Chim Việt Cành Nam    [  Trở Về  ]              [ Trang chủ ]

Tìm Hiểu Sơ Vài Điều Căn Bản Của Phật Giáo
*
Phụ Bản
Phụ Bản 1 : Nói về Những sai biệt giữa Phật Giáo và các Tôn Giáo khác.

Trong những sách nói về Phật Giáo bằng ngoại ngữ mà tôi có dịp đọc, tôi để ý các tác giả Tây Phường hay nói đến những khác biệt của Phật Giáo với các tôn giáo khác, để cho độc giả của họ hiểu rõ hơn. Thí dụ như:

1- Theo quan niệm của Tây Phương, một " Tôn Giáo" là phải có một "Đấng Tối Cao", một "Thượng Đế" [ được Ki-tô Giáo gọi là Dieu, hay được Hồi Giáo gọi là Allah ] có tòan quyền ban ơn, ban phước, che chở, thưởng phạt, xóa bỏ tội lỗi, mà nhơn loại phải thờ phượng, cầu xin, khấn vái. để được ban ơn, ban phước. Mà trong Phật Giáo thì không có nói tới một đấng tối cao như vậy, và Đức Phật không bao giờ nói mình có quyền ban ơn ban phước, thưởng phạt, xóa bỏ tội lỗi cho ai hết, mà người nào làm lổi thì chính người đó phải chịu [theo luật Nhân-Quả] và Đức Phật nói Ngài chỉ có chỉ dẫn cho nhân loại con đường để mổi người tự mình theo đó mà đi cho tới đích là được giải thoát. Cho nên người Tây Phương đặt câu hỏi: Phật Giáo có phải là một "Tôn Giáo" hay không, hay chỉ là một "Triết Lý" về lối sống ? [une Religion ou une Philosophie de la vie ?]

2- Theo các Tôn Giáo khác, con người có hai phần : một phần xác thịt, sẽ trở về tro bụi sau khi chết và một linh hồn vĩnh cửu bất diệt, sẽ xuống Địa-Ngục hay lên Thiên-Đàng, tùy theo những việc dữ hay lành đương sự đã làm trong lúc sống. Còn Phật Giáo thì không chấp nhận có một linh hồn vĩnh cữu bất diệt.

3- Theo Tây Phương, vị "Thánh" được Thượng Đế [ Dieu hay Allah ] gởi xuống trần gian để giảng dạy "Đạo" cho nhân loại [ Đức Chúa Jésus trong Ki-tô Giáo, hay Đức Tiên Tri Mahomet trong Hồi-Giáo] nói điều gì là "Sự Thật" là "Tiếng Nói của Chúa" [hay của Allah] không ai có quyền nghi ngờ hay đặt câu hỏi. [vì nghi ngờ lời nói của Jésus hay của Mahomet là một trọng tội] và muốn theo đạo thì phải tin tưởng (croire) . Còn Đức Phật thì chấp nhận người ta có thể nghi ngờ và đặt câu hỏi về lời nói của Ngài, và theo Phật giáo, muốn theo đạo thì phải hiểu biết (savoir).

Sau đây tôi xin trích nguyên văn (bằng ngoại ngữ) vài đọan liên quan đến những việc ấy.

1- Trong sách "Le bouddhisme tantrique du Tibet" par John Blofeld, Éditions du Seuil 1976, có những đọan văn như sau:

[ tr.51 ] : Le concept de l'inexistence de Dieu. L'idée d'une religion sans Dieu semble à beaucoup de personnes singulìère, et ceci les porte à assimiler le bouddhisme à l'athéisme tel qu'on le comprend d'ordinaire, bien qu'ils n'aient en fait aucun rapport. C'est vrai, les différentes sortes d'êtres surnaturels reconnues par le bouddhisme sont considérées comme depourvues de pouvoir libérateur et l'existence d'un dieu suprême est formellement niée .......Les bouddhistes, malgré leur foi très ferme en l'existence de ce que pour le momemt nous appellerons un ordre surnaturel d'être , rejettent le mot "Dieu" pour trois raisons: étant non-dualistes, ils ne peuvent concevoir l'existence d'un être suprême et d'autres êtres séparés, si ce n'est par une séparation provisoire; deuxìèmement leur conception de l'ultime réalité est impersonnelle; enfin, ils considèrent l'univers non comme une création d'une divine réalité mais comme une trompeuse illusion dans l'esprit des hommes....." [ Tạm dịch: "Khái niệm không có Đức Chúa Trời. Nghỉ tới một tôn giáo mà khônng có Đức Chú Trời là một việc lạ lùng đối với nhiều người, cho nên họ đồng-hóa phật-giáo với thuyết vô-thần, theo nghĩa người ta thường hiểu, tuy hai việc ấy không có liên hệ gì với nhau. Đúng rồi, những loại sinh-vật được phật-giáo cho là siêu-việt đều không có khả năng giải thoát nên sự có một đấng tối cao không được chấp nhận.

