Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]             [  Tác giả   ]

 
FREUD và JUNG
Phân tâm học hay  Bệnh tâm thần
Võ Công Liêm
Kính dâng: mẹ
Mỗi khi nói đến Freud hay Jung thường đưa ta vào một điều gì có liên quan đến tâm trí hay tâm thần và từ đó trở thành thuyết phân tâm (psycho-analysis); có phải đó là phương pháp vật lý trị liệu của hai nhà tư tưởng tâm lý, chuyên giải cứu những gì có liên quan đến thần kinh hệ? Vậy giữa tâm thức hiện đại (The Modern Mind) và tâm thần (Psychopathic) có những gì khác biệt hơn không? Hay chỉ là lý thuyết dành cho một triết thuyết tâm lý học. Đó là câu hỏi mà lâu nay người ta cho đó là triệu chứng tự nhiên, do từ ảnh hưởng ngoại giới dưới mọi hoàn cảnh cá nhân, gia đình và xã hội xâm nhập vào nội giới để rồi tạo nên những hình thái khác nhau, những cảm thức khác nhau bắt nguồn từ não thức dưới góc độ bình thường nhưng thật ra không bình thường. Hoặc có thể đây là một dấu hiệu tượng trưng của cuộc đời đang sống (The Symbolic Life). Trong đường lối nầy; cá tính đó có thể nghiêng về cái điều tự nhận thức, mà sự lý có thể đưa dẫn tới một ý nghĩa đầy đủ và trọn vẹn cho cuộc đời. Dưới mắt của những nhà tâm sinh lý cho đây là căn bệnh cần có một phương pháp trị liệu, đó là cơ bản như một quyết định tối hậu để tìm kiếm về cái thần thái mà cả Freud và Jung  đặc vấn đề bấy lâu nay và coi những triệu chứng đó như một xác định cụ thể, xuyên qua những phát triển tìm học cũng như mở mang một năng lực dưới những biểu hiện mà họ tìm thấy qua từng trường hợp khác nhau.

-  Freud*: Trải nghiệm vấn đề phân-tâm-học một cách rộng rãi, một hệ thống điều hòa khai mở khoa tâm lý mà chủ yếu miêu tả những gì có tính cách sinh vật học vừa khoa học thực tiển vừa có tính chất lý hóa nhiên (neuro-transmitters) như một quả quyết qua từng phân đoạn; ấy là những gì Freud tin tưởng vào sự cố vốn đã ươm mầm trong tuổi ấu thời. Để phù hợp lý luận của Freud, con người có thể lộ qua bất cứ trạng huống hay giai đoạn nào trong sự tiến trình của tâm thức, đó là nguyên nhân của vấn đề về sau trong cuộc đời, nguyên cớ đó  thường hiện ra trong thể thức của triệu chứng về thần kinh. Khuynh hướng nầy mà con người nhận thức ra được như kết quả đem lại sự đối kháng, đó là những gì nảy sinh giữa những sự cớ cơ bản của những gì thuộc sinh học, một yêu cầu khẩn trương và những gì chuẩn mực là thái độ cư xử đúng đắng mà do sự áp đặt bởi xã hội mà ra.

According to Freud, people can get stuck at any stage in the process and this causes problems later on in life, which often emerge in the form of neuroses. People tend to get stuck as a result of conflicts that arise between basic biological urges and the norms for correct behaviour imposed by society...

Đó là điều mà lâu nay Freud nhấn mạnh và cho đó là việc làm khẩn trương và cấp thiết như đã có, cái đó là chủ yếu ở sự cớ về giới tính tự nhiên mà ra. Freud  thường coi đó  là thời kỳ thuộc bản năng tính dục bộc phát (libido) được biểu lộ dưới dạng thức của tính dục dẫn vào con đường có tính cách đòi hỏi như một chờ đợi để được biểu lộ.

