Nhan). Có lẽ Kenkô nhìn tự dạng Nhan sai thành Thuấn. Lý do là sách xưa có câu: Phụ Ký vĩ nhi hành ích hiển (Theo đuôi ngựa Ký để hành vi càng phong phú và tỏa sáng) nói việc Nhan Hồi theo học Khổng Tử (theo Thiều Chữu).
[482] - Chỉ Taira no Koretsugu (Bình, Duy Kế), năm 1330, có thời làm chức Gon-Chuunagon, một chức quan cố vấn về chính vụ. Ông học giỏi, được phong Monjô Hakase (Văn Chương Bác Sĩ), có nhiều thơ đăng trong tuyển tập soạn theo chiếu chỉ. Xuất gia năm 1342 và mất năm sau đó, thọ 78 tuổi.
[483] - Viên Y Tăng Chính. Giỏi văn chương, có thơ trong các tuyển tập soạn theo sắc chiếu. Ngoài ra còn nổi tiếng về vẽ tranh cuốn.
[484] - Miidera (còn gọi là Onjôji, Viên Thành Tự) và Enryaku (Diên Lịch Tự) là hai chùa lớn. Cảnh chùa Miidera, bản sơn của phái Thiên Thai được gọi gọn là Jimon (Tự môn) trong khi cảnh chùa Enryakuji trên núi Hieizan được gọi là Sanmon (Sơn môn).
[485] - Ít ai hiểu câu nói này ý nhị ở chỗ nào. Có thể là một câu nói "khôi hài đen". Chữ Hôshi (sư) ở đây còn có thể hiểu là (lo lửa cháy = hi+ushi) ám chỉ hỏa hoạn do tăng nhân chùa địch thủ (Enryaku) tạo ra vì có cuộc tranh chấp giữa hai tôn phái. Theo thiển ý (N.N.T.) ý nhị ở chỗ khi nhà sư mất chùa đi rồi ngài mới thong dong, thật sự gần đạo được.
[486] - Thành phố nhỏ gần Kyôto, có nhiều phủ đệ.
[487] - Vùng rừng núi giữa Kyôto và Uji.
[488] - Dưới thời phong kiến, để giử lãnh địa và gây áp lực với chính quyền, các chùa như Kyôfukushi (Hưng Phúc Tự) và Tôdaiji (Đông Đại Tự) ở Nara đều có lực lượng quân sự riêng.
[489] - Kuchinashi (gardenia = cây dành, cây sơn chi), cũng có thể là tên riêng của cánh rừng.
[490] - Bàn về cái hại của rượu, xin xem thêm các đoạn 117 và 175.
[491] - Tuyển tập thơ nửa Nhật nửa Hán do Fujiwara no Kintô (Đằng Nguyên, Công Nhiệm, 966-1041) soạn khoảng năm 1012, gồm 588 bài thơ chữ Hán và 216 bài thơ Nhật nổi tiếng.Kintô thường được gọi là Shijô Dainagon (quan tham nghị cấp cao nhà ở phường số 4).
[492] - Tức Tiểu Dã Đạo Phong (894-966), cùng với Fujiwara Sukemasa và Fujiwara Kôzei là một trong ba cây bút thư đạo lỗi lạc (sanseki) thời Heian. Ông mất năm 966 là năm Kintô sinh ra đời nên không thể nào chép một tập thơ mà 46 năm sau Kintô mới soạn xong.
[493] - Một loại "mèo gìa hóa cáo" tương truyền có hai đuôi và biến hóa được. Các sách cổ của Nhật chẳng hạn Meigetsuki (Minh Nguyệt Ký), nhật ký của thi hào Fujiwara no Teika (1180-1235) có nhắc đến sự xuất hiện của con thú này vào năm 1233.
[494] - Tên các sư Tịnh Độ Tông và Thì Tông thường có chữ A Di Đà Phật. Ken kô viết Ani. Amidabutsu co nghĩa là Gì gì đó. A Di Đà Phật, có vẽ chế diễu.
