Chim Việt Cành Nam
Trở về
Trang chủ
Tác giả
Tết tản mạn Báo Xuân và Câu Đối

Thụy Lan

Nói về văn hoá Tết Nguyên Đán vào ầu tháng Giêng Âm lịch mỗi khi sang mùa xuân mới, thì Tết có nhiều yêu tố truyền thống như phong tục, tập quán hay tâm linh dịp đầu năm. Trong bài viết này, tôi xin đề cập vê những đặc điểm truyền thống khi quê hương đón Tết hay mừng Xuân mới. Đó là Đọc Báo Xuân và Chưng Câu Đối Tết là gì và chưng Câu Đối Tết ra sao ?
Hằng năm báo xuân hay giai phẩm xuân thường phát hành vào những ngày cận tết, trong khoảng từ 20 đến 28 tháng chạp, không như báo xuân thời đại Google hay internet in ấn, phát hành mau lẹ cần cho ra rất sớm, trước tết một tháng. Như các báo ở vùng Nam Cali nơi tôi ở. Báo xuân là một món quà đầu Xuân dược ưa thích của nhiều gia đình, Có người đọc giai phẩm xuân la coi phần lá số tử vi nói về ta ra sao, xem tin tức về dịp Tết nhất. Bài vở như: Sớ Táo Quân; Cúng ông Thổ Công; Đưa ông Táo, Gói bánh tét, bánh chưng; Chơi hoa dịp Tết, Mâm ngũ quả, Lau dọn nhà cửa, Cúng ông bà, gia tiên; Đón giao thừa, Hái lộc hên cho nắm mới, Du xuân chợ phiên, Xông đất đầu năm, Chúc tết và mừng tuổi lì xì, Khai bút tân niên, Mua/xin câu đói hay thư hoạ,,….

Dịp Xuân đón Tết là thời gia vui của mọi người, ở nhiều nơi, nên báo Xuân có những câu chuyện hài hước, mang tính hấp dẫn bạn dộc vui hỉ hả ba ngay Tết, Các chuyện vui trong xã hội cũng không thể thiếu, chúng khiến không khí của một tờ báo Xuân lúc nào cũng tủm tỉm một nụ cười ý nhị hóm hĩnh. Trong cái không gian Têt rộn ràng chung vui đó còn có những điểm riêng tư, như những hồi ức bên bếp lửa tối giao thừa cùng mẹ hay xóm giềng hay cùng các ông cụ tỉa củ hoa thuỷ tiên mừng. Ai trong chúng ta lại không có những thời khắc thiêng liêng mà đã có ở bên nhà, hay vẫn duy trì tập tục quê xưa nơi quê người nhỉ?

Đọc lại trên internet những trang báo Xuân của mấy mươi năm về trước, trong dòng chảy thời gian so với báo Xuân ngày nay, kỹ thuật in ấn mới đẹp hơn, nếp sống xứ người khác lạ hơn, tôi cùng bạn bé viết bài cho báo chuẩn bị ra mắt vào dịp Tết đến, Xuân về. Hân hoan lắm. Theo nhà văn Từ Kế Tường cho biết kỷ niệm làm báo Xuân xưa như sau. thuở khi... "trước năm 1975 ở Sài Gòn có khoảng 30 tờ báo, hầu hết đều là nhật báo khổ lớn, kế đến là tuần báo, bán nguyệt san, tạp chí... chỉ đếm trên đầu ngón tay và đều là báo văn nghệ. Tại sao báo xuân hồi ấy không in ấn, phát hành sớm trước tết cả tháng như bây giờ? Rất đơn giản, vì nó không mang tính cạnh tranh khốc liệt, và độc giả nếu mua đọc báo ngày thường xuyên tất nhiên sẽ ưu tiên mua báo xuân của tờ đó. Còn nếu mua thêm tờ báo xuân thứ hai thì sẽ chọn tờ cốt để "hài lòng bà xã", nghiêng về đề tài phụ nữ, ví dụ Phụ Nữ Diễn Đàn, Phụ Nữ Ngày Mai...Báo xuân trước năm 1975 hầu như không đặt nặng vấn đề quảng cáo, nội dung bài vở cũng rất phong phú, nhiều chuyện đông tây kim cổ. Người đọc sẽ không bỏ qua các bài tư liệu, ghi chép xoay quanh chuyện con giáp của năm đó, ví như "Năm Ngọ nói về con ngựa" và ôi thôi, có đủ chuyện về con ngựa, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng như "Xuất thân của con ngựa trường đua Phú Thọ" đến chuyện "Con ngựa bà". Phụ nữ vốn mê tín, thiên về tâm linh, thích bói toán, tử vi ngày xuân nên sẽ có những chuyên gia cỡ Huỳnh Liên, Khánh Sơn "bốc quẻ" bàn về những người tuổi Ngọ, sau đó là tình, tiền, tài, lộc, một thứ "tử vi đẩu số" cho mọi người.

