Chim Việt Cành Nam         [  Trở Về   ]       [  Tác giả   ]
Những liều thuốc độc trong văn hóa

Bài 2, Đâu đâu cũng thấy Hán.

laiquangnam

Do vì các thầy ta mở mắt ra nhìn đâu cũng thấy Hán, trên trang www.viethoc.org vào năm 2010, có người hỏi chuyên gia chữ Hán Nguyễn Hữu V., về hai chữ "chuối tiêu", Có phải chuối tiêu là từ tiếng nôm không bởi cây chuối là cây đặc sản miền nhiệt đới Phương Nam. Nguyễn Hữu V trả lời? . Tiêu trong chữ Hán chính là chuối của Việt nam. Thế từ tiêu có trước hay chuối có trước trong ngôn ngữ Việt nam?. Trong văn bản thì tiêu đến trước. Trời sập trước mặt tôi. Đành rằng Tiêu là chuối, bởi Nguyễn Trãi có làm bài thơ Ba tiêu (cây chuối) hay " Cụm ba cây chuối " không chừng. Chỉ có Sao Khuê mới trả lời được mà thôi.Thôi thì theo nguyên tắc,tiêu đề là một thương hiệu. Ba Tiêu là bài thơ nhớ người tình Thị Lộ của Sao Khuê. Hết.

Lại nói về câu "mở mắt thấy đâu đâu, người đội Hán cũng thấy toàn Hán là Hán." Chính vì vậy mà các người gọi là "nhà ngôn ngữ’ trong nước cho rằng, trong Việt ngữ có >75 % Tiếng Việt là từ Hán Việt. Tuồng như đây là lời xác quyết của nhà ngôn ngữ trong nước NVT viết trong giáo trình dạy đại học của mình. Sao kỳ vậy ông Nguyễn VT.? và Sao kỳ vậy ông Nguyễn H.V.? khi ông cố ghép như thế. Tiêu là một danh từ Việt ngữ, tiêu chỉ một loại gia vị nhỏ nhưng cay nồng, làm tăng độ đậm đà khẩu vị. Một khi tiêu đứng sau danh từ nó biến thành tính từ mang đầy đủ thuộc tính của định nghĩa, thế nên trong các loại chuối trong sân vườn người Việt ta có chuối già xiêm, chuối già, chuối cau, chuối cau tiêu, chuối tiêu, nhãn tiêu. Vậy khi ông giảng chuối tiêu là cụm từ Hán&Việt đi kèm ví dụ như từ đường lộ qua khẩu ngữ người Việt, có quá đội Hán chăng?

Nhắc lại bài thơ tình trứ danh của sao Khuê Nguyễn Trãi, Tôi mày mạy ý thơ của Người xưa như vầy, khi ông từ trong giấc ngủ của mình, Chàng nay là người về hưu, từ quê nhà nhớ đến nàng Thị Lộ đang bận công vụ tại kinh thành. Ông đã làm bài thơ với nội dung như sau, tôi viết theo trí nhớ nay đã lão hóa nhiều rồi .

... "Từ buồng ngủ mở cửa sổ nhìn ra vườn, qua ánh trăng sáng lung linh tựa như vài con chữ đang nhảy múa nhập nhòa trên trang giấy xanh ánh màu ngọc. Các lá chuối xòe ra từ tháp bút ngọc, có lá còn e ấp cuốn tròn chưa mở hết ra. Trang thư tình của nàng nhờ gió trăng đưa đến?. Vói tầm tay, quá tầm tay!. Gió ơi hãy nhẹ nhàng mở ra và cho ta biết nàng Thị Lộ từ kinh thành đã gởi đến cho ta những lời gì, có kèm theo đôi lời thương nhớ?. Gượm ( gượng ) lại chút, chờ ta hít sâu cái không khí đầy sắc màu đêm nay. Trời đất!, " ônggià Trãi" này sao mà đa tình quá dậy. _Sao Khuê mà. Hì hì ."

Thương quá quá đi thôi. Người xưa của dân tôc Việt là như thế đó.

Nội dung nguyên tác

"Ba tiêu"

"Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm

Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm

Tình thư một bức phong còn kín,

Gió nơi đâu gượng mở xem".

Nguyễn Trãi

( Trãi là tên của một vì sao trong chùm sao Nhị Thập Bát Tú).

