Chim Việt Cành Nam         Trở Về   ]            [ Trang chủ
 
SAIGON... un été 2009
Anthony DUCOUTUMANY
" Nous vivions tous tranquillement dans nos confortables certitudes bien établies, puis  la crise économique est venue bouleverser tout l'ordre préexistant, n'épargnant aucun pays au monde, chaque pays étant  plus ou moins durement affecté. La plupart des anciennes grandes puissances sont les plus touchées, et un nouvel ordre mondial se profile pour les années à venir. A ce point de vue, qu'en est-il de l'Asie et du Vietnam, qui tient une place à  part dans nos pensées, pour des raisons qui nous sont particulières  à chacun ?

Nous savons déjà  que la Chine sera  bientôt la super puissance asiatique sinon mondiale, le Japon maintiendra sa place vaille que vaille et l'Inde va devenir aussi une grande puissance avec laquelle  il faudra compter. Mais le Vietnam, notre nouveau petit dragon est loin d'être à  la traîne, présentant le deuxième taux de croissance de l'Asie, et le premier en matière de FDI (soit l’investissement direct de l’étranger) le montant total ayant plus que triplé passant de  US$ 20,3 milliards à  $64 milliards, chiffres Forbes Index mars 2009, la plus forte croissance enregistrée à  ce jour ( Inde 27,5 et Chine 92,4 ) . Depuis son admission  au WTO ou OMC, le pays a connu une croissance à  deux digits, et  les prévisions actuelles sont de 8%, car les effets de la crise y sont bien moins sensibles qu'ailleurs. A ce propos, le Vietnam vient d’être le seul pays asiatique à rentrer dans les cinq premiers classés par la NEF (New Economics Foundation) pour l’indice de bonheur et de bien-être ressenti, le HPI (Happy Planet Index) ... intéressant, non ? Peut-être y retournerez-vous bientôt  car vous êtes certainement allés souvent au pays des dragons et  des légendes : justement  votre serviteur revient de la mégapole du Vietnam, et voudrait vous faire partager ses impressions de ces terres (encore un peu) sereines.

Vous êtes habitués maintenant au nouvel aéroport de Tân sơn Nhất qui sera remplacé dans quelques années par un autre, plus grand, à une quarantaine de kilomètres plus au sud à Long Thành. Avec ses quatre pistes, il pourra accueillir les nouveaux Airbus A 380 ou 800 avec une capacité de cent millions de voyageurs par an dès 2015. La nouveauté cette année, c'est que tout le personnel qui vous y accueille porte des masques d'hygiène,  fièvre AH1N1 oblige...Ensuite, vous remarquez que le trajet en taxi semble durer bien plus longtemps que les fois précédentes. Normal, car l’axe Nam Kỳ Khởi Nghĩa vers le centre est ponctué d'énormes creusements de chaussée, rétrécissant l'espace utilisable, rendant la circulation encore plus difficile qu'auparavant, déjà  que sa fluidité n'était pas une caractéristique saïgonnaise...Dans la suite de votre séjour, vous allez constater que malheureusement c'est aussi le cas sur d'autres grands axes, comme Hai Bà  Trưng, surtout devant le marché Chợ Tân Định et son Église rose bien connue, ou Cách Mạng tháng Tám ex Lê văn Duyệt, et bien d'autres encore....Résultat : on peut dire que Saigon maintenant est en embouteillage permanent, comme le périphérique parisien ou lyonnais aux départs de vacances, les automobiles devenant de plus en plus nombreuses pour corser les difficultés... La raison de tous ces travaux me demanderez-vous ? Eh bien, attendez un bel orage de mousson, et vous allez comprendre: le système d'évacuation des eaux est devenu trop vétuste, et il faut refaire entièrement ce réseau ! Ce qui n'empêche pas, qu'après chaque gros orage, beaucoup de quartiers se retrouvent noyés par presque un mètre d'eau, même dans le centre ville, dans les quartiers touristiques ou sur l'avenue Trần Hưng Đạo, le grand axe Saigon-Cholon...Et il faut compter encore quelques années avant que ce problème ne se trouve résolu... Hanoi, la capitale au nord, partage d'ailleurs cette malchance avec sa sœur la mégapole du sud, les inondations des pluies de mousson y sont monnaie courante en été.


