Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]             [  Tác giả   ]
THUYẾT HIỆN SINH 
Võ Công Liêm
Kính dâng: song thân.
Hiện sinh; học thuyết nầy gây ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng gia thế giới nhất là sau Thế chiến II, nó trở nên một phong trào thời thượng ỏ Âu châu cũng như ở Việt Nam vào đầu thập niên 60. Người ta đem ra bàn cải, thu tập cho một triết thuyết mới không những ở trường lớp mà ngay ở những nơi trà thất, tửu quán hay ở những cửa hàng cà phê; thời đó coi chủ thuyết hiện sinh như một thời trang văn chương. Cho nên có nhiều người thích nói đến hiện sinh và muốn biết hiện sinh. Đến nỗi người ta sống theo 'mốt' hiện sinh. Vậy thì thuyết hiện sinh chứa những gì trong đó? Một vấn đề (questioningly) được nêu ra.

Trong tinh thần của thuyết hiện sinh / existentialism nó có mối quan hệ gần gũi với nhóm tả khuynh, thường hay đóng đô ở quán cà phê (Café de Flore) được coi là thủ phủ của chủ nghĩa hiện sinh Paris; kẻ lên tiếng hào hùng nhất là cặp Jean-Paul Satre và Simone de Beauvoir sau khi Paris (Pháp) triệt thoái những kẻ chiếm đóng đất nước họ. Một hình ảnh đánh đổi (offbeat), một tinh hoa dẫn đầu, một hình thức bung phá qua văn học nghệ thuật, những cuộc tranh luận sôi nổi ngụ ý nói lên sự đổi mới chính trị, khoa học và nghệ thuật, một cuộc giải phóng toàn diện những tàn tích cổ lỗ sĩ đã chất chứa qua bao thế kỷ. Ở đây bày tỏ một sắc thái nồng nhiệt, đầy sáng tạo, một cái gì co thắc, ràng buộc để rồi tự giải hóa, phân tích cho chính nó, một tự do thực sự - mãi mãi tự do. this mood is one of enthusiasm, creativity, anguished self-analysis and freedom - always freedom.

Dù rằng đây là phản ảnh một thứ hình ảnh chiếu sáng, một cái gì đang đứng giữa mọi thứ và một chiếm cứ không nghi ngờ nào khác hơn, một thứ triết học bóng loáng cho một tư tưởng triết học hiện sinh, gói trọn và đầy đủ một hiện tượng văn hóa nói lên được thời kỳ lịch sử hiện đại. Dữ kiện đó có lẽ là cái giá phải trả bởi cái kiểu dáng riêng biệt của tư duy; vì vậy đây là một khúc quanh cho một nền tảng, cụ thể, cứng rắn với một luồng không khí triết học mới và thích hợp cho môi trường 'trừu tượng'một kiểu cách vô hạn tính thời gian.

Một cái gì hối hấp, vồ vập của những người theo chủ thuyết hiện sinh vì có tính chất đương đại, liên can đến xã hội và chính trị mà họ để tâm. Nhưng bên cạnh đó như có một sự buộc chặc gần gũi với con người, với những vấn đề thường nhật và lôi cuốn những thế hệ tiếp nối một viễn ảnh mà họ cho như là có một tác dụng hiện hành và lâu dài.

