Trở Về   ]       [  Tác giả ]    

Laiquangnam giới thiệu kẻ sĩ Nguyễn Du 
qua vài bài thơ chữ Hán của tiên sinh 
 
Chân dung kẻ sĩ Nguyễn Du 
loạt bài này để tỏ lòng
"Thương yêu và tin tưởng và kính phục thế hệ người Việt 1.5" , lqn

-o0o0o-

Đại Nam chính biên liệt truyện ghi:

1-"Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến sợ hãi như không nói được. Vua thường bảo rằng: "Nhà nước dùng người, chỉ cần người hiền, vốn không phân biệt nam bắc, ngươi cùng với Ngô Vị đã được đãi hậu, làm quan đến á khanh, nên biết thì phải nói, há nên do dự rụt rè chỉ cốt dạ vâng làm gì".

2-"Đến khi bệnh kịch, không chịu uống thuốc, sai người nhà mở duỗi chân tay, nói đã lạnh cả, Du bảo rằng "tốt", nói xong thì chết, không nói một câu nào đến việc sau khi chết".

-o0o0o-
Bài 01

Chân dung kẻ sĩ Nguyễn Du Qua bài "Thái Bình mại ca giả"

Phần thứ nhất

Nguyễn Du trong vai trò người cầm đầu đoàn sứ giả nước Việt gồm 27 người đi sang Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ 19 đã viết bài này với một chủ đề nhất quán về đất nước và con người Trung Hoa. Đề tài này bàng bạc suốt trong danh tác chữ Hán, tập Bắc Hành Tạp Lục của ông. Nguyễn Du kiên trì tỏ thái độ không mấy hài lòng với tân triều bằng một thái độ tích cực phản đối về chính sách đội Hán lên đầu một cách tự nguyện của Gia Long. Bỏ chữ nôm, bỏ luật Hồng Đức của các triều đại trước, Gia long thật sự đã đưa đất nước này vào vòng nô lệ văn hóa mới. Chắc chắn sự lầm than và khốn nạn hiện nay và về mãi về sau của đất nước ta có sự góp phần nào đó bắt đầu từ tội ác đội Hán này. Ngày nào mà đất nước này còn lãnh hậu quả thì ngày ấy Gia Long còn bị lên án dài dài.

Khởi đầu tập Bắc Hành Tạp Lục là bài Long thành cầm giả ca, Nguyễn Du qua nhân vật Trang Tịch bày tỏ sự đau khổ khi kẻ sĩ bị mất nước, mất luôn tiếng nói của dân tộc mình, rồi tiếp đến là nhân vật Lý Thế Dân trong bài này. "Thái Bình mại ca giả"(2) gồm những lời tâm huyết của một nho sĩ nước Việt rằng "đừng nghe những gì mà thiên hạ chỉ dạy về Trung Hoa mà hãy nhìn tận mắt những gì mà tại đó". Nguyễn Du viết "Chỉ đạo Trung Hoa tận ôn bão, Trung Hoa diệc hữu như thử nhân", tạm dịch ý thơ, "Nghe thiên hạ chỉ dạy rằng "Trung Hoa no ấm cực kỳ, Trung Hoa cũng có người kỳ như ri". Người kỳ như ri là ai vậy?. Đó là câu chuyện về nhân vật lịch sử có tên là Lý Thế Dân, người có công lớn nhất trong việc xây dựng đế chế Đại Đường Trung hoa ngày trước. Lý Thế Dân ra tay giết anh và em ruột của mình ngay khi vua cha của ông còn đang còn trị vì. Bài thơ "Thái Bình mại ca giả" tô đậm nét như một lời cảnh báo về văn hóa Trung Hoa cho tân triều.

