Chim Việt Cành Nam    [  Trở Về  ]              [ Trang chủ ]

Tìm Hiểu Sơ Vài Điều Căn Bản Của Phật Giáo
*
Phụ Bản 
Phụ Bản 2 : Nói về Tiểu Thừa và Đại Thừa

Người thường như tôi chỉ biết đại khái là:

1- Phật tử Tiểu Thừa muốn "tu" phải học thật nhuần, hiểu thật thấu và áp dụng thật nghiêm minh những điều đã học về Tứ-Diệu-Đế, Bát-Chánh-Đạo, Ngữ-Uẩn và Thập-Nhị Nhân-Duyên, để được "Tự Giác" [tức là tu theo Đường A-La-Hán. La Voie d'Ara- hat] [Arahat (pali): "Celui qui est digne" qui a atteint le plus haut niveau du sentier surnaturel de l'Hinayana, le niveau òu "l'on n'apprend plus rien" et qui a acquis la certitude que toutes les souillures et passions ont été définitivement abolies. Le fruit de l'état d'Arahat est le Nirvana, accompagné d'un reste de conditionnements. L'Arahat atteint l'extinction complète après cette vie.(theo sách "Pour comprendre le Bouddhisme" của S.Bercholz & Chodzin Kohn, 1999, tr.408 .)

[Chư vị A-La-Hán chứng minh hạnh phúc Niết-bàn bằng cách chứng đắc Đạo Quả A-La-Hán trong kiếp sống hiện tiền. Đã chế ngự lục căn như tuấn mã được huấn luyện thần thục, đã tiêu trừ ngã mạn, và không cò ô nhiểm, người vững chắc như thế, chỉ đến như Thiên cũng quý mộ (trong Kinh Pháp Cú, câu 94)] (theo sách "Đức Phật và Phật Pháp" của Nãrada Mahã Thera, do Phạm Kim Khánh dịch, 2001, tr.588)..

Và 2- Phật-tử Đại Thừa thì "tu" theo Bồ- Tát Đạo, [La voie de Bodhisattva], không những để Tự Giác mà còn để Giác Tha [là giác ngộ chúng sinh] nên tu sinh phải Phát Nguyện Bồ-đề Tâm đòi hỏi và cũng sẽ phát triển tâm Xả, Từ và Bi, là ba tâm đối trị ba độc Tham, Sân, Si. và Bồ-đề tâm ở ý nghĩa tuyệt đối chính là tánh Không (Vô Ngã) .

[Bồ-Tát là Bodhisattva (skrt.)"Être éveillé" Dans le bouddhisme Mahayana, le bodhisattva est un être qui aspire à l'état de bouddha par l'exercice systématique des vertues parfaites (Pãramitã), mais qui renonce à jouir du Nirvana parfait tant que tous les êtres ne sont pas sauvés. La vertu qui détermine toute son action est la compassion, soutenue par une connaissance et une sagesse élevées (Prajnã). Un bodhisattva apporte une aide efficace. Il est prêt à assumer la souffrance de tous les êtres et à transmettre à d'autres ses propres mérites karmiques. La voie du bodhisattva commence par la recherche de l'esprit d'Éveil et la prononciation des voeux de bodhisattva. La carrière du bodhisattva se divise en dix étapes (Bhũmi). L'idéal du bodhisattva du Mahayana a remplacé celui d'Arahat de l'Hinayana' dont l'aspiration, qui consistait à obtenir son propre salut, fut jugée trop étroite et trop égoiste.](theo sách "Pour comprendre le Bouddhisme" đã dẫn ở trên tr.410).

Vị Bồ-Tát được nhắc tới và thờ kính nhiều nhứt ở Việt Nam là Quán-Thế-Âm Bồ Tát. có khi còn được gọi là "Phật Bà" tiếng Phạm là [Avalokiteshvara : Bodhisattva de la Compassion qui d'après les sources chinoises et vietnamiennes, reste à l'écoute des cris du monde pour accorder sa grâce à ceux qui la lui demandent. Acvalokiteshvara est un homme qui se métamorphose souvent en femme pour aider les humains. D'où l'appellation populaire " La Bodhisattva Avalokiteshvara"/ La = Bà] (theo sách "Six Sermons du Bouddha" của Hiển Mật Đỗ-Hữu-Trạch, Montréal Canada 2002 tr.xii).

