[ Trở về ]

Phần Một : t́m hiểu nội dung và xuất xứ Thầp Ngưu Đồ

I ) Thập Ngưu Đồ do ḥa thượng Khuếch Am, trụ tŕ Đỉnh Châu Lương Sơn

Thập Ngưu Đồ

Đệ Cửu: Phản Bản Hoàn Nguyên (Trở Về Cội Nguồn)

 

 

Tựa của Từ Viễn:

Bản lai thanh tịnh, bất thụ nhất trần. Quan hữu tướng chi vinh khô, xử vô vi chi ngưng tịch.Bất đồng huyễn hóa,khởi giả tu tŕ. Thủy lục sơn thanh, tọa quan thành bại.

 

Diễn ư:

Xưa nay trong sạch lặng lẽ, chẳng vướng bụi đời.Nh́n biết giả tướng thịnh suy được mất của cuộc đời nên sống tuyệt đối vô vi u tịch. Đă khác với huyển hóa hư không, cớ sao lại phải giả bộ làm như thế. Nước sông kia lục, màu núi ấy xanh.Cứ ngồi yên một chỗ mà ngắm sự thành công hay thất bại của vạn vật.    

 

Phụ chú:

Phản bản hoàn nguyên: Nguyên là chữ dùng trong Thiên Thai Chỉ Quán. Sổ Tức Quán, một trong Lục Diệu Pháp Môn, gồm có 6 pháp môn vi diệu là Sổ, Tùy, Chỉ, Quán, Hoàn, Tịnh. Giai đoạn Hoàn lại chia hai thành thời kỳ nhỏ là Tu và Chứng. Vào thời điểm Chứng Hoàn th́ “ mở mang được tâm huệ, gia tăng công lực, có thể mặc theo khí vận mà tự giải thể để trở về cội nguồn”. Thuyết đó c̣n thấy ở Thích Thiền Ba La Mật Thứ Đệ Pháp Môn. Tuy nhiên bây giờ, việc trở về cội nguồn (phản bản hoàn nguyên) ấy cũng bị xem là vô ích, thậm chí vô nghĩa nữa. Có thể hiểu một cách tổng quát là tác giả đă bày tỏ ở đây một sự phản tỉnh sâu sắc. Truyền Đăng Lục, quyển 28 có nhắc đến câu nói của Nam Tuyền, ư nói lúc tu hành, được dạy là phải phản bản hoàn nguyên, nhưng xong rồi mới biết ḿnh đă nhầm lẫn, xem chuyện đó là một tai họa (họa sự) và người làm như thế là ngu ngốc khờ khạo (si độn nhân). Cũng thế, bài Phá Hoàn Hương Khúc chép trong Thập Huyền Đàm của Đồng An (đă dẫn ra trong phần chú thích từ ngữ của chương 6 Kỵ ngưu qui gia) cũng được sử dụng với cùng một mục đích. Thêm vào đó, trong Ngũ Đăng Hội Nguyên quyển 17, Thanh Nguyên Duy Tín có nói đại ư: “Khi chưa tham thiền, thấy sông là sông, thấy núi là núi. Tham thiền ngộ rồi th́ thấy sông chẳng phải sông, thấy núi chẳng phải núi. Thế nhưng, nay đứng ở chỗ cùng quẫn, lại thấy rằng sông vẫn y nguyên là sông, núi vẫn y nguyên là núi”.   

Bản lai thanh tịnh: Bảo Tàng Luận, phẩm Bản Tế Hư Huyền có câu: “Bản tế tự tính thanh tính, thể vô trần cấu” Thiên Cửu Đới trong Nhân Thiên Nhăn Mục lại thấy viết: “Thực tế lư địa, bất thụ nhất trần”. Nguyên lai “bản lai thanh tịnh” bắt nguồn tư một cấu nói của Quy Sơn (Truyền Đăng Lục quyển 9). Tất cả đều có ư nói tận cùng bên trong bản chất của con người vốn không vẩn một mảy bụi.

