Chim Việt Cành Nam            [  Trở Về  ]          [ Trang chủ ]             [ Tác giả ]

MÙA VỌNG  và  GIÁNG SINH

„Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm“

                                                                                       Nguyễn Quý Đại  Munich

Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Ở Ägyptern/ Egypt mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Tất cả các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Năm 217 Đức Giáo Hoàng Hyppolist ngài chọn 25.12 là ngày Chúa giáng sinh và qua các mùa Vọng.

 Mùa Vọng (Advent) đầu tháng 12, các trung tâm thương mãi bán hàng Giáng sinh và năm mới, những cây thông bằng nhựa treo đèn màu, kết hoa đỏ, hình sao... trang điểm cho hàng quán thêm rực rỡ. Trước các công sở, hãng xưởng những cây thông kết đền sáng lung linh. Mọi người đang mong chờ ngày Chúa giáng trần.

 Danh từ Mùa Vọng bắt nguồn từ tiếng La Tinh "Adventus", có nghĩa là đến. Ngay từ thời Cựu Ước, nhân loại đã mong đợi Đấng Cứu Thế ra đời.. Đức Chúa cha đã để con Một của ngài là Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người  tại Belem cách đây hơn 2000 năm. Ngài đến trong mầu nhiệm Giáng sinh của Giáo hội. Ngài đến để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Ngài ban cho chúng ta những ân sủng.

 Lễ Giáng sinh là ngày quan trọng, nên người ta thường dành thì giờ về sum họp  gia đình, tặng qùa trong đêm Thánh vô cùng, ăn «Réveillon». ở Đức nghỉ việc từ chiều 24, 25 và 26 tháng 12. Sau ngày Gáng Sinh những cửa hàng, siêu thị trở nên vắng lặng, các hàng bán pháo bông đủ loại cho đến chiều 30 tết. Nhiều người đi trượt tuyết ,đón giao thừa ở vùng núi cao, hay một thành phố xa lạ nào đó. Ngược lại người Việt theo phong tục Á Châu rất trọng 3 ngày Tết thường ở nhà đón xuân, vui chơi với gia đình, bà con họ hàng.

Vòng hoa Mùa vọng

Vòng hoa mùa vọng có bốn cây nến mang màu của phụng vụ : 3 cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho chúa nhật thứ 3, mùa vọng nói lên niềm vui như Thánh Phao lô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! ánh nến tượng trưng cho sự chờ đợi và hy vọng vào ngày Chúa đến.Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu.

Thứ bảy đầu tháng Adventsonntag đốt cây nến số 1, vào bửa ăn tối trong mùa vọng gia đình thường thắp nến.. Những cây nến này sẽ thắp trong suốt mùa Giáng sinh. 4 cây nến tượng trưng một trong bốn ngày thứ bảy tuần lễ đợi Chúa sinh ra đời. Vào đêm  Giáng sinh, tất cả cành lá có thể đổi mới và đổi 4 nến màu thành nến trắng, tượng trưng cho Chúa Kitô. Vòng hoa mùa vọng với bốn cây nến cũng tượng trưng cho cuộc chiến của các Kitô hữu chống lại bóng tối của đời sống. Phong tục tốt đẹp này mới có từ thời gian gần đây. Thần học gia Tin lành Johann Wichern tại Hamburg vào năm 1838 đã thắp lên mỗi ngày trong mùa Vọng một cây nến và cắm trên một giá gỗ hình tròn. Vào ngày lễ Giáng Sinh căn phòng rực sáng với ánh nến. Ánh  sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Các năm sau đó người ta trang trí bức tường nhà bằng những nhánh thông xanh. Năm 1860 người ta cũng trang trí khung gỗ tròn bằng những cành thông, 28 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần. Và thế là vòng hoa mùa vọng được phát sinh. Đầu tiên phong tục này được các gia đình Tin lành thực hành,sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo năm 1925 tại Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này đã phổ biến từ miền Bắc nước Đức và ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.

