[ Trở về ]

Phần Một : t́m hiểu nội dung và xuất xứ Thầp Ngưu Đồ

I ) Thập Ngưu Đồ do ḥa thượng Khuếch Am, trụ tŕ Đỉnh Châu Lương Sơn

Thập Ngưu Đồ

Đệ Lục: Kỵ Ngưu Qui Gia (Cưỡi Trâu Về Nhà)

 

 

Tựa của Từ Viễn:

Can qua dĩ băi, đắc thất hoàn không. Xướng tiều tử chi thôn ca, xuy nhi đồng chi dă khúc. Thân hoành ngưu thượng, mục thị vân tiêu.Hô hoán bất hồi, lao lung bất trú.

 

Diễn ư:

Cuộc tranh phong đă chấm dứt, không c̣n chuyện bắt được hoặc thả đi mất. Hát câu hát của lăo tiều trên đường về thôn, thổi khúc sáo bài đồng dao của bọn trẻ. Ngồi thoải mái trên ḿnh trâu, mắt ngắm tầng không. Dẫu ai gọi người và trâu cũng không quay lại, có cầm giữ, họ cũng không dừng bước.

 

Phụ chú:

Kỵ ngưu quy gia: Trâu và người hợp thành một cùng nhau về căn nhà xưa nay (cái ta bản lai). Quy gia tức “quy gia ổn tọa” (về nhà ngồi thoải mái). C̣n được biểu hiện bằng những cách nói khác như vạn pháp quy nhất, qui căn đắc chỉ, quy nguyên, qui chân…Trâu chở người trên lưng, cùng về nhà.Truyền Đăng Lục, chương 9 nói về Phúc Châu Đại An có dẫn lời của Bách Trượng trả lời học tṛ, đại ư nói việc dạy người học Phật giống như chăn trâu, cưỡi trâu và cầm roi chỉ đường về nhà, không cho nó dẫm phá mùa màng.

Can qua dĩ băi: Chiến tranh đă xong, vũ khí trở thành vô dụng. Can qua ở đây chỉ những sự rắc rối giữa người với con trâu.

Xướng tiều tử chi thôn ca…: Cảnh tượng ḥa b́nh lư tưởng của bậc thánh thiên tử như Nghiêu, Thuấn, lúc không c̣n mối lo âu chính trị, văn hóa ǵ nữa. Khi ấy, người già th́ vỗ bụng dậm chân ca hát (cổ phúc kích nhưỡng)[1], trẻ con trong thôn thổi khúc đồng dao, ca tụng thời thái b́nh. Cách diễn tả này dự báo cho chương 10 Nhập triền thùy thủ.

Mục thị vân tiêu: Trong Truyền Đăng Lục quyển 27 có chuyện một vị lăo tôn túc hỏi Thiền sư Tư Đại cớ sao không xuống núi giáo hóa chúng sinh, chẳng lẽ măi để mắt nh́n vân hán (trời cao). Tư Đại mới trả lời là tam thế chư Phật đă cùng nhau giảng cặn kẽ về cái Ngă rồi nên ta c̣n có thể nói thêm lời ǵ để giáo hóa chúng sinh nữa.

Hô hoán bất hồi…: Chủ ngữ là người chăn và trâu. Có một câu tương tự như câu này trong Bích Nham Lục, lời b́nh tắc 62 (Băi lung bất khẳng trú. Hô hoán bất hồi đầu).

 

Tụng của Khuếch Am Tắc Ḥa Thượng:

Kỵ ngưu dĩ lệ dục hoàn gia,
Khương địch thanh thanh tống văn hà.
Nhất phách nhất xuy vô hạn ư,
Tri âm hà tất cổ thần nha. 

騎 牛 迤 邐 欲 還 家
羌 笛 聲 聲 送 晩 霞
壱 拍 壱 吹 無 限 意
知 音 何 必 鼓 唇 牙
 

(Lưng trâu khúc khuỷu lối về nhà,
Địch rợ âm vang tiễn nắng tà.
Một khúc chứa chan vô hạn ư,
Tri âm ắt hiểu, chớ bàn xa).