Nguyễn Du trong vai trò một người khách tình cờ ngồi nhìn ra sông nước trên một thuyền tửu lâu neo đậu trên bờ sông thuộc thành phố cảng Thái Bình bên Tàu. Ông thấy gì?. Ông thấy một người hát rong tức ông mù bậc thầy (Thầy mù, cổ sư ) trong bài thơ dưới đây. Ông thày mù đã vắt sức ra đàn hát trong suốt gần hai tiếng đồng hồ cho mươi thực khách cùng nghe trên một bàn khác cùng thuyền. Việc xảy ra vào một đêm trăng sáng trên dòng sông có gió hiu hiu thổi. Nguyễn Du tiên sinh đã kể lại cho chúng ta nghe qua bài "Thái Bình mại ca giả" với tận đáy tâm tư mình. Một cây bút quá đổi thiên tài. Trong bài, ông đã kịp chèn câu "Phàm nhân nguyện tử bất nguyện bần, 凡人愿死不愿貧, tạm dịch thơ, Sống chi quá khổ chết thì sướng hơn hay Khổ quá cha, ước chết, _xong đời!, hay nói theo khẩu ngữ Quảng Nam, quê tôi, "Sống đà quá khổ chết thà sướng nu!". Hàm ý nhắc nhở ông thầy mù hát rong về một thái độ sống. Đây không phải là lời gợi ý suông, nói là làm, kẻ sĩ Nguyễn Du là vậy. Thực tế cho thấy, cho dù Gia long đã thăng chức cho ông nhanh hơn nhiều người trong triều nhưng "Sống chi quá khổ chết thì sướng hơn" như một câu kinh nhật tụng cho mình và dân tộc mình, thế nên không có gì bất ngờ gặp lúc lâm trọng bệnh ông không màng uống thuốc và đã lặng lẽ mĩm cười đi vào cõi vĩnh hằng, cho dù chức vị trưởng đoàn đi sứ lần thứ hai đã lại dành cho ông. Ông đã quá chán cảnh làm sứ thần của một đất nước đang lấy chính sách đội Hán lên đầu, nay phải sang Hán để xin xỏ Hán ban cho quốc hiệu. Ô nhục!. Đại việt quốc hiệu ngàn năm không vinh quang sao mà còn phải đổi?." Nghĩ mình phương diện quốc gia"(K), nay mình không còn được vinh quang như thời anh ruột mình (Nguyễn Nễ) hay anh vợ mình (Đoàn Nguyên Tuấn) làm trưởng đoàn đi sứ cho vua Quang Trung, sau chiến thắng Đống Đa làm nhà Thanh co vòi,chắn chắn tiên sinh đã được nghe kể lại. "Sống chi khổ nhục chết thì khôn hơn!". Thái độ của một Kẻ sĩ lớn là vậy.

Phá thông lệ xưa nay về trình tự khi giới thiệu một bài cổ văn, laiquangnam xin giới thiệu bản dịch thơ trước và ước mong rằng qua đó muốn các bạn nhín chút thì giờ đọc lướt qua, cho dù các bạn thấy hài lòng hay không hài lòng với bản dịch, hoặc vì khó hiểu do chữ Nho mà Nguyễn Du dùng mà laiquangnam còn lúng túng, hay vì một lý do thầm kín nào đó, thì đó cũng là một động lực quá tốt khiến bạn hiền xoắn tay áo dịch thử. Như viên ngọc bị phủi bụi lâu ngày, một bản dịch thơ tiền nhân ta cho dù có dở đi chăng nữa, âu đó cũng là một giòng nước sạch làm trôi đi vết bẩn bám lâu ngày trên bề mặt một viên ngọc quý. Viên ngọc này sẽ mãi mãi long lanh, di sản văn học Việt nam ngày thêm giàu có. Cháu con ta còn có chút gì để lận lưng mà ngảnh mặt nhìn thiên hạ. Thế kỷ 21 rồi. Chậm quá rồi.

Tôi đảm bảo với bạn rằng với bài "Thái Bình mại ca giả" này, thơ Nguyễn Du không những mênh mông về chữ nghĩa, về bố cục tinh tế và mà còn rất lung linh huê dạng về ý tưởng trong dòng thơ tự sự sở trường của ông. Với tôi, nó hoàn toàn hơn, 100 lần hơn hẳn, đa phần các bản thơ Đường của Tàu tào lao mà tôi đã từng đọc đó đây qua sách vở đã xuất bản hay trên mạng internet trong hơn mươi năm qua. Cho dù là một dân tài tử trong cánh văn chương, laiquangnam cũng xin góp một bản dịch gọi là "khởi động ".

I-Bản dịch thơ quốc âm

"Thái Bình mại ca giả"
(tạm dịch tiêu đề, Người hát rong tại thành phố Thái Bình, Trung Quốc )

1-Thái Bình có Thầy Mù, áo bố,
Bé nắm tay rão rão mé sông .
Ăn xin thành ngoại là ông!,
Hát rong đổi chác, sáng cung lửa nồi.

5-Thuyền kia gọi, _có người mê hát,
Dắt tận thuyền, cửa sổ mé trên.
Trong khoang?, _" thuyền chửa lên đèn ,
Cơm thừa, canh mứa giăng giăng tứ bề."

9-Mò mẫm mãi tìm về một góc,
Đôi ba lần tay chắp cám ơn.
So dây khớp giọng vuông tròn,
Tay đàn, miệng hát xác hồn nhập vai.

13-Tiếng "người lạ", nhíu mày, chả hiểu,
Lanh lãnh hàn thanh điệu,_kỳ thay?,
Nhà thuyền tinh ý thảo ngay,
"_Thế Dân đòn độc, bằm thây Kiến Thành"

17-Chừng mươi người vây quanh nín lặng,
Gió sông trăng vằng vặc hiu hiu.
Trắng xóa mép, tay ỉu xìu,
Xếp đàn, đứng dậy,_ bây nhiêu, thưa rồi.