Sinh hoạt thay đổi từ đầu tháng 12, tại Ðức tất cả siêu thị thứ bảy mở cửa đến 20 giờ (khác Hoa kỳ mở cưả luôn cuối tuần). Các chợ (Weihnachtsmarkt/ Chriskindlmarkt) không bán các loại  hoa mai, hoa anh đào như chợ tết Việt Nam dù có nhập cảng nhưng vì thời tiết lạnh các loài hoa đó không thể nở hoa..phần lớn trong mùa Gíang sinh và Tết có chợ bán thông xanh cao đến 2m50, (Weihnachtsbaum/ Christmas tree) 

Ngày 6/12 nơi nhà trẻ, trường tiểu học, các siêu thị lớn Nikolaus/ ông già Noel thường xuất hiện phát kẹo cho trẻ em, Ông già Noel mang túi lớn bằng vãi chứa kẹo chocolade, trái cây cho trẻ em và cả khách hàng kèm theo quảng cáo với những chiếc bong bóng tròn đủ màu, Ngày nay đôi khi các cô xinh đẹp làm Nikolaus hay làm một Thiên thần đi bên cạnh Ông già Nikolaus chống gậy 

Ông già Giáng Sinh Père de Noel /Nikolaus/ Santa Claus/Sinterklass/  Nikola

Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhỉ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus. Từ 6 tháng 12 xuất hiện Nikolaus ,nhưng phải phân biệt Nikolaus và Weihnachtsmann.

 Vào thế kỷ thứ 10 từ đời nữ Hoàng Thephanu gốc Hy Lạp, là vợ Hoàng Ðế Otto II của Ðức để nhớ thánh Nikolaus nên từ năm 1555 tại Ðức nguời ta may áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu, giả làm Nikolaus ,hình ảnh Nikolaus xuất hiện trở lại với ý nghiã mang tình thương đến với mọi người. Weihnachtsmann xuất hiện từ năm 1933 do quảng cáo của hãng Coca Cola. Hình ấy được thấy trên màn ảnh Tivi suốt muà Giáng Sinh

Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ. 

Có tài liệu cho biết, ông già Noel được phong Giám mục vào thế-kỷ thứ 3 sau TL. Sau khi được phong thánh, Nikolaus trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con. Ông qua đời vào ngày 6/12 không nhớ năm. Ngày 6/12 hàng năm để tưởng nhớ lại hình ảnh người đạo đức, giàu lòng nhân từ bác ái . Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của  Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.

Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để đồng tiền hay bánh kẹo vào trong chiếc vớ hay chiếc giày cho trẻ con treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh.  Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà 

Ðêm Thánh vô cùng / Heiligabend /silent night 

Chúa chào đời ngày 25 tháng 12 trong máng cỏ nghèo hèn đã để lại cho nhân loại lịch sử suy niệm, từ đó hàng năm tín đồ Thiên Chúa Giáo cử hành lễ Giáng Sinh rất long trọng khắp nơi trên thế giới. để tưởng nhớ ngày Chúa ra đời bên thành Bêlem/Bethelem, trên phần đất nghèo nàn thuộc lãnh thổ Do Thái / Israel.

Sự nhập thế của Chúa Hài đồng trong máng cỏ nghèo đã có những hiện tượng lạ theo sự hướng dẫn của ngôi sao kỳ diệu, các vị vua vùng lân cận đã tìm đến hầu Ngài (trong lễ ba Vua). Mọi người trên thế giới đều thờ kính Ngài con một của Chúa cha đã xuống thế làm người và chịu chết trên cây Thánh giá . 

Lễ Giáng sinh thường giống nhau, nhưng có sự thay đổi chi tiết tùy mỗi địa phương trên thế giới,tại VN các thành phố hay giáo phận Thiên Chúa Giáo thường cử hành Thánh lễ Giáng sinh vào đêm 24 tháng 12 hàng năm. 