Để hiểu biết thêm hơn một chút về Tiểu-thừa và Đại-thừa, tôi đã tra cứu được như sau: [Theo tiếng Phạn sanscrit Tiểu Thừa Hinayana về sau đổi lại là Nguyên Thủy [Theravada tiếng Pali)] còn Đại ThừaMahayana].

Theo sách "Pour comprendre le bouddhisme" [của S.Berchollz & S.Chodzin Lohn, 1999.] thì: Hinayãna (skrt.) : "Petit Véhicule" Les adeptes de l' Hinayana se consacrent aux exercices élémentaires de méditation et à la doctrine fondamentale du bouddhisme notamment les Quatre Nobles Vérités (voir également Theravada) ( tr.413) .

Theravãda (pali): "Doctrine des Anciens" École hinayaniste (ou palie) fondée et introduite à Ceylan en 250 avant J.-C. Le Theravada est aujourd'hui largement répandu dans l' Asie du Sud-Est et se considère comme la forme la plus originelle du bouddhisme. Il met l'accent sur la libération individuelle, qui ne peut être obtenue que par ses propres efforts dans la méditation, en observant les règles de moralité et en menant une vie monacale. (.tr.425)

Mahãyãna (skrt.): "Grand Véhicule" Une des deux grandes branches du bouddhisme, l'autre étant l'Hinayana "Petit Véhicule", Le Mahayana met l'accent sur la Vacuité (Shũnyata) de tous les phénomènes, la compassion et la reconnaissance de la nature universelle du bouddha. La figure idéale du Mahayana est le bodhisattva, d'òu l'expression "voie du bodhisattva" par laquelle on le désigne souvent.(tr.415).

Trong Đại Thừa còn có một "Thừa" quan trọng được áp dụng ở Tây-Tạng (Tibet) của Đức Dalai-Lama là "Kim Cương Thừa" [Vajrayana].

[Vajrayãna (skrt.): " Véhicule de Diamant" Branche du bouddhisme qui se manifesta vers le milieu du premier millénaire, principalement dans le nord-ouest de l'Inde. Cette école se développa à partir de la doctrine Mahayana. De l'Inde et de l'Asie centale, elle gagna progressivement le Tibet, la Chine et le Japon. Né du besoin d'étendre la pensée bouddhique à d'anciennes pratiques "magiques", ce courant se caractérise par l'importance accordée à l'exécution des rites, considérée comme une sorte de methode psychologique.] ( cũng theo sách "Pour comprendre le Bouddhisme" tr.426)

Phật-giáo ở Tây Tạng thường được gọi là Bouddhisme Tantrique du Tibet. [Từ chữ Tantra (skrt.): "Tissu, relation". Concept général designant l'activité fondamentale du Vajrayana et ses systèmes de méditation. Également employé pour différentes sortes de textes (Tantra médicaux, Tantra astrologiques etc..]( cũng theo sách nói trên tr.424)

[Tantra: terme qui dénote l'action ; désigne une série de livres et de méthodes cocernant les pratiques yogiques spéciales pour rapidement réaliser l'illumination](theo sách "Le bouddhisme tantrique du Tibet" của John Blofeld Éditions du Seuil 1976, tr.300)

Phật-giáo ở Tây-Tạng còn hay dùng những câu thần-chú như "Om Mani Padme Hum". được gọi là "mantras".