-  Jung*: Ảnh hưởng Freud. Họ làm việc bên nhau, điều nghiêng vấn đề tâm thức bệnh lý và giới tính  ở đầu thập niên 1900. Phương thức chửa trị theo lối phân tâm học của Freud là nền tảng, đánh ngã mọi thứ khác, điều nầy như là cứu cánh để điều trị chứng tâm thần  và hỗn loạn về tâm trí. Đó là những gì mới mẻ và khác biệt khởi từ một phương pháp được đón nhận để xử lý căn bệnh tâm thần, bởi hoạt động đó là lý thuyết về vô thức  và đường lối trong việc chửa trị, cái đó như có một tác dụng với ý thức trí tuệ. Phép chửa trị nầy dựa trên cơ bản của hai nhà tâm học, một tiến trình hết sức đơn giản dành cho Jung qua sự làm việc của ông cũng như dung hòa độ lượng cách xử dụng ngôn từ, làm sao thông đạt được tư tưởng dành cho khoa trị liệu về tâm thần. Nhờ đó mà đưa bệnh nhân ôn hòa được lý trí giữa một trạng thái của não bộ. Freud cũng có những tác phẩm lớn  nói về giấc mơ và đây cũng là khiá cạnh đặc biệt của Freud và cũng là những lợi ích mà Jung thu tập được ở phần nầy qua những gì về mơ.

Jung luôn luôn cảm thấy rằng; quan niệm cũng như khuynh hướng của Freud đặc ông vào một vị trí hữu ích, một trụ cột cho triết thuyết tâm lý học mà Jung đang dày công nghiên cứu. Không còn gì hơn để Jung tìm ra một biện chứng khác mà đó là một kết quả thực tiễn, chính là những gì Freud đã đưa ra. Lý thuyết của Freud gần như một phần quan trọng cho Jung qua phương pháp trị liệu, một tiến trình trong phép chửa trị, Jung gọi là: 'cùng nghĩa với phân tâm học': – abreaction in psycho-analysis, alimination of a morbid complex be expression through conscious associate with the original cause. Một phản ứng tự nhiên, trong khi bị ức chế cảm xúc bắt nguồn từ những chấn động tính dục ở tuổi trưởng thành, sự cớ đó nhận thức từ cái vô thức. Jung tin vào thần kinh não bộ đã gây ra nhiều vấn đề trong đời sống hiện hành; đó là nguyên cớ đưa ra những khủng khoảng tâm trí có phương hại đên đời sống gia đình, đặc biệt thảm cảnh giữa vợ chồng sinh ra ly hôn hay ly dị. nghịch lý giữa cha con, vợ chồng, đời sống và xã hội. Những gì xẩy ra là những gì nối kết trong cái sự chấn động tâm não, cái đó có thể nói là chấn thương tê liệt (traumas). Có một điều quan trọng khác biệt giữa suy tư của  Freud và Jung; với Freud luôn luôn nghiêng về sự tập trung vào những hoạt động quá trình của mỗi cá nhân. Ngược lại Jung thì nhìn vào hiện tại nhiều hơn và có thể hướng vào tương lai.

Jung thường bất đồng với Freud về vấn đề loạn luân. Freud nhấn mạnh  những gì thuộc vấn đề tâm não đó là nguyên nhân đè nén của giới trẻ, lòng ham muốn của dục vọng sa vào tội loạn luân, do đâu mà con trẻ có một quan hệ gần gũi với bậc sanh thành qua hệ tính khác phái. Ở đây Jung gọi là là 'Oedipus-complex' một sự dang díu phức tạp trong  cái thứ tình cảm phi thường bởi lấy nhau trong quan hệ khác phái (opposite-sex) giữa cha mẹ và con cái. Jung cho đó là chuyện hiếm khi xẩy ra. Ông không tin sự bạo dâm kỳ quặc nầy là thói tính mà đó là nguyên nhân của sự suy thoái thần kinh(Neurasthenic) cứ thế mà nổi dậy liên tục là kết quả tai hại cho những người bất lực muốn chấp nạp vào một hoàn cảnh thích nghi; Jung nhấn mạnh sự việc như thế đem lại dữ kiện cho việc loạn luân mà đối với tôn giáo là một phạm tội lớn, khiá cạnh nầy thường thấy trong những chuyện hoang đường thần thoại biểu tượng dưới vóc dáng nửa người nửa ngựa, nửa đười ươi là thế đó. Cho nên việc giao cấu khác phái trong gia đình thường hiện ra những dung tánh kỳ quái của những giọt máu bất hợp pháp. Không chừng đem lại triệu chứng tâm não. 