21-Vắt sức chơi trống canh trên dưới,
_Dăm sáu đồng! đếm vội, xếp phiền.
Nâng tay, bé dẫn ra thuyền,
Ông còn quay lại chúc liền ,_phước đa!

25-Nhác cám cảnh lòng Ta chua xót,
Khổ quá cha, ước chết, _xong đời!.
_Trung Hoa, cực ấm!, _khoa lời,
Trung Hoa người ngợm ngời ngời, thế đây!

29-Huynh không thấy! _ sớm cung thuyền sứ,
_Thuyền là thuyền!, ăm ắp thức ngon,
Hành nhân dùng bữa, căng tròn,
Cơm dư, mồi dở toòng..toòng!,_ đổ sông!.

Laiquangnam
II –Bài học lịch sử qua một kinh nghiệm sống, Nguyễn Du ngầm nhắc...

"Sự biến Huyền vũ môn"; Câu chuyện Lý Thế Dân hạ độc thủ tàn sát anh và em ruột của mình. Nguyễn Du kín đáo chèn một sự thật lịch sử Trung Quốc vào bản đàn, từ câu 13 đến câu 18.

13-Tiếng "người lạ", nhíu mày, chả hiểu,
Lanh lãnh hàn thanh điệu,_kỳ thay?.
Nhà thuyền tinh ý thảo ngay,
"_Thế Dân đòn độc, bằm thây Kiến Thành"

17-Chừng mươi người vây quanh nín lặng,
Gió sông trăng vằng vặc... hiu hiu...*(1)

© 16-此曲世民與建成, 16-Thử khúc Thế Dân dữ Kiến Thành, "_Thế Dân đòn độc, bằm thây Kiến Thành"

Ông thầy mù trong vai người hát rong đã vừa đánh đàn vừa hát tường thuật trong chừng một trống canh (tức chừng 120 phút), trong đó có nhắc hai nhân vật Thế Dân và Kiến Thành. Thế Dân là ai? và Kiến Thành là ai?. Nội dung bản đàn?.

Lịch sử Tàu viết về "Sự biến Huyền vũ môn" như sau, *sđd (9,10) ,

Họ là hai anh em ruột. Đều là con của Lý Uyên, người lập ra nhà Đường bên Trung hoa. Kiến Thành là con cả, Thế Dân là con thứ. Nguyên Lý Uyên là một viên quan thời nhà Tùy. Ông được giao cai quản địa phận thuộc tỉnh Sơn Tây ngày nay. Nhà Tùy mang quân xâm lược Cao ly một cách dai dẳng nhưng họ đã bị người Cao ly phản công quyết liệt dần họ tơi tả. Nhà Tùy tổn thất vô cùng nghiêm trọng, họ đã thấm đòn "Cao ly sâm", họ thật sự kiệt quệ. Lý Thế Dân kịp khôn nhận ra cơ hội ngàn năm một thủa, bèn khuyên cha mình nên nhân cơ hội này tiến hành cướp ngôi ngay (ngày nay gọi là đảo chính). Họ đã thành công. Lý Uyên lập nên nhà Đường.

Sau khi lên ngôi, Lý Uyên trở thành Đường Cao Tổ. Ông phong cho người con trưởng nam là Lý Kiến Thành làm thái tử, người sẽ giữ ngai vàng sau này, người con thứ tên là Lý Thế Dân làm Tần Vương, và con út Lý Nguyên Cát làm Tề Vương.

Trong khi các anh mình được phân công cầm quân đánh giặc thì người con trai út cưng Lý Nguyên Cát hiền lành được sống tại kinh thành cùng với vua cha. Ông "cù "được người đẹp nổi tiếng sắc nước hương trời tại Kinh Thành Trường An có tên là Dương Khuê My và sau cùng đã rước nàng về làm cung Tề vương. Lý Thế Dân sau mấy lần chạm mặt em dâu y rất thèm muốn, mong sẽ ngày nào đó mình thực sự ôm ấp cô ta, nàng phải là của riêng chỉ dành cho mình. Vua cha Lý Uyên đâu hay lòng dạ ông con này, với ông sự vun bồi uy quyền cho người con trưởng, nay đang là thái tử là nỗi lo chính. Chính ông dắn dắt tạo điều kiện cho Kiến Thành tham gia chiến dịch và chỉ huy các trận đánh lớn. Thế Dân so bì, là tướng tài quá nhiều tham vọng, vả lại dưới tay có nhiều danh tướng dày dặn trận mạc như Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung, Trình giảo Kim khiến ông càng nung nấu chiếm đoạt ngôi vua. Ông luôn nghĩ đến công lao mình hãn mã của mình mà quên đi các chiến công của cha mình, anh mình. Ông luôn nghĩ, rằng lý ra mình phải làm vua mới đúng.