Cha ông là tiến sĩ Nguyễn Phi Khanh cũng đa tình lắm. Dạy con gái của quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Họ yêu nhau. Rồi sao?&sao? . Và dĩ nhiên Trần Nguyên Đán gả ngay "tútSuyt!". Chấp nhất làm gì! Ngày đó, thế kỷ 14 mà các cụ nhà Trần coi bộ Họ thoáng hơn các cái đầu đội Hán còn sót lại trong dân tộc ta ngày nay rất nhiều .

Ta có thể tham khảo ý kiến của TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm, khi ông viết về cách hiểu chữ Nôm , nguyên văn như sau:

"Khi viết chữ Nôm, các cụ ta xưa không quy định từ này, âm này thì nhất thiết phải viết bằng chữ Nôm này. Một âm/một từ khi đọc thì có thể có nhiều chữ để ghi vào giấy, miễn sao ghi đúng âm là được.

Ví dụ khi ghi chữ "canh" trong "Canh gà Thọ Xương" thì có thể ghi bằng bất cứ chữ "canh" nào trong 15 chữ canh cũng được.( 15 chữ "canh": 更 畊 秔 粇 耕 庚 埄 埂 浭 粳 赓 賡 鶊 鹒 羹 ). Nhưng nếu là văn bản chữ HÁN, thì phải ghi đúng chữ với đúng nghĩa của nó.http://xuandienhannom.blogspot.de/2012/10/a-tim-thay-cau-thocanh-ga-tho-xuong.html

Từ đặc tính này, ta có thể chú nghĩa vài từ của bài thơ "Ba tiêu" như sau, mỗi nghĩa sẽ dẫn đến một cách bình thơ khác nhau .

Ba là sóng?, Ba là số 3 , ý chỉ ba mục tiêu thương nhớ?, Dăm ba cây chuối bên cửa sổ sau vườn?

Ba tiêu là ba dáng vẻ của cây chuối .

Mầu=sắc màu, màu là màu sắc xanh đỏ tím vàng...và mầu(=sắc ,từ ngữ nhà Phật) đêm ....’

Mầu thâu đêm =sắc màu nuốt hết (thâu ) cái thương nhớ khi nằm một mình trong bóng đêm.

Buồng= buồng chuối , quầy chuối ,quầy bắp chuối non vừa hé

Buồng =là phòng ngủ, bối cảnh nữa đêm thức giấc vì nhớ hơi ấm Thị Lộ còn đọng lại qua mùi gối chăn.

Phong =niêm lại ,dán lại

Phong=gió , Phong còn kín => , gió chưa tỏ thái độ

Gượng là cố gắng, gượng là là gượm, chầm chậm lại chờ chút xíu nữa đi

Tốt lại=tái lột ( nói lái ... , kèm theo sau con chữ là nụ cười nhẹ của Người xưa ...)

Hơi xuân là sức sống đang hồi xuân của một vĩ nhân sau thời chinh chiến. Kẻ Sĩ nay đã làm tròn bổn phận với tổ quốc mình, nay là lúc cần sống cho riêng mình, Sao Khuê nghĩ về tình yêu trong những ngày ôm ấp Thị Lộ ( Họ lệch tuổi đời có khi đến >25 không chừng).

Tốt lại thêm => tốt (lòng tình đã có sức rướn) nay lại thêm (+,+ ,+ ...) => đầy ắp, tràn lai láng .

Ông bà ta ghê thật, âm mới là tinh hoa của ngôn từ. Chữ đến sau, trong văn bản hành chánh công quyền khi cần thận trọng, sợ lầm thì dùng chữ Hán cố định ngữ nghĩa nó; trong văn bản thi ca thì tự do. Đó là điều khác biệt giữa Ta và Tàu. Ước mơ có một thứ chữ ghi âm để đẩy đi thứ chữ tượng hình quái ác đã xuất hiện trong đầu các nhà kiến trúc văn hóa dân tôc ta từ hơn 700 năm nay thật là ghê gớm.