Jung biết Freud sẽ có thể không bao giờ chấp thuận những gì Jung đưa ra và đó là nỗi khổ của Jung bởi những đối kháng giữa những thúc bách như một biểu lộ và hành động liều lĩnh để đánh mất một cái gì quan trọng của tình bằng hữu. Tuy nhiên vẻ bề ngoài của Jung vẫn còn những cố gắng khác là ủng hộ đường lối của Freud. Cuối cùng rồi cũng có những lời bình phẩm vể lý thuyết 'phân-tâm-học' của Freud; họ cho rằng : - Bản năng tính dục (libido) sẽ không phải là điều xác đáng như một dục tính bình thường nhưng bên cạnh đó có những hấp lực khác thúc đẩy. - Cái sự thỏa thê đến từ mọi thứ không-dục-tính và cũng không phải đến một cách đơn thuần từ-dục-tính như Freud nhấn mạnh nhiều lần trong vai trò của kẻ loạn luân. - Tâm trí của người lớn hỗn loạn là nguyên nhân bởi vấn đề thông thường, cái sự lý đó do từ sự đối kháng cũ xưa. Ở đây không phải là điều cần thiết để nói lên đối kháng của con trẻ và cũng không phải khi nào cũng có dục tính hiện ra để đối kháng. (ý của Jung phản đối Freud về căn bệnh 'hystérie' loạn trí cuồng dâm). 

Freud và Jung đón nhận một cách đặc biệt ở bước ban đầu khi tìm ra những bệnh lý tâm thần. Freud cha đẻ chủ thuyết phân tâm học. Jung là một góp sức lớn lao cho bộ môn tâm lý học (psychology) và khoa tâm thần (psychiatrist) đồng thời là người dẫn đầu ngôn ngữ biểu hiện (the symbolic language) và từ đó mối quan hệ tình cảm cũng như học thuật được khai mở rộng rãi giữa đôi bên. Freud đưa ra học thuyết phân tâm học là bao trùm toàn bộ hoạt động văn hóa, xã hội của con người. Ông cho rằng dục tính phát sinh từ ý thức và chi phối từ tiềm thức do đó khơi dậy sự xung đột từ tuổi ấu thời và ảnh hưởng vào cuộc sống, vật lộn giữa mọi hoàn cảnh xã hội và từ đó gây rối cho một tâm thức biến động để trở thành bệnh tâm thần. Freud dùng phương pháp mới để chửa trị chứng 'cuồng dâm'do từ xúc cảm tính dục nẩy nở. Về phiá Jung nhìn bệnh lý qua hình thức biểu hiện là xuất xứ từ vô thức được chứng tỏ qua vấn đề nhận biết từ hữu thức và nguyên thủy là nằm trong lãnh vực kiểu mẫu 'cánh cung' (archetypal) mà được an vị ở cõi ngoài kia của ý thức hệ của con người.

Dù rằng quan niệm cũng như lý thuyết của hai nhà tâm học đã một thời đưa tới tranh luận bởi mỗi căn nguyên đều có cái lý giải của nó, mỗi phương thức trị liệu đều nhằm mục đích chửa trị bệnh lý não thức và cớ sự của tâm thần cũng do từ não thức mà ra. Sự biến động xẩy ra ở giữa cuộc đời 'midlife crisis' không còn là cá nhân mà là khủng khoảng chung, và từ đó Freud và Jung được coi như cùng thế hệ mặc dầu tuổi tác cách biệt nhưng trong mỗi lý luận đều có cái lợi ích chung cho phương thức trị liệu. Cuối cùng đi tới một tiến triển hợp nhất. Mãi tới năm 1921 Freud và Jung cho ra đời hai tác phẩm lớn như nói lên những khủng khoảng nội tại và cũng là khủng khoảng của căn bệnh. Đó là: 'The Interpretation of Dreams' của Freud và 'Psychological Types' của Jung. Cả hai tác phẩm qui vào nội dung của Mơ/Dream. Ý rằng mơ là triệu chứng đưa tới một tâm linh ý thức.

Mơ / Dream
-  Freud cho rằng mơ là cảm thức đúng đắng: 'Đúng thế; tự phân tích là điều không thể có được, khác hơn điều đó có thể không phải là bệnh trạng'(True self-analysis is impossible, else there should be no illness).

