Chim Việt Cành Nam    [  Trở Về  ]              [ Trang chủ ]

Tìm Hiểu Sơ Vài Điều Căn Bản Của Phật Giáo
*
Phụ Bản
Phụ Bản 3 : Nói về Ba-La-Mật

Sau đây tôi xin tóm lược một số đoạn của sách "Đức Phật và Phật Pháp" tác-giả Nãrada Maha Thera, do Phạm Kim Khánh dịch, 2001,[ Chương 41-Ba-La-Mật.]

Ba La Mật.-10 đức tánh cao quý vượt hẳn thế tục gọi là Ba-La-Mật (pãrami*) mà chư vị Bồ-Tát đều thực hành tròn đủ để thành tựu Đạo Quả Chánh Đẳng Chánh Giác.

Mười pháp Ba-La-Mật là:
1)-Bố thí;
2)Trì Giới;
3)Xuất Gia;
4)-Trí Tuệ;
5)-Tinh Tấn
6)-Nhẫn Nại;
7)-Chân Thật;
8)-Quyết Định;
9)Tâm Từ; và
10)-Tâm Xả.

[*pãrami do chữ pãram (có nghĩa là "phía-bên-kia" hay là "sự sáng suốt" "sự giác ngộ") và chử i (có nghĩa là "đi"). Theo nghĩa trắng, pãrami là cái gì có thể "đưa ta qua bờ bên kia" (đáo bĩ ngạn).]

Ba-La-Mật có 10 pháp, mỗi pháp chia làm 3 hạng.là; 1)-Pãrami [thuộc về tài sản, sự nghiệp, vợ con; 2)- Upãpãrami [thuộc về một hay nhiều bộ phận trong thân thể];

và 3)- Paramatthapãrami [ thuộc về mạng sống]. Thí dụ như Bố-Thí Ba-La-Mật (Dãna) có 3 hạng: 1)-dãna pãrami [là bố thí tài sản, sự nghiệp, hoặc vợ, con.], 2)-dãna upãpãrami [là bố thí một bộ phận trong thân thể như tay, chân, mũi, tai,v.v] và 3)-dãna paramattha pãrami [là hy sinh tánh mạng sống mình cho kẽ khác để cứu một chúng sinh]

Mỗi Ba-la-Mật đều có 3 hạng. Cộng chung tất cả có: 10 x 3 = 30 Ba-La-Mật.

1-Bố Thí (Dãna).

Bố Thí là lòng quảng đại, là tiêu trừ những tư tưởng ích kỷ, xấu xa, và phát trịển những tư tưởng vị tha trong sạch. Bồ Tát bố thí vì lòng quảng đại, mà cũng để diệt lần lần mọi hình thức luyến ái còn tiềm tàng trong tâm. Niềm vui khi phụng sự kẻ khác tự nhiên đến. Làm dịu bớt nổi đau khổ của chúng sinh là một hạnh phúc khác do sự bố thí đem lại. Tiønh thương của một vị Bồ Tát thật bao la. Lòng từ bi của Ngài ban rải cho tất cả muôn loài. Khi giúp đở Ngài không thấy đó là thi ân, cũng không coi người mình giúp là thọ ân của mình. Bố Tát làm việc gì chỉ vì đó là điều phải, không tìm danh vọng, không mong đền đáp. Bồ Tát không bỏ lỡ một dịp nào để phục vụ kẻ khác.

2- Trì Giới (Sĩla).

Danh từ " Sĩla" trong Phạn ngữ có nghĩa là quy luật, kỷ cương. Giới gồm có những bổn phận phải làm,(cãritta), và những điều nên tránh (vãritta). Bổn phận của người cư sĩ Phật tử được mô tả trong một loạt những liên hệ: 1)-con đối với cha,mẹ; 2)-cha mẹ đối với con; 3)-học trò đối với thậy; 4)-Thầy đối với học trò; 5)- chồng đối với vợ; 6)-vợ đối với chồng; 7)-một thiện hữu đối với bạn bè; 8)- người bạn đối với bạn; 9)-chủ nhà đối với người ăn kẻ ở; 10)- người làm công đối với chủ; 11)-người cao quý đối với tu-sĩ và Bà-la-môn; 12)-hàng tu-sĩ và Bà-la-môn đối với người cao quý. [Để cho dễ nhớ mỗi bổn phận được chia làm năm phần].