[495] - Theo ý trong bài, ông sinh nhai bằng nghề này.
[496] - Phê phán những lời đồn đại như đã thấy ở đoạn 50 nói về quỉ cái.
[497] - S.M. cho là một Hôin (tăng lữ chức vị cao nhất trong hàng giáo phẩm và con của một quan tham nghị cập cao (Dainagon). Có thể là En.i (Viên Y, xem đoạn 86), Dôga (Đạo Ngã, đoạn 160) hay Ryuuben (Long Biện, đoạn 216). Thuyết về Ryuuben có vẽ dễ được chấp nhận hơn cả vì ông ta là người đồng thời và là bạn thân của tác giả.
[498] - Dựa vào việc đầu có tóc hay không để phân biệt tăng và tục. Quan hệ đi lại thân thiết giữa một tiểu đồng ngây thơ và một ông quan lớn mà cậu ta vì một cớ gì không thấy mặt, có thể suy diễn như S.M. là giữa hai người có một liên hệ đồng tính ái. D.K. chỉ bảo đây là một truyện đùa không thanh nhã trong khi C.G. dịch nguyên văn không thêm không bớt. Tuy nhiên, xin xem thêm các đoạn 53, 54 về chùa Ninna để có một ý niệm rõ hơn về cách giải thích của S.M..
[499] - Đọc là Onmyôdô hay Onnyôdô, hình thức học vấn của Trung Quốc dựa trên tư tưởng âm dương ngũ hành, sử dụng thiên văn, lịch số, bói toán để đoán biết sự hên xui, may rũi. Truyền vào Nhật Bản qua ngã Triều Tiên, có thời trở thành một thứ quan học, ảnh hưởng lớn đến triều chính.
[500] - Nguyên văn Shakusetsunichi (Xích Thiệt Nhật). Ngày đó, một trong sáu bộ hạ quỉ sứ của Thần Lưỡi Đỏ (Xích Thiệt Thần) giữ nhiệm vụ canh gác cửa Tây Môn của Thần Thái Tuế (Mộc Tinh) đổi phiên gác. Ngày thứ sáu nhằm phiên của quỉ La Sát. Có 60 ngày Lưỡi Đỏ trong năm (360:6=60). Tục kiêng Ngày Lưỡi Đỏ xuất hiện từ cuối đời Kamakura (thế kỷ 14).
[501] - Kinh Niết Bàn, đoạn 27: Nhất thiết chúng sinh tất hữu Phật tính. Như Lai thường trú, vô hữu dịch biến. "Cái có cái không thay đổi biến chuyển"
[502] - Nguyên văn gamô (nga mao). Có thể hiểu theo nghĩa bóng là nhẹ như như lông hồng.
[503] - Lão Tử , chương 41viết: Thượng sĩ văn đạo, cẩn nhi hành chi. Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo. Tạm hiểu: Người cao hiền nghe đạo thì nghiêm cẩn chấp hành. Người kha khá nghe đạo, lúc giữ lúc quên. Kẻ thấp kém nghe đạo thì cười ồ. Thế nhưng hễ  lời nói không bị người cười thì chưa xứng đáng gọi là đạo.
[504] - Ông tên là Fujiwara (chi Saionji) Saneuji (Đằng Nguyên, Thực Thị, 1194-1269) làm chức Thái Chính Đại Thần tùng nhất phẩm. Tướng Quốc là cách gọi theo Trung Quốc. Ông là ông ngoại của hai thiên hoàng và tằng tổ phụ của Kinhira (Tả Đại Thần Chikurin.in trong đoạn 83). Học trò của thi hào Teika, ông có nhiều thơ (236 bài) được tuyển vào các tập thơ soạn theo chiếu chỉ. Tokiwai là tên phủ đệ.