Tín đồ phật giáo, tuy có một sự tin tưởng chắc chắn nơi cái mà chúng ta hãy tạm gọi là một nền trật tự siêu việt, gạt bỏ danh từ "Đức Chúa Trời" vì ba lý do : một- vì họ không phải nhi-nguyên, họ không thể quan niệm có một đấng- tối- cao và những sinh vật khác riêng rẽ với nhau, nếu không phải là một sự riêng rẽ tạm thời; hai-quan niệm của họ về sự thật cuối cùng là vô-ngã; và sau cùng họ xem vũ-trụ không phải là do một vị thánh thần nào chế tạo, mà là do một ảo-tưởng sai lạc của trí-tuệ con người...."]

[tr. 53 ]: Le concept de l'inexistence du soi Le concept de l'inexistence de "Dieu" découle inéluctablement du plus vaste concept de l'inexistence d'ệtre-en-soi. L'absence de <<soi >> est considérée comme la vraie nature de toutes les sortes d'entités- abstraites ou matérielles, animées ou inaniméees- sans exception............Il ne peut avoir d'âme individuelle car, lorsque sont enlevées les qualités transitoires, ce qui reste est la non-substance immaculée qui n'est ni existante ni non-existante en laquelle il n'y a pas de dualité, sans parler de pluralité. Ce qu'enseigne la science sur la constitution de la matìère fournit une certaine analogie grossìère ; on voit que les "entités" sont constituées d'atomes de formations variées qui en fait ne sont autres que des manifestations temporaires d'une force unique-l'énergie. [Tạm dịch: "Khái niệm không có cái "Tôi" . Khái-niệm không có Đức Chúa Trời không thể tránh khỏi không phát sinh trong một khái niệm " không có cái tôi" rộng lớn hơn. " Vô-ngã" được coi như là bản tánh thật của vạn sự (vạn pháp) trừu tượng hay hữu hình, sống động hay vô-tri, không chừa một cái gì hết .....Không thể có một linh hồn riêng biệt, bởi vì khi mà những đức tánh tạm thời bị xóa mất, thì cái gì còn lại là "vô tướng" không thật có mà cũng không thật không có, trong đó không có nhị-nguyên, chớ đừng nói là đa- nguyên. Cái mà khoa học dạy chúng ta về sự cấu tạo của vật chất cho thấy một sự tương tự thô sơ : người ta thấy rằng những "thực-thể" được cấu thành bởi những nguyên-tử có tổ chức khác nhau mà thật ra thì chỉ là những sự biểu-lộ tạm thời của một năng- lực duy nhất là khí-lực. . [theo NLV: Tác giả muốn nói đến công-thức của Einstein : E = mc2 [trong đó E là Énergie ; m là matière và c là vitesse de la lumìère ]

2- Trong sách "L'infini dans la paume de la main" Du Big Ban à l'Éveil , par Matthieu Ricard [devenu moine bouddhiste après avoir été chercheur en biologie]& Trinh Xuan Thuan [astrophysicien , professeur à l'Université de Virginia USA] , Nil éditions/ Fayard, Paris, 2000, có những đọan văn như sau:

[ tr.36 ]; " Le Bouddha incitait ses diciples à redécouvrir, par leur propre expérience, l'interdépendance de la conscience et du monde, afin de transformer leur vision de la vérité .Il les mettait souvent en garde contre le danger d'une foi aveugle et dogmatique: "Examinez, disait-il, la validité de mes enseignements comme vous examineriez la pureté d'une pépite d'or, en la frottant contre une pierre, en la martelant ou en la faisant fondre. N'acceptez pas ce que je dis par simple respect pour moi". Il ne s'agit donc pas de croire, mais de savoir. [Tạm dịch: Đức Phật khuyến khích các đệ-tử của Ngàihãy, nhờ kinh nghiệm của mình ,mà tìm thấy lại sự liên quan giữa tâm với thế giới để sữa đổi lại sự nhin thấy sự thật của mình. Ngài thường hay nhắc họ phải đề phòng sự nguy hại của việc tin tưởng một cách mù quáng và giáo-điều. Ngài nói: "Hãy xét giá trị của những lời dạy của ta như xét sự tinh khiết của một khối vàng, bằng cách cọ nó vào một cục đá, đập nó bằng búa, hay là nấu nó. Đừng có tin những gì ta nói vì lòng kính trọng ta". Như vậy tức là không phải là tin tưởng mà là hiểu biết. ]

[ tr.7 ]: " Le bouddhisme est prêt à reviser ses conceptions si on lui prouve qu'il a tort . Non qu'il doute de la vérité profonde de ses découvertes ou qu'il s'attende à une soudaine invalidation des résultats acquis au fil de deux mille cinq cents ans de science contemplative, mais parce que l'enseignement du Bouddha ne constitue pas un dogme. Il se présente plutôt comme un carnet de route permettant de marcher sur les traces du guide. Cet enseignement est entìèrement fondé sur l'expérience et non pas sur une révé- lation. Dans sa quête de la connaissance, le bouddhisme ne fuit pas la contradiction, mais s'en nourrit. Les nombreux débats métaphysiques, auxquels il a participé durant des sìècles avec les philosophes hindous, et les dialogues qu'il continue d'entretenir avec la science et les religions lui ont permis d'affiner, de préciser et d'élargir ses vues philoso- phiques, sa logique et sa compréhension du monde. [ Tạm dịch: Phật giáo sẵn sàng duyệt lại những quan niệm của mình nếu có ai chứng minh được là sai. Không phải là vì phật giáo có sự nghi ngờ về cái chân-lý cao sâu của những phát giác của mình, hay là vì chờ đợi sẽ có một sự làm vô-hiệu- lực những kết quả đã thâu lượm được theo thời gian dài hai ngàn năm trăm năm của khoa suy-niệm, nhưng chỉ vì lời dạy của Đức Phật không phải là một giáo-điều. Hơn thế, Phật giáo được coi như là một quyển-sổ đi đường, để giúp đi theo con đường của người dẫn đường.Lời dạy của Đức Phật hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chớ không phải trên một sự tiết lộ [NLV: Ở đây tác giả dùng chữ révélation (tiết lộ) là ý muốn nói đến đạo Islam (Hồi Giáo) mà thánh-kinh (Le Coran) là do những sự tiết lộ (les Révélations) của thần Gabriel cho Đức Tiên Tri Mahomet trong hang núi Hira] Trong việc đi tìm kiếm sự hiểu biết, phật giáo không tránh né sự thảo kuận phản đối, mà còn phát triển nhờ sự kháng nghị . Phật giáo đã tham gia rất nhiều cuộc tranh lụân về siêu-hình-học với các triết-gia Ấn-độ trong nhiều thế kỷ và hiện nay phật giáo vẫn tiếp tục có những cuộc đối-thoại với khoa-học và với các tôn giáo khác, cho nên những quan điểm về triết-lý, sự suy-luận, và sự hiểu biết về thế giới của phật giáo được tinh-khiết hơn, được rõ ràng hơn, và được mỡ rộng hơn.]

3- Có một quyển sách rất đặc biệt là sách " Le Moine et le Philosophe" par Jean-Francois Revel & Matthieu Ricard. Nội dung của sách là một cuộc đối thoại giữa hai bố con, mà bố [Jean-Francois Revel] " le Philosophe" là một giáo sư Đại-học vế Triết-lý, membre de l'Académie Francaise, còn con [Matthieu Ricard] "le Moine" là một nhà nghiên cứu [chercheur] trong CNRS của Pháp, theo Phật Giáo, đi lên Tây Tạng để tu, thành một nhà sư [un moine tibétain] và bây giờ là l'interprète francais du Dalai-Lama.

