Trở Về   ]         [  Tác giả   ] 
Laiquangnam giới thiệu
Trường can hành nhị thức 

-o0o0-

Thôi Hiệu 

Cụ Trần trọng Kim phê Thôi Hiệu là nhà thơ mất nết trong tập thơ Đường của cụ , do laiquangnam không đọc được vài giòng tiểu sử  tác giả  nên không biết, tuy nhiên khi  đọc bài thứ hai của Trường can hành nhị thức thì thấy tác giả quả đã  mất nết "thiệt tình" , nói vui.  Đọc thơ nguyên tác bằng chữ Tàu thấy không hay bằng chữ Việt mình bởi chữ Tàu đã gói ý nghĩa  vào ký hiệu khi thể hiện ký tự , còn tiếng (chữ ) quốc ngữ ta được cả âm lẫn lỗi chính tả ( xác định ngữ nghĩa qua ký hiệu viết , thí dụ chữ Trường (-g, giọng Quảng  Nam , Động từ  ) hay Can (+g ,cương , giọng Quảng  Nam, động từ ),rồi thêm  Cửu Giang  ( phải là dân Quảng  Nam , Trung eo chuyên nói lái mới thấy dzui! ) ,  mới thấy "lão " Thôi Hiệu nay dưới lốt ông già Việt  Kiều>70  mất nết tranh thủ về thăm quê khi  có dịp là a thần phù tán. Tội gì không tán, đàn ông đâu có lỗ lã gì. Thấy Việt kiều già rỏn rẻng chút tiền coi bộ  mấy O ham. thà làm gối ôm cho ông còn hơn lấy Taiwan , Đại  Hàn, mai đây Trung Quốc(>80 triệu đàn ông dư vì chế độ một con của Mao )  đui què  mẻ sứt. Bạn nghĩ laiquangnam có lý và thấy sợ  không  !

Xin mời dọc Nguyên tác và bản dịch theo giọng Quảng  Nam

I

Nguyên tác

長干行其一

君家在何處?
妾住在橫塘。
停船暫借問,
或恐是同鄉。

Phiên âm

Trường Can hành kỳ 1

Quân gia tại hà xứ ?
Thiếp trú tại Hoành Đường.
Đình thuyền tạm tá vấn,
Hoặc khủng thị đồng hương

Dịch thơ quốc âm

Nữ nhân Ướm lời

Nhà anh nằm ở khúc mô ?
Hòanh Đường lối ấy dẫn vào nhà em  .
Dừng thuyền,cho hỏi câu thêm,
Mình đồng hương đó, nhớ xem không chừng !.
                    Laiquangnam

II

Nguyên tác

長干行其二

家臨九江水,
來去九江側。
同是長干人,
生小不相識。

Phiên âm

Trường Can hành kỳ 2

Gia lâm Cửu Giang  thuỷ,
Lai khứ Cửu Giang trắc.
Đồng thị Trường Can  nhân,
Sinh tiểu bất tương thứ

Theo ý kiến riêng của laiquangnam ,

Tác giả đã chơi chữ khi sắp xếp như sau ,

xx Cửu Giang,x
xx Cửu Giang x
xx Trường Can x
x là chữ, cùng vị trí thứ 3,4  trong3  câu

thế nên đành phải dịch

Bản dịch mới

"Nam nhân đáp xa gần"

Cửu Giang bến ấy gần tôi,
Cửu Giang lui tới ngày đôi ba lần.
Trường Can cùng xứ ?_ y chang!
Ra đi thuở bé, ngỡ ngàng tưởng xa.
                                   Laiquangnam
 

Bản dịch của Người xưa
(Người dịch: Ngô Tất Tố)

1-Bài hát Trường Can kỳ 1

Nhà chàng đâu tá, chàng ơi,
Nhà em đậu ở phía ngoài Đê Ngang.
Dừng thuyền hỏi chuyện nào chàng,
Đôi ta may ở cùng làng cũng nên.

2-Bài hát Trường Can kỳ 2

Nhà anh ở bến Cửu Giang,
Bên con sông ấy anh thường lại qua.
Trường Can cùng quán đôi ta,
Xa nhau từ nhỏ hóa ra lạnh lùng.