3- Xuất Gia (Nekkhamma).

Danh từ Nekkhamma có nghĩa là từ khước những lạc thú trần gian để chọn lấy cuộc sống của hàng tu sĩ, Nekkhamma cũng có nghĩa tạm thời vượt qua khỏi các pháp che lấp con đường Niết Bàn bằng cách thực nghiệm các tầng Thiền (Jhãnas).

Nhận thức rằng xa hoa vật chất là ảo huyền và thú vui vật chất không tạo hạnh phúc thật sự, Bồ Tát tự nguyện lìa bỏ tất cả sự nghiệp trên đời để khóac lấy tấm y-vàng và cố gắng sống hoàn toàn trong sạch. Ngài tự nguyện giữ tròn giới luật và nỗ lực nâng cao đức hạnh đến tột độ để trở nên hoàn toàn vị tha trong mọi hoạt động.Không gì có thể lay chuyển lòng Ngài. Thanh danh, sự nghiệp, hoàn cảnh vinh hiển giàu sang chỉ là vật báu của trần gian, không thể làm cho Bồ Tát lãng quên lối sống thanh đạm của mình.

Y vàng tượng trưng cho trạng thái thánh thiện và khiêm tốn. Khi vị tỳ-khưu khóac lên thân mình bộ y-vàng, Ngài đã nhắm lấy muc tiêu cuối cùng là tận diệt ái dục để chứng đạt Đạo Quả Niết Bàn.

Cũng nên ghi chú rằng đời sống tỳ-khưu hay nói cách khác, sự từ bỏ những thú vui và những khát vọng của đời sống trần tục, chĩ là một phương tiện hữu hiệu để thành đạt muc tiêu. Sự xuất-gia, tự nó, không phải là cứu cánh.

4- Trí Tuệ ( Pannã).

Trí Tuệ Ba-La-Mật là hiểu biết rõ ràng và đúng đắn, thấu triệt chân tướng của vạn pháp xuyên qua ánh sáng của ba đặc tướng : vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattã). Bồ Tát thường suy niệm về ba đặc tướng ấy.

Trí Tuệ có ba loại : 1)- Trí Tuệ phát sanh bằng cách nghe lời dạy của người khác (sutamaya pannã, văn tuệ) là loại đầu tiên, Xưa kia, chưa có sách vở, nên đi học có nghĩa là đến nghe lời thầy giảng dạy rồi ghi nhớ nằm lòng. Do đó những nhà học giả thời bấy giờ được gọi là "bahussuta" người đã có nghe nhiều.

2)- Lối hiểu biết phát sanh do sự suy luận (cintãmaya pannã,, tư tuệ). Những kiến thức khoa học có tánh cách thực dụng của người phương Tây là sản phẩm của lối hiểu biết nầy.

3)-Cách thứ ba để trở nên sáng suốt là khai thông Trí Tuệ bằng lối thực hành thiền tập (bhãvanãmaya pannã, tu tuệ )

Hai phương pháp đầu tiên chỉ mở mang kiến thức trong phạm vi luân lý của thế gian. Nhờ thiền tập hành giả có thể trực giác chứng nghiệm những chân lý ngoài phạm vi của lý trí. Nhờ hành thiền hành giả có thể vượt qua khỏi cảnh giới vật chất, tự đặt miønh vào đời sống kỷ cương, tự kiểm soát tâm, tự mình giác ngộ, và trở nên sáng suốt hòan toàn. Thiền tập là thuốc cho cả tâm lẫn trí.

