Chim Việt Cành Nam         [   Trở Về   ]         [ Trang chủ ]                 [ Tác giả ]

 
Kim Cương
Hoa Đá Quý Khi Yêu Nhau


Việt Hải

Nói về kim cương trong tình yêu thì nhiều nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ đã bày tỏ những ý nghĩ của riêng mình trong sự trân quý tình yêu và kim cương. Tôi xin ví dụ như qua ba câu nói có sự liên hệ giữa hai yếu tố đó như sau:

"Viên kim cương trong suốt như sự trinh nguyên của người con gái, nó lấp lánh như loài hoa yêu đương rạng rỡ giữa bình minh",
Marie Louise Brossard

"Kim cương khoe bản sắc óng ánh của nó giống như người phụ nữ phô trương nhan sắc đáng yêu của chính mình".
Dorothy Renée McBain

"Anh yêu em vì em đẹp như viên kim cương khi cười và cũng vì em xinh đẹp như những giọt nước mắt kim cương lóng lánh mỗi khi em giận anh",
Lester C. Evans

Trong hành trình tình yêu và biểu tượng cho ngày lễ đính hôn hay lễ cưới khi hạnh phúc trao nhau, văn hóa người đông hay tây phương đồng quan điểm là kim cương là loài hoa đá quý mà cô dâu và chú rễ nguyện hứa trao nhau con tim. Tình yêu và kim cương hình như là hai yêu tố rất gần gủi với nhau. Mặc dù bản thể lại khác nhau, vì tình yêu mang đặc tính trừu tượng, thuộc về tâm hồn hay có giá trị tinh thần khi người ta sống với giá trị cao cả của nó. Trong khi đó kim cương là yếu tố vật chất, mang bản thể có thể thấy, sờ và đo lường được độ nặng hay sự chiếu sáng của nó. Tuy vậy, điều khó chối cãi là hai thứ này vốn có giá trị trong văn chương lãng mạn mà bao bài ca, lời nói hay bao bài thơ, bài văn ca tụng sự hiện diện và đóng góp của nó trong đời sống có thêm nhiều ý nghiã hơn.

Nào, chúng ta hãy tìm hiểu về loài đá quý này qua các yếu tố như lịch sử gồm nguồn gốc, đặc tính, trị giá, biểu tượng, nét đẹp trong văn chương như trong văn thơ nhạc. Trong những mối tiønh nổi tiếng trên thế giới sách mà báo ghi nhận tình yêu của họ qua sính lễ mà tân lang trao cho tân giai nhân, dĩ nhiên trong đó không thể vắng bóng của chiếc nhẫn kim cương. Mời quý vị nghe dòng nhạc cưới của nhạc sĩ Nhật Vũ trong khi xem tiếp những đám cưới đắt tiền viø kim cương:

Năm 1953 Tổng Thống John F. Kennedy đã trao nhẫn cưới 2-karat cho cô dâu Jacqueline Bouvier. Riêng ông hoàng Rainier của xứ Monaco trao nhẫn cưới cho tân giai nhân là nữ tài tử điện ảnh Grace Kelly, một chiếc nhẫn yêu đương sơ sơ 12-karat. Nam danh ca Elvis Presley trao nhẫn cưới cho cô dâu Priscilla 3.5-karat bao xung quanh nó là 21 hạt xoàn bé hơn. Điều trên cho thấy kim cương vốn gần gủi với tình yêu, nó được người đời trân quý, đánh giá cao ví tính cách quý phái và diễm tuyệt khi làm chứng giám cho tình yêu. Người ta hứa hôn dùng đến nó, tặng quà cáp tình yêu nó vẫn ưu ái được chọn lựa, rồi lễ cưới đánh dấu khúc quanh của lứa đôi thành hôn người ta lại dùng nó để trao lời hứa hẹn bên nhau suốt đời. Ngày 22 tháng giêng 2005 vừa qua, nhà tỉ phú Donald Trump đã làm lễ dạm hỏi kiều nữ siêu người mẫu Melania Knauss, ông tặng nàng chiếc nhẫn yêu thương 15-karat kim cương, mà trị giá trên thị trường khoảng 1.5 đến 2 triệu mỹ kim. Đó là Donald Trump trong tình yêu. Trước khi công nương Diana qua đời, người tình nhân Dodi Fayed tặng nàng chiếc nhẫn kim cương trị giá $200 ngàn mỹ kim. Cũng tại Vương Quốc Anh hoàng tử Edwards tặng cho người yêu trong buổi lễ cầu hôn người đẹp Sophie Rhys-Jones món quà chứng minh tình yêu là một chiếc nhẫn kim cương trị giá $255 ngàn Mỹ kim.

