Trở Về   ]         [  Tác giả   ] 

Laiquangnam giới thiệu
Thôi Hộ qua cách dịch DịchĐưa.
-o0o0o-

Thôi Hộ

題 都 城 南 莊
Đề đô thành nam trang

Nhờ câu thơ Kiều của Nguyễn Du mà bài thơ của Thôi Hộ với cái tên rất khó nhớ "Đề đô thành nam trang",題 都 城 南 莊,lại được nhiều người Việt biết đến dưới cái tên mới là "bài thơ Hoa Đào".Bài thơ kể chuyện, năm xưa Thôi Hộ khi còn làm một quan đầu châu ở Đất Lãnh Nam nhân dịp về kinh thành; trong lần đi dạo tại phía nam thành này, ông thấy một cô gái tuổi mới lớn má đỏ hây hây, động lòng bốn phương, găm trong bụng, đợi cô bé trồng trộng chút mình sẽ xin lấy làm hầu thiếp. Thời gian trôi, ông về hưu, quay trở lại ngôi nhà xưa thì nàng nay đã khất bóng. Lòng ông lúc đó?, không chỉ có Chúa mới biết được ông đang nghĩ gì mà chúng ta cũng có thể tạm "chia sẻ " cùng ông.

Bối cảnh bài thơ giống một thời điểm của một nhân vật trong Kiều. Chàng tình nhân mang tên Kim Trọng sau khi về thăm nhà nay quay trở lại nơi nhà tình nhân "tình thương mến thương" Vương Thúy Kiều. Vật đổi sao dời. Nguyễn Du mượn ý thơ bài này. Thi hào của chúng ta cũng chỉ chọn lấy được một hai câu trong nguyên tác và tái tạo lại. Và ông đã hành xử như thế trong nhiều trường hợp tương tự .

Nay tôi nghĩ rằng lớp trẻ sinh sau 1975 có khi rành thơ Đường hơn thơ Nguyễn Du không chừng!. Nay laiquangnam dùng "lối dịchĐưa " để giới thiệu bài thơ này.

Dịchđưa?. Dịchđưa là gì?. Dịchđưa là dịch chỉ cốt đưa câu cú một dịch giả khác nhằm tôn vinh họ. Do thi hào Nguyễn Du không bao giờ dịch quá hai câu của bất kỳ ai, kể cả giòng Đường thi mà nay quá nhiều người Việt đội Hán ( âm Quảng Nam ) lên đầu, có lẽ Ông không đánh giá cao mấy, hay hài lòng về toàn văn của bất cứ một bài thơ Tàu của họ chăng?. Tuy nhiên, theo tôi, người Tàu nên biết ơn ông, bởi nhờ ông mà nhiều bài thơ Đường của đồng bào họ được người Việt chúng ta biết đến và nhớ dai nữa là khác*. Vài tên tác giả Tàu được ông " chiếu cố ", nay trở nên quen thuộc với người Việt chúng ta.

I.-Nguyên tác

題 都 城 南 莊
去 年 今 日 此 門 中
人 面 桃 花 相 映 紅
人 面 不 知 何 處 去
桃 花 依 舊 笑 東 風

II.-Phiên âm

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

III.-Chú nghĩa vài từ,vài câu.

Trong bài, các từ Hán không xa lạ lắm với chúng ta.

1-Câu "Nhân diện đào hoa tương ánh hồng " hàm ý mặt người ( con gái) và hoa đào cùng phản chiếu qua lại ánh hồng cho nhau. Các cô gái ở xứ lạnh có làn da trắng, tỉ như ta thường gặp vào dịp tết tại các tỉnh phía bắc tính từ Hanoi trở ra, các cô nay đang ở vào cở tuổi 15, 16, da gò má họ thường nổi các sợi gân máu nhỏ li ti nên má các cô hồng một cách tự nhiên, một vẻ hồng đẹp của một thiếu nữ tuổi đang thì. Đẹp .

2-Đông phong. Gió từ phương đông thổi tới nghĩa là gió đại dương. Một làn gió mang hơi mát với người Tàu đó là gió mùa xuân.