[505] - Cho thấy cái quyền thế của Tướng Quốc Tokiwai, người mà phán đoán cá nhân không khác gì chính lệnh triều đình.
[506] - Có thể dây phải được xỏ qua một vòng khoen (kan) hình chiếc nhẫn trên nắp hộp. Dây cột quanh nắp hộp có mục đích giữ cho nó cố định và kín. Câu chuyện cho ta thấy nghi thức đời xưa rất chi li nhưng cách trình bày ở đây hơi khó hiểu ngay đối với các nhà chú giải. Các dịch giả như D.K. và C.G. cũng tránh né. Có lẽ phải thấy cái hộp trước mặt (N.N.T.).
[507] - Lãnh vực nghi thức dầu là chuyện nhỏ nhặt đều là mối quan tâm của Kenkô.
[508] - Một loại cỏ thân thảo họ cúc, mọc quanh năm. Còn gọi là yabutabako hay "thuốc lá dại", cao khoảng 80 cm, nhiều lông, hơi giống lá thuốc lá. Từ hạ sang thu có hoa vàng. Tên Hán là Thiên Danh Tinh. Sách Bản Thảo Cương Mục cho biết tính chất của nó là trừ được chất độc của các loại trùng và rắn.
[509] - Theo S.M., bản Shôtetsu chép: "hái cất sẳn đâu đó".
 Đây cũng là một lãnh vực mà Kenkô quan tâm nghĩa là chú ý đến vấn đề sức khỏe để sống lâu. Xem thêm 3 đoạn 147, 148 và 149 cũng như đoạn 224.
[510] - Ý trong sách Trang Tử, thiên Biền Mẫu: Thiên hạ tận tuẫn dã.  Bĩ kỳ sở tuẫn nhân nghĩa. Dã, tắc tục vị chi quân tử. Kỳ sở tuẫn tài hóa. Dã, tắc tục vị chi tiểu nhân. Bởi vì nhân nghĩa đi ngược lại bản tính tự nhiên của con người nên nhân nghĩa hại phẩm chất , ràng buộc hành động của bậc quân tử.
[511] - Đạo pháp, giới luật... là cái có giá trị nhưng có thể ngăn cách, làm cho người tu hành không thông cảm được với người thường. Các sách Phật như Dã Chùy, Duy Ma Kinh và Ma Kha Chỉ Quán đều nhắc tới. Ma Kha Chỉ Quán chép: Quán pháp tuy chính, trước tâm đồng tà. Ý nói giữ phép tắc là điều phải nhưng để nó ám ảnh tâm hồn thì cũng là xằng bậy.
[512] - Tên quyển sách dạy giáo lý Nhất Ngôn Phương Đàm chép lại hơn 150 lời dạy của 34 cao tăng phái Tịnh Độ và viết bằng chữ katakana nghĩa là văn tự biểu âm Nhật Bản. Tác phẩm vào giai đoạn sau của Mạc Phủ Kamakura nhưng không biết đích xác ai viết và vào thời điểm nào. Có thuyết cho tác giả là Tonna (Đốn A, xem thêm đoạn 82 có nói về ông) .
[513] - Câu nói của Minh Thiền Pháp Ấn (1167-1242), học trò Hônen.
[514] - Câu nói của Shunjôbô (Tuấn Thùa Phòng, túc Chuugen (Trọng Nguyên), 1121-1206), một đệ tử khác của Hônen.
[515] - Câu nói của Kyôbutsubô (Kính Phật Phòng, không rõ năm sinh năm mất) cũng là đệ tử Hônen.
[516] - Tức Thái Chính Đại Thần Koga (Cửu Ngã, Cơ Cụ), con trai Tomomori (Cụ Thủ), người mà Kenkô giúp việc lúc chưa xuất gia.
[517] - Tủ rất lớn có từ 4 đến 6 chân, màu đỏ, gọi là karahitsu, dùng để quần áo hay đồ vật.