Trong vô số những bài ca, người ta còn nhắc nhở đến những bài thánh ca bất hủ, trở thành những bài ca quốc tế, dịch ra nhiều thứ tiếng. Trong số đó bài thánh ca "Đêm Thánh Vô Cùng" của nhạc-sĩ thiên tài người Áo  là Franz Xaver Grubert (1787-1863). Năm 1840 nhạc-sĩ Franz Grubert là người đệm dương cầm cho Giáo đường nắm cạnh bờ sông Danube. Grubert báo cho Cha Sở Joseph biết rằng vào giờ chót đàn dương cầm hư, không thể sửa được, xin cha chọn bài hát khác không cần đệm dương cầm 

Chính cha Josep viết liền lời thánh ca và nhạc sĩ Grubert phổ nhạc ngay tại chỗ. Đêm Giáng Sinh năm 1840, bài thánh ca Weihnachtslied "Silent Night/ Đêm Thánh Vô Cùng" ra đời và được hợp ca với một cây đàn nhỏ phụ họa. Đó là bài thánh ca bất hủ, lưu truyền đến bây giờ.

„ Đêm thánh vô cùng giây phút tưng bừng. Đất với trời xe chữ đông; Đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ. Canh khuya giáng sinh trong chốn hang lừa, ơn châu báu không bờ bến, Biết tìm kiếm của chị đến. Ôi Chúa Thiên đàng cam mến cơ hàn, nhấp chén phiền vương phong trần, Than ôi Chúa thương người đến quên mình :bỏ vô chốn quê nhà lúc sinh thành. Ai ham sống trong lạc thú. Nhớ rằng chuá đang đền bù. Tinh tú trên trời. Sông nuí trên đời với Thánh Thần mau kết lời, Cao rao Hóa công đã khéo an bài . Sai con hiến thân mong cứu nhân loại. Hang chiên máng rêu tạm trú bốn bề tuyết sương mịt mù.. „

Không phân biệt tôn giáo đêm 24/12 moi ngươi đều vui mừng ngày Chúa ra đời.  Người Việt Nam mừng Giáng sinh như người Tây phương, sau khi dự thánh lễ, các gia đình công giáo Việt Nam vẫn giữ tục ăn "Réveillon" vào lễ nửa đêm, thời tiết ở Việt Nam ấm áp nên Thánh lễ đêm 24 đông người tham dự, người không theo Thiên chuá cũng đến nhà Thờ, đường phố đông người „dập dìu tài tử gia nhân, ngưạ xe như nước áo quần như nêm“  Ở Huế khu Phú Cam nhà Thờ cao với ngôi sao lộng lẫy, hang đá sáng trưng tỏa ra từ những cây nến trắng. Đà nẳng khu Thanh Bồ, Đức Lợi phần lớn người Bắc di cư người ta lo lẽ Giáng Sinh rất lớn. Thánh lễ cữ hành trước nhà Thờ Chánh toà trên đường Độc Lập rất trang nghiêm. Sài Gòn từ Vương cung Thánh Đường nhà thờ Đức Bà đến Dòng Chuá Cứu Thế nơi nào cũng đông người tham dự. Ngày xưa dù thời gian chiến tranh nhưng trên lý thuyết hai bên đều ngưng bắn để mừng Giáng sinh. Ở Đức đêm 24 là đêm của gia đình đường phố vắng lặng dưới bầu trời lạnh buốt cùng tuyết trắng . 

Người Tây phương mừng Giáng sinh vào đêm 24.12 nhưng mỗi quốc gia có phong tục văn hoá khác nhau. Ngoại trừ Hy Lạp Griechenland/ Greece theo Cơ Đốc Giáo mừng lễ Giáng sinh vào ngày 6, ở Hy Lạp không có Nikolaus nhưng có Thánh Vassilius ,đêm mùng Một tết để qùa tặng trước giường ngủ cho trẻ em. Armenien/ Armenia vào ngày 18/19 tháng giêng .

Từ thế kỷ thứ 8 người Ðức đã đón mừng Giáng Sinh, đêm 24 họ đi Thánh lễ sau đó gia đình quây quần bên cây thông được kết đèn màu, hoa trái, dưới gốc thông là những gói qùa để trao nhau, bửa ăn tối thường theo truyền thống có ngỗng quay, (Weihnachtsgans) các lọai bánh Weihnachtstollen,Blättchen, rượu nho  vv.. cây thông để đến ngày lễ Ba vua.