Theo sách "Ngay trong Kiếp sống này" của Thiền sư Sayadaw U Pandita (Tỳ kheo Khánh Hỷ sọan dịch 1996) thì: Ở tr.414 (nguyên văn):[ Mahayãna : Đại thừa. Sau khi hoàng đế Asoka cố gắng hợp nhất Tăng Chúng vào thế kỷ thứ ba trước Công-nguyên, một số tông phái tự động phát triển các học phái của riêng mình, Một số quan điểm của Đại-thừa khác hẳn giáo lý thời nguyên thủy, chẳng hạn như quan điểm về Bồ-tát (bodhisattva): Bồ-tát từ khước Niết Bàn để có thể sống trong Tam Giới cứu độ chúng sinh. Trong khi đó Phật giáo Nguyên thủy dựa vào lời dạy cuối cùng của Đức Phật trươc nhập diệt, khuyến khích mọi người hãy "tự nổ lực để cứu độ chính miønh" (Xem Kinh Mahãparinibbãna Sutra). Kinh Valpulya quan niệm khác biệt về Bồ-tát đã được thêm vào trong Đại tạng Sanscrit. Đại thừa thêm vào nhiều kinh điển mà thời Phật Giáo Nguyên Thủy không có. Phật giáo Đại-thừa được truyền bá vào Trung Á do các thương buôn và các nhà sư thời vua Kushan ở Ấn-độ trong suốt hai thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên và dần dần lan tràn sang Tây-tạng, Trung-hoa, Siberia, Nhật-bản, và Việt-Nam] Ở tr. 424 (nguyên văn): [Theravada : Nguyên ngữ là Lời dạy của những vị trưởng lão.Trưởng lão bộ, Bảo thủ bộ, Thượng tọa bộ, hay Phật giáo Nguyên Thủy. Một tông phái duy nhất trong số mười tám tông phái còn lại sau khi Phật niết bàn. Các vị trưởng lão tụng đọc lại tất cả những lời dạy của Đức Phật vào kỳ kết tạp tam tạng lần thứ nhất, ba tháng sau khi Phật niết bàn. Những lời dạy này được nhóm trưởng lão bảo thủ lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Phật-giáo Nguyên Thủy được duy trì và phổ biến tại các xứ Miến Điện, Thái Lan, Kampuchia, Lào và Tích-Lan."]

Theo sách "Phật Học Tinh Yếu" của Hòa Thượng Thích Thiền Tâm 1965 .(3 quyển); [Liên Lạc: Chùa Đức Viên, San José California ] thì (nguyên văn):

Ở volume 1, tr.154: Tiết IV :" Hai Hệ Thống Kinh Điễn Phật Giáo:[ "Phật-giáo chia thành hai hệ thống lớn là Đại-thừa và Tiểu-thừa. Những nước thuộc hệ thống Đại-thừa Phật-giáo như : Bắc-Ấn, các địa phương Trung-Á, Tây Tạng, Mông-Cổ, Mãn-Châu, Trung-Hoa, Việt-Nam, Triều-Tiên, Nhật-Bản. Các nước thuộc hệ thống Tiểu-thừa Phật-giáo như: Nam-Ấn, Tích-Lan, Miến-Điện, Thái-Lan, Ai-Lao, Cao-Miên. Phật giáo ở những nước này gọi là Nam-phương Phật-giáo. Kinh-điển của Nam-phương Phật-giáo được ghi chép bằng tiếng Ba-ly, nên gọi là Ba-ly Phật-điển. Kinh-điển của Bắc-phương được ghi chép bằng tiếng Phạn, nên gọi là Phạn-ngữ Phật-điển.

Tuy phân chia Đại-thừa, Tiểu-thừa, hay Nam-truyền, Bắc-truyền, song thật ra Bắc-truyền Phật-giáo cũng gồm có Kinh, Luật, Luận của Tiểu-thừa. Nam-truyền Phật-giáo cũng có nơi xen lẫn giáo lý của Đại-thừa. Danh từ Bắc-phương hay Nam-phương Phật-giáo là chỉ cho hai hệ thống Kinh-điển Phạm-ngữ và Ba-ly, chớ không phải chỉ trên phương diện địa-lý.Chẳng hạn như đảo Xà-Ba (Java) địa cảnh thuộc về Nam-phương, nhưng nhân dân xứ ấy`đã từng tín phụng Bí-mật-giáo của Đại-thừa. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại đảo nầy những tượng Phật, Bồ-Tát, và Kinh-điển của Đại-thừa Phật-giáo."]