Quả nhiên khi xây dựng chủ đề về lý thuyết hiện sinh, một tư duy bừng sáng thế nào cũng đánh mất những tư tưởng thâm hậu, nhưng tin rằng có một vài điều xác minh được chủ nghĩa hiện thực nầy. Nếu điều đó mang lại dấu hiệu của sự xuất hiện đáng kể của thời hậu chiến. Thuyết hiện sinh là một dạng thức mới cho một triết thuyết mới và cũng là lời ngỏ, đưa ra vấn đề cho cuộc sống của con người như một triết thuyết đã có xưa nay. Một lý thuyết thông dụng, hiện hành; một điều kiện cách của nhân loại mà đó là một giảo nghiệm trong mọi tình huống pha lẫn giữa đời thường. Thuyết hiện sinh đến với Việt Nam vào một thời điểm nở rộ; đặc biệt ở miền Nam, cái thời mà giới trí thức du nhập tư tưởng Tây phương trội hơn, xuyên qua trường lớp kể cả bề mặt của xã hội thời đó, một bầu khí quyển thổi về từ những khuynh hướng du học, tây học. Một triết thuyết thời thượng; đúng thế! Nhưng rơi vào giữa lúc chiến tranh Việt Nam bắt đầu khơi mào, một thứ chiến tranh chủ nghĩa ý thức hệ biến thành chủ nghĩa chiến tranh phân chia làm cho chủ nghĩa hiện sinh ít nhiều bị lu mờ mà không có cơ hội khai phá tầm nhiệt đó cho riêng mình. Không hẳn thế; bởi đó là cái nhìn võ đoán, trên thực tế giữa giao tranh lan dần vẫn nẩy sinh ra luồng tư tưởng hiện sinh trong giới thức giả bao gồm toàn bộ văn học nghệ thuật, tuy không thể hiện nét đặc trưng hiện sinh nhưng không khí hiện sinh đã đi vào văn hóa đại chúng, những văn phẩm nổi tiếng hợp thời được dịch ra, sáng sủa nhất những giòng thơ, văn, báo chí đương đại mang tính hiện sinh thời ấy cho tới bây giờ. Âm vang đó không truyền thông rộng rãi như hôm nay nhưng luồng khí đó được coi là một 'thời trang thời thượng' đến như một trào lưu có kiểu dáng riêng - existentialism as a manner of doing philosophy and a way of addressing the issues that matter in people's lives is at least as old as philosophy itself. Rải rác khắp nơi nhất là ở Sài Gòn; người ta nhìn được qua những người trẻ tuổi mang vóc dáng 'hiện sinh' thậm chí những gì xẩy ra đều cho là hiện tượng của hiện sinh; tụ điểm của họ thường 'la cà'ở quán cà phê như ở Paris, họ gặp nhau để được nghe 'hiện sinh' dù chưa một lần 'chạm' hay được đọc tới, biết tới chủ thuyết một cách mạch lạc mà bằng 'truyền khẩu' hơn là minh định bằng văn bản(?). Cái thời thượng hiện sinh nằm trong phạm trù ấy và đã có chất hiện sinh trong tư tưởng của mỗi con người.Đó là khám phá mới.

Nhưng xin nhớ cho rằng; bài nhận định hôm nay là nói đến cái lý của triết thuyết hiện sinh, nó không phải là giáo điều hay đưa ra một hệ thống tư tưởng, ở đây chúng ta muốn nói cái cách sống của cuộc đời. Một cuộc đời chất chứa vô vàn dấu hiệu của hiện sinh mà chúng ta đang tiếp cận hằng ngày... a discussion of philosophy, not as a doctrine or a system of thought but as a way of life and more. Mang một tinh thần hiện sinh sống thực.

Thông thường người ta nhìn hiện sinh theo nghĩa triết học, hơn là nhìn hiện sinh như một kết cấu cụ thể và một cá tính đặc biệt. Hai vị trí nêu trên có một cái gì vừa vinh quang, vừa vị nể. Nhưng ít nhiều cũng tạo được lòng tin cho thuyết hiện sinh và từ đó được che chở, bảo vệ giá trị bên trong của lý thuyết qua những lời đề xuất cứng rắn; Sartre gọi đây là 'một cơ cấu tổ chức tự do cá biệt / free organic individual' đó là; xương-máu, cốt tủy (flesh-and-blood) của kẻ đề xướng. Bởi những gì đưa ra không thể chống trả một nhu cầu hiện đại xã hội được.Vậy thì chúng ta sẽ gọi đây là: 'cá tính hiện hữu/existential individuality' nghe ra thời thượng và là thành quả mà không có cái gì chen lấn vào đó. Chúng ta là con người; một sinh vật hiện hữu, thời chúng ta phải trở nên cá tính của hiện hữu bởi chấp nhận trách nhiệm mà chúng ta đã hành động. Nietzsche đưa ra lời lẽ : 'trở nên những gì mình đang hiện hữu / become what you are'. Phần lớn vẫn chưa thừa nhận và ý thức vai trò, nhiệm vụ của hiện sinh, có người cho rằng 'hiện sinh' tức 'hiện hữu', nhưng đúng ra đó là một kiểu nói lấy rồi cho một định nghĩa về cá tính hiện hữu; mà đây chỉ là phương tiện để lý luận,kiểu thức đó chỉ dành cho đám quần chúng giấu mặt ở giữa đời này.