Khi lên trung học, tôi đã có cái thú "đọc cọp" báo xuân ở vài sạp báo quen đầu phố. Lúc đó tôi đã tập tành làm thơ, viết truyện gửi đăng báo xuân, nên đọc để dò xem báo họ có đăng bài mình không. Nếu có thì móc hầu bao mua tờ báo xuân có đăng bài để "tự sướng", sướng lắm, sướng một cách khó tả khi lật trang báo xuân có đăng bài thơ, đoản văn hay cái truyện ngắn của mình. Không có sự sung sướng nào bằng khi mua tờ báo xuân (không cần báo biếu, nhuận bút) có đăng bài mình. Không chỉ mua một tờ, mà có nhiều tiền sẽ mua năm bảy tờ về khoe, tặng bạn bè. "

Tính về lịch sử nếu ta lấy mốc thời gian kể từ báo Nam Phong Tết Mậu Ngọ (1918) là tờ báo Xuân đầu tiên ra đời thì đến nay phong thái làm giai phẩm Xuân hay nối tiếp truyền thống làm báo Xuân đã có hơn 100 năm. Theo như vậy thì Tết năm 1918 xa xưa, Nam Phong Tạp Chí cho ra một tuyển tập thơ văn như một thứ "giai phẩm" Xuân. Đọc cụ Vương Hồng Sển cho rằng: có thể xem đó là "thủy tổ" của các số báo Xuân, báo Tân niên, báo đặc biệt" của làng báo Việt Nam. Tiếp tục theo nét văn hóa đặc sắc này, những năm tiếp theo, làng báo Việt Nam lần lượt cho ra đời những "giai phẩm" Xuân đặc sắc từ những ấn hành báo Xuân của: Thần Chung, Công Luận, Phụ Nữ Tân Văn, Nhật Tân, Sài Gòn mới, Đuốc Nhà Nam… Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến hai tờ báo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn là Phong Hóa tuần báo và Ngày Nay. Từ đó trở đi, việc các tờ báo ra số Xuân trở nên phổ biến và trở thành phong trào của làng báo Việt. Lật xem những trang báo Xuân cũ đã nhuốm màu thời gian thì thấy hầu hết báo Xuân trước đây đều tập trung nhiều nhất vào chủ đề phong tục tập quán của ngày Tết, giới thiệu văn hóa, thành tựu về các phạm vi của nước nhà. Nhưng hiếm thấy trang bìa báo Xuân trước đây dùng ảnh, mà phần nhiều là sử dụng tranh hội họa.

Trong những khuôn báo Xuân xưa luôn có những bài vở mang tính hoài niệm, hồi tưởng những cái Tết đã qua ở mọi hoàn cảnh, từ Tết trong vùng kháng chiến, Tết ở đảo xa cho đến Tết trên miền thượng du... Hay như dạng phản ánh cái Tết của mọi tầng lớp trong xã hội, điển hình là giới làm báo, giới nghệ sĩ, giới chính khách…

Tết đến hãy tặng nhau món quà tinh thần quý giá là một số Báo Xuân hay Giai Phẩm Xuân dể lưu giữ phong hoá quê hương, bạn nhé.