 

Họa của Thạch Cổ Di Ḥa Thượng: 

Chỉ điểm tiền pha tức thị gia,
Toàn xuy đồng giác xuất yên hà.
Hốt nhiên biến tác hoàn hương điệu,
Vị tất tri âm khẳng Bá Nha. 

指 点 前 坡 即 是 家
旋 吹 桐 角 出 煙 霞
忽 然 変 作 還 郷 調
未 必 知 音 肯 伯 牙
 

(Trỏ trước g̣ kia nhà của ta,
Hiện sau làn địch giữa chiều tà.
Bỗng dưng đổi khúc “Về Quê Cũ”,
Đàn kiếm tri âm lọ Bá Nha)

 

Lại họa của Hoại Nạp Liên Ḥa Thượng:

Đảo kỵ đắc đắc tự qui gia,
Nhược lạp thoa y đới văn hà.
Bộ bộ thanh phong hành xứ ổn,
Bất tương thốn thảo quải thần nha.

倒 騎 得 得 自 帰 家
篛 笠 簑 衣 帯 晩 霞
歩 歩 清 風 行 処 穏
不 将 寸 草 挂 唇 牙
 

(Ngồi ngược ḿnh trâu trở lại nhà,
Áo tơi nón lá ánh dương tà.
Yên ổn dặm về trong gió mát,
Răng không mắc cỏ, bước khoan ḥa).

 

Phụ chú:

Dĩ lệ: Khúc khuỷu quanh co.

Khương địch: Địch của người Khương, dân tộc du mục phía Tây Trung Quốc. Trong Văn Tuyển quyển 18 có bài Trường Địch Phú của Mă Dung cho rằng người Khương đầu tiên chế ra địch.

Văn hà: mây ánh nắng chiều, ráng đỏ.

Nhất phách nhất xuy: Phách là một khúc ngắn (tiểu tiết). Có bản chép Nhất phách nhất ca vô hạn ư. Vô hạn ư: không đủ lời để diễn tả. Bích Nham Lục tắc 20 có câu: Viễn sơn vô hạn bích tằng tằng (Núi xa trùng trùng xanh biếc đến vô tận).

Tri âm hà tất: Sách Liệt tử, thiên Thang vấn có chuyện Bá Nha và Chung Tử Kỳ là hai người tri âm đời Xuân Thu. Cổ thần nha: mở miệng khen ngợi.

Chỉ điểm tiền pha: Chỉ cho thấy cái g̣ ở trước mặt.

Toàn xuy đồng giác: Toàn; chẳng bao lâu, tức khắc. Đồng giác (thích đ̣ng giác) có thể là vật để thổi làm bằng gỗ ngô đồng. Một chữ khó hiểu nhưng chắc không phải là một loại đàn.

Hoàn hương điệu: Thập Huyền Đàm của Đồng An (chép trong Truyền Đăng Lục, quyển 29) có nhắc đến Hoàn hương điệu. Ngụ ư trở về bản tâm là chốn quê nhà. Cũng thấy trong Đầu Tử (Nghĩa Thanh) Ngữ Lục và Truyền Đăng Lục quyển 10 chương nói về Trường Sa (Cảnh Sầm).

Vị tất tri âm: Hoàn hương khúc là khúc hát của người nhà quê nhà mùa. Khúc Cao Sơn Lưu Thủy của danh sĩ Bá Nha tấu và tri âm Chung Tử Kỳ thưởng thức được nhắc đến trong thiên Thang Vấn sách Liệt Tử là khúc đàn có phong vị cao xa, khác ở đây.

Đảo kỵ: Vân Môn Lục tắc thứ nhất có câu Đảo kỵ ngưu nhập Phật điện (Cưỡi ngược trâu vào điện Phật). Ư nói để mặc trâu đi về nhà theo ư nó.

Đắc đắc: Chữ trong Bích Nham Lục tắc thứ nhất: Đạt Ma quán dao thử thổ hữu đại thừa căn khí, toại phiếm hải đắc đắc lai. (Đạt Ma biết ở vùng đất xa xôi này có căn khí của đại thừa nên vui mừng vượt biển t́m đến.) Tả dáng bằng ḷng.