[518] - Tuy là một truyện tiêu cực nhưng dụng tâm Kenkô không nhằm nói xấu gia đình chủ cũ mà chỉ muốn bày tỏ tinh thần kiệm ước và phục cổ của mình.
[519] - Xưa nay vẫn tin rằng đó là Minamoto no Masazane (Nguyên, Nhã Thực,1059-1127). Thuyết mới cho rằng chính là Minamoto no Michimitsu (Nguyên, Thông Quang, 1187-1248) cũng làm Tướng Quốc nhưng về sau. Để phân biệt với Masazane (Koga trước), Michimitsu được gọi là Nochi no Koga (Koga sau). Thơ Michimitsu có 49 bài được đưa vào các tuyển tập.
[520] - Thanh Lương Điện, nơi thiên hoàng đọc công văn, nghe tấu sớ.
[521] - Nguyên văn Tonomozukasa, một trong 12 ty quản lý hậu cung, lo việc đèn đóm, củi lửa, nước nôi.
[522] - Nguyên tác Magari. Các nhà chú giải đều bối rối trước cái chữ khó này. Họ phỏng đoán là bát bằng gỗ hay một loại chén bát thích hợp với hoàn cảnh lúc đó hơn. C.G. còn đi xa hơn, ông cho rằng đây là một cái bát sắt (écuelle de fer) hay gáo, môi (louche) để giữ nước cho mát. Nhân là ở Nhật, nơi các đền thần, người ta hay dùng gáo gỗ uống nước và cũng vì Kenkô có thể viết đoạn này để so sánh sự khiêm cung, thanh đạm của Tướng Quốc Koga so với cái xa xỉ của Tướng Quốc Horikawa trong đoạn trước nên kiểu dịch "gáo gỗ" này xem ra không vô lý lắm.
[523] - Nguyên văn Nakatsukasa-shô, cơ quan bên cạnh thiên hoàng phụ trách sắc chiếu, tuyên chỉ, nhận tấu sơ và giám tu quốc sử. Trung Quốc gọi là Trung Thư Tỉnh, Phượng Các.
[524] - Tử Thìn (Thần) Điện nơi triều hạ, nghi lễ.
[525] - Nakahara Yasutsuna (Trung Nguyên, Khang Cương, 1289 -1339)
[526] - Xem chú về áo chàng kazuki ở đọan 70. Tuy nhiên trong trường hợp này, mọi sự tự nhiên hơn.
[527] - Đoạn này có mục đích ca tụng tài ứng phó của các viên chức hành chánh, ra tay cứu nguy một đồng liêu đang gặp khó khăn mà không làm mất danh dự gia đình vị đại thần nhậm chức.
[528] - Tức Minamoto no Mitsutada (Nguyên, Quang Trung), sẽ còn xuất hiện ở đoạn 136. Có làm chức In no Dainagon, chuyên đàn hặc những lỗi lầm các quan lại, và mất khoảng năm1332, thọ 48 tuổi. Không nghe nói đến việc xuất gia của ông.
[529] - Xem chú đoạn 19.
[530] - Xem chú đoạn 83.
[531] - Matsugorô Onoko. Gọi một người Onoko là xem họ như phận dưới nhưng cũng tỏ tình thân ái.
[532] - Một nhân vật thuộc dòng họ Konoe, một đại thần cấp bậc cao nhưng không nói rõ là ai: Iehira (Gia Bình, đoạn 66), Tsunetada (Kinh Trung, 1302-1352) hay Tsunehira (Kinh Bình, 1287-1318).
[533] - Geki (ngoại ký), chức quan trông coi (kiểm soát, điều hành) nghi thức và ký lục.
[534] - Cung điện nằm trong khuôn viên ngôi chùa cùng tên, là nơi thái thượng hoàng Go-Uda về ẩn tu nhưng vẫn giật dây chính trị cho nên nơi đây quần thần vẫn hay tụ họp để hoặc bàn bạc hoặc làm thơ tiêu khiển.