Bây giờ ta sang phần của bài viết về: Câu đối Tết - nét đẹp văn hóa Việt.

Ý nghĩa câu đối ngày Tết là gì ? Câu đối đỏ từ lâu đã không đơn giản chỉ là một vật trang trí nhà cửa, mà nó đã trở thành một nét đẹp truyền thống ngàn năm, thành cái hồn của dân tộc mỗi dịp Tết đến Xuân về. Thấy câu đối đỏ, ta lại thấy phảng phất hương vị Tết cổ truyền của dân tộc, dẫu ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này, thấy câu đối đỏ của Việt Nam, ta như thấy quê hương, thấy gia đình thân thuộc.

Theo truyền thống thì những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt xưa màu đỏ là màu rực rỡ, biểu tượng của sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, xua đuổi những điều xấu xa, mang đến sự tốt lành. Từng câu chữ được các ông đồ già viết bằng mực tàu lên giấy đều là những lời chúc, lời cầu mong ý nghĩa nhất mà người xin câu đối muốn có được để dành tặng cho ông bà, cha mẹ và những người thân yêu quý. Những thú vui rất đặc trưng như thưởng hoa, nhâm nhi rượu cùng nhau đối chữ hay chơi câu đối,...là một nét đẹp truyền thống của ông cha ta. Đến nay những vầng chữ của câu đối vẫn vẹn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, càng ý nghĩa hơn vào mỗi dịp Tết đến xuân về bạn dùng các câu đối đỏ mang lời hay ý đẹp dành tặng cho bậc cao niên như ông bà, cha mẹ hay những người thân yêu hoặc sử dụng cho việc trang trí nhà ngày Tết tạo nên hương vị Tết cổ truyền đã có từ xa xưa..

Mỗi năm cứ mỗi độ Tết đến xuân về người người nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón Tết, sắm sửa đủ thứ với hy vọng đón một cái Tết đầy đủ nhất, sung túc nhất. Trước đây, để trang hoàng nhà cửa đón Tết, mỗi gia đình treo câu đối đỏ trong nhà để mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an và thành công trong năm mới. Trong văn hóa truyền thống của người Việt xưa, tục treo câu đối trong nhà ngày xuân còn là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối. Đây được đánh giá như tinh hoa của nguồn cội, là món ăn tinh thần ngày Tết. Tục treo câu đối trong nhà ngày xuân là một thú vui tao nhã thể hiện trí tuệ và nghệ thuật chơi chữ của người sử dụng câu đối.

Nghệ thuật của câu đối rất quan trọng. Hãy xét luật tạo câu đối chuẩn xác như sau.

Vế câu đối - câu đối có hai câu, mỗi câu gọi là một vế.

Khi tự mình làm lấy cả hai câu, muốn phân biệt câu nọ với câu kia, thì gọi một vế là vế trên, một vế là vế dưới – Khi người ta làm một vế để cho mình làm vế kia, thì vế người ta làm gọi là vế ra, vế mình là vế đối.

Luật bằng trắc – Cứ kể, thì đáng lẽ chữ vế trên này trắc thì chữ vế bên kia phải bằng, hay chữ vế bên này bằng, thì chữ vế bên kia phải trắc.

Những câu đối phú hoặc đoạn trên, hoặc đoạn dưới bảy chữ, thì đoạn bảy chữ ấy theo bằng, trắc như câu thơ thất ngôn. Thí dụ :

Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi

Xét về những nguyên tắc trong câu đối.

Để viết câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân vế đối, khi viết câu đối cần chọn được câu chữ tuân theo các nguyên tắc sau:

- Đối ý và đối chữ

Đối ý: Hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành hai câu sóng nhau.

Đối chữ: xét về hai phương diện thanh và loại:

Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc (và ngược lại)

Về loại: Thực tự (hay chữ nặng có thực như: Trời, đất, cây cỏ..) phải đối với thực tự; Hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru..) phải đối với hư tự; Danh từ phải đối với Danh từ; Động Từ phải đối với Động Từ; Nếu vế đối này đặt bằng chữ nho thì vế kia cũng phải đặt bằng chữ nho...