Nhưng tôi không mua được sách "Le Moine et le Philosophe" bằng nguyên văn tiếng Pháp mà chỉ mua được bản tiếng Anh "The Monk and the Philosopher" translated from the French by John Canti. nxb Schocken Books New York.1999.

Sách dày 353 tr.; sau phần Nói Đầu thì có 19 chương trong đó tôi để ý nhứt đến

Chương 2 Religion or Philosophy? [tr. 24-52].

Tôi xin trích vài đọan [Anh ngữ] của chương đó như sau:

1.--Religion or Philosophy ?

[tr. 24]: Jean Francois : .......Is buddhism a religion or a philosophy ? Even today, that 's still a much-discussed subject........

Matthieu: .................Is it a religion ? Is it a form of wisdom, a system of metaphysics? That's a question the Dalai Lama is frequently asked. His usual reply is to joke "Poor Buddhism . Rejected by religious as an atheistic philosophy, a science of the mind ; and by philosophers as a religion- there's nowhere that Buddhism has citizen's rights. But perhaps that's an advantage that could allow Buddhism to build bridges between religious and philosophers". In essence, I'd say that Buddhism is a metaphysical tradition, from which a wisdom applicable in every instant and in all circumstances is derived.

If religion means adhering to a dogma, that you are supposed to accept by an act of blind faith, without it being necessary to rediscover the truth of that dogma by yourself, then Buddhism isn't a religion. However , Buddhism certainly does'nt exclude faith, neither in the sense of an intimate and unshakable conviction born from the discovery of an inner truth, nor in the sense of a feeling of wonderment at the discovery. On the other hand, what leads many Christians and others to think Buddhism as not a religion in the usual sense is the fact that it's atheistic tradition. Moreover, Buddhism isn't dogma; the Buddha always made it clear that his teachings must examined and meditated on , but never simply accepted as true simply out of respect for him. The truth of the teachings has to be discovered by progressing through the successive stages of the path that leads to spiritual realization. We should examine the teachings, said the Buddha, in the same way we d examine a piece of gold. To check that it's really pure gold, we'd rub it on a flat stone, pound it with a hammer, or melt it over a fire. The Buddha's teachings are like travel guides that show the way to enlightenment, to ultimate knowledge of the nature of the mind and of the phenomenal world.

J.F.: But Buddhists do venerate the Buddha nevertheless.

M. : Yes, but not because they see him as a God or a saint and worship him., but rather because he is the ultimate teacher, embodying enlightenment, The Sanscrit word of Buddha, means "the awekened one" he who has realized the truth . In Tibetain, the word by which it's translated Sang- gyé has two syllabes sang meaning that he has "dissipated" everything negative that obscure wisdom and 'awoken' from the dark night of ignorance , and gyé that he has "developed " everything positive, all the spiritual and human qualities that they are.

[Tạm dịch: Tôn giáo hay là Triết-lý ?

[tr.14] Jean Francois (ông bố, triêt-gia): ...Phật giáo là một tôn giáo hay là một triết-lý? Ngay cho tới bây giờ đó là một đề tài được thảo luận rất nhiều..........

Matthieu [ông con, nhà sư]: .....Phật giáo có phải là một tôn giáo hay không ? có phải là một hình thức của sự khôn ngoan hay không ? có phải là một hệ-thống siêu-hình học hay không? Đó là câu mà Đức Đalai-Lama thường hay bị hỏi. Thì Ngài hay trả lời bằng câu nói đùa sau đây: " Tội nghiệp cho Phật giáo. Người tu-hành thì cho nó là một khoa triết lý vô-thần. là một khoa tinh- thần-học, còn những triết-gia thì cho nó là một tôn giáo; không đâu Phật-giáo có được quyền công dân. Nhưng có lẽ đó là một ưu-điểm vì nhờ vậy mà Phật giáo có thể xây đắp được những cây cầu nối liền các tôn giáo với các triết-lý" . Tôi có thể nói rằng Phật giáo là một truyền-thống siêu-hình-học, từ đó nẩy sinh ra một sự khôn ngoan có thể áp dụng tức khắc cho mọi trường hợp.