Lước qua tư tưởng của Kierkegaard; ông gọi đây là 'phạm trù/spheres' một phạm vi của tồn lưu hoặc hơn thế nữa là nơi phô diễn cách sống của cuộc đời - stages on life's way. Tóm lại qua tư duy của Nietzsche và Kierkegaard cho chúng ta một cái nhìn có phương hướng về lý thuyết hiện sinh, có một cá tính hiện hữu hơn những hiện hữu khác.

Sau chiến tranh, không lâu Sartre đã vận chuyển đến quần chúng với chủ đề : 'chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghiã nhân đạo?'(Is Existentialism a Humanism?) đã làm chấn động tư duy của một số trí thức Pháp và xác nhận như một tuyên ngôn quả quyết (a quasi-manifesto) được coi là phong trào tiên phong hàng đầu. Từ đó chủ thuyết hiện sinh là một hợp thông với một triết lý có tính nhân bản, đó là hiện hữu của nhân loại đồng thời đánh giá được vai trò của con người trong xã hội đời nay với lời phê nhận qua những tiến trình chọn lựa của chủ nghiã nhân bản được đón nhận ở mỗi thời kỳ. Giá trị tối thượng về tư tưởng thuyết hiện sinh là chấp nhận một sự tự do tuyệt đối (không mị), cái sự cớ khởi đầu là thuần chất, một sự thật chân chính, một cái gì minh bạch rõ ràng; tất cả dựa trên cơ bản của ý thức trách nhiệm. Cho nên chi định nghĩa cho thuyết hiện sinh thì đó là một chủ thuyết có một hình thái nghe qua giản đơn nhưng có một sắc màu của giới trưởng giả, một thứ chủ nghĩa cá nhân lồng vào chủ thuyết hiện sinh (hình như trong phong cách đó thường lộ trên gương mặt của giới cầm bút hoặc không cầm bút, tự cho mình là triết gia hiện sinh, mà thực sự có cái gì giả hiệu, cốt cách nầy thường thể hiện ở những nơi 'la cà' sau thời đệ nhất Cọng hòa ở Việt Nam.Một dáng dấp 'buồn nôn' nằm ở đó, chưa phản ảnh rõ nét hay nhận thức sâu sắc giá trị của thuyết hiện sinh, mà trở thành lập ngôn qua từ ngữ hiện sinh).

Trong cái yêu cầu cần thiết là tách ra khỏi ý nghĩa của những phong trào có tính chất triết học, một cái gì đầy năng lực sáng tạo và gây một sự chú ý đáng kể. Nói cho ngay; khởi từ những ngày phát động phong trào hiện sinh như chụp lấy một cái gì hữu thực nhưng giờ đây là một ghi nhận sai lầm, một cạm bẩy của giới trẻ khuynh tả rơi dần vào vô thực không còn nghĩa hiện sinh trọn vẹn như chủ thuyết đề ra. Không biết những nhà khai phóng có còn tiến trình thuyết hiện sinh như những nhà tư tưởng đã đi qua những thế kỷ trước?.

Trong thuyết hiện sinh nhân vật nổi bậc là Jean-Paul Sartre và de Beauvoir cả hai không những là một trong nhóm thành viên triết gia mà họ là những người thu nạp chủ nghĩa hiện sinh, một phạm vi rộng lớn giữa những cao trào hay khuynh hướng ở thế kỷ thứ hai mươi. Hiện sinh đã thể hiện trong những tác phẩm của Sartre và không một ai cắt nghĩa, giải thích sự hỗn hợp, liên kết và một sự căn thẳng giữa triết học và văn chương, giữa ý niệm và hình ảnh, giữa phê bình và thẩm quyết, triết học được coi như phản ảnh và triết học được coi như con đường sống, nêu lên tính nhân bản; đó là những gì đã được xác định cho lý thuyết hiện sinh, một kiểu thức có tính cách thảo luận nhiều hơn mà J.P.Sartre đã đề xướng, một chủ thuyết hiện sinh làm xôn xao dư luận thời bấy giờ.

