Trở Về   ]         [  Tác giả   ] 
Laiquangnam giới thiệu
Trường hận ca của Bạch Cư Dị
Trường hận ca là bài thơ hay của Bạch Cư Dị ,dài 120 câu, bài này rất được người Nhật yêu thích. Thi nhân Việt Nam cũng có người yêu thích và họ đã dùng vài chữ như là điển từ trong thơ văn của mình. Do vì bản Tỳ bà hành của Phan huy Vịnh chuyển sang quốc âm hay quá cho nên bài Tỳ bà hành được người Việt biết nhiều hơn . Trước đây Trường hận ca đã  có nhiều người dịch , mà những người dịch đáng để ý là Tản Đà và Ngym ( tức  họa sĩ ký tên Người(NG) yêu(Y) em(M).
Các bản dịch này đều được thực hiện trước năm 1950 tính đến nay đã hơn 50 năm. Nay vào đầu thế kỷ 21,  xin mời các bạn đọc lại một bản dịch khác của laiquangnam. Mong các bạn được cùng vui theo người Nhật.
 

Bach Cư Dị

Trường hận ca

Vua Hán chuộng thiên hương quốc sắc
Chửa gặp người để mắt tơ vương
Vào xuân có gái Họ Dương
4-Nhà khuê kín cổng cao tường ?_đâu hay!

Trời chú tâm ra tay điêu khắc
Người ngọc vào ...đổi sắc quân vương
Nhìn sa đà lậm yêu thương
8-Tam cung lục viện ?_lo đường Hoàng ân !

Ao Hòa Thanh , ngày xuân lạnh tắm
Suối ấm tan mở thắm làn da,
Thị tỳ nâng dậy thân ngà,
12-Ngày là ... ân sủng,  ngày là.... vua yêu.

Suối tóc chảy, dáng kiều bước khẽ
Sắc màn sen ấm vẻ đêm xuân
Càm ràm  đêm ngắn ái ân ,
16-Lâm triều gác lại, lậm nàng tận trưa.

Vui tiệc xuân chẳng chừa ngày nghỉ
Đêm liền đêm  ," nhị hỉ "( !&?)vua  nàng
Ba ngàn cung nữ hoang mang
20-"Ba ngàn âu yếm dồn sang một người"

Bên lầu ngọc, tươi cười trang điểm
Sà vào lòng, âu yếm tình quân
Họ hàng hưởng lộc vua ban
24-Khen thay phận gái" nhuộm sang họ mình"

Thiên hạ bình.. mẹ cha cùng nghĩ
Trai làm gì, gái thế mà hay!
Ly cung cao chín tầng mây
28-Nhạc tiên theo gió bủa vây nhà nhà

Ca múa nhạc xập xòa, ầm ĩ
Ngắm suốt ngày thiên ý còn vương
Thình lình tiếng trống Ngư Dương
32-Hãi hùng! tan khúc"Nghê thường vũ y"

Chốn kinh thành "_mịt chi!".. khói bụi
Ngựa tây nam lúi húi lên đuờng  ,
Thúy Hoa nghiêng, rối ruột gan
36-Trường An trăm dặm lệ tràn thấm khăn

_Bất lực nhìn Sáu quân ngừng tiến,
Vua điếng hồn,"hoa biến, ngọc tan"
Đầy đường vung vãi tư trang
40-Nào ai cúi nhặt trâm vàng tành banh.

Vua đứt ruột cam đành ngoảnh mặt,
Màu máu pha nước mắt lưng tròng,
Bụi vàng gió cuốn song song,
44-Dọc khe Kiếm Các mây lồng thang mây.

Núi Nga My cảnh đây người vắng
Nhạt màu cờ, sắc nắng phôi pha
Càng trông núi Thục xanh ra
48-Cố quên càng nhớ, cố xoa càng lầy!

Trăng Hành cung trông mây nhớ ngọc
Chợt  đêm mưa, kẻng tróc càng đau
Thế thời đến lúc đổi màu,
52-Ngựa về kinh cũ, dàu dàu khôn bon .

Mã Ngôi ấy! đất bùn xơ xác,
_Dung nhan xưa, tìm nát nay đâu?
Vua tôi sướt mướt nhìn nhau,
56-Mặc cho vó ngựa quay đầu về Đông.

Nơi ao vườn sững trông cảnh cũ ,
Sen Thái Hồ, liễu rủ Vi Ương,
Cảnh đây, đâu bóng người thương!
60-Ngắm sen nhớ mặt.. ngắm dương nhớ mày.