IV.-Dịch sang thơ quốc âm
(dịchĐưa nhằm dẫn dắt và tôn vinh câu thơ Kiều )

Đề Đô Thành Nam Trang.
(tạm dịch " đề thơ tại một trang trại phía nam kinh thành".

Giữa cửa ngày này năm trước nhắc,
Mặt, Hoa tương ánh sắc hồng tươi.

Trước sau nào thấy bóng người, (Kiều , câu 2747)
Hoa đào năm ngóai còn cười gió đông (Kiều,câu 2748...,Nguyễn Du)

V.-Bạn thấy gì khi Nguyễn Du câu chuốc lại thơ Tàu?.,

5.1-Từ "Trước sau" vừa chỉ không gian trong nhà, vừa chỉ thời gian vĩnh cữu. Cụm nguyên tác "bất tri hà xứ khứ", chẳng biết đến xứ nào?, Toàn câu nguyên tác "Nhân diện bất tri hà xứ khứ!" đã là một câu ngậm ngùi, nhưng mới ở bậc thang thứ nhất, nay sang câu dịch của Nguyễn Du thì tăng thêm bội phần, lên bậc 2,3 "rất đổi ngậm ngùi". Bạn thử đọc thầm cho chính mình nghe xem "Trước sau nào thấy bóng người!", quả thật là câu thơ dịch thần sầu, hay hơn mọi câu dịch "Việt ngữ " của bất kỳ ai mà bạn gặp khi Google search, bởi nó chuyển được cái nuối tiếc ngậm ngùi. Thôi hết rồi, vĩnh viễn mất rồi, giống y câu hát của Thái thanh, "còn gì nữa đâu", Tuyệt cú!.

5.2-Khứ niên là năm đã qua. " năm ngoái" trong "Việt ngữ " là năm rồi, thời điểm áp sát với năm hiện tại. Tuy nhiên từ "năm ngoái" còn mang nội hàm sững sờ như thể tác giả bật nói ra một cách tự nhiên, phân bua cùng người đối diện "năm ngoái => hàm ý " mới đây thôi mà! ", tác giả hầu như quên mất thời gian thật của nó. Thần sầu!.Thời gian qua quả quá nhanh .

5.3-Từ "còn cười ". Câu thơ nguyên tác " Đào hoa y cựu "tiếu" đông phong", hoa đào giống y chang xưa cười trong gió đông. "Cười","tiếu" nơi đây là hàm ý vui lòng. Gió mùa xuân làm hoa nở sau một mùa đông giá là chuyện hòa hợp một cách tự nhiên giữa đất trời. Qua tay thi hào Nguyễn Du thì thành từ "còn cười ", Cười hay mếu đây?, Nội hàm câu "Hoa đào năm ngóai còn cười gió đông " rất rộng . "còn cười " nụ cười năm xưa vẫn còn đây!. "Còn cười" nữa!, một sự trêu chọc đau lòng. Bạn hiền hãy để cho câu thơ tự thấm sâu vào khi bạn hiền ngồi bên ly cà phê đọc ẩm, bạn sẽ thấy càng hay. Cái đó mới là "cách dịch tái tạo" rất thần sầu của Người xưa. Dễ sợ về ngữ lực của "ông già Nguyễn Du"!.

VI.Bản dịch áp nguyên tác rất hay của Lớp xưa,

Người dịch: Tản Đà.

Đề đô thành nam trang
Thơ đề ở ấp phía nam đô thành
Cửa đây năm ngoái cũng ngày này,
Má phấn, hoa đào ửng đỏ hây.
Má phấn giờ đâu, đâu vắng tá,
Hoa đào còn bỡn gió xuân đây.

Nhân diện, Tản Đà dịch là "má phấn" rất ư xuất sắc!. Má phấn ngoài nghĩa thông thường chỉ người phụ nữ còn mang nghĩa má màu hồng phấn. Từ "tương ánh",ánh (hồng ) qua lại lẫn nhau, Tản Đà gom thành một từ Việt ngữ là "ửng" cũng kinh lắm.