Nghi ngờ điều biến xảy ra, vào những năm 625, 626, Lý Uyên quyết định cắt giảm quyền lực của Lý Thế Dân, thuyên chuyển Trình giảo Kim, củng cố thêm sức mạnh cho Thái tử, người con trưởng nam thương yêu của mình; ông nghĩ, phải như thế thì mới mong sau này khi chính thức lên ngôi, Kiến Thành đủ oai phong để trị vì thiên hạ và sai khiến các em; ông đã chậm tay, lầm rồi!. Lý Thế Dân đâu chịu yên phận với tước Tần vương. Ông quyết định dành lấy ngai vàng một cách gấp rút. Nghĩ nát nước không một kế hoạch nào khả thi. Lý Thế Dân có người anh vợ tên là Trưởng Tôn Vô Kỵ. Ông anh này rất muốn em gái mình sớm trở thành mẫu nghi thiên hạ. Ông hiến cho Thế Dân một kế rất độc. Ông tâm tình với Thế Dân rằng:" Cha em đồn sức lo cho anh cả và rất cưng chú út; Em khó mong đạt mộng ước, càng để lâu càng khó cho em; nay binh quyền lớn lại ở trong tay Kiến Thành; làm sao mà em lên ngôi thiên tử cho đặng!". Nhanh tay lên, người anh vợ lại dạy thêm rằng, Cha em hiện đang có hai người thiếp yêu một là Doãn Đức phi và hai là Trương Tiệp dư. Em cứ nhắm vào họ mà lập kế ly gián. Thế Dân vỡ lẽ. Ông tiến hành ngay. Bước một, ông làm cho cha ông cho dù không muốn vẫn không sao không hành động, buộc phải dứt bỏ lòng tin yêu với hai người con kia như trước nữa. Độc thiệt!. Đích thân ông đứng ra thưa với cha mình một chuyện mà không một người đàn ông trên thế gian này khi nghe qua mà không tức điên lên. Ghen tuông và bị cặm sừng! Ai cắm? đó là hai con trai cưng của mình. Lý Thế Dân tố rằng anh mình và em mình hè nhau "tù ti" với hai thiếp yêu của vua cha khi ông đau ốm hay khi đi vắng. Lý Uyên bị chạm nọc. Tức điên lên. Vừa ghen với hai con trai mình vừa vô cùng xấu hổ. Giận run. Lập tức ra lệnh triệu hồi khẩn cấp Kiến Thành đang ở mặt trận về cung gấp. Bốn bên một lời. Từ chiến trường trở về, Kiến Thành ghé lại thăm em mình và Nguyên Các cũng cho hay ông rằng chính ông cũng nhận được lệnh triệu tập như thế. Họ hoàn toàn không biết, lành dữ. Khi cá đã cắn câu, bước hai được ông thực hiện chu đáo; ngay khi biết Kiến Thành hiện đang có mặt tại kinh thành, ông liên lạc chặt chẻ với vua cha, ngày đêm thăm viếng ra chiều chia sẻ sự nhục nhã này cùng với "ông già". Vào ngày thứ tư của tháng thứ sáu hiệu Vũ Đức, tức ngày mồng 2 tháng 7 năm 626, Lý Thế Dân bèn kín đáo tự tay bố trí trận địa phục binh với dàn cung thủ sừng sỏ trong đó có chính ông cũng là cung thủ, cùng với sự hổ trợ của hai tướng giỏi là Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung, họ phục binh tại ngay cửa Huyền Vũ, cửa ngõ dẫn vào cung cấm. Khi thái tử Lý Kiến Thành cùng em ung dung bước qua cửa này để vào bệ kiến vua cha, nào hay mình đang bước vào cửa tử; Lý Thế Dân đang chờ sẳn con mồi tại đó từ lâu bèn dương cung bắn chết ngay Lý Kiến Thành tại chỗ. Lý Nguyên Các chạy thoát chạy được một lúc. Cận vệ của Kiến Thành là hai tướng Phùng Dực, Phùng Lập xông vào nhưng đã trễ và cùng lúc bộ hạ của Nguyên Các là Tiết Vạn Triệt túa ra đánh trả. Trong lúc hỗn chiến thì tướng Uất trì Cung (tức là Uất Trì Kính Đức) của Thế Dân kịp chặt được đầu của Nguyên Các; biết hai nhân vật chủ chốt đã bị diệt; cả mừng, ngay lập tức Lý Thế Dân vội vã chạy vào cung bẩm báo với vua cha rằng, hai người kia sợ bị trừng phạt vì trong tội khi quân, cả hai đã ra tay manh động. Ông xin vua cha ra quân lệnh hỏa tốc buộc các binh sĩ của hai người này phải lập tức lui quân để không gây xôn xao trong lòng quân sĩ. Trong lúc quá bối rối, Lý Uyên răm rắp làm theo trước sự hối thúc và áp lực của các tướng lãnh, người của Thế Dân đang vây kín quanh ông. Quân lệnh được giao ngay cho Uất Trì Cung, ông này liền gom cùng lúc, hai tay xách hai cái đầu lâu đầy máu của hai anh em này và giơ cao cùng quân lệnh của nhà vua, truyền lui binh, nói to trước các bộ hạ của hai người. Thấy chủ tướng mình đã bị chết và có lệnh vua họ lui binh ngay lập tức. Mãi mấy ngày sau, Lý Uyên mới biết rõ sự thật. Hối hận thì đã muộn. Vua vừa tự xấu hổ, vừa ân hận bởi chung quy cũng vì hai cái "?" mà ra cả. Ông tự hài lòng với "trí khôn " của mình, giết nó đi thì lấy ai nối dõi tông đường. Dòng họ Lý nhà ta sẽ không người kế nghiệp!. Bối rối tính hơn thiệt, hai tháng sau, Lý Uyên lặng lẽ bấm bụng và lòng đầy chán nản, ông rút lui vào hậu trường. Sống an phận cùng sự hài lòng với chức Thái thượng hoàng cùng miếng ngon và gái đẹp cung phụng cho ông không hề suy giảm, ông cho thế _ Cũng được!. "Khôn!" . Ông truyền ngôi lại cho Lý Thế Dân. Đạt sở nguyện, Lý Thế Dân liền ra tay cực kỳ tàn bạo ngay lập tức. Trừ hậu hoạn, tránh trả thù về sau, ông ra lệnh hành quyết cả nhà Kiến Thành và Nguyên Cát không chừa một ai, già trẻ lớn bé trong số đó có 5 người con trai của mỗi người, có cả cháu đích tôn của Lý Uyên. Lý Uyên ở đâu mà nín khe vậy?. Ông già "khôn!". "?" . Tụi nó chính là cháu ruột vô tội của ông mà. Thây Kệ.

