Chim Việt Cành Nam         [ Trở Về   ]         [ Trang chủ  ]

Tạp bút
"Tôi yêu tiếng nước tôi" 
(bài 3)

lêlành

Dân ta sinh sống trên đất nước Việt, nói tiếng Việt mẹ đẻ cứ như một lẽ tự nhiên ấy. Đúng ra, phải tự hào biết mấy, hạnh phúc biết mấy. 

Chẳng phải đâu xa, ngay bên nuớc láng giềng phương bắc khổng lồ , Tần Thủy Hoàng, sau khi chinh phạt, thống nhất được đất nước, vẫn theo nhà Chu lập xã tắc nhà Tần. Sau này, phiên quốc Mông Cổ chính phục Nam Tống, người Mãn Châu tràn xuống diệt nhà Minh, cũng rập khuôn lập nên nhà Nguyên, nhà Thanh Chứ cái quốc hiệu mang tên Trung Hoa hay Trung Quốc ( !? ) phải đến đầu thế kỉ XX, khi nhà Thanh tan rã, các sĩ phu theo xu thế học mót văn minh phương Tây mới khai sinh để cho có quốc hiệu chính thống. Nhưng phương tây vẫn cứ gọi theo âm gốc nhà Tần : Qin Chao - Ch'in Ch'ao thành La Chine, China. Đã không có " nước " nên cũng không có " tiếng ". Tiếng nói chính thức phải hợp pháp hóa bằng săc lệnh hợp hiến là tiếng Quan thoại, tiếng Bắc Kinh - Bắc phương thoại. Còn người dân ở bên này sông Dương Tử, cứ và chỉ nói tiếng nói phổ biến riêng địa phương mình : tiếng Quảng Đông Hương Cảng, tiếng Phúc Kiến Đài Loan, tiếng Triêu Châu Teochow dialect,

Bên Âu, quốc hiệu nước Anh England - Angleterre chẳng còn lí do để tồn tại, một khi đã cùng với Scotland, xứ Wales, Bắc Ireland liên hiệp thành United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland , gọi tắt là UK. Và không có quốc ca, chỉ có bài hát hoàng gia God save the queen. Cầu chúa phù hộ nữ hoàng. Người Pháp bên này biển Manche gọi theo nguyên văn là Royaume-Uni. Dân ta phải dịch thành Liên hiệp vương quốc Anh để cho rõ là nước Anh. 

Cũng từ cái cá tính quá trớn ngạo mạn đó mà con cháu người Anh vượt đại dương lập quốc gia riêng bên kia bán cầu chỉ thân thiết với quốc hiệu cụt lủn The United States - Liên bang, cắt bỏ luôn cái đuôi  " of America ở châu Mỹ " - cứ như sợ tai tiếng chung một lục địa với các nước nghèo hèn Trung Mi, Nam Mĩ. Từ đấy bịa ra cái tên lóng tếu táo: Chú Sam Uncle Sam, Cái quốc hiệu viết tắt US phổ biến khắp thế giới, từ US dollar lưu hành cả nơi hang cùng ngõ hẻm sặc mùi ma túy đến US air force Không lực Hoa Kỳ kí danh lịch sử thế giới ném hai trái bom nguyên tử đầu tiên và duy nhất cho đến đầu thế kỉ XXI này. Bảng hiệu US Air Force 1 kẻ nghênh ngang trên thân máy bay chuyên chở tổng thống Hoa Kỳ đi khắp thế giới . Trong khi đó, hai nước chung đường biên ở phía bắc và phía nam lại có quốc hiệu đàng hoàng : Canada và Mexico.