[535] - Đã xuất hiện ở đoạn 12. Tên là Tanba Tadamori (Đan Ba, Trung Thủ), trưởng quan phụ trách y dược trong cung, nhà thơ có thơ được tuyển vào các tập sắc chiếu, cũng là nhà nghiên cứu cổ văn. Ông gốc người di dân đến từ Trung Quốc.
[536] - Đã xuất hiện ở đoạn 24. Tên là Nijô Kin.akira (Nhị Điều, Công Minh, 1282-1336), cũng là một nhà thơ nhưng trong đoạn này, chứng tỏ mình kỳ thị người di trú và không có hồn thơ cho lắm.
[537] - Xưa kia, quyền thần Taira no Tadamori (Bình, Trung Thịnh) xuất thân ở Ise nên đã bị gọi Ise-heiji (bình đất Ise) rồi. Ngoài lý do Heiji là cách đọc chữ Hán của Bình thị (họ Taira), còn vì tướng mạo ông không đẹp, giống như lọ đựng giấm. Kara có nghĩa là Trung Quốc, nước ngoài, hay rỗng, cạn. Chữ Kara-heiji còn nghe na ná như Kara-ishi (y sĩ người Tàu) nữa. Ngoài việc hai người giống nhau vì có cùng một cái tên (Tadamori), có thuyết cho rằng hình dáng ông y sĩ Tadamori ở đây cũng thô kệch giống bình rượu.
[538] - Hơi văn và chữ dùng gần với câu mở đầu trong chương Hanachiru sato (Làng hoa rụng) trong Truyện Genji.

[539] - Kể từ đoạn 44 mới thấy lại một đoạn có cái không khí của cuộc sống cung đình. Người đàn ông đến thăm có phải chính Kenkô hay sao mà ta có cảm tưởng đang theo bước chân ông vào căn nhà ấy. Đoạn 104 này có thể kết hợp đọc với các đoạn 26 và 105.
[540] - Trùng hợp với phong cách của người đàn bà trong đoạn 32.
[541] - Có hương vị và chi tiết trong chương 50 nhan đề Azumaya (Mái đông) của Truyện Genji.
[542] - Có nhiều thuyết nói về ai là người sẽ ngủ ngon. Bọn thị nữ? Bọn tùy tùng? Cô chủ và chàng trai?
[543] - Không khí nồng nàn và ướt át đã hội đủ cho cuộc tái ngộ.
[544] - Cách tả cảnh gà gáy sáng chịu ảnh hưởng chương 2 Hahakigi (Cây kim tước chi) trong Truyện Genji.
[545] - Tình yêu vĩnh cửu với nàng, kỷ niệm một đêm hay cả hai?
[546] - Quế là loại cây to, cao đến 20 hay 30 mét, chứng tỏ chàng nhìn theo rất lâu. Cành quế cũng thấy trong chương 11 Hanachiru sato (Làng hoa rụng) của Truyện Genji.
[547] - Giống như thơ Sugawara no Michizane (845-903) lúc bị đi đày: Kimi ga sumu / yado no kozue wo / yuku yuku to / kakururu made mo / kaeri mishi haya. Ngọn cây nhà em ở đâu. Bước đi một bước ngoái đầu ta trông. Kimi có hai nghĩa (vua hay người yêu). Chương 31 Makibashira (Cây trụ xinh) cũng có lời thơ với ý tương tự.
