[ Trở về ]

 

T̀M HIỂU NỘI DUNG VÀ XUẤT XỨ

THẬP NGƯU ĐỒ

Nguyên tác: Yanagida Seizan

 

Dẫn nhập của người biên dịch

Nguyễn Nam Trân

 

Trong những năm gần đây, Thập Ngưu Đồ (Mười Bức Tranh Trâu), tác phẩm cơ sở nổi tiếng của Thiền Tông, cẩm nang dành cho người tham thiền, đă được in thành sách hoặc giới thiệu trên mạng, chủ yếu là qua các bản đến từ Anh văn và Trung văn. Để đóng góp vào công tŕnh nghiên cứu chung này và gióng thêm một tiếng chuông mới, chúng tôi xin mạo muội giới thiệu nơi đây thành quả kết tinh nỗ lực của hai nhà giáo, cũng là hai nhà nghiên cứu lăo thành Nhật Bản.

Những trang sau được biên dịch theo tác phẩm Juugyuuzu: jiko no genshôgaku 十牛図、自己の現象学 (tạm dịch: Thập Ngưu Đồ: Hiện tượng luận về bản ngă) do Ueda Shizuteru và Yanagida Seizan viết chung. Sách ra đời lần đầu vào tháng 3 năm 1982, được nhà xuất bản Chikuma Shobô (Tôkyô) thực hiện dưới dạng ấn bản bỏ túi vào tháng 11 năm 1992, đă được in đến lần thứ 13 vào tháng 6 năm 2007.

Tác phẩm mở đầu với phần nghị luận triết học của Ueda Shizuteru, tiếp đó là phần tŕnh bày và nghiên cứu văn bản của Yanagida Seizan. Nguyên nhân của sự sắp xếp hơi gượng ép này có lẽ v́ chủ biên (Yanagida) muốn tỏ ḷng kính trọng người bạn cùng chấp bút (Ueda) chứ độc giả thật khó ḷng thưởng thức luận cứ triết học liên quan đến một văn bản mà chưa hề được đọc nội dung văn bản trước đó. Chúng tôi đành tự ư đảo ngược vị trí của chúng, đem Yanagida lên trên (phần I) và đặt Ueda xuống dưới (phần II). 

Cố giáo sư Yanagida Seizan 柳田聖山 (Liễu Điền, Thánh Sơn, 1922-2006) sinh trong chùa Enjuji (Diên Thọ Tự)[1] tỉnh Shiga, theo học ở Trường Cao Đẳng Phật Học của tông Lâm Tế (tiền thân Đại Học Hanazono) và Đại Học Otani.Sau ông về làm viện trưởng các viện nghiên cứu về tôn giáo ở Đại học Hanazono và Đại học Kyôto. Ông chuyên môn về Thiền Trung Quốc. Đă được giải thưởng văn chương báo Yomiuri với tác phẩm “Cuồng Vân Tập của Thiền sư Nhất Hưu” (Ikkyuu no Kyôun-shuu). Năm 1984 lại hoàn thành bản mục lục tra cứu về “Tổ Đường Tập”, văn bản cơ sở của Phật giáo. Công việc này chiếm mất 30 năm cuộc đời ông. Ngoài ra c̣n để lại “Toàn tập của Yanagida Seizan”.

Giáo sư Ueda Shizuteru 上田閑照 (Thượng Điền, Nhàn Chiếu) sinh năm 1926 tại Tôkyô. Ông tốt nghiệp hậu đại học về khoa tôn giáo Đại học Kyôto. Năm 1959, được học bổng Viện Alexander von Humbolt, ông sang du học tại Đại học Marburg, Đức. Ngoài Thiền, ông c̣n nghiên cứu về nhà thần học Đức Johannes Eckhart (khoảng 1260-1327) và chủ nghĩa thần bí Đông phương lẫn Tây phương. Sau đó, ông đă giảng dạy tại các Đại học Koyasan, Kyôto và Hanazono. Trước tác có “Ta là ai?”, “Theo dấu Thập Ngưu Đồ” và “Toàn tập của Ueda Shizuteru”.