Nhớ mận đào, hoa lay xuân ửng ,
Nhớ ngô đồng lá rụng trong thu.
Tây Cung, Nam Nội mịt mù,
64-Cỏ thu ?, xác lá ? _ chỉn chu làm gì!

Lê Viên tóc ca nhi bạc xám ...
Tiêu Phòng đầu thái giám bạc tênh
Đóm bay trước điện vờn quanh
68-Thao thao thức thức năm canh âu đành ...!

Đêm đầu dài! cầm canh trống giã
Trời sáng sao(?&!) _ Trời ạ! .... còn ngơi.
Uyên ương ngói lạnh sương rơi,
72-"Kéo mền thúy nhé!" bồi hồi hôm mai.

Tử sinh tưởng đà dài ly cách,
Chửa lần nào! gặp phách trong mơ.
Lâm Cùng đạo sĩ cậy nhờ
76-Cơ cầu phách lạc cõi mơ lần về.

Đồng cảm mối ủ ê thương tiếc,
Bèn sai ngay đồng thiếp ra tay,
Rẽ mây cưỡi gió miệt mài,
80-Lên trời xuống đất đổi thay tìm nàng.

Chín cõi mây, suối vàng tìm bấy ,
Đảo nơi nơi nào thấy gì đâu!.
Nghe rằng giữa biển thâm sâu,
84-Núi xanh huyền ảo nhuốm màu hư vô.

Lầu tiên cảnh nhấp nhô ngũ sắc,
Tiên nữ nhiều dáng vóc mười phân... ,
Có nàng họ Thái tên Chân,
88-Mặt hoa da phấn thập phần y chang!,

Gỏ vội vàng cửa tây Kinh Khuyết
Nhờ Tiểu tiên  báo tiếp Song Thành
Tin về sứ Hán lan nhanh
92-Bàng hoàng hồn mộng trong mành cửu hoa

Xô dạt gối, áo đà khép vội,
Vén màn châu bối rối nhìn ra
Mặt châu ngái ngủ, kiêu sa
96-Mũ hoa chửa sửa, bước qua hiên ngà.

Gió rung áo bay tà phất phới,
Tưởng khúc xưa điệu mới Nghê Thường.
U hòai mắt lệ còn vương,
100-Hoa lê ướt đẩm cành xuân la đà...

Mù mịt tin khi xa cách mặt,
" Tình Quân vương" khắc cốt ghi lòng,
_"Chiêu Dương ân ái còn không,
104-Huống chi ngày tháng cõi Bồng lê thê...

Chạnh trần thế, ngoái trông chốn cũ
Trường An đâu?_ bụi phủ lâm râm ,
Trao vật cũ, dấu tình thâm ,
108-"Thoa vàng, hộp khảm" âm thầm đẩy qua.

Hộp một mảnh, cành thoa một nhánh,
Bẻ thoa vàng, khảm đánh làm  đôi
Vững như " vàng khảm đời đời"
112-Người tiên, kẻ tục, nghĩ thời gặp nhau1

Giờ ly biệt,trước sau nhắc riết,
Lời thề xưa riêng biết hai người.
Trường Sinh, thất tịch dưới trời,
116-Kề vai đêm vắng,.cũng lời khúc nôi:

"_ Nếu là chim: liền đôi liền cánh,
_Nếu là cây: liền nhánh liền cành".
 Có mà ngày dứt khuôn xanh,
120-Hận này dằng dặc dễ đành nguôi ngoai!

Laiquangnam ,viết lại từ bản 07,08,09.