Rất tiếc là vào đầu thế kỷ thứ 16 Hàn quốc và Nhật bản đã thành công với bộ phiên âm của phụ âm và nguyên âm đơn, nguyên âm kép họ, do nhờ họ tiếp cận từ kinh sách Phật giáo qua kinh chữ gốc Tạng Pali, Sanscrit mà không ôm khư khư kinh điển Hán Phật như thầy chùa của ta. Người Tàu cố nhưng bó tay. Các cái đầu đội Hán của mình, đợi Tàu làm trước thì mình học theo. Tàu là nhất. Kẻ Đội Hán luôn ước mơ mình là thiên tử cho dù phải bán nước và làm phiên dậu của họ cũng Ok mà. Việt nam bắt đầu chìm sâu vào cuộc chiến dành ngôi, khởi đầu là Mạc Đăng Dung ... và kết thức vào năm 1802. Trong cái rủi có cái may, Đất Bắc đã trở nên thúi inh và khó sống. Người Việt Thanh Nghệ ùn ùn theo chúa Nguyễn vào Nam. Người Việt bình dân đa phần không đội Hán vì không biết chữ Hán, khiến cho vùng đất trí năng không bị nhiễm bẩn, môi trường này giúp cái "gien di truyền" trong giòng máu Việt của họ dễ dàng trở thành gien trội. Họ lập quốc. Nhờ vậy mà chúng ta có được một miền Nam đầy sức sống và khá xa lạ so với đồng bào mình nay ở phía bên kia Đèo ngang. Rồi Gia Long tự nguyện rước Hán vào. Việt nam suy vong cho đến tận bây giờ cả về phẩm lẫn về lượng. Đáng thương thay .

02

Câu chuyện ngài Xuân Diệu bình câu đồng dao.

Ngài Xuân Diệu là ông vua ngôn ngữ tình yêu do nhờ sinh vào đầu thế kỷ thứ 20, lúc này chữ quốc ngữ còn ở trong giai đoạn xuân thì chưa già chắc như hiện nay. Ông được "nâng lên", nhưng ông tương đối kém về khả năng đọc sau mặt con chữ, cho dù nghề bình thơ là nghề kiếm các buổi khoái khẩu rượu thịt ê hề của ông. Được ăn ngon, được nghe khen và được tán tụng giữa đám đông có bằng cấp đó là một trong phong cách nổi trội trong cuộc sống của ông. Tại SG sau 75 nhiều nơi mời ông đến bình giảng thơ. Ngô tự Lập, người có nhiều văn bằng về lĩnh vực văn chương từ Pháp đến Hoa Kỳ (nhận tiến sĩ ), nay đang là viên chức của chính phủ. Ngô tự Lập vốn là học trò của ông có viết trong một quyển sách mà nay tôi không nhớ là quyển nào, có câu chuyện này. Ngô tự Lập đã viết... khi bài đụng đến câu

Con mèo con chó có lông

Gốc tre có mắt nồi đồng có quai.

thì ông dừng lại và nhắc kỷ niệm; Ông nhớ Xuân Diệu phán, bá láp, trớt quớt. "Con mèo con chó có lông," nếu bọn nó không có lông thì có cái gì. Rách việc!. Gốc tre có mắt nồi đồng có quai. Sao kỳ vậy, gốc tre sao lại có mắt. Và trong bài đó Ngô Tự Lập sửa lại :

Con mèo con chó có lông

Quả na có mắt nồi đồng có quai.

Quả na (quả mãn cầu theo tiếng Nam) có mắt mới đúng logic.

Từ cách phát biểu trên bạn cũng nên biết trước khi bạn đọc lời bình của Xuân Diệu qua Google search để bạn có thể nuốt cho trôi lời bình bài "ba tiêu" của Nguyễn Trãi. Trời đất! một tiến sĩ văn chương đi tây về, Ngô Tự Lập lấy bằng tiến sĩ tại Hoa Kỳ đâu vào khoảng năm 2006 và sách của ông in vào năm 2008?, tôi nhớ theo ký ức là khoảng đó. Hai thế hệ cách nhau >50 năm mà nghĩ không ra một câu đồng dao Việt ngữ thật là hết biết .

Đồng dao là bài hát dành cho trẻ con trong đó có thể có sự nghịch lý nhằm giúp trẻ nhận ra sự thật qua ngôn từ khi bọn chúng ngồi bên mẹ, bên ngọai, nhưng Đồng dao cũng có khi là những lời dạy của tiền nhân ta cảnh giác về tương lai nước Việt mà đôi người gọi lời sấm ký, lời của thiên lôi ấy mà! .

Nội dung thật của câu đồng dao?

Con mèo con chó có lông

Gốc tre có mắt nồi đồng có quai.

