Trở về

VÔ MÔN QUAN  -  無門関

Chữ Vô của Phương Đông

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryômin

Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

 

Bạt

An Vãn Trịnh Thanh Chi[1]

:安晩

 

Vô Môn lão sư thu thập truyện xưa làm thành 48 tắc, rồi bình luận về những công án các vị cổ đức đã đề ra. Chẳng khác nào người bán bánh rán bắt kẻ mua bánh há miệng ra để tọng vào, khiến hắn ta dù muốn nuốt hay muốn ọe đều vô phương. Giống như thế, An Vãn tôi cũng xin mượn cái chảo rán còn đang nóng, bắt chước Hòa thượng Vô Môn, soạn thêm một tắc thứ 49 cho gần với cái gọi là đại diễn số[2] trong kinh Dịch mà để lại cho đời.

Không biết lão sư đã đút vào mồm người ta từ phía nào đây! Nếu các bạn ăn được một miếng bánh rán này, biết đâu trời sẽ chớp nháng, đất sẽ rung chuyển. Cầm bằng không ăn được, hãy để nó kết hợp với 48 tắc đã có sẳn trong chảo, tất cả trở thành cát nóng[3], không thể cho tay vào được nữa. Nhớ mau trả lời cho ta biết


 


[1] Trịnh Thanh Chi (1176-1251), người đời Tống. Con của Nhược Trùng. Tự là Đức Nguyên, hiệu An Vãn, thụy Trung Định. Sách lập Lý Tông, được phong Hữu Thừa Tướng.Có An Vãn Tập. Tiểu truyêln chép trong Tống Sử 474..

[2] Đại diễn (Thiên địa gian vạn tượng diễn xuất) số là 50. Trong Kinh Dịch, thiên Hệ Từ có câu “Đại diễn số ngũ thập. Kỳ dụng tứ thập cửu.” Cộng thiên số và địa số vào thì thành ra 50 (Đại diễn ngũ thập). Còn dụng thì chỉ cần 49 (về việc này, có nhiều thuyết).

[3] Nhiệt sa (cát nóng) không ai ăn được.


 

Trở về