Điều không chối cãi khi yêu nhau người ta mới cho, mới chứng minh tấm lòng của mình theo sức nặng của tình yêu. Có thể rằng cũng đúng khi thương nhiều thì sẵn sàng cho nặng tim yêu như Donald Trump hay vua Monaco Rainier.

Do đó kim cương vẫn mãi mãi tượng trưng cho mẫu mực thanh tao, quý phái của loài hoa yêu đương có giá trị cao sang cho muôn vàn huyền thoại.
 

Sơ Lược Lịch Sử Kim Cương

Kim cương đã hiện hữu trên 3000 về trước trong lịch sử địa cầu, đầu tiên người ta tìm thấy nó ở xứ Ấn Độ. Như những viên đá có vẻ đẹp óng ánh kỳ diệu trộn lẩn trong cát và sỏi ẩn dưới lớp phù sa ở lòng sông. Hằng bao thế kỷ qua, nó dược xem như chứa những huyền năng thiêng liêng vô biên vì niềm tin tôn giáo mà người ta quý trọng và thờ phượng nó. Vì vậy thuở ban đầu người ta vẫn lưu giữ nó như hình dạng nguyên thủy khi tìm được mà không hề dám cắt bỏ hay sửa đổi nó. Vì kim cương dược xem như bùa hộ mạng linh thiêng, nên nó đã có sức quyến rũ và giá trị vạn năng ngay từ lúc tiên khởi. Dần dà khi xã hội loài người tiến hóa, đến thế kỷ thứ 11, kim cương được mài, cắt theo nhu cầu trang sức khi người ta đeo nó. Nhưng mãi dến thế kỷ thứ 13 kim cương mới chính thức được đưa vào lãnh vực trang sức cần làm biến dạng cho đúng với kích thước của những vật dụng theo nhu cầu trang sức và sự mua bán, đổi chác theo giá trị của nét đẹp có nét thu hút con người.

Do đó ban đầu Ấn độ là nơi người ta tìm ra kim cương. Đến đầu thế kỷ 18 kim cương tiøm thấy ở nhiều nơi bên Ba Tây. Đầu năm 1866 người ta lại tiøm thấy vô số kim cương tại Phi châu như tại Nam Phi, các xứ Nambia, Angola, Ghana, Sierra Leone, Tanzania, Congo, Guinea, Ivory Coast, Liberia, Cộng Hoà Trung Phi (xứ của nhà vua tự phong Bokassa) và Botswana có lượng nhiều và chưa hề được khai phá, khiến người Âu châu ồ ạt đổ xô sang khai phá. Từ đó sản lượng kim cương do Phi châu cung ứng, nhất là Nam Phi hầu như không nơi nào địch nổi. Đến 1954, người Nga tiøm thấy dưới lòng đất vùng Tây Bá Lợi Á (Siberia) có trữ lượng kim cương tiềm tàng khá cao. Cho đến nay thì bờ phía tây của Canada đuoc xem như nơi mới nhất người ta khám phá ra có trữ lượng kim cương đáng kể. Tuy vậy viø Phi châu được các nhà địa chất học và đá quý học nghiên cứu cho biết nó vốn là vùng đất lâu đời và nơi đây cho kim cương ở dạng quý giá so với các nơi khác. Năm 1979 người ta tiøm thấy kim cương ở Úc châu, tuy rằng không nhiều như Canada và những nơi khác.
 