Giờ , những phát hiện liên tiếp làm dậy lên vấn đề quốc hiệu Việt Nam có tự bao giờ. Bách khoa toàn thư Anh Encyclopedia Britanica khẳng định năm 1802, vua Gia Khánh nhà Mãn Thanh tự tiện  đổi quốc hiệu nước ta thành Việt Nam cho Gia Long. Chính sử nước ta là Đại Nam Thực Lục Chính Biên chép năm 1804, Gia Long ban chiếu lập quốc hiệu Việt Nam. Sở dĩ thời gian bị vênh như thế là vì Mãn Thanh phải bàn đi tính lại hết nuớc hết cái để khỏi thất thố, nhưng lại sĩ diện đổ tại quan san cách trở. Hai năm sau cống nạp, nhà Nguyễn mới lãnh được chiếu phê chuẩn quốc hiệu Việt Nam từ Bắc Kinh đưa đến kinh đô Huế. Trước đó hơn trăm năm, trên bia đá Thuỷ Môn Đình dựng năm 1670 ở Lạng Sơn đã khắc " Đây là yết hầu Viêt Nam, là cửa ải trấn phương bắc... " định vị Ải Chi Lăng lẫy lừng chiến công hiển hách chống ngoại xâm - đánh tan quân Tống năm 1077, triệt phá quân Nguyên Mông năm 1285, chém tại trận An viễn hầu Liễu Thăng thống lĩnh 100 nghìn quân Minh xâm lăng tháo chạy về nước năm 1427 ... Sách Hoàn Vũ Ký bên Tàu gọi đây là Quỉ Môn Quan - Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn Mười tên qua đây chi còn độc một tên sống sót trở về.  Trên bia chùa Bảo Lâm, cổ hơn hẳn một thế kỉ - 1559,  khắc : " Danh lam nổi tiếng ở Việt Nam nhiều vô kể " . Và một số bia cổ khác nữa. Vậy là sao ta ?


Bách khoa toàn thư Anh còn chú thêm là Gia Long đề nghị nhà Mãn Thanh công nhận mình là vua nước " Nam Việt " - nước Việt ở phuơng nam. Với cấu trúc tiếng Hán - định ngữ ( thành tố phụ ) trước, còn chủ ngữ ( thành tố chính ) sau, như thế đúng là Việt Nam theo cấu trúc tiếng Việt ngược lại với tiếng Tàu - chủ ngữ chính trước, định ngữ phụ sau. Các văn bản của triều chính phong kiến nước ta thời xưa cứ câu nệ cấu trúc chữ Hán cho trang trọng triều đình . Nhưng dân ta trong cuộc sống hằng ngày cứ nôm na theo cấu trúc tiếng Việt, nên nước Việt ở phương nam là nước Việt Nam. Nhà Thanh đảo ngược thành Việt Nam, với lí do quốc hiệu Nam Việt do Gia Long đề xuất từng đã có thời Triệu Đà, nhưng dã tâm , theo cấu trúc chữ Hán, công nhận một quốc gia ở phuơng nam (!?) có người Việt, nhằm đánh đồng với dân tộc thiểu số Việt bên Tàu. 

Ngày nay, cấu trúc tiếng Việt đuợc khẳng định trong văn bản quốc gia , quốc hiệu Việt Nam đơn giản như một lẽ đuơng nhiên là thế . Sau năm 1975, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thay cho quốc hiệu ngày đầu ba mươi năm trước : Việt Nam dân chủ cộng hòa.
" Tôi yêu tiếng nước tôi... " như thế không đơn giản chỉ từ tình cảm người Việt Nam ta với Tổ quốc mình hát lên mà còn căn cơ từ cái lý - khởi nguồn từ cuộc sống diệu kỳ, từ khoa học ngôn ngữ , từ lịch sử ... cùng sự tiến triển văn minh thời đại. 

Box. Cùng ở đông A', với ta, chỉ có một quốc hiệu Nhật Bản. Nhưng trong từ điển Larousse của Pháp, người Nhật Bản lại có đến hai quốc hiệu : Le Japon và Le Nippon. Trong khi đó, có đến hai quốc hiệu : Hàn quốc, CHDCND Triều Tiên, nhưng lại sâm Cao Li . Còn trong Larousse lại thống nhất một cái tên duy nhất : La Corée. 
 

lêlành