Quan hữu tướng chi vinh khô: Cứ lặng nh́n sự biến chuyển của thế gian, giữ thái độ vô vi vô tướng không thay đổi. Khi Phật Đà (Thích Ca) nhập Niết Bàn, bên cạnh ngài có hai hàng cây sa la (sa la song thụ) th́ một tươi một bên khô (nhất vinh nhất khô), chứng tỏ mọi việc trên đời không có ǵ thường trụ (chư hành vô thường). Câu “chư hành vô thường” diễn tả được “chân tục nhị đế” ( cả 2 chân lư của nhà Phật là chân đế và tục đế). Chân lư là sự thật của trí giác ngộ trong khi tục đế tri thức thường t́nh[1].

Ngưng tịch: Tu Tâm Yếu Luận có chữ “Ngưng tịch trạm trú”, dùng như chữ “ngưng tịch đạm bạc”. Để chỉ cảnh cái tâm căng thẳng, tập trung đến mức tối đa, vững vàng  như tường vách.Trong Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận của Đạt Ma, đoạn 2 có câu: “Ngưng trụ bích quán, tự tha phàm thánh đẳng nhất…Vô hữu phân biệt, tịch nhiên vô vi”.  

Bất đồng huyễn hóa: Lập trường lặng ngắm cái biến dịch vinh khô của những ǵ hữu tướng không có nghĩa là theo chủ nghĩa hư vô (huyễn hóa). Lại nữa, cũng không cần kiên tŕ ǵn giữ thái độ đó. Chính ra “huyễn hóa” dùng để chỉ cái máy động điều khiển con người gỗ trong các tuồng múa rối. Hăy xem câu thứ 1 trong bài tụng của Ḥa thượng Hoại Nạp: Linh cơ bất đọa hữu vô công. Biết rằng mọi sự đều thể hiện ra bên ngoài (hữu) nhưng tất cả chỉ là giả tạo (vô).

Khởi giả tu tŕ: Có lẽ câu này phát xuất từ bài kệ của Hương Nghiêm Trí Nhàn. Hăy xem lại câu nói trích từ Truyền Đăng Lục quyển 11 đă được dẫn ra khi chú thích về chữ “Nhất chùy kích toái” trong chương 8 Nhân ngưu câu vong. Nó cũng chung một ư với câu nói của Trí Nhàn là “bất giả tu tŕ” (đừng vờ kiên tŕ giữ thái độ đó). 

Thủy lục sơn thanh…: Cụ thể hóa ư tưởng “vinh khô” của thế giới “hữu tướng” ở bên trên. Chữ “quan” (nh́n ngắm suy xét) trong “tọa quan thành bại” cũng dùng giống như trong “quan hữu tướng chi vinh khô”. “Tọa” bao hàm thái độ “vô vi ngưng tịch” trong đó. “Thành bại”  không chỉ liên quan với nhân gian, thế giới thôi đâu, nó gồm cả những tin tức (tiêu tức) bên trong thế giới ấy nữa. Thiên Biện Hoặc (Bàn về chỗ ngờ) trong Quảng Hoằng Minh Tập, có tả Thiền sư Phật Đồ Trừng đă biểu diễn thần thông cho vua Thạch Lặc nước Hậu Triệu, ngồi một chỗ, gieo quẻ mà nh́n thấy được sự thành bại.  

 

Tụng của Khuếch Am Tắc Ḥa Thượng:

Phản bản hoàn nguyên dĩ phí công,
Tranh như trực hạ nhược manh lung.
Am trung bất kiến am tiền vật,
Thủy tự mang mang hoa tự hồng. 

返 本 還 源 已 費 功
争 如 直 下 若 盲 聾
庵 中 不 見 庵 前 物
水 自 茫 茫 花 自 紅
 

(Về cội nguồn chi tổ tốn công,
Chẳng thà mù với điếc cho xong.
Trong am sao thấy ngoài am được!
Sông vẫn mênh mông, hoa vẫn hồng).

 

Họa của Thạch Cổ Di Ḥa Thượng: 

Linh cơ bất đọa hữu vô công,
Kiến sắc văn thanh khởi dụng lung.
Tạc dạ kim ô phi nhập hải.
Hiểu thiên y cựu nhất luân hồng. 