Lý Thế Dân không quên dặn dò thủ hạ kín đáo bảo vệ chiến lợi phẩm mà ông hằng mơ ước ngày đêm, người đẹp nổi tiếng tại thành Trừơng An ngày trước. Nàng Dương Khuê My, là vợ của em ruột mình, Lý Nguyên Cát, được mang về dinh Tần vương cho ông lập tức. Không chút chậm trễ, vậy là ngay cả khi chưa nhậm chức hoàng đế, ngay khi đang còn là Tần vương, ngay khi em ruột mình còn chưa khô nấm đất trên mồ, Lý Thế Dân đưa ngay bà này vào cung để được sớm tối "hủ hỉ ". Với thần kinh thép, cả hai người vui vẻ ngay trong đêm ấy. Lập tức bà trở thành là thiếp yêu của ông khi mà tang chồng chưa hết thời gian để nắng gió kịp làm khô đất trên mồ chồng. Không lâu sau đó, bà vợ lớn của Lý Thế Dân buồn rầu sinh bệnh mà chết. Sau khi em gái mình chết, ông anh vợ của Lý Thế Dân, Trưởng Tôn Vô Kỵ, cho dù là một trong ba đại thần của Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) cũng bị buộc tội thắt cổ.

Gần cuối đời, Lý Thế Dân trực tiếp nhận quả báo, chính con trai ông là thái tử Lý Thừa Càn cũng muốn giết ông để mau được làm vua sống theo ý mình. Làm vua Tàu thích thật!. Ngẫm nghĩ mình đã bị trời quả báo nên ông không nỡ giết Càn, đày Càn đi Tứ Xuyên. Năm sau thì Càn chết.

Năm 649, Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) mất hưởng dương 51 tuổi. Cha ông sống trong nỗi đau vì "?" mà ra cả. Chịu đựng dằn vặt lương tâm trong ròng rã mười năm (từ năm 626) đến năm 635 thì ông mất. Sức chịu đựng "đau đớn?" của "ông già khôn" Lý Uyên trước ông con quá quắt thật trong thời gian 10 năm khá dài thật đáng nể. Không biết trong giấc ngủ của mình ông có mơ thấy mười đứa cháu nội ông kêu khóc ra sao?, vợ ông héo úa ra sao?. Mỗi ngày ông có nghe tiếng khóc rấm rức khi bà nhang đèn cho bầy con cháu, không thấy sử Tàu viết. Giá mà!.