Ngày Tết, người Việt xưa thường có thói quen mua và xin câu đối đỏ để treo trong nhà, đó là những câu thơ đối vần, đối nghĩa được viết trên giấy màu hồng đào hoặc màu đỏ. Theo quan niệm của người Việt xưa màu đỏ là màu rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, cho những điều tốt lành. Từng câu chữ được viết trên giấy đều là những lời chúc, lời cầu mong ý nghĩa nhất mà người mua và người xin câu đối mong muốn đạt được. Theo phong tục truyền thống xưa, người cho chữ thường là các ông đồ, trúc nho, còn người xin chữ là những người mang trong mình niềm tin, cầu mong những tin mừng, những sĩ tử cầu mong may mắn trong thi cử, những người mang chức quan thì cầu mong năm mới thăng quan phát tài, có những người nông dân, lao động thì cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Những câu đối treo trong ngày Tết thường mang ý nghĩa tốt đẹp và đôi khi nhắc nhở con người ta về những điều tốt đẹp, về đạo đức, về lối sống, về cách hành xử hàng ngày, về ước mơ, mong ước một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, thành công.

Những câu đối Tết thường được viết trên giấy đỏ, bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian là biểu tượng của sự may mắn. Nó vừa nổi trội, vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai sẽ làm tươi sáng thêm không khí Tết. Ngày Tết, bên chung trà, chén rượu cùng ngẫm nghĩ về những câu đối Tết của người xưa, khiến ta một lần nữa thêm lòng tự hào về trí thông minh, tài sáng tạo, nét tài hoa của tổ tiên đã tạo ra một loại sản phẩm văn chương đặc biệt, nó vừa công phu tỉ mỉ, lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong một tác phẩm "mini" ấy thể hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhịp nhàng của hình thức và cái uyên thâm của chiều sâu triết lý phương Đông. Hãy xét qua những câu đối điển hình tiêu biểu như sau.

Xuân sang hạnh phúc bình an đến
Tết tới vinh hoa phú quý về

Tân niên tân phúc tân phú quý
Tấn tài tấn lộc tấn bình an

Ngoài ngõ mừng xuân nghênh phúc lộc
Trong nhà vui Tết đón bình an

Trai gái cười vui mừng đón Tết
Trẻ già hoan hỉ đón xuân sang

Tết đến gia đình vui sum họp
Xuân về con cháu hưởng bình an

Đấy là những câu đối Tết đơn cử.. Dù là ngày nay có nhiều phong tục trong ngày tết có nhiều thay đổi, nhưng câu đối trong dịp Tết vẫn ít thấy xuất hiện trên các trang báo Tết. Chỉ có điều, câu đối vốn là một nghệ thuật chơi chữ tao nhã, nhưng khung cảnh xứ người nếp thưởng ngoạn câu đối của những Tết năm xưa dần dân mai một.Nét văn hoá thư hoạ câu đối khá ít xuất hiện trên báo Xuân hiện nay tại hải ngoại. Phải chăng nghe thuật câu dối đi theo số phần hẫm hiu của Cụ Đồ Già của nhà thơ Vũ Đình Liên chăng ?.

Sự lưu luyến với nghệ thuật câu đối vơi đi như văn hóa nho có những cụ đồ ngồi ngồi bên mực tàu giấy đỏ của ngày xưa thì nay rất ít phổ thông, nhiều thế hệ trẻ về sau này không còn dịp biết đích xác câu đối dii5p Tết mà cụ đồ ngày xưa khom mình trên giấy đỏ viết ra như thế nào. Nay khi tìm về kho tàng văn chương ngôn ngữ Việt, bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên sáng tác mô tả một thời đại đã qua và rồi ngày nay, mỗi lần Tết đến người ta luyến tiếc một thời đã qua...

Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Và kỷ niệm cụ đồ nhạt phai không còn nữa khi Tết về, câu đối đã nhạt phai không còn nữa, nhất là tại hải ngoại này.
 

Thuỵ Lan