Các Yếu Tố Chuẩn Định Kim Cương

Tiêu chuẩn mà người ta dùng quốc tế hóa nguyên tắc xét nghiệm đá quý nói chung hay kim cương nói riêng. Theo tiêu chuẩn quốc tế khi thẩm định hạt xoàn qua 6 yếu tố chính như "Six Cs" là Cost, Cut, Carat, Color, Characteristics Of Cut, và Certification (tức Phí tổn, Nét cắt, Trọng lượng, Màu sắc, Đặc tính của vết cắt và Giấy chứng nhận phân định kim cương).

* Phí tổn:

Giá mua (phí tổn đối với người mua) tùy thuộc vào 5 yếu tố còn lại cộng thêm yếu tố như qua các trung gian mua bán nó, như từ các quặng mỏ sang các nhà biến chế nó thành sản phẩm.

* Nét Cắt:

Nét cắt có thể chia ra làm nhiều loại hình thù chính như: Tròn (Round), Tam giác (Trillion), Bầu nhọn 2 góc (Marquise), Bầu dục (Oval), Vuông nhọn góc (Princess), Chữ nhật bản nhỏ cắt góc (Emerald), Trái tim (Heart), Trái lê (Pear), Chữ nhật bản to cắt góc (Radiant), Vuông cắt góc (Asscher),... Xem hình đính kèm. Nét cắt quang trọng vô cùng vì khi kim cương được cắt đều đồng bộ và dánh bóng loáng sẽ cho độ chiếu sáng hay nét phản chiếu đẹp hơn. Sự khéo tay của người thợ cắt đóng góp vào sự thẩm mỹ và trị giá sản phẩm của hạt xoàn.

* Karat:

Trọng lượng của hột xoàn đo bằng đơn vị karat. Một karat bằng 1/5 gram hay tương ứng với 100 điểm (points).

* Màu Sắc:

Màu sắc của kim cương được qui định bởi Viện Đá quý Hoa Kỳ (The Gemological Institute of America hay GIA)hay những cơ quan tương. Ví dụ GIA cho bản thẩm định màu từ trong suốt không màu (độ D) đến màu vàng nhạt (độ Z). Tương ứng với cơ quan AGS (tức The American Gem Society, Hiệp hội Đá quý Mỹ quốc). AGS định độ D của GIA là 0 độ, mức trung là N của GIA là 5 của AGS. Độ Z của GIA tương đương với độ 10 của AGS. Xin xem bản phân định màu dính kèm dười đây:.

* Đặc Tính của Vết Cắt:

Nét cắt gia tăng trọng lượng, cũng như cho độ chiếu sáng nhiều hơn. Nét cắt kim cương lý tưởng phải cắt đồng đều, không cạn, không sâu. Nét tỏa sáng và phản chiếu tối đa trên bề mặt của viên kim cương.

* Giấy Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Phân Định Kim Cương:

Để phân loại và xác định độ tốt của kim cương tiện lợi cho khách tiêu thụ khi quyết định mua loại hàng nào, giấy chứng nhận tiêu chuẩn phân định kim cương này có một số xác nhận riêng, nó như cái căn cước khi ta mua vào. Loại giấy này được các tổ chức chuyên môn qui định luật lệ hay nguyên tắc xét nghiệm mặt hàng và cấp giấy căn cước, ví dụ như vài cơ quan phổ thông được quốc tế công nhận là:

Viện Đá quý Hoa kỳ(The Gemological Institute of America hay GIA), Phòng thí nghiệm Đá quý Âu châu (The European Gemological Laboratory hay EGL), Hiệp hội Đá quý Mỹ quốc The American Gem Society (AGS), hoặc Viện Đá quy Quốc tế (International Gemological Institute hay IGI)...