Ở tr.210 Tiết II: Khởi Nguyên Phân Biệt Giữa Hai Phái: [Nhân duyên phân biệtgiữa Tiểu-thừa và Đại-thừa, đại ước có ba điểm:

1- Do hòan cảnh .Đại-thừa Phật-giáo bộc hưng một phần do ảnh hưởng của hòan cảnh bên ngoài. Xét theo lịch-sử, từ A-Dục-Vương về sau,quần chúng miền Bắc-Ấn thường giao thiệp với dân tộc hai xứ Hy-Lạp, Ba-Tư. Những nhà Phật học ở Bắc-Ấn lúc ấy càng ngày cang đông. Do sự tiếp xúc với ngoại nhân, họ lần lần chịu ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo của hai xứ đó. Nên có nhiều nhà học Phật chủ trương sùng bái cầu nguyện. Bởi nguyên nhân nầy, thuyết tha-lực vãng sanh đã có sẵn trong Kinh-điển Phật-giáo được đề khởi lên. Thời bấy giờ phong trào cầu vãng sanh về cõi Đâu-Suất của Di-Lặc Bồ-Tát, cõi Cực-Lạc của Phật A-Di-Đà, cõi Lưu-Ly của Phật Dược-Sư, cõi Diệu-Hỷ của Phật A-Súc-Bệ rất thịnh hành. Trong đây chỉ có thuyết vãng sanh Cực-Lạc là được lưu thông hơn cả. người ta gọi phong trào nầy là Chủ-tình-đại- thừa-giáo.

Mặt khác, sau khi Phật diệt độ 500 năm, các phái ngoại-đạo lần lần phục hưng, lý thuyết của họ càng ngày càng được cải cách thêm đến mức siêu việt. Song song với phong trào đó, kho tàng Phât-giáo cũng phải được khai thác triệt để, mới có thể đối phó với ngoại đạo và giải quyết đầy đủ mọi nghi ngờ của học giả. Viø thế Đại-thừa Phật-giáo phải ra đời để thích ứng với thời đại.

2- Do trào lưu tư tưởng: Khởi nguyên tư tưởng Đại-thừa Phật-giáo lẽ dĩ nhiên đã có từ khi Đức Như-Lai còn tại thế. Sau khi Đức Thế-Tôn diệt độ 100 năm, giáo đòan Phật của Thánh-Thương Tọa-bộ và Đại-Chúng-bộ, rồi lần lần phát sanh ra các chi phái. Giáo nghĩa của các bộ phái đó phần nhiều bao hàm cả đạo lý Đại-thừa. tư tưởng của học giả cũng biến thiên theo trào lưu, từ đời A-Dục đến đời Ca-Nị-Sắc-Ca quan niệm Đại-thừa-giáo càng ngày càng phát hiện thêm rõ rệt.

Trên phương diện địa lý, tư tưởng nầy bắt nguồn từ xứ An-Đạt-La thuộc Nam-Ấn-Độ. Giáo nghĩa nầy nở đầu tiên là Ma-Ha-Bát-Nhã, phát xuất từ Đai-Chúng-bộ. Trong kinh Bát-Nhã có đọan Phật dự ký: "Sau khi Như-Lai niết bàn, kinh nầy được truyền về phương Nam, rồi từ đó lưu chuyển đến phương Tây và lên phương Bắc".Lới dự ký nầy đã chứng minh cho Đại-thừa Bát-Nhã xuất phát từ phương Nam. Đại-thừa Phật-giáo ở Bắc-Ấn-Độ phat nguyện từ địa phương nào, sự kê khảo cứu chưa được chính xác.Nhưng theo ngài Huyền-Trang thì tại xứ Câu-Tát-La (Kosala) Kinh-điển Đại-thừa rất nhiều, phật-pháp ở đây cực thịnh và được truyền bá đi các nơi khác. Hoặc giả địa phương này là chổ phát nguyện của Đai-thừa Phật-giáo miền Bắc chăng ?

3-Do các học giả phát khởi: Sau khi Phật diệt độ, một mặt do trào lưu tư tưởng lần lần biến thiên, nên sự đòi hỏi thích ứng với quan niệm quần chúng càng ngày càng thêm cần thiết. Mặt khác giáo nghĩa của ngoai-đạo cũng lần lần cải tiến, họ biết rút lấy cái hay của phái khác trong ấy có cả đạo Phật, để bổ khuyết thêm cho học thuyết của mình. Vì thế lập luận của họ càng ngày càng thêm vững vàng, trong đó có các phái Thắng-luận, Số-luận, Phệ-Đàn-Đà, luôn luôn bài xích Phật-giáo. Giữa lúc ấy, phần đông chư Tăng lại thiên về khuynh hướng giải thoát, bảo thủ lấy truyền thống xưa, nên thanh thế Phật-giáo lần lần thấy sút kém trước ảnh hưởng của ngoại-đạo. Để cứu vãn tình thế và thích ứng thời cơ, sau Phật diệt độ 700 năm, hai ngài Mã-Minh, Long-Thọ nối nhau xuất hiện, trứ tác các bộ như: Đại-Thừa-Khởi-Tín-Luận, Đại-Trang-Nghiêm-Luận-Kinh, Trí-Độ-Luận, Thập-Trụ-Tỳ-Bà-Sa-Luận, Trung-Quán-Luận, để phát huy ý nghĩa Đại-thừa Phật-giáo. Kế tiếp sau hai ngài, có các vị như Đề-Bà, La-Hầu-La, Vô-Trước, Thế-Thân, cũng cực lực đề xướng đạo lý nầy.