Peut-être avez vous déjà  essayé  les transports en commun saïgonnais, le réseau des bus est assez complet, desservant la totalité de l'agglomération, même jusqu'aux banlieues éloignées comme Củ Chi, et  pour la modique somme de 3 000 đồng soit 12 centimes d'euro, vous avez même la climatisation et la télévision à  bord comme dans les avions !

Et bientôt vous allez avoir le métro : les travaux ont commencé en 2008, la ligne 1 allant du marché central Chợ Bến Thành  au parc à  thème Suối Tiên sur la route de Thủ Đức. Cette ligne fera 19,7 km, comprenant quatorze stations, dont celle de tête sera construite devant le marché Bến Thành et le terminus à  la gare routière de Suối Tiên. Un tronçon d’environ 2,6 km de ce métro traversant le centre-ville sera souterrain, le reste sera aérien en traversant le fleuve de Saigon..

Une fois opérationnelle, la ligne 1 sera une voie ferroviaire importante pour le transport public intra muros de la ville, pouvant transporter 526.000 passagers par jour, qui mettront une trentaine de minutes pour aller du marché central Bến Thành à  la gare routière de Suối Tiên. Cette ligne  est la première parmi les six  déjà  approuvées à  l’horizon de 2020.

Un bonheur n'arrivant jamais seul, les Saïgonnais auront bientôt droit aussi au tramway, les trois lignes  faisant au total environ trente cinq kilomètres. La première rame sera située sur l’axe Đông-Tây est -ouest, la seconde entre l'arrondissement de Bình Chánh au sud  et le futur nouveau centre ville   de Thủ Thiêm et la dernière, entre le quartier de Gò Vấp au nord  et le parc de logiciels Quang Trung.

Vous saviez déjà  bien-sûr que, pour désengorger le centre ville actuel, la presqu'ile de Thủ Thiêm va devenir un deuxième centre-ville ultra moderne, avec de grandes tours et un parc à thème...les travaux sont déjà  bien avancés, et c'en est bientôt fini de l'ancienne paix idyllique qui régnait sur ce petit paradis, juste de l'autre côté de la rivière de Saigon, qui avait un petit côté de delta du Mékong à  une encablure du centre de la mégapole survoltée...

Toujours sur le chapitre des transports, l'actuelle gare ferroviaire de Hỏa Hưng, " Ga Saigon " assez centralement située, dans le Quận 3  va se retrouver relocalisée plus à  l'extérieur, vers Di An ( Bình Dương ) sur la route de  Thủ Đức, et l'on murmure que c'est à  cause de l'envolée des prix de l'immobilier, cette gare occupant des terrains qui vaudront bientôt de l'or, s'ils devenaient constructibles...
 

D'ailleurs, vous avez remarqué au cours de vos pérégrinations que Saigon, comme Hanoi, n'est qu'un assemblage de chantiers divers et discontinus, en perpétuelle métamorphose...Par exemple, ceux qui ont connu l'ex-quartier de Khánh Hội puis Quận Tư, pas toujours de bonne réputation, ne pourront plus le reconnaître en 2009 : toutes les petites maisons pauvres,  paillottes et masures ont disparu, faisant place à  de nouvelles tours d'habitation flambant neuves, du style de ce qu'on trouve partout en Chine...On a terminé la construction de tous les ponts qui y mènent depuis le centre-ville tout proche, pont Calmette, pont Cầu Ông Lãnh, pont Khánh Hội, même le pont Nguyễn văn Cừ depuis l'ancien quartier dit Nancy, bref l'accès y est très facile maintenant, et cela attire une toute autre sorte de population sociologique que la précédente, vu le prix qu'y atteint le mètre carré construit....On perçoit bien le projet  d'ensemble, car où mène ce  quatrième arrondissement  ? Justement vers le sud, le nouveau 7è arrondissement  tout neuf tout moderne, et les nouveaux beaux quartiers de Phú Mỹ Hưng, la ville nouvelle, les villes nouvelles devrait on dire, car  il y a Tân Quy, Tân Mỹ, Tân Hung, vers l'hôpital Pháp Việt franco-vietnamien, et ses belles avenues bien larges et rectilignes, bordées de pelouses et d'espaces verts, paysages très néo-européens,  vous pouvez même y voir des constructions quasi haussmanniennes....Et le prix du mètre carré n'a rien à  envier aux prix en métropole française !