Nếu tôn-giáo có nghĩa là dính chặt vào một giáo-điều mà mình chấp nhận bởi một lòng tin tưởng mù quáng, mà không cần phải chính mình tìm thấy lại sự xác thật của giáo-điều ấy , thì Phật giáo không phải là một tôn giáo. Song le Phật giáo chắc chắn là không có gạt bỏ tín ngưỡng trong cái nghĩa là một sự tin tưởng sâu xa và không thể lay chuyển được phát xuất từ sự nhận thấy được chân lý từ trong tâm [ tức là giác ngộ] và trong cái nghĩa là một sự kinh ngạc về cái giác ngộ ấy. Mặt khác cái gì đưa một số lớn người Công-giáo và những người khác tới sự tin tưởng rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo trong cái nghĩa thường được hiểu, là sự kiện Phật giáo không phải là một truyền thống hữu- thần. Hơn thế nữa, Phật giáo không phải là một giáo-điều; luôn luôn Đức Phật nói rõ ràng là những lời dạy của Ngài phải được cứu xét và suy ngẫm tới chớ không bao giờ được chấp nhận như là sự thật chỉ vì kính trọng Ngài. Sự chân thật của những lời dạy phải được phát giác nhờ sự tiến triển qua những chặn kế tiếp của con đường dẫn tới sự thành tựu của tinh thần. Đức Phật nói: "Chúng ta phải cứu xét những lời dạy giống như chúng ta cứu xét một miếng vàng. Để xét coi nó có chắc chắn là một thứ vàng tinh khiết hay không, chúng ta phải cọ nó vào một miếng đá dẹp, đập nó với một cái búa hay là đốt nó cho chảy trong lửa. Lời dạy của Đức Phật giống như những sách hướng dẫn, chỉ đường đi tới giác ngộ, đi tới sự hiểu rõ tột cùng tính chất của tâm và của vạn pháp.

J.F.(ông bố, triết gia): Tuy vậy mà người phật-tữ vẫn sùng bái Phật.

M (ông con, nhà sư): Vâng, nhưng không phải vì họ thấy Phật như là một Đức Chúa hay một Vị Thánh và thờ phượng Ngài, mà vì Ngài là vị giáo sư tuyệt đỉnh, hiện thân của sự giác ngộ. Trong tiếng Phạn chữ " Buddha" có nghĩa là người đã tỉnh giấc. Tiếng Tây Tạng dịch chữ đó là "Sang-gyé" , có hai vần, vần "sang" nghĩa là nó đã làm tiêu tan mọi sự xấu xa che dấu cái khôn ngoan, và đã thức tỉnh ra khỏi cái đen tối của sự ngu dốt [tức là xé cái màng vô minh] và vần "gyé"nghĩa là nó đã phát triển mọi sự tốt lành tất cả đặc tính tinh thần tốt đẹp của con người.

[tr.29] J.F.- So let's come back to the question , philosophy or religion ? Or philosophy and religion ? What strikes me is this. Buddhism, on the whole, has a very positive image in the West. It's true that right now, people's feelings toward Buddhism are reinforced by the sympathy they feel toward the Tibetans, with all the sufferings they are going through, and also by the impact the Dalai Lama's personality has had worldwide and the affection - and even veneration- that he arouses everywhere, even in parts of the world unfamiliar with Buddhism. But quite apart from that recent political limelight, Buddhism has been treated with considerable respect in the West for a long time. It's always been seen as a rather unadulterated and straightforward doctrine that can therefore be accepted by a critical mind. It fits with Western rationalism, to which it adds a moral and spiritual dimension - a dimension of wisdom, or even more, not incompatible with criteria that have been evolving in the West with the modern scientific outlook since the Enlightenment and eighteenth-century rationalism. But when you come to Asia, that ethereal vision of Buddhism is put to the severest of tests. Some like me is stuck, or perhaps I should say shocked, by many aspects of the way Buddhism is practiced that I can only qualify as supertitious. Prayer flags, prayer wheels, belief in reincarnation..... like the three-year old we met the other day, who's supposed to be a reincarnated lama.