Chú vài từ và tạm dịch nghĩa

1)Vua Hán , BCD dùng từ này để né phải nói trực diện nhằm bảo toàn mạng sống .
2)Dương Qúi Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn ,người Tứ xuyên . Cha bà là Dương Huyền Diễn thuộc giới giàu có, tổ phụ từng làm thứ sử tại quận Kim. Nói chung cũng thuộc loại con nhà, bà là một trong bốn người Taù đẹp nhất trong cổ sử Tàu .
3)Ao Hòa Thanh( Hoa thanh trì ), nơi có suối nước nóng trên núi Nam ly, địa danh thuộc tỉnh Thiểm tây của Tàu
4)Nhị hỉ , từ đa nghĩa tùy thuộc ngữ cảnh, tình huống. Lúc này nhà vua đã 50 tuổi ngoài .
5) "Trai làm gì, gái thế mà hay"! Từ Dương quý phi mà họ Dương hưởng bổng lộc của Vua,
6)Ngư Dương là địa danh,thuộc tỉnh Hà Nam. An Lộc Sơn khởi binh tại đây.
7) Ly Cung, địa danh, cung trên núi Nam Ly, tức là cung Hòa Thanh
8)"Nghê thường "  khúc múa do Đường minh Hoàng mô phỏng theo điệu múa của Ấn Độ
9) Thúy Hoa là cờ hiệu của Vua
10) Trường An ,địa danh, là tên kinh đô
11) Sáu quân là 6 cánh quân ( đông,tây,nam ,bắc ,tiền,hậu ) bảo vệ khi nhà vua thân chinh, hay di chuyển ngoài hoàng thành.
12) Kiếm Các, Nga My là dịa danh ở đất Ba Thục nay là Tứ xuyên
13) Hành cung là nơi vua ở tạm khi xa cung điện kinh thành .
14) Mã Ngôi  là điạ danh, nơi vua phải thi hành án tử, ra lệnh giết Dương Qúi phi ( bà chết năm 38tuổi, án thắt cổ )
15) Thái Hồ,Vi Ương , Tây Cung, Nam Nội , Lê Viên , Tiêu Phòng là địa danh các cung vua tại Hoàng thành. Riêng Lê Viên là nơi diễn kịch trong cung đời Đường, nhà vua nuôi dạy con hát tại đây .
16) mền Thúy là mền quý dành cho vua dùng.
17) Lâm Cùng địa danh ở Ba thục
18) Thái Chân là pháp danh khi đi tu của Dương ngọc Hoàn. Bà nguyên là vợ của Thọ vương Lý Dực, con trai Đường Minh Hoàng. Chức danh của bà lúc đó "Thọ vương phi" Khi ra tu tạm chùa tại đây bà  lấy pháp danh là Thái Chân.  Đường Minh Hoàng đến đây hò hẹn cùng. Cha (ĐMH) lấy vợ của con (Thọ vương ).Thế mới biết nàng rất đẹp khiến vua " bất chấp dị nghị" !.
19) Kinh Khuyết, "cửa tây Kinh Khuyết", chổ ở của bà Tây Vương mẫu, bà tiên trên trời
20) Tiểu tiên là tiên thị nữ , Song Thành là tiên nữ hầu bà  Tây vương mẫu
21) "Nghĩ thời gặp nhau"   lấy ý  người xưa "nghĩ đến nhau là coi như đã gặp nhau"  .
22) Trường Sinh, địa danh , tên một trong các cung điện của nhà vua
23) Thất tịch là đêm mồng 7tháng 7 âm lịch, ngày này Ngưu lang gặp Chúc nữ.
24) Khuôn xanh  là trời xanh, chữ của Kiều :

412-Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn,
Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay ? ( K 412)


Lý Bạch có ba bài Thanh bình điệu ca tụng sắc đẹp của Ngọc Hoàn.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Dương_Quý_Phi


Dương Quý Phi-người đẹp hoa nhường
Tranh của Hosoda Eishi đầu thế kỷ 19 tại viện bảo tàng Anh


Dương Quý Phi, tranh lụa của Takaku Aigai
tại bảo tàng mỹ thuật SEIKADO BUNKO




Dương quý phi được mô tả là "người có da có thịt", nét đẹp của bà là nét đẹp vào đời Đường , khác nét đẹp đời Sở ,đời Tần, đời Hán . Như hai câu sau đây minh họa  ,

Ao Hòa Thanh , ngày xuân lạnh tắm
Suối ấm tan mở thắm làn da,
1-Suối ấm tan mở thắm làn da. Mập nên mới tươm mở làm bóng làn da, chắc vì mập nên mát da mát thịt chăng? Vì vậy laiquangnam cho rằng tượng DQP tại Tây An  ngày nay không đúng.  Có eo thon thả như vầy phải tới mỹ viện tập thẩm mỹ như thế giới người mẫu và tài tử điện ảnh ngày nay. Xạo !

2-Các bạn có thể đọc các bản dịch khác trên mạng internet .
Chú thích : bản dịch Tì bà hành  được Phan Huy Vịnh[1] dịch sang chữ Nôm, được xem là là một trong những tuyệt tác văn học.  Có người còn cho là của Phan huy Thực .