Đời Đường còn lắm chuyện dành gái. Bắt chước ông tổ mình, cháu chắt của Lý Thế Dân là Đường Minh Hoàng còn cướp vợ của con nữa là. Kinh thiệt!. Dương Quý Phi nguyên là nàng Thái Chân, vợ của con trai mình (*11). Chuyện nước Tàu Nguyễn Du nhắc cho chúng ta nhớ và thuộc lòng hai câu :

Trung Hoa, cực ấm!, _khoa lời,
Trung Hoa người ngợm ngời ngời, thế đây! .
 
 

III- Tham khảo và tâm tình

(1) Nguyên tác

聲音殊異不得辨
但覺嘹喨殊可聽
舟子寫字為余道

16-此曲世民與建成
觀者十數並無語
但見江風蕭蕭江月明

Phiên âm

Thanh âm thù dị bất đắc biện,
Ðãn giác liêu lượng thù khả thính,
Chu tử tả tự vị dư đạo

16-Thử khúc Thế Dân dữ Kiến Thành
Quan giả thập số tịnh vô ngữ
Ðãn kiến giang phong tiêu tiêu giang nguyệt minh.

© Liêu lượng 嘹喨, là tiếng la lanh lãnh, tiếng la rên trong cảnh chém giết ghê rợn.

© khả thính có nghĩa là "có thể nghe ra", ngữ cảnh hơi nghi ngờ về nội dung bản đàn và lời hát, nhưng qua cách vào vai của Thầy mù, người hát rong bậc thầy, thì ông cảm nhận được nhưng chưa hiểu hết sự tinh hoa của khúc hát, kịp khi người nhà thuyền viết vội đôi ba chữ (bút đàm) thì ông "à ra thế ".

© Quan giả thập số tịnh vô ngữ, Ðãn kiến giang phong tiêu tiêu giang nguyệt minh =>Chừng mươi người vây quanh thinh lặng không nói lời nào, nhìn ra chỉ thấy gió hiu hiu thổi trên sông trăng, sóng lăn tăn rực sáng. Ngữ cảnh làm ra vẻ bàng quan, cố dấu cảm xúc mình, Nguyễn Du rơi nước mắt chăng?. Có, tại Câu thứ 25 trong nguyên tác .

2-bài thơ "Thái Bình mại ca giả" lấy từ sách

Nguyễn Thạch Giang,Trương Chính, Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm, NXB VHTT, Hanoi 2001

3-Ngày nay Google search là một phương tiện để tìm đến các kiến văn mà ta cần. Tại đó thường trang web như http://vi.wikipedia.org luôn đứng đầu sổ. Vào Google search cụm "Thái Bình mại ca giả" bạn sẽ thất vọng vô cùng. Đa phần các link dẫn đến cụm từ này là do ai đó nhắc tên tiêu đề mà thôi, chủ yếu họ khai thác hai câu 27, 28, "Chỉ đạo Trung Hoa tẫn ôn bão, Trung Hoa diệc hữu như thử nhân" => , "Trung Hoa, cực ấm!, _khoa lời, Trung Hoa người ngợm ngời ngời, thế đây!"

Việc khai thác câu thơ dẫn chứng mà không cho bạn hiền biết rõ tại sao có câu ấy, nó nằm trong ngữ cảnh nào đôi khi khiến thế hệ 1,5 tự hỏi "Vậy ra tiền nhân ta nói oan cho Tàu sao? " Tôi thấy quá ít nếu không muốn nói hoàn toàn không thấy các bản dịch bài này trên mạng. Nếu có bản dịch thì bản dịch này cũng ít được người Việt quan tâm bởi nó đứng quá sâu trong danh sách Google search, đa phần bản dịch lại là của các nhà biên khảo, họ không phải là thi nhân nên lời thơ không mấy mượt mà. Kẹt cứng! trong khi đó thơ Đường thì ngược lại, quá nhiều thi nhân dịch.

Ngay cả bản dịch nghĩa thì cũng rất là hời hợt, nói chi đến phần dịch sang thơ quốc âm. Bạn vào thử hai link sau:một làhttp://vi.wikipedia.org/wiki/ThaiBinhMaiCaGia, bạn hoàn toàn không thấy bản dịch nghĩa mà chỉ có bản phiên âm,hai là http://vi.wikisource.org/wiki/ThaiBinhMaiCaGia có bản dịch nghĩa cũng khá hời hợt. Đáng buồn hơn khi mà mục kê sách, tư liệu tham khảo rất nghèo nàn. Đó là một sự bất thường của trang wikipedia. Khó mà càm ràm nhóm biên tập hai trang web cực quý này được. Người Việt mình rất đáng bị càm ràm. Tại sao vậy? Các thầy đội Hán (âm Trung eo) nhà ta có tấm lòng hay nội lực rất đáng ngờ.