=>

Con mèo con chó có lông

Bụi tre có mắt nồi đồng có tai. (ca dao Quảng Nam)

1-Tại sao lại là bụi tre mà không là gốc tre, thân tre. Bụi tre là khóm tre lớn gồm nhiều gốc, mắt tre nằm trên thân, trên gốc không nằm trong bụi

2-Lý do nào "tai" thay cho "quai", quai là tay xách của các nồi đồng tròn đáy ngày xưa .

Câu mà Xuân Diệu cho là vô duyên trớt quớt là câu " Con mèo con chó có lông", ông sai đúng?. Trí năng cở Xuân Diệu làm sao mà nhận ra cách xây dựng một tiến trình logic của tiền nhân ta. Trước hết, họ nêu một tiên đề luôn luôn đúng trứớc khi dẫn tới một lập luận sau ắt phải đúng cùng với logic của nó . "Con mèo con chó có lông" là một câu đúng. OK .

Câu 2, ‘Bụi tre có mắt nồi đồng có tai", tại sao lại là tai, theo cadao Quảng Nam, quai là tay xách, dân Quảng Nam chúng tôi cũng gọi là tai xách. Vả lại "Bụi tre có mắt// nồi đồng có tai" là cách vận hành cắt câu lục bát cắt thành hai câu tiểu đối. Vậy là Xuân Diệu là ông thầy ngôn từ tình yêu, nhưng ông không có đủ sâu sắc để hiểu một lối chơi chữ cho dù rất đổi thường tình mà một học hinh trung học ngày nay dư sức hiểu.

Lời gởi gấm của tiền nhân?

Đây là mục tiêu mà tiền nhân ta nhắm tới.

Có nhiều gia đình theo xưa, người cha không bao giờ đi theo khi con gái mình khi nó được rước về chồng sau buổi hôn lễ. Ông thấy người mẹ chồng nắm tay con gái mình dắt về nhà họ, mà trước đó vài giờ, bà theo phong tục cổ đã đeo vào cổ nó một cái kiềng vàng y như bà choàng một cái ách vào cổ một con trâu cày. Người cha đau lòng lắm, cho dù vui vì con gái mình đã chọn được tấm chồng. Bà gia,"giữa tôi với mụ có bà con chi!", đôi khi sự xung đột như thế đã xảy ra. Quả vậy, người phụ nữ trong gia đình Việt đã làm việc, họ có giá trị ngang một con trâu, cô lo trong ngoài, lo cho cả gia đình mình. Cưới dâu, rước rể. Cưới mua, gả bán là vậy. Gả con nào khác gì bán con, nhất là khi người con gái lớn đang là lao động chính của gia đình. Từ nay ông đã thiếu một người đở đần chăm sóc mẹ ông. Người cha, có khi lặng lẽ nghiêng đầu lau nước mắt. Câu đồng dao khiến ông bình tỉnh lại và nở nụ cười, nó đã thay ông kịp chuyển đến con gái mình một kinh nghiệm xử thế. Khi con về nhà chồng, con như một cây lạ ghép vào thân cây chủ. Con phải chấp nhận để có được hạnh phúc. Mỗi sáng cầm chổi quét vườn, nhìn bụi tre có lỗ chó chun, coi chừng nhà có kẻ trộm rình mò. Bụi tre là mắt mình. Khi nhà có giổ chạp, các chị em bạn dâu chớ vì vui miệng mà không giữ lời, gặp ai đó học đi học lại với "mụ gia" khó chịu là lãnh đạn, nghe con. Họ đem "đạo tam tòng tứ đức" đì con sói trán, cho dù con chỉ nói chơi đâu có ác ý gì. Nồi đồng có tai là vậy.

Tầm tác hại của một người may mắn có chút danh giá do qua lãnh vực thi ca, một khi có dịp "ban" lời phát biểu của mình cho đám thầy cô giáo hay con trẻ như trên, để chúng hiểu sai lời dạy của tiền nhân, có khi nay bọn chúng đã là tiến sĩ văn chương tại Hoa Kỳ và đã từng qua trường đại hoc Sư phạm danh giá của Pháp (E.N.S) thật là tai hại. Một thế hệ mới đã bị thui chột khi đọc các lời đồng dao, ca dao của tiền nhân đã thành hình. Lời bình bài thằngbờmcócáiquạtmo trong các sách giáo khoa là một ví dụ nhãn tiền.