[548] - Bạch Thị Văn Tập, bài Dữu Lâu Vọng Hiểu (Trên lầu của Dữu Tín ngắm trời sáng) có câu: Tử thành ẩn xứ do tàn tuyết. Bởi vì "tử thành" có nghĩa là "phía bắc" nên đúng với ý đoạn này. Phía bắc không có mặt trời nên có cái đẹp tịch mịch thê lương. Trong Truyện Genji, chương Wakana Jô (Rau Non, phần thượng) cũng có tả lại cảnh vợ chồng Genji -Murasaki no Ue nói chuyện với nhau và câu thơ trên được nhắc đến để nói lên tâm trạng của Genji lúc ấy. Có lẽ thời điểm vào giữa hoặc cuối tháng hai.
[549] - Xe của quí tộc sử dụng, đi chậm chạp cho trang trọng.
[550] - D.K. cho rằng từ kabushi katachi dùng ở đây còn là đề tài của nhiều tranh cãi. D.K. và C.G. đều dịch theo cái nghĩa "Người đàn bà đầu nghiêng nghiêng về phía người đàn ông trông thật khả ái" và "hương thơm toát ra từ áo xống của nàng" chứ không nói về cả hai người. Chúng tôi dịch theo ý của S.M.
[551] - Quí tộc ngày xưa bất luận nam nữ hay xông hương áo xống.
[552] - Đoạn này như một khung cảnh được miêu tả trong văn học vương triều, trình bày cái đẹp cao nhã trong cảnh lạnh lẽo thê lương, theo chủ trương thẩm mỹ của Kenkô.
[553] - Nhân vật chưa rõ là ai.
[554] - Cao Dã Sơn, gần Kyôto, ngọn núi danh tiếng của Phật giáo Nhật Bản, có chùa Kongôbuji (Kim Cương Phong Tự) của phái Shingon do đại sư Kuukai (Không Hải) thiết lập.
[555] - Nguyên tác: phi tu phi học.
[556] - Hy vọng Kenkô chỉ có ý châm biếm chứ không thái độ thành thực kính trọng ông Shôkuu lỗ mãng này như đối với cao tăng Hônen trong đoạn 39. Tuy nhiên S.M. bảo ngược rằng không thiếu gì thuyết cho là Kenkô thực bụng khen ông Shôkuu (có lẽ thế, nếu dựa vào quan điểm thiên trọng nam giới của ông trong đoạn 107, N.N.T.).
[557] - Thiên hoàng đời thứ 90 (trị vì 1259-1274) tức là trước khi Kenkô ra đời. Sau khi thoái vị làm thái thượng hoàng cho đến lúc mất (1305).
[558] - Tiếng cuốc kêu báo mùa hè. Thời vương triều, khi nói mình nghe tiếng cuốc kêu đầu tiên (hatsune) trước cả mọi người là để tỏ ra tự đắc về mình.
[559] - Ông Minamoto no (chi Horikawa) Tomomori này (1249-1316)  cũng hóm hĩnh trả lời. Vì Iwa, hai âm đầu địa danh Iwakura còn có nghĩa là "không nói" (C.G.). Dù sao, Iwakura còn là tên một vùng núi non thanh u, nơi ông có sơn trang, địa điểm thích hợp để nghe cuốc kêu (S.M.).
[560] - Có lẽ muốn nói về Kujô Moronori (Cữu Điều, Sư Giáo), làm nhiếp chính, quan bạch, mất năm 1320, thọ khoảng 45 tuổi. Có thuyết cho là Tadanori (Trung Giáo), cha ông ta.
[561] - Hay An Hỉ Môn Viện, con gái nhà Fujiwara, tên là Yuushi (Hữu Tử), hoàng hậu của Thiên Hoàng Go-Horikawa. Mất năm 1286 lúc 80 tuổi. Bà vai chị của bà nội Moronori.
[562] - Tôin (Saionji) Saneo (Động Viện (Tây Viên Tự) Thực Hùng) làm Tả Đại Thần năm 1261, mất năm 12173). Yamanashi là tên phủ đệ.