霊 機 不 堕 有 無 功
見 色 聞 聲 起 用 聾
昨 夜 金 烏 飛 入 海
嘵 天 依 舊 壱 輪 紅
 

(Máy trời nào dựa hữu hay vô,
Nghe thấy mà sao giả điếc mù.
Đêm qua quạ lửa bay vào biển,
Sáng lại trời xưa vẫn bóng ô).

 

Lại họa của Hoại Nạp Liên Ḥa Thượng:

Dụng tận cơ quan phí tận công,
Tinh tinh để sự bất như lung.
Thảo hài căn đoạn lai thời lộ,
Bách điểu bất đề hoa loạn hồng. 

用 盡 機 関 費 盡 功
惺 惺 底 事 不 如 聾
草 鞋 根 断 来 時 路
百 鳥 不 啼 花 乱 紅
 

(Lao tâm khổ tứ phí bao công,
Thính tai hơn được điếc hay không?
Lê đôi dép rách như về đến,
Bặt tiếng chim, hoa cũng rợp hồng).

 

Phụ chú:

Dĩ phí công: Tốn công sức. Không chỉ là vô ích mà thôi, c̣n hao tâm lực.

Tranh như trực hạ: Nghĩa là “đâu bằng (thà rằng) ngồi một ḿnh dưới song vắng” (Tranh như độc tọa hư song hạ). Theo Bích Nham Lục, tắc 88, trong bài thị chúng về ba loại người bệnh của Huyền Sa Sư Bị (Huyền Sa tam chủng bệnh nhân) và bài tụng của Tuyết Đậu Trùng Hiển. Theo Huyền Sa, ba thứ bệnh nhân đó là người câm (á), điếc (lung) và mù (manh). Đối với những kẻ đó th́ Phật pháp không linh nghiệm. Thế nhưng cách nói như trên chỉ muốn đề cao Phật pháp mà thôi. Tuyết Đậu nói : “Ly Lâu bất biện chính sắc. Sư Khoáng khởi thức huyền ly, Tranh như độc tọa hư song hạ, Diệp lạc hoa khai tự hữu th́” (Ly Lâu không nh́n đúng màu sắc. Sư Khoáng há nghe rành âm thanh. Chi bằng ngồi ở bên song vắng. Lá rụng hoa ra thảy đúng kỳ). Thật ra, Ly Lâu (hay Ly Chu) người đời vua Hoàng Đế, mắt rất tinh tường, Sư Khoáng sinh vào thời Đông Chu Liệt Quốc, tai có tŕnh độ phân biệt âm thanh rất cao. Cách diễn tả của Tuyết Đậu là lối nói nghịch lư để xưng tụng.

Am trung bất kiến…: Người đă tập trung sống với tâm cảnh vô vi th́ đâu c̣n phân biệt chuyện trong nhà ngoài nhà. Cũng như chân như là chính ḿnh chứ đâu phải vật nào khác. Nếu không xem th́ trong ngoài đều không thấy nhưng nếu đă xem th́ thấy tất cả trong, ngoài. Vân Môn Văn Yển cũng có câu nói lên ư ấy (chỉ như am nội chi nhân, vi thậm tri am ngoại sự)

Thủy tự mang mang…: Mang mang là mênh mông, bao la. Hoa tự hồng: Đến từ “Hoa hồng lục liễu” diễn tả cảnh sắc thiên nhiên.

Linh cơ bất đọa: Người tu hành lỗi lạc th́ không c̣n dựa vào cái hữu hay cái vô. Linh cơ có thể hiểu là “máy động của pháp”.

Khởi dụng lung: Nh́n mà không nh́n, nghe mà không nghe. Không nh́n mà nh́n, không nghe mà nghe. Thế th́ cần ǵ phải trở thành câm.

Tạc dạ kim ô: Một ngày mới, mặt trời lại mọc. Đó là sự vận hành của đại tự nhiên. Tuy thế, cũng có ư nói ở ḿnh trong trạng thái vô tâm, không ư thức thời gian vẫn chính xác tiếp tục trôi qua.