4-Về văn bản , Bản trên chữ Hán trên wikipedia, tại câu 13, dùng từ "khắc thanh"..., ngôn ngữ xung khắc, trong khi bản của Hanoi ghi là "thanh âm kỳ dị". Tôi dùng bản của Nguyễn Thạch Giang ,Trương Chính , Nguyễn Du cuộc đời và tác phẩm, NXB VHTT, Hanoi 2001

5-Bài thơ "Thái Bình mại ca giả" là một trong bốn danh tác bằng chữ Hán mà Nguyễn Du dùng thể tự sự ngoài dòng thất ngôn bát cú luật thi quen thuôc. Đó là các bài Long Thành Cầm Giả Ca, Sở Kiến Hành, Phản Chiêu Hồn nằm trong tập Bắc Hành Tạp Lục. Hai trong ba bài trên đã được laiquangnam giới thiệu trên Chim Việt Cành Nam hay trên www.art2all.net. Riêng bài bài Long thành cầm giả ca laiquangnam sẽ giới thiệu tiếp bởi nó chứa quá nhiều tư liệu sống về tâm tư Nguyễn Du. Các "thầy tiến sĩ " tại một trường đại học SP đã làm nó ố đi khá nhiều trong các lời bình của mình.

6-Nếu bạn hiền đã đọc sơ qua tập này thì bạn hiền sẽ thấy Nguyễn Du là mĩa Tàu rất đậm nét trong rất nhiều bài. Tại sao ông lại mĩa Tàu?. Đơn giản vì ông là một kẻ sĩ. Ông là hậu duệ của người anh hùng Nguyễn Bật, một trong ba người khai quốc công thần theo Lê Lợi kháng Minh từ ngày đầu kháng Minh. Qua lịch sử sự xâm lăng dai dẳng của người Tàu với đất nước ta khiến lòng kẻ sĩ như Nguyễn Du vô cùng đau khổ. http://vi.wikipedia.org/wiki/BacHanhTapLuc

7-Trong suốt bài thơ, Nguyễn Du tiên sinh đã khinh bỉ văn hóa trên bàn ăn của người bản xứ qua cách hành xử từ mươi người Trung Hoa trong vai trò khán giả trong chiều chạng vạng và đêm đó. Nhân cách của họ quá tệ. Người hát rong này nhắc cho những con người Trung hoa nay có còn sáng mắt đương thời rằng, tuy quý vị có tiền thật đấy, nhưng văn hóa quý vị quá thấp, quá bủn xỉn khi chi trả tiền việc mua vui văn hóa. Ông thầy mù, người hát rong lịch sự và có tấm lòng hơn hẳn họ. Tại sao người lịch sự có tấm lòng lại phải sống khốn khổ như thế?. Kín đáo hơn, Nguyễn Du tự hỏi vì lẽ gì mà Gia long lại muốn Hán hóa phong tục tập quán của dân tộc mình để rồi đất nước này sẽ sản sinh ra nhiều con người như thế kia. Có thể Lý Thế Dân vĩ đại trong vai trò dựng nước nhưng lại là một tên bợm, tên đại lưu manh trong cách hành xử như một con người của y. Gia Long giống Lý Thế Dân bao nhiêu % trong sự nghiệp đại bợm của mình. Ngưu tầm ngưu! Bài học lâu ngấm quá! .