L'on  y a prévu bien-sûr de grands centres commerciaux, hypermarchés avec galeries marchandes à  l'occidentale, et ce genre d'environnement un peu trop familier à  nos yeux d'Européens, vu tout autour de nos grandes agglomérations, semble étonnamment plaire aux locaux, séduits par son côté moderne, contemporain, le visage du progrès pour des gens qui sortent de l'après-guerre....Elle est bien loin maintenant la guerre, plus de la moitié de la population vietnamienne est née après 1975 ! Cette population a soif de vivre, de profiter de la civilisation du bien-être, de l'ordinateur portable, de l'I Pod, de Facebook, et caméscopes numériques....Ne vous étonnez pas d'entendre souvent citer les prix en dollars, cela fait plus "in"....

Et bien que la circulation soit toujours aussi anarchique, vous remarquerez quelques progrès quand-même : les motocyclistes sur leurs scooters portent maintenant (presque) tous un casque, s'arrêtent quelquefois au feu rouge, et s'ils garent encore leurs véhicules sur le trottoir, ils prennent soin maintenant de le faire bien en deçà  d'une grande ligne blanche qui partage le trottoir en deux...Quelle discipline ! me direz vous...Ce serait mal connaître les Vietnamiens ! Mais voilà, la peur du gendarme est universelle, surtout quand on frappe au porte-monnaie : la police effectue des rondes systématiques et punit d'une amende de 90 000 đồng tout véhicule mal garé, si elle ne l'embarque pas carrément au poste et là, ça coûtera encore plus cher pour le récupérer ! Les marchands ambulants qui occupaient ces fameux trottoirs - espace de vie important au Vietnam - se font moins nombreux, eux aussi gibier des rafles des autorités, qui essaient de les chasser des trottoirs...

Tout comme les cyclopousses, de plus en plus rares en ville, espèce en voie de disparition imminente, car perçus comme une survivance du passé colonial, ou du passé tout court, que les Vietnamiens veulent oublier, dans leur soif de modernité, dans leur course éperdue vers la soif de vivre, hédonisme effréné....

Si vous aimez le Vietnam éternel, alors venez vite pendant qu'il est encore (un peu ...) là  sous vos yeux...Car bientôt, sinon très bientôt, ce sera comme Singapore, Taiwan, la Thaïlande ou la Corée !

Ô Temps...

Anthony DUCOUTUMANY


 
SÀI GÒN... một(1) mùa hè 2009

Anthony DUCOUTUMANY
Nguyễn Bảo Hưng dịch Việt

 " Chúng ta đã quen sống an tâm trong niềm tin vững vàng của mình. Thế rồi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, tác hại không ít thì nhiều tới mọi quốc gia, không chừa bất cứ nước nào.  Trong khi hầu hết các đại cường quốc lâu đời  phải chịu phần hậu quả lớn nhất, thì lại phác họa ra một trật tự thế giới mới. Trong bối cảnh này, vai trò của Á Châu và đặc biệt là Việt Nam, vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong tâm tưởng chúng ta, sẽ ra sao ? "