Vài giờ sau, một người bạn đang sống tại Pháp cho dù anh rời quê hương đã hơn 50 năm, đã gởi cho mấy dòng bổ sung

.Anh laiquangnam thân,

- Theo tôi hiểu thì "tai" có thể được dùng để chỉ những vật có hình dáng như cái tai: tai nấm, tai ấm, tai bèo... như vậy tai, trong "nồi đồng có tai" , ðồng nghĩa với quai.

(Trong câu ca dao, có thể là một lối chơi chữ, tai vừa là "quai", vừa có nghĩa là "tai để nghe". Tây có câu "les murs ont des oreilles" = "tường có tai", ý nói coi chừng người ta nghe thấy ðiều mình nói).- Gốc tre chỉ một cây tre, cả cây tre chứ không phải chỉ có gốc (LNB)

laiquangnam thật may mắn, không biết các lớp sau tôi, mai sau trong bài viết của họ, họ có còn được bè bạn "rành tiếng Việt" bổ sung thêm những lổ hổng về ngôn ngữ Việt như tôi không. Lớp chúng tôi thật may mắn, cho dù từ "đệ thất ðến ðệ nhất" anh chị em tôi ðâu ðược học giờ Ngữ vãn, Vãn phạm Tiếng Việt, Ðường thi như bây giờ ðâu.Tại sao vậy hả anh LNB, Chim Việt Cành Nam?
 
 

Lời tâm tình cuối bài

1-Bạn có thấy mũi tên => khi laiquangnam viết

"Con mèo con chó có lông, Gốc tre có mắt nồi đồng có quai."

=> Con mèo con chó có lông, Bụi tre có mắt nồi đồng có tai. (ca dao Quảng Nam).

điều đó cho thấy trong mỗi miền đất nước, qua mỗi giai đoạn thời gian ngôn ngữ ban đầu của dòng ca dao bình dân truyền khẩu có vài từ bị thay đổi. Trong mọi tình huống người khảo sát ca dao đều không được phép "làm khôn" mà thay đổi nó và thò tay can thiệp (=> quả na) như anh NTL, tiến sĩ văn chương tại Hoa Kỳ (2006) và đã từng học qua trường E.N.S tại Pháp; có lẽ cả hai chương trình này ông NTL đều được đi học theo diện học bổng cấp chính phủ.dành cho viên chức? có nghĩa là ông NTL thuộc giới có thẩm quyền "uốn nắn" văn học trong nước "đi đúng lề phải"?.