Nishimura Eshin 西村恵信 (Tây Thôn, Huệ Tín), người viết bạt cuối sách, cũng là một nhà giáo và học giả nổi tiếng về Thiền. Ông sinh năm 1933, là con út một gia đ́nh theo tông Lâm Tế, tốt nghiệp khoa Phật học tại Đại học Hanazono năm 1956. Nghiên cứu về Phật giáo Thiền Tông, từng diễn giảng tại nhiều trường đại học (1969-70). Trước tác hầu hết bằng Nhật ngữ, liên quan đến tông Lâm Tế (Rinzai-shuu, 1986), Thiền và hiện đại (1998), Lời Đức Phật (2004). C̣n viết về triết gia Suzuki Teitarô Daisetsu (2004) và b́nh luận Vô Môn Quan của Vô Môn Huệ Khai (1994) cũng như Cuồng Vân Tập của thi tăng Ikkyuu (2006). 

Cái lợi của việc biên dịch là cho phép ta có chút tự do chọn lọc. Tuy đă cố gắng theo sát văn bản nhưng chúng tôi bắt buộc lược bỏ một phần do nội dung chú thích của Seizan quá súc tích và cặn kẽ. Một số kiến thức ông đưa ra chỉ hướng về độc giả Nhật, nếu dịch hết e thành từ chương. Cần nhắc thêm rằng ngoài sự uyên bác của Seizan, việc kết hợp và đối chiếu Thập Ngưu Đồ với hiện tượng luận (phenomenology) trong triết học Tây phương hiện đại qua cái nh́n của Shizuteru là một ưu điểm khác của nguyên tác. Nó giải thích tính phổ quát của Thiền và khả năng quốc tế hóa Thập Ngưu Đồ. Chúng ta sẽ thấy con trâu Trung Quốc của Khuếch Am không khác chi con ḅ sữa của Heidegger nhai cỏ trên cánh đồng xanh nước Đức, đồng thời nó cũng từa tựa con trâu dầm ḿnh trong ao hè dưới rặng tre già của Việt Nam. Từ những câu ca dao như “Trâu ơi ta bảo trâu này!” cho đến bài Quốc văn giáo khoa thư: “Ai bảo chăn trâu là khổ?” hay câu văn “Thằng Sửu ngồi trên ḿnh trâu gọi nghé” mà ai cũng nằm ḷng,  h́nh ảnh con trâu đă gắn liền với cuộc sống của người dân Việt. Do đó, nếu đem Thập Ngưu Đồ ra để giảng về Thiền cho người Đức lẫn cho độc giả Việt Nam, chắc chắn cả hai đều dễ dàng lĩnh hội.

Nếu Ueda Shizuteru kéo Khuếch Am về với thời hiện đại, đặt ông bên cạnh các triết gia Tây phương và như thế, đă làm một việc không vô lư chút nào, th́ Yanagida Seisan, với kiến thức bác lăm, lại đi theo một hành tŕnh ngược chiều. Ông đưa Khuếch Am trở về quá khứ để gặp con thủy cổ (trâu) của Phổ Minh, Thanh Cư, Nam Tuyền, Mă Tổ bên Trung Quốc và xa hơn nữa, con voi trong những bức Mục Tượng Đồ của Tây Tạng, con trâu sữa trên đỉnh Tuyết Sơn của Thuận Chi, thiền sư người Triều Tiên sống vào thế kỷ thứ 9. Cuối cùng ông thử t́m đến con thánh ngưu Ấn Độ[2] và, đáng ngạc nhiên hơn cả, tận một người mang tên trâu (Gotama có nghĩa là trâu) tức Phật Cồ Đàm. 

Chúng tôi thành thực xin lỗi quí vị độc giả về nhiều khuyết điểm về h́nh thức hoặc nhiều chỗ tối nghĩa trong nội dung có thể t́m thấy nơi bản dịch chỉ v́ lực bất ṭng tâm. Cũng nhân đây xin cung kính cảm ơn trước các bậc cao minh về những góp ư giải mê và xây dựng.


[1] Có thể ông là con một nhà sư. Truyền thống Nhật Bản cho phép người đi tu “thê đới” tức lập gia đ́nh như mục sư đạo Tin Lành.

[2] Ngưu Ma Vương, chồng của Thiết Phiến công chúa tức bà La Sát trong Tây Du Kư, một con trâu hung hăng, hơi ngốc nghếch nhưng biết phục thiện là một nhân vật thú vị. Tŕnh Thiết Ngưu (Thuyết Đường) và Lư Thiết Ngưu (Thủy Hữ) với cá tính đồng dạng cũng vậy.