 Chúng ta đều biết rằng Trung Quốc nay mai sẽ trở thành siêu cường Á Đông nếu không phải là toàn cầu , Nhật Bản sẽ tìm cách duy trì vị thế của mình và Ân Độ sẽ trở thành một cường quốc đáng nể vì. Nhưng Việt Nam, con rồng nhỏ bé mới nổi, không phải chỉ có lẽo đẽo ở đằng đuôi. Việt Nam hiện đứng hạng nhì Á Châu về chỉ số tăng trưởng và hạng nhất về  tỉ số đầu tư nước ngoài FDI (Investissement direct de l’étranger)  với số lượng đấu tư tăng gấp quá ba lần từ 20,3 tỉ $US lên 64 tỉ $US theo con số Forbex Index Mars 2009, đó là tỉ số tăng trưởng lớn nhất tới nay (so với Ấn Độ là 27,5 tỉ và Trung Quốc là 92,4 tỉ). Từ ngày được gia nhập Tổ chúc Thương Mại Quốc tế WTO hay OMC, VN vẫn có một tỉ số tăng trưởng hai hàng số và tỉ số dự báo tăng trưởng hiên nay là 8%, vì VN ít chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng hơn là các nơi khác. Nhân đây cũng cần nói thêm là Việt Nam vừa được đánh giá là xứ sở Á Châu duy nhất nằm trong con số 5 quốc gia đứng đầu về chi số hạnh phúc và cảm giác sống an lạc (indice du bonheur et de bien-être ressenti, le HPI ou Happy Planet Index) theo xếp hạng của Hội Các Khoa Tân kinh tế học (New Economics Foundation)...  cũng ngon lành đấy chứ, phải không bạn ? Nay mai hẳn là bạn còn trở lại đây vì bạn đã từng đi về thăm viếng mảnh đất thần thoại rồng tiên này : vậy tiểu tử (votre serviteur) cũng vừa từ VN trở về xin được chia sẻ cùng bạn một vài cảm nghĩ của mình về một vùng đất (chắc chẳng còn bao lâu) an bình. (2)
 Bạn nay đã quen với phi trường Tân Sôn Nhất mới, nhưng chỉ vài năm nữa thôi phi trường này sẽ được thay thế bằng một phi trường mới khác, lớn hơn, cách xa khoảng 40 cây số về phia nam ở Long Thành. Với 4 phi đạo, phi trường mới này có thể tiếp nhận các phi cơ loại tối tân như A 380 hay800 và con số 100 triệu hành khách hàng năm kể từ 2015. Điều mới mẻ trong năm nay là mọi nhân viên tại phi trường đều có mang khẩu trang để phòng ngừa dịch cúm AH1N1... Tiếp đến là bạn thấy chặng đường taxi từ phi trường về nơi cư ngụ có vẻ dài hơn trước. Cũng dễ hiểu thôi vì trục lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa tới trung tâm thành phố nay lổn nhổn những hố đào khiến cho sự lưu thông vốn chẳng lấy gì làm song suốt lại càng thêm tắc nghẽn. Và cũng chẳng riêng gì trục lộ này. Thời gian ở Sài Gòn bạn sẽ gặp cảnh tương tự trên các trục giao thông chính khác., như con đường Hai Bà Trưng, đặc biệt là trước chợ Tân Bình với ngôi giáo đường màu hồng thân quen, hay con đường Cách Mạng Tháng Tám tức Lê Văn Duyệt cũ, và còn nhiều trục khác nữa... Bạn muốn biết lý do của những công tác sửa đường này ư ? Thì hãy đợi có trận bão mùa lớn là bạn hiểu tức thì : hệ thống thoát nước cổ lỗ sĩ nay đã đến lúc phải được canh tân toàn bộ. Dầy vậy, cứ mỗi lần có trận bão lớn la nhiều khu phố lại ngập dưới một thước nước, ngay trung tâm thành phố, kể cả các khu du lịch hay đại lộ Trần Hưng Đạo, trục chính nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn. Và cũng phải chờ ít ra vài năm nữa mới mong giải quyết xong vấn đề này. Hà Nội, thủ đô ở miền Bắc cũng chia sẻ mối bất hạnh tương tự  với đại đô thị anh em ở miền Nam, vì cứ vào mùa hè sau mỗi trận bão mùa là thành phố thủ đô lại tràn ngập nước mưa.

 Có thể bạn đã sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng nơi đây rồi, bằng không bạn hãy biết rằng hệ thống xe buýt khá đầy đủ, phục vụ hầu như toàn khắp vùng đô thị kể cả những vùng ngoại vi xa xôi như tận Củ Chi, và chỉ với một số tiền nhỏ nhoi 3000 đồng nghĩa là tương đương với 12 centimes euros là bạn có thể có cả máy lạnh và TiVi như trên máy bay vậy.
 Và chẳng bao lâu sẽ có cả métro nữa : công tác đă khởi sự năm 2008 cho tuyến đường số 1 từ Chợ Bến Thành tới khu giải trí Suối Tiên trên đường đi Thủ Đức. Tuyến đường này dài 19,7 km gồm 14 trạm với trạm khởi hành tại trước Chợ Bến Thành và trạm chót là bến xe Suối Tiên. Một đoạn của tuyến métro này dài khoảng 2,6 km xuyên qua thủ đô là đường ngầm, phần còn lại là lộ thiên và băng qua sông Sài Gòn.