Sự biến dị của vài từ trong câu ca dao nhất thời ta chưa biết hết nội dung của nó, lương tri cho biết không một ai được phép "làm khôn " mà can thiệp nó một cách cưỡng bức, bởi đó là một cách làm "dị hợm" của một anh có vẻ "ta đây". Phạm Công Thiện ngày xưa đặt ra từ " hiếp dâm" cho những ai đã từng hành động như thế. Hiếp dâm ca dao! . Trong dòng đồng dao, đối tượng chính là trẻ em. Trẻ cần ngôn ngữ trong sáng, ngữ nghĩa rõ ràng hay có thể đôi khi nghịch lý ví dụ như câu "bao giờ cho đến tháng ba..... ", nhưng trên tất cả, dòng đồng dao giúp trẻ nhận thức ra thế giới đúng sai quanh nó. Gốc tre có mắt nồi đồng có quai, đó là sự thật. "Quan sát " là môn học ban đầu trong thập niên 50 khi chúng ta còn học ở bậc tiểu học. Sự biến dị của vài từ nếu có, nếu như nó có thể dẫn đến một ẩn dụ sâu hơn như câu đồng dao "con mèo con chó .." chính là sự trãi nghiệm kinh nghiệm sống của tiền nhân ta; câu hỏi sau lưng nó là cái gì, sự gì?. Việc đi tìm các câu "mang hàm ý truyền cho nhau kinh nghiệm sống khôn dại của tiền nhân" như thế tỏ rất cần thiết để cho người Việt thế hệ 1,5 hay mai sau có một chút gì "lận lưng" trên đường thiên lý. "Đơn giản" tưởng chừng như "đang giỡn" là một hình thức dạy dỗ của tiền nhân rất mực đáng yêu, họ gần gủi và không bao giờ có chuyện mở miệng ra là " Tử viết " mà chính bản thân Tử này có những sự thật rất đáng nực cười, nếu không nói là đáng khinh nữa là khác. laiquangnam sẽ hầu bạn về ông thánh Tàu này trong một dịp khác.Dấu ấn của các dòng đồng dao, ca dao còn giúp cho ta đào xới một nền văn minh đã cũ tại vùng đất mới. Qua câu "Gốc tre có mắt nồi đồng có quai.", nhà biên dịch ngôn ngữ Espana, Ngu Yen đã giúp tôi cho mấy giòng tư liệu quý giá sau "Quảng Nam Phủ Tập Ký Sự của Mai Thị do Lê Đăng Hiển sao lục 1824 đời Minh Mạng (Nội dung viết 400 năm cũ). Có ghi: Ông Bùi Tá Hán, đô tướng Quảng Nam dinh, dạy dân Quảng xây nhà ba gian, tám cột... đào giếng...phải làm nồi đồng, nồi đất có quai ở cổ để nấu nướng tiện việc bưng lên bưng xuống....",điều này cho thấy ngay chính tại Quảng Nam cũng đã có sự biến dạng từ quai =>tai. Đó là một quá trình trãi nghiệm.Tuy nhiên câu "tai vách mạch vừng " tôi nghĩ nó đã có từ lâu lắm rồi chứ không đợi đến năm 1824 thì dân Quảng Nam chúng tôi mới nhận ra bài học khôn dại đó và chuyển vào dòng đồng dao này. Vả lại câu đồng dao "con mèo con chó ..." là câu đồng dao của toàn quốc cơ mà. Anh LNB, người giúp cho tôi nhớ lại, "tai " là từ rất hình tượng không những trong dân tộc Việt mà còn cả trong nhiều dân tộc khác nữa. Tại Pháp cũng có "les murs ont des oreilles". Việc dạy khôn dại cho cháu con, cho bọn học trò nhỏ tại Việt nam chúng ta thời VNCH hiện về trong ký ức tôi, thời ở bậc tiểu học, thì thầy tôi (&thầy ta) luôn luôn viết câu cách ngôn trong tuần trên đầu tấm bảng màu xanh lá dìu dịu nhằm nhắc và uốn nắn, một hình thức giáo dục công dân cơ bản thời VNCH, "người học sinh hôm nay nhưng lại là người của phục vụ cho tổ quốc mình vào mai "sau. Bạn hiền thử hình dung thầy kính yêu của chúng ta viết câu " tai vách mạch rừng " chẳng hạn, lên đầu bảng vào ngày thứ hai đầu tuần, thì nó cũng không được cái không khí vui nhộn, dễ nhớ, dễ thương, dễ để ký ức thầy trò nếu như lại thầy ghi câu đồng dao này:Con mèo con chó có lông, Bụi tre có mắt nồi đồng có tai, và thầy dừng lại hóm hỉnh trong vài phút, bạn có nghĩ như thế không? .

© Cuối bài tôi có nhắc đến bài ca thằngbờmcócáiquạtmo, đó là một bài học mà sự can thiệp thô bạo vì mục đích chính trị phát xuất từ kẻ nắm trong tay độc quyền xuất bản, độc quyền phát ngôn đã làm dị dạng một bài ca dao. Thằngbờmcócáiquạtmo là một bài vừa là đồng dao, một bài vừa là phong dao sâu sắc đến mức độ nó là một di sản dân tộc, bởi nó mang quá nhiều lời dạy khôn dại từ tiền nhân, một dân tộc đã tự mình đi vào lầm lạc đội Hán trong suy nghĩ và trong hành động trong suốt cả ngàn năm, chừ chưa biết cách nào thoát Hán cho nhẹ nhàng và quyết liệt.Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một bài khác.

"Tha hương nhan trạng tần khai kính,

Khách lộ trần ai bán độc thư"

Đông lộ , Nguyễn Du

=> Quê người thường mở gương soi,

Dọc đường gió bụi dung còi, rưng rưng.

Thời gian phân nửa chặn dừng,

Mở trang sách cũ lận lưng liếc hoài.

laiquangnam

Xin cám ơn tất cả tấm lòng.

Nhìn đi nhìn lại, thì ra toàn là những tấm lòng người Việt "cổ" phát xuất từ Pháp và từ Mỹ.

Một trường hợp mũi lòng &"?"!

Thân ái

laiquangnam

(ngày cập nhật tháng 8, 2014, 02 ; 4Am)