 Freud cho rằng mơ gần như là triệu chứng, là biểu hiện một đối kháng nội tại. Freud duy trì lý thuyết loạn trí cuồng dâm của mình nhưng ngược lại yếu tố khủng khoảng mà Freud tìm thấy chính là ở giấc mơ; cuối cùng chỉ có độc một giấc mơ là đúng nghĩa. Sự kiện đưa tới khủng khoảng là tâm lý cuộc đời, là những gì trẻ con ảnh hưởng đã có trước tuổi thành niên, dâm tính vốn có từ động lực của cha mẹ. Bởi những biến động nầy giới đạo đức trong xã hội không thể chấp nhận, trạng huống tính dâm đã bị đẩy ra khỏi ý thức.

Quan trọng của giấc mơ là chứa đựng một cử chỉ, dáng dấp của cái không bình thường, có tính chất méo mó trong đó. Hình thức của giấc mơ, Freud nhận ra được có cái gì thêm bớt, hoặc chuyển hóa để không thể thừa nhận hình ảnh đó; vậy thì giấc mơ quấy rầy giấc ngủ hay giấc ngủ đã bị giấc mơ quấy rầy(?). Hai hiện tượng trên của mơ có khi thực mà có khi không thực, không phải mơ đến thường xuyên. Mơ nằm trong nhà kho của tiềm thức, mơ ngủ quên, tiềm thức đánh thức mơ tĩnh dậy.  Mơ là phát hiện tiến trình của sự chế ngự trong hành động. Mơ chiếm cứ trọn vẹn trong thần kinh não bộ.Mơ là tế bào vô hình nhưng sống động cùng tiềm thức để rồi báo động bằng ký ức (memories).

Phận sự của giấc mơ giờ đây chỉ còn lại sự tranh luận. Đưa tới lý lẽ và cho rằng giấc mơ phục vụ như vai trò người giúp việc, được phép cất, giữ hoặc cho vô kho và ghi nhớ những gì mới-có để mỗi khi cần-có thì kéo ra dùng 'mơ'. Dạng thức đó nằm trong vô thức lý trí (unconsciousness) và tạo ra ảo giác trong mơ mà trí tuệ (mind) không thể kiểm soát hoặc kiểm chứng cụ thể, cũng vì lý do dồn dập đó mà sinh ra tâm thần hỗn loạn. Triệu chứng nầy đôi khi trở nên loạn trí cuồng dâm ' hysteria'.Tai biến loạn dâm.

Cũng không phải là 'mơ' mà hầu như muốn được mơ. Mơ là chất liệu thường xẩy ra như một cái gì thụ động, phủ nhận, âm tính (negative) hoặc như là 'hù', đe dọa, điềm báo hay báo nguy...Mơ có tính nhạy cảm và coi như thực tiễn  hoặc có thể hài lòng khi được mơ.

Nor are dreams mostly wishful. Dream material is as often negative or threatening, emotionally, as it is positive or pleasurable.

Vậy thì mơ là một cái gì bí ẩn chìm giữa lý trí và ý thức; sự lý đó Freud khởi xướng để giải quyết qua những thực nghiệm mà mỗi dạng là mỗi cấu tạo hợp thành.

- Jung nhìn mơ dưới khiá cạnh khác: ảo giác, tưởng tượng đưa tới thị giác lý trí (mind-vesions) và tạo ra mơ mộng quái dị (fantasies). Những lý lẽ đó Jung rút ra từ bệnh nhân của ông, cái đó Jung coi như hình thức tự khởi, tự phát và từ đó không còn rắc rối cho vấn đề mà trước đây Jung đã đề ra . Thông đạt được giấc mơ và mộng quái là nhận ra được những gì mà sự cố đã xẩy ra và những gì tương quan của bệnh nhân. Jung đắn đo, cân nhắc để tránh những gì có tính cách lý thuyết mà đem lại một xác định cụ thể và hiểu rõ bệnh lý để nhận được giữa ảo và thực của khoa học thực nghiệm. Jung dẫn giải như thế nầy: cứ mỗi xác chết trở về khuấy động và bắt đầu xâm nhập cuộc đời như là điều m2à Jung luôn nhìn vào, chính dữ kiện đó là hình ảnh đưa tới giấc mơ mà ông cho là diện mạo hiện ra từ vô thức, sự cớ đó một phần ảnh hưởng di truyền tổ tiên để lại, xâm nhập vào tiềm thức và có thể còn tiếp tục khuấy động đi vào đời chúng ta như một chứng tâm lý nội tại. Mơ buộc chặc với ý tưởng để triển khai như 'cánh cung lâu đài cũ' (archetypes) tồn tại và là những chọn lựa của vô thức.