 Chừng nào hoạt động, đường metro số 1 này sẽ là tuyến đường sắt công cộng quan trọng cho sự di chuyển của dân chúng trong thành phố và có thể đi từ chợ Bến thành tới Suối Tiên trong vòng 30 phút. Tuyến này sẽ là tuyến đầu tiên trong số 6 tuyến métro dự trù thực hiện và sẽ được hoàn tất khoảng năm 2020.

 Nhưng hạnh phúc không phải chỉ đến có một lần, dân Sài Gòn nay mai sẽ còn được đi xe điện (tramway) nữa, với ba tuyến đường  dài tổng cộng  khoảng 35 km. Tuyến thứ nhất nằm trên trục Đông-Tây, tuyến thứ hai đi từ quận Bình Chánh ở phía nam tới trung tâm thành phố Thủ Thiêm tương lai, và tuyến thứ ba nối liền khu Gò Vấp ở phía bắc với trung tâm tin học (le parc de logiciels) Quang Trung.

 Hẳn bạn đã biết là để giải tỏa trung tâm thành phố hiện thời, bán đảo Thủ Thiêm sẽ trở thành trung tâm thành phố thứ hai cực kỳ tiên tiến với những tòa nhà cao ngất và một công viên giải trí... Công tác xây dựng đã tiến hành mạnh, và chẳng  bao lâu sẽ không còn nữa cái vẻ an bình thơ mông ấy đã một thời ngự trị trên mảnh thiên đường nhỏ bé bàng bạc dáng dấp đồng bằng Cửủ Long  và nằm bên kia bờ sông Sài Gòn, chỉ cách trung tâm đô thành ồn ào náo nhiệt có vài trăm thước.

 Cũng trong mục giao thông chuyển vận, ga xe lửa Hòa Hưng hiện tại tức ga Sài Gòn thuộc quận Ba sẽ được dời ra xa về Di An (Bình Dương ) phía nam, trên đường đi Thủ Dức. Thiên hạ xì xầm rằng sở dĩ có sự di chuyển này vì giá địa ốc bỗng tăng vọt và mỗi tấc đất trên khu vực nhà ga này sẽ trở thành tấc vàng nếu người ta được quyền xây cất trên đó. ..

 Vả lại trong những đợt đi về hẳn bạn cũng nhận thấy rằng Sài Gòn, cũng như Hà Nội, chi là một tập hợp những công trường đủ loại và không liên tục, trong tình trạng biến đổi không ngừng... Thí dụ như với những ai đã từng biết khu Khánh Hội cũ sau đổi là quận Tư không lấy gì được tiếng là ngon lành lắm, thì qua năm 2009 này sẽ không còn nhận được ra nó nữa : tất cả những túp nhà tranh vách đất lụp sụp nay đã biến mất, nhường chỗ cho các cao ốc mới cùng một kiểu với những tòa cao ốc nay thấy xuất hiện cùng khắp tại Trung Quốc. Người ta cũng đã xây xong tất cả những cây cầu từ trung tâm thành phố kế cận dẫn tới đó : cầu Calmette, cầu Ông Lãnh, cầu Khánh Hội, lại còn cầu Nguyễn Văn Cừ từ Nancy cũ nữa ; tóm lại sự đi lại tới khu này đã trở nên dễ dàng và do đó lôi cuốn một thành phần xã hội mới vì giá thước vuông mỗi căn nhà tân lập đều tăng cao... Ta có thể nhận ra dự án toàn bộ nếu ta nhìn theo hướng phát triển của quận Bốn. Quả vậy, hướng về phía nam là quận Bảy tân lập, hoàn toàn mới hoàn toàn hiện dại với những khu phố đẹp đẽ của Tân Mỹ Hưng, thành phố mới, hay là những thành phố mới vì ngoài ra còn có Tân Quy, Tân Mỹ, Tân Hưng ; rồi còn  bệnh viện Pháp-Việt nữa chứ : tại đây bạn có thể thấy những con đường đẹp đẽ, rộng rãi, thẳng hàng với những bờ cỏ và những khoảng cây xanh hai bên lề, chẳng khác gì quang cảnh Âu châu hiện đại, có khi bạn còn thấy một vài công trình kiến trúc  y như những ngôi nhà trên dại lộ Haussman quận 9 Paris... Và giá một thước vuông ở đây cũng không thua gì giá nhà của thủ đo Pháp cả.