Miền New England dân chúng ăn tiệc mừng Giáng Sinh theo người Anh. Trong bữa ăn "Réveillon" nửa đêm, luôn luôn tổ chức trọng thể có một loại rượu đặc biệt, chế bằng nước trái cây ép với vài hương liệu Đông Phương như đinh hương đậu khấu và rượu nho. Thứ rượu đặc biệt trên phải hâm nóng, uống như rượu saké của Nhật, để chống lại cái lạnh bên ngoài. Tại Ðức cũng có loại rượu nho Gluehwein hâm nóng bán tại các chợ trong mùa Giáng sinh 

 Người Island muà Vọng từ ngày 12 đến 24 mỗi ngày thường bỏ những món quà nhỏ trong giày  tượng trưng quà của Nikolaus dành cho trẻ con. Chiều 24 bắt đầu bữa tiệc mừng Giáng Sinh, sau đó họ đi thăm nghiã trang mang đến những tràng hoa và đốt nến trên mộ phần người thân, ở Ý Italy họ không dùng cây thông trang điểm cho mùa Gíang sinh, nhưng họ làm hang đá và ăn tiệc đêm 24. cho đến lễ Ba Vua 6.1, họ  bỏ kẹo bánh vào chiếc vớ hay giày làm qùa cho trẻ con. Người Tây Ban Nha Spanien/Spain và Bồ Đồ Nha Portugal chỉ tặng qùa vào lễ Ba vua. Hòa Lan Niederlande/ Netherlands từ 6/12 hàng năm họ tổ chức rước lễ lớn ở hải cảng Amterdame và trong đêm giao thừa các gia đình mang ra đường đốt những cây thông (Christbäume) cùng với tiếng pháo tống cưụ nghinh tân. Vùng Đông âu giá lạnh như Schweden/Sweden mùa Giáng sinh cũng là ngày chí điểm (Sonnenwende/solstice) khởi điểm muà Đông và Jul-Fest. Chiều 24 sau 15 gìờ trời sẩm tối, qùa tặng Giáng sinh là các con dê đực bằng rơm và lò sưởi họ đốt than củi từ 24.12 đến 6.1 chấm dứt giáng sinh vào ngày 13 cũng là ngày Thánh Knut. Họ ném những cây thông qua cửa sổ đó cũng là một phong tục . 

Người Mỹ đoàn tụ gia đình ngày thứ năm cuối tháng 11 mừng Thanksgiving/ Danke schöne hàng năm, để tạ Thượng Đế tạ ơn đời và ơn người cùng ân phúc của trời đất, trong đêm Giáng Sinh mọi gia đình cũng tổ chức ăn uống, trao đổi quà tặng cùng những lời chúc tốt đẹp nhất cho Giáng Sinh và năm mới .

Ngôi sao Giáng Sinh: 

Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.

Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ . Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp Chúa  Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng đến căn nhà nhỏ. Đúng như lời tiên tri của ông Simêong „Hài nhi nầy sẽ trở nên ánh sáng soi cho muôn nước„ Theo tục Đông phương thăm với qùa tặng Ba Vua quì lạy dâng lên Chúa Hài Đồng các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc. 

Ngôi sao Holley trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế 

Cây thông

Mùa Đông lạnh lẽo chỉ có cây thông xanh tươi có thể sống với khí hậu băng giá. Để có sự hoà hợp con người và thiên nhiên từ năm 1660 người Đức dùng cây thông xanh tươi, có mùi thơm  tràn đầy nhựa sống, trang điểm thêm đèn, các lọai trái châu màu, ... ở nhà và nhà Thờ trong mùa Giáng sinh. Cho đến thế kỷ thứ 19 được thế giới biết đến. 

Hang đá và máng cỏ 

Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Để nhớ lại hình ảnh nghèo khổ của Chúa lúc mới ra đời, đem thân để chuộc tội cho nhân loại. 

Ðêm 24/12 các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số Thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh bớt chìến tranh nghèo đói và độc tài 

 „ Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng. Ðàn hát (réo rắt tiếng hát) xướng ca dư âm vang xa. Ðây Chuá Thiên Toà Giáng sinh vì ta..Người hỡi (hãy kíp bước tới) Đến xem 8 nơi hang Be Lem). Ôi Chúa Giáng sinh khăn thấp hèn. Nửa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn gian trần. Người đem ơn phúc xuống cho muôn dân lầm than...“

Trở Về  ]

.