*

Thuyết hiện sinh không phải là điều ngạc nhiên và cũng chẳng còn mới lạ gì đối với hai tư tưởng gia: Soren Kierkegaard (1813-1855) và Friedrich Nietzsch (1844-1900) là 'cha đẻ chủ nghĩa hiện sinh/father of existentialism' có một thái độ nửa thương, nửa ghét về phiá học thuyết của Socrates. Ngoài ra Socrates đã nhận ra được những gì trong đó cho nên trở thành người cảnh vệ cái duy lý của mình, một cải tổ hợp lý, chính vì vậy mà đẩy lý lẽ đó đi vào một qui ước giản đơn , xa tầm nhìn và hướng tới một giá trị chủ quan cho một mẫu mực luân lý đạo đức giữa vũ trụ nầy. Vì thế mà Kierkegaard ngợi ca ông và Nietzsche thì lại chỉ trích, phê phán ông. Tuy nhiên cả hai tư tưởng gia tỏ ra khâm phục và vượt qua những khe hở lý luận của Socrates (469-399 BCE). Mặt khác; Kierkegaard ghi nhận rằng con người có phần hồn và phần hồn sẽ bất tử, nhưng Socrates cho đó là một giả thuyết nghi ngờ vì rằng linh hồn có thể là cái cớ nói lên bất tử, cũng có thể là một lý do trong tri thức. Kierkegaard cho đây là một dẫn chứng về 'sự thật như ở nội quan/truth as subjectivity' có nghĩa là biện chứng cho một lý lẽ mà những gì cuộc đời của con người cần có; một thể hiện trong tư cách sống của 3 triết gia nêu trên đó là định nghĩa cách sống hiện sinh.(as a way of life). Tiêu điểm của hiện sinh là cách sống đúng đắn qua hành động, nói đúng hơn đó là dạng trừu tượng được sắp xếp như sự thật thuộc về lý thuyết.

Kierkegaard đã có lần suy tư về mình như sau: ' điều tìm thấy là sự thật mà sự thật đó cho tôi, tìm thấy ý niệm đó là sự thật, chính là điều tôi có thể sống và chết / the thing is to find a truth which is true for me, to find the idea for which I can live and die'. (Aug,1/1835).

Theo kinh nghiệm đã sống -lived experience- thì điều gì có thể không có chủ thể và cũng không có khách thể hơn cả không gian và thời gian? Với thời gian chúng ta đo bằng phút, giây và không gian thì đo lường bằng 'sào/mẫu' hay mét vuông. Điều nầy dường như là định lượng và đồ biểu dành cho khách thể trong một ý thức thực nghiệm. Theo chủ nghĩa hiện sinh cho đó là chức năng, nhiệm vụ của thời đã sống; nếu đó là bản chất của thời gian (time is of essence) và hiện sinh sẽ là điều khẩn thiết cho cái gọi là sẳn sàng và chưa sẳn sàng ấy là những gì thuộc về tồn lưu mà con người đang hiện diện với hiện sinh.