Cơ quan: Phương tiện. Máy động điều khiển bên trong người gỗ, con rối.

Phí tận công: Nam Nhạc Lại Toản Ca có câu: Ngoại hướng mịch công phu.Tổng thị si ngoan hán (Truyền Đăng Lục, quyển 3). Ư nói tu hành bằng cách hướng ra bên ngoài là việc của kẻ cứng đầu ngu ngốc.

Tinh tinh để sự: Tinh tinh: giữ cho ḿnh tỉnh táo. Để sự: việc chi. Sách Chính Pháp Nhăn Tạng của Đại Huệ Tông Cảo quyển 1 có đề cập đến cuộc vấn đáp của Huyền Sa Sư Bị và một vị tăng đến hỏi đạo. Ông này đến từ cửa Thiền sư Thụy Nham tức là người nổi tiếng với công án một ḿnh gọi, một ḿnh dạ nghĩa là phân thân ra tự nhắc nhở, cho tâm hồn được tỉnh táo, không bị ai lừa. Công án có chép trong Đại Huệ Thư và Vô Môn Quan. Phép gọi là “Thường tinh tinh pháp” này không những được thiền gia mà cả Nho gia (như Chu tử trong Chu Tử Loại Ngữ) yêu chuộng. Tuy nhiên ở đây tác giả có ư phê phán Huyền Sa. Ông xem người có lỗ tai tỉnh táo cũng bất lực như kẻ điếc và cũng chỉ là một tấn tuồng đáng hổ thẹn mà thôi (xem câu nhất trường ma (?) la (?) trong lời tựa chương 8 Nhân ngưu câu vong).

Thảo hài căn đoạn: Lâm Tế Lục có câu “Chỉ chạy rách cả giày ra thôi!” (Kỳ tẩu đạp phá thảo hài).Căn đoạn: tróc rễ, bật rễ, ư nói là “cho đến lúc hỏng hoàn toàn”

Lai thời lộ: Thơ Hàn San có câu:

Thập niên qui bất đắc.
Lai th́ đạo khước vong. 

十 年 帰 不 得
来 時 道 却 忘
 

(Mười năm về chẳng được,
Lúc được lại quên đường).

Đạo vừa là đường, vừa là giáo pháp. Bài thơ của Tào Sơn trong Tổ Đường Tập quyển 8 và bài tụng của Bích Nham Lục tắc 34 cũng có nội dung giống như thế.

Bách điểu bất đề: Tích về chim chóc dâng hoa cho Ngưu Đầu Pháp Dung (đă giải thích ở trên trong lời tựa chương 8 Nhân ngưu câu vong). Chim chóc thấy sự linh nghiệm của Pháp Dung đem hoa đến cúng nhưng hoa chẳng có liên hệ ǵ đến sự linh nghiệm ấy, v́ là hoa nên nó nở thôi. Bất đề: Bặt tiếng chim. Có lẽ dựa trên ư câu thơ:

Phong định, hoa do lạc.
Điểu đề sơn cánh u.  

風 定 花 猶 落
鳥 啼 山 更 幽
 

(Gió ngừng, hoa lại rụng
Chim hót, núi đâm buồn).
 

Câu thơ này đă ảnh hưởng tới Hakuin (Bạch Ẩn) và Ryôkan (Lương Khoan).

Hoa loạn hồng: Dựa theo chữ “Hoa hồng liễu lục”, tượng trưng cho “nhất vị pháp giới” (nhất vị = cùng một mùi vị, ư nghĩa).

 

Lời bàn của Yanagida Seizan:

Mới vừa qua giai đoạn quên cả trâu lẫn người th́ ở đây, lại quay về ngay cái nguồn cội (bản nguyên) trong đó sự rối rắm, phức tâm (cát đằng) của người và trâu vẫn chưa gỡ cho xong. Khi trâu và người hoàn thành xong sứ mệnh, đằng sau họ h́nh dáng cơi tự nhiên đă hiện ra. T́m về nguồn cội (bản nguyên) không ǵ khác hơn là nhất thời trở về với cái tính hoang dại khi trâu hăy c̣n nằm ngoài đồng nội (giao ngoại).