M- Yes, the whole idea of reincarnation, especially, is something we'll need to talk about to clarify. But first, let's go through your points in orfer. I think the main raison Buddhism has been seen in the West as so intellectually acceptableis that it tackles the basic concerns of any living being.. The core teachings of Buddhism are not at all exotic, nor are they influenced by cultural factors pf the sort that cause you such surprise. They simply analyze and dismantle the mecanisms of happiness and suffering. Where does suffering come from ? What are its causes ? How can it be remedied ? Gradually through investigation and contemplation, Buddhism gets down to the deep causes of suffering. It's a search that concerns any human being , buddhist or not.

Tạm dịch: [(tr.29] J.F. [ông bố, triết gia]: Như vậy chúng ta hảy trở về với câu hỏi triết lý hay tôn giáo ? hoặc cả hai, triết lý tôn giáo. Cái gì làm cho tôi kinh ngạc là Phật giáo nói chung, có một hình ảnh rất tốt ở Tây Phương. Đúng rằng hiện nay tình cảm của dân chúng đối với Phật giáo được tăng lên nhờ thiện cảm của họ đối với người Tây Tạng với bao nhiêu sự đau khổ mà dân Tây Tạng phải chịu, và cũng nhờ nhân cách của Đức Dalai Lama ảnh hưởng trên tòan cầu, và sự mến yêu- và có thể nói là sự tôn kính mà ngài gây lên được cùng hết ,ngay ở những nơi trên thế giới không quen với Phật giáo. Nhưng dù bỏ qua hẳn cái hào quang chánh trị gần đây, Phật giáo đã được Tây phương đối đãi một cách hết sức kính trọng từ lâu. Hơn nữa, Phật giáo luôn luôn được coi như là một học-thuyết trong sạch và ngay thật mà người có đầu óc phê-bình có thể chấp nhận được. Nó hợp với cái duy-lý-luận của Tây Phương mà nó còn đem thêm cho một khía cạnh đạo đức và tinh thần một khía cạnh về khôn ngoan và hơn nữa, không trái ngược với những tiêu-chuẩn đã được phát triển ở TâyPhương, với cái nhìn khoa-học tân-tiến kể từ Thời Đại Ánh Sáng [Siècle des Lumières, thế kỷ 18] và cái duy-lý- luận của thế-kỷ mười tám. Nhưng khi anh đến Á-châu thì cái nhìn thanh khiết của Phật giáo bị thử thách một cách hết sức nghiêm khắc. Có người như tôi bị kinh ngạc, hay đúng hơn bị khích động bởi nhiều hình thức mà Phật giáo được thực hành, mà tôi chỉ có thể gọi là mê-tín dị đoan Cờ cầu nguyện, bánh xe cầu nguyện, tin tưởng nơi đầu thai......như đứa nhỏ ba tuổi mà chúng ta gặp hôm trước được cho là một lạt-ma đầu thai. [NLV: "Prayer flags" (bannières de prìère, cờ cầu nguyện) là những mảnh vải có ghi câu thần chú mà dân Tây Tạng tin rằng khi treo ngoài trời thì gió thổi thần chú sẽ bay khấp nơi; "Prayer wheels" ( moulins à prière ) là một thứ máy xay nước, có ghi câu thần chú mà dân Tây Tạng để dưới sông cho nước chảy làm cho máy xay quay, thì thần chú sẽ tản theo nước mà đi khấp nơi.Câu thần chú được ghi thường là câu : "Om Mani Padme Hum"].

M. [ông con, nhà sư]: Vâng, Đặc biệt cái quan niệm về đầu thai là một việc mà chúng ta cần phải nói đến một cách rõ ràng hơn. Nhưng trước hết chúng ta hảy xem xét những điểm của ông [ nói theo VN thì phải nói " của bố", nhưng đây là dịch phải theo sát chữ] theo thứ tự.Tôi nghĩ rằng lý do lớn nhứt để Phật giáo được Tây phương coi như là có thể chấp nhận được về mặt lý-trí, là vì nó nắm chặt những mối lo âu của mọi sinh vật. Những phần nồng cốt của Phật pháp không có ngoại lai chút nào hết, và không có bị ảnh hưởng bởi những yếu tố văn hóa theo cái loại đã làm ông ngạc nhiên như vậy. Phật pháp chỉ phân tách và tháo gỡ cách cấu tạo của hạnh phúc và đau khổ. Đau khổ từ đâu tới ? Cái gì gây ra đau khổ ? Làm sao chữa được nó ? Dần dần nhờ sự điều tra và sự lặng ngấm, Phật giáo ghi lại được những nguyên do sâu xa của sự đau khổ. Tìm cho được việc ấy phải là mối lo cho tất cả mọi người, phật-tử hay không phải phật-tử.