Chủ thuyết hiện sinh thường thường có tính cách kịch tính. Vì thế Albert Camus (1913-1960) trong chuyện kể của ông về thời gian Quốc xã(Nazi)chiếm đóng Paris (chuyện của một thời đã sống 'lived time') trong tập truyện La Peste/The Plague/Dịch Hạch) Ông miêu tả thời đó người ta mắt chứng dịch hạch (plague-ridden) cưỡi vào người để cô lập thành phố : 'một quá khứ thù nghịch, một bất lực của hiện tại và phỉnh phờ của tương lai', đọc kỹ Dịch Hạch ta sẽ thấy được phản kháng hiện sinh trong Camus; bởi đó là lời phán xét của quan-tòa-nhân-dân hoặc phản đối để phải sống trong bắt bớ tù đày. Cái quan niệm giam cầm được coi như cái thời hành động(doing-time) thì đó là hiện hữu rõ nét của hiện sinh. Và Sartre; trong lời phân tích sáng suốt với một ý thức nhạy bén qua lý thuyết. Dù cho Sartre có bày tỏ cạn cùng trong những luận án vào năm 1930, tuy nhiên thời điểm đó như có cái gì dính liền với lý thuyết hiện sinh của Sartre. Trong bộ tiểu luận nổi tiếng, 'Văn chương là gì?/What is Literature? xuất bản năm 1948, Sartre đã khai triển ý niệm về 'trọng trách văn chương'. Cơ bản tiền đề Sartre đưa ra là viết lên thể cách của hành động cho những gì thuộc về trách nhiệm. Kinh nghiệm mà ông rút tiả từ Thế chiến II đã cho Sartre một cảm thức về trách nhiệm xã hội, đưa tới tranh cải và làm thiếu hoặc ít ra cũng làm suy thoái sự phát triển công trình và những kiệt tác của ông. Tuy nhiên, chủ nghĩa hiện sinh có một phê bình tổng hợp cho rằng đã vượt quá xa giới hạn cho một tư duy riêng và trở thành cá nhân chủ nghĩa, rõ ràng thiếu đi cái ý thức lương tri xã hội. Sartre; người đã đã nhận ra được điều đó, nhưng không phải vì thế mà tác hại ngược lại lý lẽ của ông được đón nhận. Song le; ưu thế qua tác phẩm 'Nausée/Nausea/ Buồn Nôn' và 'Etre et Néant/Being and Nothingness/Hiện hữu và Hư vô'(1943) là phát ngôn viên chính thức của J.P.Sartre.

Mà giờ đây như là thông điệp nói đến trách nhiệm luân lý của những nghệ sĩ, văn nhân:'

'Dù văn chương chỉ một điều và luân lý thì lại là khác / Though literature is one thing and morality another'; như vậy giữa văn chương và luân lý ít có sự đồng nhất hay một cảm thức chung dẫu trong văn chương hay ngoài văn chương. Dữ kiện nầy như Sartre và Camus đã nói qua những kiệt tác của họ. Một vài sự cớ đã được chứng minh chủ thuyết hiện sinh và thực tế của hiện sinh là gì; ít ra cũng để lại một tâm thức hiện sinh trong đó.

Sartre được thừa nhận như: 'ở một tâm hồn yêu chuộng văn chương thẩm mỹ cưỡng ép chúng ta nhận thức ra một nền luân lý buôc phải'-at the heart of the aesthetic imperative we discern the moral imperative- cụ thể; đó là một hành động giải bày tâm tư trong một tư tưởng vượt thoát để tìm thấy chủ nghĩa tự do đích thực, phá vỡ những gông cùm, một thứ gông cùm làm băng hoại xã hội, hủ hoá một nền văn học hiện đại; đó là tư duy hiện sinh, nhưng bên cạnh đó vẫn có những kẻ hoạt đầu đem luân lý đạo-đức-giả để lên án hoặc phủ nhận, cho nên trào lưu nào, phong trào nào, xã hội nào cũng có kẻ 'tà đạo' núp sau những bức bình phong giả tạo để xách động biến luân lý đạo đức trở thành vô luân. Vì vậy ý niệm thẩm mỹ là một tương quan, liên đới; thí dụ giữa nhà thơ với độc giả được coi như ở đây là 'món quà hấp dẫn/gift-appeal' dành cho nhau. Cái đó triết học gọi là tinh thần hiện sinh!.

Thẩm mỹ của Sartre là gì? Là một lý thuyết được phục vụ như một kiểu thức không hợp thông với những gì liên quan trong xã hội mà ở đó không có tính nhân bản. Cái gì sẽ có thể xuất hiện chỉ có một kiểu thức là điều kiện dành cho tự do mà thôi. Mà phải là vai trò của bản chất tự nó thì mới đúng nghĩa hiện sinh. Mới mong sống thực và lâu dài.