Xét ra, đứng về mặt bao quát, Đại-thừa kiêm cả Tiểu-thừa. Nhưng Đai-thừa giáo sở sĩ được biệt lập là để đối kháng với quan niệm bảo thủ và xu hướng tự giải thóat của phần đông chư Tăng thời bấy giờ. Nhưng hòan cảnh hoặc trào lưu tư tưởng chỉ là nhân duyên phát khởi, mà thành quả lại do sự xướng lập của chư đai-đức Mã-Linh, Long-Thọ, Vô-Trước, Thế-Thân. Cho nên người sau thường gọi các ngài là những nhà cách mạng Phật-giáo.

Vậy, khởi nguyên của Đại-thừa Phật-giáo là bởi ba lý do trên. Quan niệm phân biệt, khen chê giữa Đai-thừa và Tiểu-thừa sau nầy, thật ra cũng có. Nhưng sự đối lập giữa hai tập đòan lớn trong Phật-giáo, là một lẽ tất nhiên của thời đại, mà dù muốn dù không, người ta vẫn không thể tránh.]

Ở tr.214: Tiết III: "Những Điễm Sai Biệt Của Hai Phái:. [Đứng về phương diện lịch-sử mà nói, sự đối lập giữa Tiểu-thừa và Đại-thừa có ba nguyên nhân như trên.Nhưng về phương diện lập thuyết thì hai phái hòan toàn khác nhau từ chổ phát tâm đến giáo, lý, hạnh, quả. Trong Trí-Độ-Luận, ngài Long-Thọ nói : "Phật-pháp đồng một vị, đó là giải thoát. Trong vị giải thoát nầy có hai thứ: một là chỉ vì mình, hai là tất cả chúng-sanh. Cho nên tuy đồng cầu giải thoát, mà có sự lợi mình và mình người đều lợi, khác nhau. Vì thế mới có sự sai biệt giữa Tiểu-thừa, Đại-thừa.". Xem đây thiø biết sự khu phân của hai phái không phải chỉ thuộc trên nguyên nhân, mà còn trên phương diện chủ thuyết. Căn cứ theo Nhập-Đại-Thừa-Luận của ngài Kiên-YÙ, và xét qua chủ trương lập thuyết đôi bên, ta có thể chia sự sai biệt giữa Tiểu-thừa và Đại-thừa thành tám điểm như sau:

1-Tâm-lượng. Hàng Tiểu-thừa tâm lượng hẹp hòi, gấp cầu giải thoát mọi sự khổ não trong đường sanh-tử. Họ chỉ biết độ cho miønh hơn là độ cho kẻ khác. Hàng Đại-thừa tâm lượng rộng rãi, quyết đạt đến lý tưởng tự lợi lợi tha. Hơn nữa, họ còn lấy việc lợi tha làm chủ đích.

2-Căn-cơ. Tiểu-thừa là hàng căn tính tối chậm, chỉ tin hiểu những tiểu pháp như Tứ-đế, Thập-nhị-nhân-duyên. Đại-thừa là hạng có thắng giải đại tánh, không thích tiểu pháp mà ưa thọ trì những đại pháp như; Ngã-pháp-câu-không, Duyên-khởi-như-huyễn.