8- Người phàm thà chết chớ không thà sống trong cảnh nghèo (bần). Người Việt cay đắng đúc kết kinh nghiệm sống qua cụm từ "nghèo hèn", "nghèo => hèn". Vậy mà người Việt vẫn chịu sống cùng với nghèo mãi, có lẽ họ cố giữ đạo đức làm người của mình từ muôn đời nay chăng?. Người Tàu tại Việt nam thì sao?. Họ thủ kỹ câu này, dạy cho nhau và họ rất thực tế. Làm giàu trước đã, sau đó thì đội đèn nhang, dâng heo quay tạ ơn bà, ơn ông là tâm bình an. Chết thì rước thầy chùa tụng kinh Tịnh độ. Êm ru!. Khi qua đây họ là thực sự là những người tị nạn kinh tế. Đa phần trong số họ, đã bèn mọi cách làm giàu trước đã bất chấp đạo đức, việc xảy ra hàng ngày, hà rầm trên đất nước chúng ta. Buôn gian bán lận, hối lộ, dắt gái, dạy đàn ông thú chơi bời, nhất dạ đế vương, bịa thuốc đông y là thần dược trị được bá bệnh... Có lẽ Nguyễn Du cảnh giác chúng ta cẩn thận khi suy ngẫm câu này. Với người đạo đức như Nguyễn Du "Sống đà quá khổ chết thà sướng hơn" đã ám ông đến cuối đời; Sau nhiều năm cố giữ mình sống trong cảnh túng thiếu nhưng trong sạch, cho dù ông đã có nhiều cơ hội làm giàu nếu ông muốn, tuy nhiên lúc ấy ông phải phá vỡ đạo đức gia phong thì ông vẫn không sao làm được. Qua tập thơ Nam Trung Tạp ngâm làm vào lúc ông ra làm quan tại Phú Xuân. Tình cảnh ông nào có khác chi ông thầy mù hát hụt hơi mà chỉ được vài đồng bạc lẻ. Ra làm quan cũng lao tâm lao lực mà lương không đủ nuôi vợ con .Trong hai bài, bài Ngẫu hứng 2, có câu "Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng"=> mười đứa con xanh như rau (đồng hao) và bài thứ hai tên là Ngẫu Đề "thập khẩu đề cơ Hoàng Lĩnh Bắc " mười miệng khóc vì đói ăn tại phía bắc dãy Hoành Sơn (= đèo Ngang); kinh thành Huế cách quê nhà ông Hà Tỉnh một cái đèo Ngang, nơi đó vợ con ông phải tự mưu sinh lấy.. Tiên sinh tự hỏi vậy công khố đi đâu? .Gia long đã bòn rút cho triều đình, cho con cái dòng tôn thất; kẻ sĩ như ông cam chịu một hình thức nô lệ bị bóc lột thậm tệ. Lùng bùng kiếp sống hèn; ăn cơm chúa múa suốt ngày nghĩ đến con đói khát thì lòng người cha nào không tan nát.Bó tay. Làm liều thì không tự cho phép mình. "Sống đà quá khổ chết mà sướng hơn!" .Kẻ sĩ,con nhà giữ mình trong sạch chỉ đánh bóng cho chế độ mà thôi. Phí! .Hèn!.Khổn nạn! . Có lẽ Tiên Sinh đã thấm từ lời nguyện này thế nên lúc kinh Thành Huế có bệnh tả, bệnh đã có lắm người lành; nay tiên sinh lại đang là quan lớn vào hàng á khanh tại đương triều ,vào năm 1820, ông vướng bệnh. Ông mất? thì ra tiên sinh không màng uống thuốc và đã lặng lẽ ra đi. Có thể tiên sinh không muốn mình phải làm một ông đại sứ bất đắc dĩ và đầy ô nhục lần thứ hai mà ông không biết cách gì nói thẳng với Gialong rằng mình không muốn đảm nhận ."?". Xong một đời người. Giá mà mình được khôn như đàn anh mình là La sơn Phu tử, khi được mời tham chính thì đặt điều kiện " mọi người cùng lo cho tổ quốc". Nhà vua phải thề "Tổ quốc không phải của riêng ai , của dòng tộc nào,hay bè đảng nào". Tại sao lúc làm quan trong bối cảnh chiến tranh thời TâySơn(QT) mà anh ông (Nguyễn Nễ ) lại gởi được tiền cho ông xây lại nhà thờ tộc tại Tiên điền mà nay đất nước thái bình rồi mà ông không nuôi nổi vợ con sống cho ra người? . Luật Hồng Đức hay luật Thanh? Là luật tót nhất để mọi người Việt đều bị bắt buộc phải sống liêm sĩ, luật nào tạo cơ hội luồn lách, tạo thói hối lộ một cách bài bản lại được "người lạ" len vào đó mà làm khổ dân ta mãi. Quan trong sạch mà sống khổ là cách dìm mọi người dân Việt nghèo khó vào chỗ cùng khổ.

9&10 ) Lịch sử Tàu viết về "Sự biến Huyền vũ môn", câu chuyện Lý Thế Dân, có hai nguồn chính :

http://vi.wikipedia.org/wiki/SuBienHuyenVuMon

http://phunutoday.vn/blog-nguoi-noi-tieng/chuyen-giet-em-doat-vo-

Tuy Lý Thế Dân khi lên làm vua có can thiệp sâu với giới viết sử nhằm hạ thấp và giảm nhẹ tình tiết "Sự biến Huyền vũ môn" đi khá nhiều, nhưng hoàn toàn không thành công. Do vậy chính sử Tàu nay có viết cũng không còn nguyên vẹn, nhưng thế cũng quá đủ cho chúng ta rồi .

11) Câu Chuyện cha cướp vợ của con ,mời các bạn xem bài Trường hận ca của Bạch cư Dị do laiquangnam đã dịch và giới thiệu tại trên chính trang web này.
 

Laiquangnam


_______________

Kỳ sau :
Phần thứ hai
–Nguyên tác, chú nghĩa từ và ý thơ & Ai là người đã cầm tay "Chỉ đạo" cho Nguyễn Du 5 chữ vàng lận lưng trên đường đi sứ. "Trung Hoa tận ôn bão".
Việt gian đó là ai ? Vài giòng giải mã sơ khởi về tâm tình Nguyễn Du tiên sinh qua sử liệu.