*

Nhìn chung thì chủ thuyết hiện sinh được chấp nhận 'một nửa sự thật/half-truth' là vì bản thân nó là phản kháng chống lại những tập quán cố hữu của chủ nghiã duy lý Phương Tây. Mà điều nầy dẫn chứng cái một nửa đó của triết thuyết hiện sinh, một tiếp diễn không ngừng về sự bành trướng những luận án và những vấn đề của Descartes, Kant, Hegel,Marx và Husserl đề xuất trước đây.Nhưng sự thật hay một-nửa-sự-thật đã cung cấp cho chúng ta hơn một ít tất cả sự thật - but two half-truths provide us with less than whole truth.

Thuyết hiện sinh không phải là một thứ triết học giản đơn và cũng không hẳn là một triết thuyết phản kháng. Vậy thì triết thuyết hiện sinh là gì ? Thưa rằng : -là một ý niệm trong sáng, rõ ràng, là một tuyên ngôn minh bạch của một thái độ tồn lưu hiện sinh. Một tinh thần của thế-hệ-hôm-nay/the present-age. Một thứ triết thuyết hiện thực có ngay trong ý thức của đời sống: 'một thế giới đổ vỡ/broken world'(Marcel), 'một thế giới mơ hồ,mộng ảo/ambiguous world'(de Beauvoir), 'một thế giới hỗn mang/dislocated world(Merleau-Ponty), một thế giới mà trong đó chúng ta đã quẳng nó và kết án; chưa hẳn còn bỏ rơi và buông thả/thrown and condemned yet abandoned and free'(Heidegger và Sartre), một thế giới mà xuất hiện một thứ người thờ ơ, lãnh đạm, kể cả thứ 'ngu xuẩn'/a world which appears to be indifferent or even 'absurd'(Camus). Những dẫn chứng trên là những lời lẽ bảo vệ, những lời lẽ trách cứ vào những kẻ đứng bên lề của lý thuyết hiện sinh.Ngoài ra nó còn cho chúng ta thấy một thái độ cả quyết; đó là nhận thức sâu xa về cao trào của hiện sinh và cái rối bời không thể lý giải được của thế giới loài người ngày hôm nay. Tất cả đảo lộn trên mọi bình diện: tôn giáo, xã hội, lịch sử, tập quán, giữa con người và thượng đế, giữa văn chương và triết học, cọng vào đó những chủ nghĩa vô tưởng kỳ quái hiện ra khắp nơi giữa thế gian nầy, chưa kể những đám hoạt đầu, những kẻ tham vọng, mua danh bán tước, những thành phần văn chương cạn cợt, biết một chưa biết mười, lòng tự ái dâng trào biến một vũ trụ sụp đổ. Tôi-hiện-sinh tức Tôi-hiện-hữu; một cái 'moi/self/ngã' đáng ghét!

Chủ nghĩa hiện sinh bắt đầu với một lối diễn tả từ ngữ (có một ít nhiều cách xa cá tính của những bậc thiên phú) thì ai sẽ kéo chủ thuyết nầy ra khỏi vực thẳm. Thuyết hiện sinh là con đường tự mở lối. Giả thuyết của hiện sinh là luôn luôn dựa vào cơ bản thuyết Cartesian; 'tôi hiện hữu' (không phải tôi tư duy(think). Hiện hữu của tồn lưu! Sự cớ nầy như kẻ thừa kế cho một hậu-hiện-đại (mà hãy coi đây là một sự từ khước 'tôi' đừng đưa cái tôi vào trong hiện sinh mà làm mất tính độc đáo của hiện sinh) Chủ nghĩa hiện sinh đánh dấu một bước tiến dù có tăng thêm sự nhầm lẫn đi nữa của cái thời hiện đại, nhưng nó tự tìm thấy được quê nhà của nó giữa thế gian nầy. Hoài hương vốn đã có trong lưu-đày và quê-nhà của Camus và trong nỗi chán chường buồn-nôn của Sartre. Cả hai đã nhập thể để được hiện sinh. Cho dù chủ thuyết hiện sinh có một vài bày tỏ nói lên thái độ cá nhân, cần có một bản tường trình thuộc về triết học là một so sánh tốt đẹp nhất cho một mảng nhỏ của điêu khắc hơn là cảm nhận một cái gì đó hoặc cho một thái độ nào khác. Không những là triết học mà ngay cả những gì đơn thuần hoặc tăng thêm một hiện tượng nào khác (epiphenomenon) vẫn tạo được những đường nét sắc bén và trực chỉ, một sáng tạo dành riêng cho hiện sinh. Một cái gì đang sống hay đã sống đầy đủ kinh nghiệm 'lived experience' đó là cách sống của cuộc đời 'way of life'. Một lối về của hiện sinh.