Quy gia: Lăo tử có câu “Quy căn đắc chỉ”, Lục tổ lại nói: “Lạc diệp quy căn” (Lá rụng về cội). Động Sơn trong Ngũ Vị Tụng có câu: “Chiết hợp hoàn quy thán lư tọa”. Tất cả đều có nghĩa “trở về với bản chất của ḿnh”.

Nhược lạp thoa y: Áo tơi nón lá của ngư ông và lăo tiều. Nhược là vỏ cây tre. Thoa là áo đi mưa bằng lá. Chỉ chung phục sức của người ở ẩn.

Văn hà: Ráng chiều. Khuếch Am và Thạch Cổ đều dùng nó để chỉ cảnh chiều.

Bộ bộ thanh phong: Bài tụng trong Bích Nham Lục quyển 11 có câu: “Vạn lư thanh phong chỉ tự tri”, ư nói toàn thân người và trâu đă hóa thành gió.

Hành xứ: “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt”. Như vây hành xứ nghĩa là cái tâm và những máy động của nó.

Thốn thảo: Nguyên là tấc cỏ, chỉ thức ăn của trâu. Tuy nhiên trong Truyền Đăng Lục, khi Thạch Sương (Sở Viên) thị chúng ngày giải hạ an cư, có nói: “Phải đi về nơi xa xăm vạn lư nơi không có một tấc cỏ nào” (Vạn lư vô thốn thảo xứ khứ), như vậy đối với người tu thiền, tấc cỏ có nghĩa là ngôn ngữ. “Bất tương thốn thảo” chỉ cảnh con trâu cuối mùa hè.

Thần nha: Môi và răng, bóng gió nói về kinh điển nhà Phật.

 

Lời bàn của Yanagida Seizan:

Kể từ chương này, đề tài từ 2 chữ chuyển thành 4 chữ. Trong Kỵ ngưu quy gia có thể suy ra 2 chủ đề: kỵ ngưu và quy gia. Kỵ ngưu là phần chương 5 kéo dài trong khi qui gia là đề tài mới. trâu làm đề tài th́ nói về cưỡi trâu là chuyện dĩ nhiên, thế nhưng cưỡi để đi đâu? Đoạn 1 Tầm Ngưu đă ngầm chứa câu hỏi này, ở đây nói mới trồi ra.

Con trâu là cái bản ngă xưa nay. T́m cho ra con trâu, nuôi dạy nó thật ra chỉ là công cốc. “Can qua dĩ băi, đắc thất hoàn không”, câu nói của Từ Viễn, muốn ám chỉ điều đó. Tuy nhiên nhờ có cuộc can qua vô ích mà con người t́m ra được bộ mặt thật của trâu, cũng là bản ngă xưa nay của ḿnh. Lời của Bách Trượng trả lời Phúc Châu Đại An xem việc học Phật cũng như chăn trâu trong phần chú thích từ ngữ cũng cho ta thấy điều ấy.

Nếu đặt câu hỏi Phật là ǵ th́ có khác chi người vừa cưỡi trâu vừa đi kiếm trâu. Phật bảo Phật là ǵ th́ có thể nói Phật là cái tương xứng với việc cưỡi trâu về nhà. Người ta trâu bản lai chỉ là một. Nói về h́nh dáng th́ đó là một người ngồi trên lưng trâu nhưng cũng có thể là một con trâu chỡ người trên lưng, tự nhiên cùng nhau về. Con người chỉ cần ngồi trên lưng trâu là đủ. Kiểu ngồi ngược (đăo kỵ) như trong bài tụng của Hoại Nạp biểu hiện được tư thế đó hơn cả. Trâu không đợi người chỉ bảo, cứ thế mà đi về nhà.

Chủ đề “quy gia” đă được nhắc đến trong sách Lăo Tử chương 16 qua chữ “quy căn”. Đào Uyên Minh cũng đặt tựa đề cho tác phẩm của ḿnh là Quy khứ lai từ (Bài từ Về đi thôi). Do đó “quy gia” có cái ǵ đặc biệt của con người Trung Quốc. Trong các chương trước đă đề cập đến đứa “cùng nhi” của Pháp Hoa Kinh. Khi câu chuyện này truyền sang Trung Quốc, người ta thấy khi đứa bé trở về nhà cha, nó lại được cha quan tâm một cách đặc biệt.[2] “Phục quy” như thấy trong chương 16 sách Lăo Tử hay “quy căn” đều ngụ ư về trạng thái tĩnh, cân bằng mà thiền gia gọi là “quy gia ổn tọa”.