Năm 1913 Jung bắt đầu cảm thấy có cái gì mênh mông, xa vắng trong tư duy tâm lý của ông, một sức ép đẩy ông vào trạng thái tuồng như mọi thứ nằm trong cõi không 'as though there were something in the air' Bầu khí quyển đó thấy như đen tối mịt mùng; nếu như trong người Jung có một bức xúc (oppression) để rồi trở thành đông cứng tâm và trí.
Rối loạn tâm can đã cho Jung khám phá ra được thực chất của mơ và thị giác lý trí xẩy ra là do nguồn cơn chấn động não bộ làm cho mơ trở thành không thực. Điều nầy Jung cho là 'ngôn ngữ vượt thoát' (high-flown language). Trong trường hợp mắc chứng bệnh lý tâm thần hoặc loạn thần, thì bộ mặt đó có lẽ là một đối kháng với người nào hoặc những động tác đó có thể trở nên phong tỏa ý tưởng. Cũng có thể đi từ thờ ơ, lãnh đạm, thụ động những thứ đó có thể là một chấp nạp rối ren; bởi những hành động đó như thử là một bệnh lý học, một động lực gây đổ vỡ trong phần tâm lý học. Điều đó xẩy ra trong mơ hay mộng quái là những loại thứ sẽ cho chúng ta một nhấn mạnh vào mơ, mơ đi từ tiềm thức ẩn chứa trong dạng 'tế bào mơ' chờ phát khởi trong khi não bộ ngơi nghỉ. Việc nầy cũng khó trở nên điều hoà, cân xứng cho một người mắt chứng tâm thần.

Freud có nhiều mặt xứng đáng cho một thầy thuốc (physician).Tuy nhiên vẫn là con người khôn ngoan trí tuệ, uyên thâm về bộ môm phân tâm sinh lý đã đề xướng như một phân khoa tâm lý học và lý giải xác đáng những bệnh trạng của con người.

Jung có nhiều đặc trưng, lợi ích cho bộ môn tâm lý học và hiện tượng học. Sở trường của Jung như một xác quyết và làm nên một một luận án bác sĩ. Những gì ông nói là những dự đoán của giấc mơ. Giải bày những tâm bệnh xuất xứ từ vô thức tạo nên một tâm lý não bộ bất thường, mà ông rút tiả được kinh nghiệm từ bệnh nhân;dựa vào đó để chửa trị.
Cả hai nhà tâm học đều nói lên một trạng thái tâm lý của con người, những dữ kiện trong đời sống gia đình, xã hội, trong tập quán hay từ trong di truyền đều có những dấu tích của dục tính. Những thứ đó nẩy mầm từ tuổi ấu thơ để rồi đưa tới những đối kháng nội tại; cái nhìn của hai nhà tư tưởng nầy là làm sao bình thường được trong cuộc sống cho dù phát hiện từ giấc mơ. Nói chung đều quy tụ trong học thuyết phân tâm và biểu tượng luận mà con người phải đối diện. Cũng có thể là căn nguyên thường trực chờ bộc phát; bệnh trầm thống, lãnh cảm, yếu sinh lý hoặc bất lực khơi mào từ não bộ mà ra. Chức năng và yếu tính bất bình thường do từ não thức gây nên. Môt tập trung đáng kể của thần kinh hệ.

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. vulanbồn 8/2012)
* Sigmund FREUD (1856-1939) Người Áo gốc Do Thái. Nhà phân tâm học và bác sĩ. Sanh ở Áo và chết ở Anh. 
* Carl Gustav JUNG (1875-1961) Người Thụy Sĩ. Học y khoa ở Pháp và Đức. Sanh và chết ở Thụy Sĩ. 
Sách đọc:
-  Freud: Inventor of The Modern Mind by P.D. Kramer. HarperCollins New York. USA 2006.
-  Jung: Psychology by Ruth Snowden. Chicago. Ill. USA 2006.

Tranh vẽ:

Nietzsche / 'Chân dung N.' 

Khổ 12’X16’. Trên giấy bià. Acylics+Mixed+Pigments. 2011. cvl