*

Triết học hiện sinh có lẽ giống như mọi triết học khác, mẫu thức đặc biệt tự tìm thấy và tiến trình như tái phục, một cố gắng làm sáng tỏ vấn đề để có một định lý với đầy đủ lý do xác đáng. Ở đây cá tính xuất hiện như một bản tường trình được kết thúc bằng những giả thuyết cũng như một qui luật khác. Thái độ của hiện sinh là tự tìm thấy chính nó trong một điều kiện của bệnh chứng (syndromes); tuy nhiên vẫn giữ được tư cách của ý thức. Dù cách ly dưới hình thức nào, người ta vẫn cảm thấy như có lời đe dọa, có điều gì không quan trọng, vô nghĩa và trong câu trả lời cũng nói lên cái gì không quan trọng, có nghĩa rằng hiện sinh chỉ đòi hỏi ý thức chính nó chớ không nêu một lý do nào khác để bao che lý thuyết hiện sinh. Dù gì đi nữa hiện sinh trở thành một lý thuyết sành sỏi, một cảm nhận sâu sắc cho một luận cứ rõ ràng minh bạch, từ đó hiện sinh trở nên triết học, trở nên nhân bản tính như một thái độ tương tợ khác. Thái độ đó đã để lại những phản kháng hiện sinh trong những tư tưởng gia: 'một cái gì miệt thị sắt đá của Kierkegaard, những tiếng thốt cô độc của Nietzsche qua vai trò Zarathustra, một cái gì bi thương đầy ác cảm của Dostoevsky ghi lại của kẻ dưới hầm, một cái gì đấu tranh để chống lại buồn nôn và 'niềm tin xấu xa/bad faith' trong thái độ của Sartre, một cái gì nhẫn nhục cao độ trong Sisyphus của Camus. Thái độ đó không còn là bệnh chứng xẩy ra thêm nữa, nhưng chắc chắn điều đó có thể đạt tới cái nghĩa lý của hiện sinh mà chúng ta tiếp nhận như chính chúng ta đang đối đầu với thực tại, cho một lý do phê nhận trong sáng vậy. critique of the pure reason (Kant).

Nói một cách cụ thể, một lý lẽ chân chính về thuyết hiện sinh thì bản thân nó đã có vô số lý luận từ xưa đến nay, một triết lý nêu rõ tính nhân bản hơn những tư duy thuộc về triết học khác. Hiện sinh là vai trò chính yếu của con người trong mọi hoàn cảnh, trong mọi thời gian và không gian qua từng thời đại, chức năng của hiện sinh là sống trong vai trò hiện thực của hiện sinh; ngoài những tháo gở nội tại nó còn mang lại giá trị luân lý đạo đức, cái gì không hợp thời đại tất bị đào thải và mất hẳn chất hiện sinh. Tính chất hiện sinh là tìm thấy ở chính mình một chất liệu hiện sinh trong cách sống, trong kinh nghiệm sống đó là giải phóng chính mình và giải phóng xã hội. Phải có một chọn lựa đích thực. Chọn lựa sự thật chính xác, tức có một quyết định độc lập, không bị vây bủa bởi một lý thuyết bên ngoài mà lý thuyết đó chưa hẳn chính xác -'the choice of authenticity appears to be moral decision'(J.P.Sartre) chọn lựa chính xác thường xuất hiện bên cạnh quyết định luân lý. Cho nên chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa dành cho những con người 'vượt thoát' để đi tìm tự do đích thực, đi tìm lẽ sống cho nhân loại. Hiên sinh chủ nghĩa là một quan tâm tối thượng, đặc nặng cái gì có tính chất luân thường đạo lý -for the existentialists, ethical consideration are paramount vào trong hiện sinh của những con người có nếp sống thực sự hiện sinh.