Quy khứ lai từ liên quan đến câu chuyện ông huyện lệnh (Đào Tiềm) treo ấn từ quan. Giống như khi chiều tối chim bay về rừng th́ con người về già cũng thường quay lại quê hương. Khi nói “quy căn”,rơ ràng là Lăo Tử đă dựa trên tiền đề như thế. Có điều phải phân biệt chữ “hoàn nguyên” trong chương 9 Phản bản hoàn nguyên với “quy gia” ở đây.Cũng vậy, “hoàn” khác nghĩa với “quy”. “Hoàn” là trở về chỗ cũ, nơi ḿnh bước ra đi. C̣n “quy” là yên lành ở lại một chỗ bắt buộc phải ở. Trâu hoàn hương trong khi người quy gia. Nói đúng ra người không muốn ra đi, chỉ muốn yên tâm đứng nột chỗ nào đó. Trong một nước mà chế độ gia tộc là một tiền đề như Trung Quốc, khó mà làm quen được tư tưởng xuất gia kiểu Ấn Độ. Quan điểm về giải thoát cũng vậy. Tịnh Độ Tông xem việc di về nước Phật (văng sanh) như đi về nhà (bản lai gia hương). Đó là đặc điểm của Phật giáo Trung Quốc. Dù gọi là qui mệnh hay quy y (nguyên viết chữ ỷ = dựa vào) đều chỉ có nghĩa phải căn cứ vào cái ta bản lai chứ không hề có ư khuyên đi t́m cái ǵ siêu việt hơn ta.  

Như đă nói, cái việc t́m trâu (Đệ nhất: Tầm Ngưu) là việc xảy ra ở trên đường. Mục đích của nó là làm sao đưa trâu về nhà. Việc t́m trâu và chăn trâu chỉ kết thúc khi về đến nhà. Tuy nhiên, nếu về tới nơi rồi mà trâu lại bỏ nhà lên đường th́ phải làm một cuộc hành tŕnh mới để đi t́m. Đó là ư nghĩa của những chương từ chương thứ 7 Đáo gia vong ngưu trở về sau.

Ngoài ra một điểm đặc sắc của chương 6 Kỵ ngưu qui gia này là câu “tiều tử chi thôn ca, xuy đồng chi dă khúc”, nói cách khác đó là “hoàn hương khúc” (khúc ca hồi hương). Nó không cao siêu như tiếng đàn của Bá Nha để mà cần phải có một khách tri âm như Chung Tử Kỳ mới hiểu nổi. Khúc ca này chỉ nói chuyện con trâu đi lạc nay trở về chuồng. Khúc đó tự nhiên trổi lên khi trâu về đến nhà. “Tiều tử chi thôn ca, xuy đồng chi dă khúc” báo hiệu cho chương 10 Nhập triền thùy thủ. Như đă nhắc đến trong phần chú thích từ ngữ, “hoàn hương khúc” là chữ đă thấy trong Thập Huyền Đàm của Đồng An. Trường hợp Đồng An là bài hát mừng Phật Đà trở lại nước cũ. Có thể xem nó không khác chi bài ca của lăo tiều và đám trẻ con. Riêng về cách hiểu “hương” như “hương đảng” th́ đă thấy trong Luận Ngữ rồi. Cho nên “hoàn hương khúc” vốn xuất phát từ lối nghĩ độc đáo của Phật giáo Trung Quốc vậy.


 

[1] C̣n có nghĩa đánh cái nhạc khí bằng đất hay hát bài ca Kích Nhưỡng của nhà nông.

[2] Dịch đến đoạn này, chúng tôi bỗng liên tưởng đến chuyện Người con trai hoang đàng trong kinh Phúc Âm đạo Ki-tô (LND).