 Dĩ nhiên tại đây người ta cũng trù liệu những trung tâm thương mại lớn, những đại siêu thị với những dãy cửa hàng bên hông không khác gì tại các nước tây phương ; thế nhưng cái môi trường sinh hoạt quá quen thuộc với nhãn quan  của người âu châu này, lại làm cho người dân ở đây thích thú : họ có cái đam mê khía cạnh hiện đại, bộ mặt tiên tiến của những con người vừa ra khỏi giai đoạn hậu chiến... Cuộc chiến giờ đây đã xa lắm rồi. Hơn phân nửa dân số VN đều sinh ra sau năm 1975. Khối người này thèm sống, khao khát hưởng thụ các tiện nghi của văn minh, họ muốn có máy vi tính di động, I Pod, Facebook, máy thu hình điện tử... Bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu thấy họ kháo nhau giá cả bằng mỹ kim . Có thế mới là dân " điệu nghệ ".

 Và mặc dầu sự giao thông vẫn còn vô tổ chức, bạn cũng nhận đuợc ít ra một vài tiến bộ : những người đi xe gắn máy (hầu như) nay đều có đội nón, đôi khi cũng ngừng lại trước đèn đỏ, và nếu họ có đậu xe trên lề đường thi họ cũng chú ý dựng xe bên này vạch trắng ngăn đôi vỉa hè... Kỷ luật dữ ta ! Bạn thầm nghĩ... Vậy là bạn không biết gì về người Việt hết. Chẳng qua là họ sợ mấy ông cảnh sát đó thôi, nhất là khi mấy ổng chặt đẹp vào túi tiền của họ : cảnh sát thường xuyên đi tuần và phạt 90 000 đồng xe nào dựng không đúng hàng lối, ấy là không kể có khi xe bị lôi về bóp và trường hợp này còn phải nộp tiền phạt nặng hơn nhiều để chuộc xe ! Những người bán hàng rong quen bày hàng trên lề đường vốn là địa bàn mưu sinh của họ, nay cũng thưa thớt dần, bởi vì họ cũng là đối tượng truy bắt của giới hữu trách đang muốn xua đuổi họ ra khỏi vỉa hè.
 Những chiếc xích lô đạp cũng vậy, ngày càng một hiếm hoi trên đường phố : chúng bị xếp vào loại trên đà diệt chủng vì được coi như là một tàn dư của thời thuộc địa, hay đúng ra là thuộc loại nay quá đát, vì người Việt trong sự khao khát sống cuồng nhiệt, trong cuộc đua đòi hưởng thụ những gì thuộc về tiên tiến hiện đại, hết còn muốn nhớ tới chúng nữa.
 Bạn là người yêu đất nước Việt muôn thuở ư? Hãy tìm đến ngay đi, để còn (kịp...) được thấy nó bằng mắt... Vì chẳng bao lâu nữa, nếu không muốn nói chỉ nay mai, nó sẽ cũng như là Singapore, Đài Loan, Thái Lan hay Đại Hàn mà thôi.

Hỡi Thời gian !... (3)



(1) Cần để ý tới cách dùng chữ " một " của tác giả. Tại sao đã xác định thời điểm là hè 2009, còn thêm chữ một làm chi ?
(2) Terres sereines : Ý tác giả muốn nhắc tới cuốn " Légende des terres sereines " của Phạm Duy Khiêm.
(3) " Ô Temps, suspends ton vol ! ... (Lamartine)
Tác giả chỉ lấy có 2 chữ đầu trong một câu thơ của Lamartine rồi bỏ lửng ... như là biểu lộ một bất lực trong ý muốn kêu gọi thời gian đừng vội xóa bỏ khung cảnh sinh hoạt thi vị của Saigon một thời vang bóng. Cảm xuc hoài niệm này làm ta liên tưởng tới tâm trạng nao nao của Bà Huyện Thanh Quan trong " Thăng Long thành hoài cổ ".



Trở Về   ]