*

Trở về với ViệtNam trước đây và có thể bây giờ. Hiện sinh hiện thực (sống thực) hay hiện sinh giả hiệu (mị). Mỗi khi nói đến hiện sinh cho ta một tư duy liên đới 'vượt thoát' để đạt tới chân lý hiện sinh. Từ hiện sinh xuất hiện như một mỹ ngữ có vẻ đỏm dáng hơn là thực thi hiện sinh, thuyết hiện sinh đến đất nước ta (thời ấy) như thiếu nữ mỹ miều, e ấp, chưa thấy ai chủ xướng phong trào hiện sinh như ở những nơi khác trên thế gìới; người ta 'đấu láo' để trở thành hiện sinh, người ta ngợi ca hiện sinh nhưng không thấy được bảng hiệu hiện sinh... Kể từ đó có những hiện tượng xẩy ra để nói đến 'hiện sinh', kể cả du học sinh khoát chiếc áo Âu hóa nhưng mất chất thấy rõ, thái độ đó Sartre cho là: 'mất chất hiện sinh'. Chứng bệnh hiện sinh; mặc dù Sartre và Camus cũng như những triết gia hiện sinh đi trước cho là căn bệnh của 'syndromes'cần phải vượt qua bệnh chứng. Nguy hiểm!

Thế nhưng có những kẻ đã đi sai lệch trên con đường dẫn đến hiện sinh: Điên, khùng, thất chí, bất mãn, giả tạo, sống ngoài qui ước xã hội, vô thức hiện sinh (unconscious-existent.); người ta nhìn vào những kẻ hoạt đầu, giả danh để nói lên chủ nghĩa hiện sinh?. Thậm chí còn cho là hiện-sinh-hành-giả (một vài văn nhân đóng tuồng nầy). Có phải đó là chân lý hiện sinh? Thiết tưởng những hiện tượng suy chứng 'down-syndroms' khác người như vậy không nên dung thân mà làm thương tổn cho một triết thuyết thực tiển hiện sinh. Giả điên, giả khùng, giả triết gia, giả nhân, giả nghĩa... không nói lên được chủ nghĩa hiện sinh mà trở thành thứ chủ nghĩa cơ hội, a-tòng, đạp đuôi, mất hẳn tính triết lý để rồi lập ngôn, ca ngợi cái chứng syndromes một cách rất absurd cho tới hôm nay vẫn còn nhai lại. Hay vì quá thần tượng 'hiện sinh' kiểu mẫu đó(?) Cái đáng nhai lại thì lại quên một cách vô cớ; cho nên con đường khai phóng hiện sinh còn đi trong bóng mờ chưa vượt thoát để gia nhập vào trào lưu hiện sinh. Nhưng may mắn thay cùng thời điểm đó, làn sóng 1954-1975 đã bừng lên như ngọn đuốc hiện sinh qua những văn phẩm, tác phẩm của những nhà văn, thơ đương đại, tuy không cụ thể nhưng để lại dấu hiệu rõ nét của một trường phái hiện sinh.

Ngày nay tinh thần và giá trị của chủ thuyết hiện sinh đến với nhân loại trong một ý thức trọn vẹn hơn những gì đã xẫy ra, một kết hợp hài hoà và mật thiết. Nó trở nên một triết học thông thường và tối thượng. Hiện sinh là một triết lý dấn thân hơn là lý thuyết. Thuyết hiện sinh có từ đó và cho tới bây giờ trong tư thế kẻ sĩ (nhân-nghĩa-lễ-trí-tín) mới ngộ được hai chữ hiện sinh. Thuyết hiện sinh là thế đó!

***

VÕ CÔNG LIÊM 
(ca.ab.remembrance-day 11/2012)
Sách đọc:

- Existentialism by Robert C. Solomon. Oxford University Press. New Yok.NY 2005 USA.
- www.oup.com

Tranh vẽ Võ Công Liêm:

'Tổ Vật/Totem'. 

Khổ 12'X16' trên giấy cứng. Acrylics + Mixed+Gloss Paint. Vcl 2011.