Tuy nhiên, Ai lỡ dại hơn thua với câu thơ dịch của Nguyễn Du cho dù tài năng cỡ Tản Đà thì âu cũng cam đành "trụt hạng ". Có khi mình phải ngửi khói, Nguyễn Du bỏ mình xa lắc xa lơ .

Kỳ sau

Laiquangnam giới thiệu Bài thơ Tàu nguyên tác trong đó có câu thơ Nguyễn Du
" dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng ". Của ai ? Bài gì ? Bạn cố đoán thử xem .

VII. Tham khảo và chú thích

1- http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81_%C4%90%C3%B4_th%C3%A0nh_Nam_trang
 

Đề Đô thành Nam trang (hay còn gọi Đề tích sở kiến xứ)

TThời Đường, Lạc Dương là thủ đô của họ. Cụm từ "thành Nam trang" hay được dùng trong các tiêu đề []đầu bài thơ của thi nhân Tàu thời đó. [ 題 ] đề là viết nên, một  động từ trong "Việt ngữ ". Đô thành Nam trang là trang trại ở phái nam đô [] thành Lạc Dương xưa. Quan tiết độ sứ đất Lĩnh nam. Đất Lĩnh nam? Là vùng đất phía nam sông Dương tử, gồm Quý châu, Quảng đông, Quảng Tây thuộc Tàu. Dân Lạc Việt ta ở phía cực nam trong đó gồm hai phần, phần thứ nhất là châu thổ sông Hồng kéo dài đến tận đèo Ngang và phần thứ hai là phần phía trên gồm có một phần đất Lưỡng Quảng của ta bị Tàu chiếm từ thời lập quốc. Tổ Quốc ta xưa là một vùng đất liền lạc,có lẽ dân ta từ đâu đó ở vùng biển tiến vào đất liền qua dòng hải lưu,do mỗi lần xâm lược nước ta đầu tiên của Tàu là đốt sạch và phá sạch nên chúng ta không còn chỗ dựa nên rất khó thuyết phục ngay chính dân tộc mình.Đau!. Tàu liếm từng miếng một, một khi đất nước ta suy yếu .

2-*Tiết độ sứ là viên chức đứng đầu của một châu ( một tỉnh ) của Tàu thời Đường .

3-Tàu phải cám ơn ta vì trong bản Đường thi tam bách thủ của HOÀNH ĐƯỜNG đời Thanh mà các trường Đai học Mỹ đã dùng không thấy có bài này. Trên mạng, Toàn Đường Thi của Tàu thì mang tên Đề Đô thành Nam Trang, và các bản Đường thi tam bách thủ mà các cụ như Trần trọng Kim,Tản Đà dùng có lẽ lại là một bản tuy cùng tên Đường Thi Tam Bách Thủ nhưng do một tác giả khác chọn, lại có tên Đề tích sở kiến xứ (?). Các bản này có lẽ do người Quảng Đông tại HONGKONG in chăng?. Bản của cụ Trần Trọng Kim dùng có 336 bài. Xưa nay người Quảng Đông cũng không ưa gì người Tàu Bắc Kinh, nhưng Tàu nào cũng là Tàu cả,

4- Chính người Tàu họ đã dịch sang tiếng Anh để giới thiệu cho SV MỸ như vầy

崔護

Cui Hu:

題 都 城 南 莊

At a Homestead South of the Capital City
What follows is my latest translation. I hope you will enjoy it.

Cui Hu (circa 796):

At a Homestead South of the Capital City (Reminiscence)

1 Twas today, at this doorway, a year ago,
2 Her face and peach-blows re-doubly aglow.
3 Her face is gone now, whereto unknown, yet
4 Peach-blows beam on, as spring-winds flow.

Translated by Andrew W.F. Wong (Huang Hongfa)

Bạn nói tiếng Anh như gió, bạn đọc có hay hơn câu thơ của Nguyễn Du nhà ta chỉ biết mỗi thứ Tiếng Việt hơn không?.