[563] - Tuy trong sách vở Nho, Phật, giá trị người đàn bà thường bị phủ nhận nhưng ôi chao, những dòng "buộc tội đanh thép" này của Kenkô thật vượt quá sức tưởng tượng nên thấy hơi buồn cười. Tương phản rõ ràng với những đoạn khác mà ông đã rất tinh tế khi nói đến đàn bà và tình yêu. Ý kiến về phụ nữ trong đoạn này của ông sẽ được bổ túc với đoạn 190.
[564] - Nguyên tác: nhất thốn quang âm. Sách Shôhô genzô zuimonki (Chính pháp nhãn tàng tùy văn ký) có viết: "Người học đạo, phải biết tiếc quang âm". Hiền nhân Trung Quốc cũng từng nói:"Nhất thốn quang âm, nhất thốn kim."
[565] - Tạ Linh Vận là văn nhân (sinh 385- mất 433) Trung Quốc đời Lục Triều, nổi tiếng về thơ sơn thủy. Sinh trong gia đình quí tộc họ Tạ triều Đông Tấn, tước Khang Lạc Công. Đông Tấn mất, làm thái thú Vĩnh Gia nhà Tống nhưng sau bất mãn, bỏ đi chu du. Môn hạ rất đông. Vì triều đình nghi ông có chí mưu phản nên bắt giết.
[566] - Tạ Linh Vận có liên quan đến việc hiệu đính kinh Niết Bàn nhưng không nghe nói gì về kinh Pháp Hoa.
[567] - Nguyên tác "tư phong vân" có thể vừa hiểu là có tham vọng chính trị vừa hiểu là thích rong chơi giữa thiên nhiên.
[568] - Huệ Viễn (334-416), cao tăng thời Đông Tấn.Thủy tổ Tịnh Độ Tông Trung Quốc.
[569] - Nhóm đồng đạo vài trăm người của tăng Huệ Viễn ở chùa Đông Lâm núi Lô Sơn, chuyên tu tập theo lối niệm Phật để được vãng sinh. Hai bên đông tây Phật đường có hồ sen trắng nên tên của nhóm là Bạch Liên Xã.
[570] - Có lối dịch "bỏ việc đời để chuyên lo tu niệm". Chúng tôi theo S.M., người đã dịch từ "chỉ" (ngừng lại) , tu" (dốc lòng) trong nguyên văn của Kenkô theo lối bình giảng của tăng Mujuu (Vô Trú): "chỉ ác tu thiện...thoát vòng sinh tử, gần với đạo của Bồ Tát".
[571] - Kenkô lại ca tụng những người lành nghề. Đây có lẽ là một "đình sư" chuyên môn trông coi việc làm vườn.
[572] - Ví dụ câu nói trong Kinh Dịch, thiên Hệ Từ: Quân tử, an nhi bất vong nguy, tồn nhi bất vong vong, trị nhi bất vong loạn, thị dĩ thân an nhi quốc gia khả bảo dã" (Người quân tử lúc yên ổn không quên sự nguy hiểm (có thể xãy ra)"vv...
[573] - Cầu làm bằng da hươu. Trò chơi của quí tộc. Do tám người đá trên một sân hình vuông có trồng bốn loại cây anh đào, liễu, phong, tùng.
[574] - Sugoroku hay suguroku, trò chơi truyền từ Trung Quốc vào Nhật đã lâu, có lẽ vào thời Nara (710-784). Chữ Hán viết là song lục nhưng không giống hẳn trò mang tên đó ngày nay. Trò này có hai người chơi, mỗi bên có 12 quân (6 x 2) bằng gỗ hay tre, bên đen bên trắng, sử dụng còn thò lò sáu mặt để tiến quân, chiếm được nhiều ô thì thắng.
[575] - Nếu đoạn 109 nói về việc leo cây, Ken kô chủ trương không nên lơi là vì thất bại thường đến lúc lơ đểnh, đoạn 110 này, ông đánh giá tính nhẫn nại như chìa khóa của thành công.

-----------------------------------------------------------------------