3-Nhân-sanh-quan. Tiểu-thừa khuynh hướng về Nhân-sanh-quan vô thường, nhiều khổ não. Vì vậy, họ chủ trương phá tan tiểu ngã, mong sớm chứng vào thể tánh vắng lặng, và lấy đó làm chổ giải thoát an vui. Đại-thừa cũng bắt đầu từ quan niệm ấy, nhưng lại hiểu rằng các pháp như huyễn, chúng-sanh chính là tự tánh của mình. Cho nên lập thuyết của họ là phá chấp trên ngã, pháp, để khuếch trương Đại-ngã, không cần phải lìa đời xa lánh chúng sanh, mà vẫn được giải thoát tự tại.

4-Vũ-trụ-quan. Tiểu-thừa đối với vạn hữu thiø cuộc hạn trong phạm vi hiện tượng luận sanh diệt, yếu tố để giải thích của họ duy có 75 pháp. Sự chứng biết của Tiểu-thừa cũng chỉ trong vòng Tam-thiên-đại-thiên-thế-giới.(Galaxie) cho nên họ không tín có Tha-phương, Tịnh-độ. Đại-thừa thiø ngoài hiện tượng sai biệt, còn thuyết minh chân-như bình đẳng không sanh diệt để đạt đến bản thế luận. Yếu tố để giải thoát vạn hữu của họ gồm có 100 pháp. Họ tin nhận rằng, ngoài thế giới này còn có vô số Uệ-độ và Tịnh-độ như vi-trần. Tất cả đều là thể Như-huyễn-tự-tánh thanh-tịnh-tánh.

5-Quan niệm Tam-bảo. Về Phật-bảo, hàng Tiểu-thừa chỉ chấp nhận có Đức Thich-Ca-Mâu-Ni và chư Phật của cõi Ta-Bà, không tin có các đấng Như-Lai ở tha phương thế giới. Về Pháp-bảo họ duy tính thuận những kinh Tiểu-thừa như A-Hàm, Pháp-cú..., không tin nhận những kinh Đại-thừa như Hoa-Nghiêm, Pháp-Hoa. Về Tăng-bảo họ chỉ hiểu biết các bậc A-la-hán như Xá-Lợi-Phật, Muc-Kiến-Liên... không chấp nhận các bậc Bồ-Tát tha phương như : Phổ-Hiền, Dược-Vương, Nguyệt-Quang, Thế-Chí. Tráí lại Đai-thừa tin nhận cả tiểu pháp lẫn đại pháp và ngôi Tam-bảo ở cõi nầy cùng mười phương.

6-Tư-lương-tánh. Trên phương diện tu hành, hàng Tiểu-thừa thiên về huệ, y theo Tứ-đế, Thập-nhị-nhân-duyên, Tam-thập-thất-đạo-phẩm, mục đích để phá trừ ngã chấp, chứng quả nhân không. Còn hàng Đại-thừa thì y theo Lục-độ-vạn-hạnh gồm tu phước huệ, phá cả ngã chấp lẫn pháp chấp, chứng quả nhị-không.

7- Thời-gian-tánh. Về Tiểu-thừa, hàng Thanh-Văn phải tu từ ba đời đến 60 kiếp mới chứng quả A-la-hán; còn hàng Duyên-Giác phải tu từ bốn đời đến 100 kiếp mới chứng quả Bích-Chi-Phật. Còn bên Đai-thừa phải dùng ba A-tăng-kỳ-kiếp để tu sáu độ và 100 kiếp để tu nhân tướng tốt, mới chứng quả Phật.

8-Quả-chứng. Giải thoát của Tiểu-thừa là tiêu cực. Họ muốn lánh khỏi mọi sự khổ não ở hiện tại mà thể nhập vào cảnh không tịch. Cho nên muc đích chung cuộc của họ là cầu lấy quả A-la-hán hoặc Bích-Chi-Phật. Giải thoát của Đại-thừa là tích cực. Họ hiểu rằng phiền não vốn không và trong chúng ta có đủ đức tướng, trí huệ của Như-Lai cũng vô lượng công đức. Viø thế họ lấy địa vị Phật-Đà làm lý tưởng chung cuộc. Về chúng-sanh, Đại-thừa quyết độ tất cả đều thành Phật. Về thế-giới, họ quyết biến cõi uế ác thành cảnh thiện mỹ, trang nghiêm. Cho nên mục đích của Đai-thừa gồm trong câu: "Trang nghiêm Phật-độ, thành tựu chúng sinh". N.L.V. 20-4-2007.



Trở Về  ]