Chính nhờ Trí Tuệ mà hành giả tiến đến trạng thái hòan toàn Thanh Tịnh va Giải Thoát cùng tột.

5-Tinh Tấn (Viriya).

Tinh Tấn Ba-La-Mật là giữ vững nghị lực, kiên trì cố gắng, quyết tâm thành đạt mục tiêu cuối cùng. Tinh Tấn được định nghĩa là chuyên cần cố gắng, không ngừng nổ lực hoạt động, bằng cả thân lẫn tâm, nhằm tạo hòan cảnh an lành hạnh phúc cho kẻ khác. Bồ Tát vững chắc tự củng cố trong phẩm hạnh nầy, luôn luôn tự tin và quyết định làm cho đó là đức hạnh quan trọng nổi bật của mình.

6-Nhẫn Nại (Khanti).

Nhẫn Nại Ba-La-Mật là chịu đựng những phiền não mà người khác gây cho mình và gánh chịu những lỗi lầm của kẻ khác. Nếu có kẻ ngã mạn đến trêu ghẹo hoặc gây gổ với Bồ Tát, Ngài cũng giữ tâm bình thản. Về đức tánh nhẫn nại, trong kinh Kakacũpamma Sutta , Đức Phật có dạy: "Dầu có bọn cướp đến bắt con và dùng gươm giáo cắt lìa tay chân con đi nữa, hãy luôn luôn giữ tâm trong sạch, vì nếu để cho tâm có những tư tưởng không lành, tức là con đã không làm theo đúng lời dạy của Như Lai. Hãy tinh tấn rèn luyện cho được như thế nầy: giữ tâm luôn luôn trong sạch. Không khi nào thốt ra lời xấu. Khoan hồng độ lượng, bi mẫn với tâm từ. Không óan giận, không ác ý với ai. Những tư tưởng từ bi của con phải bao trùm tất cả chúng sanh, cho đến những tên cướp tàn ác. Hằng ngày cố gắng làm như vậy, con sẽ rải ra kắp thế gian một tình thương rộng lớn, bao la, mỗi ngày mỗi phát triển, vô biên, vô lượng, một tình thương đem lại an lành cho tất cả và coi tất cả là một, đồng nhất thể".

7- Chân Thật (Sacca).

Chân Thật Ba-La-Mật có nghĩa là giữ tròn lời hứa. Đó là một đặc tánh của Bồ Tát, luôn luôn hành động theo lời nói và nói theo hành động (yathãvãdĩ tathãkãri, yathãkari tãthã- vãdi, nói sao làm vậy, làm sao nói vậy). Bồ Tát là chánh trực, thành thật và trong sạch. Nghĩ sao nói vậy và luôn luôn dung hòa tư tưởng, lời nói và việc làm. trong mọi việc, Ngài luôn luôn ngay thẳng và không hề sai chạy. Không giả dối, không chút sai ngoa giữa thân tâm và lời nói, vì Ngài xem đó là quy tắc của đời sống, và quyết nghiêm chỉnh thọ trì giới luật..Đời tư thế nào, đời công thế ấy. Bồ Tát không dùng lời nịnh bợ để mua lòng người khác, không hăng hái nhất thời để được đời ca tụng, không khoe khoang cái tốt, cũng không che đậy điều xấu của miønh. Ngài khen tặng những ai đáng khen, chê trách những người đáng chê, và làm như vậy không vì lý do nào khác hơn là vì lòng bi mẫn. nhưng sự thật nào không đem lại lợi ích và hạnh phúc cho người khác thì Ngài không nói ra. Trái lại sự thật nào có lợi cho ai khác , dầu có bị thiệt hại cho mình đi nữa Ngài cũng nói. Bồ Tát tôn trọng lời nói của người cũng như tôn trọng lời nói của mình.

8-Quyết Định (Adhitthãna).