[tr. 37] J.F.: -But doesn't metempsychosis exist in Buddhism ? I thought the migration of souls was one of its most basic doctrines ?

M.- Buddhism speaks of successive states of existence, in other words, everything is not limited to just one lifetime. We've experienced other states of existence before our birth in this lifetime, and we' ll experience othes after death. This, of course, ;eads to a fundamental question : is there a non material consciuosness distinct from the body ? It would be impossible to talk about reincarnation without first examining the relationship between body and mind. Moreover, since Buddhism denies the existence of any individual self that could be seen as a separate entity capable transmigrating from one existence to another, one might well wonder what it could be that links those successive states of existence together.

J.F.- That's pretty hard to understand.

M.- In fact, it is seen as a continuum, a stream of consciousness that continues to flow without there being any fixed or autonomous entity running through it.

J.F.-A series of reincarnation without any definite entity that reincarnates ? More and more mysterious.

M.- It could be likened to a river without a boat descending its course , or a lamp flame that kights a second lamp, which in turn lights a third lamp, and so on ; the flame at the end of the process is neither the same flame as at the outset nor a completelt different one

J.F.- Those are just metaphors.

Tạm dịch: [tr.37].J.F. [ông bố, triết gia]-Nhưng thuyết luân-hồi có trong Phật giáo hay không ? Tôi nghĩ rằng sự di chuyển của hồn là một trong những thuyết căn bản của Phật giáo.

M. [ông con, nhà sư]- Phật giáo nói đến những trạng thái kê tiếp nhau của đời sống, hay nói một cách khác, mọi chuyện không có bị giới hạn trong chỉ có một cuộc đời. Chúng ta đã trải qua nhiều trạng thái khác của cuộc đời trước khi chúng ta sanh ra trong cuộc đời hiện tại,và rồi chúng ta còn sẽ qua nhiều trạng thái khác nữa sau khi chết. Tức nhiên việc đó dẫn tới câu hỏi căn bản là: có một cái tri- giác vô-hình nào ngoài cái thể xác này không ? Không thế nói đến chuyện đầu thai (luân-hồi) mà không trước hết xem sự liên hệ giữa thân và tâm. Hơn thế nữa, bởi vì Phật giáo không chấp nhận có một cái "tôi" nào riêng biệt, được coi như là một thực thể riêng, có khả năng chuyển sinh từ cuộc sống này sang cuộc sống khác, bằng cách bước từ thân này qua thân kia, thì người ta có thể nghĩ rằng chính cái đó nối liền những trạng thái kế tiếp của đời sống với nhau.

[NLV: nghĩa là Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn chuyển từ thân thể này sang thân thể kia trong việc đầu thai]

J.F. [ông bố, triết gia]- Cái đó thật là khó hiểu.

M. [ông con, nhà sư]-Thực ra, đầu thai được coi như là một sự liên tục, một con sông tri-giác chảy không ngừng, không bị một thực thể nhứt định hay độc lập nào ngăn chận.

J.F. [ông bố, triết gia]- Nghĩa là một tràng đầu thai mà không có một thực thể nào tái sanh ? Thật là càng ngày càng bí mật.

M. [ông con, nhà sư]- Việc đó có thể được so sánh với một con sông, không có thuyền, chảy theo dòng của nó, hay là một ngọn lửa của cái đèn được mồi qua một cái đèn thứ nhì, rồi lửa của cái đèn thứ nhì được mồi qua cái đèn thứ ba,vân vân, vân vân. Lửa của cái đèn cuối cùng không phải là ngọn lửa của cái đèn đầu tiên, mà nó cũng không hòan toàn khác với ngọn lửa ấy.

J.F. [ông bố, triết gia] - Tòan là nói chuyện bóng gió.

[NLV. Đọan trên đây giống phần nói về "Thức", "Tàng Thức" ở Phần Một , Ngũ uẩn]

***


Trở Về  ]