Giấy Chứng Nhận GIA

Nên nhớ là tờ giấy căn cước này chỉ xác định phẩm của kim cương, chứ không qui dịnh giá trị tài chánh trên thị trường. Giá trị thay đổi tùy quốc gia ta mua. Có nhiều hạng ngạch khác nhau được qui định cho kim cương như nước chiếu sáng như F, IF, VS1, VS2, VVS1, VVS2, SI1, SI1, I1, I2, hay I3.
 

Kim Cương Trong Thi Ca

Nói về đá quý kim cương như loài hoa yêu đương trong thi ca, tôi nghĩ đã có nhiều áng thơ hay. Thi ca tình tự đề cao khi con người yêu nhau, họ trao con tim, rồi trao nhau nhẫn cưới.Trong cái tình yêu nhân bản như vậy tôi xin đan cử thơ của ba nhà thơ bạn, mà một ở Dusseldorf, Đức quốc, một bên Sydney, Úc châu và và hai người bạn khác tại nước Mỹ. Những ý tưởng của họ về tình yêu và kim cương chia sẻ sự tương đồng trong cuộc sống ở ba châu trên thế giới, hay đi xa hơn, cộng đồng nhân loại vẫn mãi ca ngợi nét đẹp của viên kim cương óng ả tăng thêm cho những vẻ đẹp, những ước nguyện hôn nhân bền vững hơn.

"Kim cương ngày ấy tay trao
Duyên ta ước nguyện bên nhau một đời
Trăm năm trọn nghĩa giữ lời
Rằng em hãy nhớ một thời ta yêu!"
Trường Hà - Vũ Duy Toại, Dusseldorf

"Thiên hà có ánh sao rơi
Vì sao lấp lánh bầu trời yêu đương
Em cười tỏa nét kim cương
Vì sao tinh khiết anh thương thảo nào ?"
Tăng Đức Sơn, Sydney, Australia

"Ngày nào tình lỡ vấn vương
Trao em chiếc nhẫn kim cương tình nồng
Thương em má thắm môi hồng
Tay em lấp lánh bên chồng em thương"
Đào Anh Dũng, Minneopolis, Minnesota

"Yêu em vì bởi em sang
Đôi tay xinh xắn trang hoàng kim cương
Yêu em vì bởi dễ thương
Gởi lòng thương nhớ yêu đương ngập trời"
Tạ Xuân Thạc, Đồng Tâm, Houston

Tóm lại, bài viết này chỉ điểm sơ qua các điểm thật tổng quát để đóng góp một vài ý niệm cơ bản về kim cương. Mong rằng nó đem lại cho quý vị vài phút mua vui cuối tuần. Ngoài ra, bài chỉ chú tâm vào loại hạt xoàn thiên nhiên và không xét qua loại kim cương nhân tạo, như hạt xoàn Moissanite do tiến sĩ Henri Moissan khám phá từ chất rắn silicon carbide thiên nhiên tại Arizona. Nó không là kim cương thực thụ.

Qua bao thế kỷ thăng trầm con người vẫn coi kim cương như một loại trang sức hạng sang và nó cũng mang giá trị cao như quý kim cho xã hội mà con người mua bán hay đổi chác trên thị trường đá quý hay quý kim. Chính vì cái trị giá cao quý của nó nên khi con người yêu nhau, người ta trân quý trao nhau kim cương trong các nghi lễ cưới hỏi mà hầu như là một quy ước chung toàn cầu. Và nơi nào con người yêu nhau, kim cương xuất hiện như báu vật chứng giám cho tình yêu đôi lứa như loài hoa yêu đương. Vâng, thật vậy thay!

"Trao em chiếc nhẫn kim cương
Như lời hứa nguyện yêu đương suốt đời"

Việt Hải Los Angeles

(Viết tặng tất cả những bà mẹ đáng yêu nhân ngày Mother's Day.)



 [  Trở Về  ]