Quyết Định Ba-La-Mật có nghĩa là lập tâm chắc chắn không thối chuyển. Nếu không có sự quyết định chắc chắn nầy ắt khó mà thực hành các Ba-La-Mật khác.Ta có thể so sánh phẩm hạnh Quyết Định như nền tảng của một tòa nhà to lớn.nhờ hùng lực của một ý chí bất thối, Bồ Tát phá tan những chướng ngại ngổn ngang trên đường. Ngài một mực ngó ngay, nhắm thẳng mục tiêu. Bệnh hoạn, phiền não, thất bại, v.v. không làm cho Ngài chợp mắt lãng quên sứ mạng thiêng liêng.

Như Bồ Tát Gotoma ( Cô Đàm), đã quyết định từ bỏ ngai vàng và cuộc đời vương giả để tim giác ngộ hoàn toàn. Trong sáu năm trường, Ngài phấn đấu mãnh liệt phi thường, phải chịu đựng bao nhiêu kham khổ và phải đối phó với biết bao nỗi khó khăn. Rồi đến lúc quyết định, khi cần sự giúp đỡ bên ngoài hơn bao giờ hết, thì năm vị đệ tử lại bỏ Ngài ra đi.Ngài vẫn bền gan một lòng một dạ cố gắng thêm, cà cố gắng thêm mãi cho đến lúc thành tựu mục tiêu cuối cùng.

Sự quyết định của Bồ Tát cứng như sắt, vững như núi.Ngài tự đặt ra những nguyên tắc để sống và không gì làm cho Ngài xa lìa nếp sống quy củ ấy.

9-Tâm Từ (Mettã).

Tâm Từ ( Metta) phải được rải cho kẻ khác cũng như cho ta. Tâm Từ không phân biệt "ta" và "người". Tâm Từ trong Phật giáo bao trùm toàn thể càn khôn vạn vật mà trong đó có ta.

Đức Phật đã có lần dạy: "Ta sống trên một ngọn núi, giữa đám sài lang, hổ báo, và để tự bảo vệ không có gì khác hơn tâm Từ của ta.Chung quanh là sư tử, cọp, beo, nai, hươu các thứ.Ngoài ra là rừng rậm cỏ hoang, không có con vật nào sợ ta và ta cũng không sợ con vật nào. Chính cái oai lực của tâm Từ nâng đỡ, bảo vệ và giúp ta sống yên ổn."

Tâm Từ là có hạnh phúc. Sống lân cận với người có Tâm Từ cũng được hưởng phần nào trạng thái mát mẻ.Nếu thường ngày trao giồi và thể hiện Tâm Từ bằng lời nói, và hành động, tự nhiện bức màn ngăn chận giữa "ta" và "người"dần dần tan biến. Sự phân biệt giữa "người" với "ta" dần dần biến mất, và cái "ta"sẽ đồng nhất với tòan thể chúng sanh. Không còn ta nũa. Cuối cùng ta sẽ đồng hóa với tất cả (Sabbattatã). Đó là mức cùng tột của Tâm Từ Metta.

Bồ Tát nới rộng Tâm Từ bao trùm tất cả chúng sanh và tự mình đồng hóa với tất cả, không phân biệt giai cấp, chủng tộc, màu da, hay nam nữ. Tâm Từ đại đồng của Phật giáo đặt nền tảng trên sự hiểu biết sáng suốt và xây dựng tình huynh đệ vững chắc giữa tất cả chúng sanh.

10- Tâm Xả (Upekkhã).

Phạn ngữ Upekkhã (Tâm Xả) do hai căn "upa" và "ikkha" mà ra. "Upa" là đúng đắn, chân chánh, không thiên vị (yuttito) . "Ikkha" là trông thấy, nhận định, suy luận. Vậy Upekkhã là trông thấy đúng đắn, nhận định chân chánh, suy luận vô tư, không luyến ái, không oán ghét. Không ưa thích cũng không ruồng bỏ.

Xả Ba-La-Mật cực kỳ quan trọng, mà cũng rất khó thực hành, nhất là đối với hàng cư sĩ, những người còn phải lăn lóc trong thế gian vô thường biến đổi.

Danh từ Upekkhã (Xả) ở đây không được dùng trong ý nghĩa lạnh lùng, lãnh đạm, hay trong nghĩa vô ký tức không-vui-không-buồn. Giữa những thăng trầm của thế sự, Bồ Tát luôn luôn giữ tâm biønh thản. Giữa những cơn giông tố của trường đời, Bồ Tát không hề xúc động. Ngài cứng rắn và vững chắc như tảng đá to sừng sựng giữa trời. Đó là Tâm Xả.

Trong những lúc an vui hạnh phúc và giữa những nghịch cảnh, trước những lời ca tụng hay khi bị khiển trách, Bồ Tát luôn luôn giữ tâm bình thản. Vững như voi, không run sợ trước tiếng động. Chắc như trụ đồng, miệng lằn lưỡi mối không làm Ngài chao động. Như gió thổi ngang màn lưới mà không bị vướng mắc trong lưới, Ngài sống giữa chợ người mà không luyến ái những lạc thú huyền ảo và vô thường của đời người. Như hoa sen, từ bùn dơ nước đục, vượt lên trên bao nhiêu quyến rũ của thế gian, Ngài riêng sống trong không khí tự do, luôn luôn yên tĩnh, luôn luôn tinh khiết và an vui.

Xuyên qua mười pháp Ba-La-Mật, mà mỗi vị Bồ Tát đều cố gắng thưc hành, đến tột độ, ta có thể nói rằng cuộc sống của một vị Bồ Tát là gương hy sinh cao cả về kỷ luật nghiêm khắc, là từ bỏ tất cả những gì trần tục, là giác ngộ hoàn toàn, là nhẫn nhục, chân thật, không ngừng kiên trì nỗ lực, là một ý chí sắt đá, một tinh thần vững chắc, và hòan toàn bình thản.

------------------------------------------------------------------------

Cước Chú (Notes): -Nói thêm về Bồ Tát.

1- Ngoài 10 Ba-La-Mật, Bố Tát còn phải giữ tròn ba đức hạnh (Cariyã) là: Buddhi Cariyã, làm việc thiện với trí tuệ luôn luôn sáng suốt, Natyattha Cariyã, tích cực hoạt động để tạo an lành cho thân nhân quyến thuộc,và Lokattha Cariyã là tận lực phục vụ tất cả chúng sanh nhằm cải thiện toàn thế gian.

2- Không nên lầm tưởng rằng Bồ Tát cố ý tái sanh trong nhiều cảnh giới khác nhau là để thâu thập kinh nghiệm . Không ai tránh khỏi định luật nghiệp báo, và chỉ có luật nhân quả quyết định kiếp sống vị lai của một chúng sanh. Chỉ có chư Phật và chư vị A-La-Hán là không còn tạo nghiệp mới và không còn bị luân hồi quả báo. Tuy nhiên, nhờ phước báu dồi dào, Bồ Tát cũng có vài oai lực đặc biệt. Thí dụ như khi sanh vào cảnh Phạm Thiên, mà đời sống ở cỏi nầy dài thâm thẩm, Ngài có thể dùng ý lực manh mẽ, chấm dứt đời sống ở đó và tái sanh vào một cảnh giới thuận lợi để thực hành mười Ba-La-Mật dễ dàng hơn.

3-Bồ Tát có thể bị sa đọa vào một trong bốn khổ cảnh (apãya) nhưng không đến nỗi phải lâm vào trạng thái cực kỳ khổ sở của cảnh nầy. Bồ Tát không tìm cách tái sanh vào cảnh Vô Phiên Thiên (suddhãvãsa) là cảnh giới mà chư vị A-Na-Hàm , sau khi bỏ xác, về đó an nghỉ trước khi đạt thành Đạo Quả A-La-Hán. Ngài cũng không muốn tái sanh vào những cảnh giới vô sắc (arũpaloka) vì nơi đây không có cơ hội để phục vụ.



Trở Về  ]