Trong cái tính hoang dại của trâu có cái hoang dại của thiên nhiên. Cái hoang dại của thiên nhiên là một nguyên tắc bao trùm chi phối vạn vật (đại nhiếp lư) không thể nào khống chế hay dạy cho thuần thục ngay được. Sở dĩ Khuếch Am sắp chương Phản bản hoàn nguyên (9) đằng sau Nhân ngưu câu vong (8) là v́ ông muốn làm rơ ư nghĩa của cái nguyên tắc lớn ấy của thiên nhiên. 

Ư tưởng chủ đạo của chương 9 Phản bản hoàn nguyên là lư luận về người có 3 loại bệnh (tam chủng bệnh nhân) của Huyền Sa Sư Bị vậy. Nó đă gợi ư cho một vấn đề mới. Nó là một công án đời Tống nhiều người biết tiếng và đă được đem ra bàn trong tắc thứ 91 rong Tuyết Đậu Tụng Cổ, tắc 91.

V́ đă đề cập đến một lần trong phần chú thích từ ngữ, tưởng không cần lặp lại ở đây. Nhưng câu hỏi làm thế nào giảng Phật pháp cho một người mắc cùng một lúc ba chứng bệnh mù-câm-điếc là một điều rất khó trả lời. Nếu như không truyền đạt được đạo cho chúng sinh để cứu độ họ, thôi th́ hạ bảng hiệu xuống cho xong. Trước tiên là Vân Môn (Văn Yển), sau là chư đệ tử, mỗi người đều đă có câu trả lời đối với nó. rong Tuyết Đậu Tụng Cổ, cũng đă có một giải đáp được đưa ra. 

Theo kiến giải của Tuyết Đậu th́ hai con người thông minh lỗi lạc hàng đầu của Trung Quốc cổ đại là Ly Lâu (Chu) và Sư Khoáng, nếu mà có gặp con bệnh này th́ cũng chỉ biết giơ tay đầu hàng. Và ông thử đưa ra đề án như sau:

Tranh như độc tọa hư song hạ,
Diệp lạc hoa khai tự hữu th́. 

争 如 独 座 虚 窓 下
葉 落 花 開 自 有 時
 

(Chi bằng ngồi tựa bên song vắng.
Lá rụng hoa ra thảy đúng kỳ).

Hư song nghĩa là gian pḥng không có bóng người. Không có ai cả, chỉ có cánh cửa sổ trống không. Thà cứ ngồi dưới song cửa. Đó là lời khuyên của Tuyết Đậu. Một ḿnh đối mặt với song cửa, nh́n bốn mùa lưu chuyển không lúc nào ngừng. Xuân đến, cây trong sân nở hoa. Thu sang th́ lá vàng lại rụng. Nếu thu không có hoa nở th́ xuân không có lá rơi.Thiên nhiên giữ đúng trật tự mùa nào cảnh ấy như vậy. Thiên nhiên dù không có ư định thông tin cho người ngồi dưới song, vẫn bày ra cảnh đó v́ chỉ vận hành theo qui luật. Nó là cái sức mạnh có thể sánh nổi với những người đại diện cho trí thông minh như Ly Lâu (Chu), Sư Khoáng.

Khuếch Am đă dựa trên bài tụng cổ của Tuyết Đậu mà cười cho cái cố gắng t́m về cội nguồn (phản bản ḥa nguyên) dọc suốt từ chương 1 Tầm Ngưu cho đến chương 8 Nhân Ngưu câu vong. Cái câu tụng của ông “Tranh như trực hạ nhược manh lung” (Chẳng thà mù với điếc cho xong) là muốn bày tỏ điều đó. Lại nữa, trong đề án của Huyền Sa, có một mối liên hệ khác nữa. Nó đă được nhắc đến trong phần chú thích từ ngữ với lời bàn của Vân Môn.Thiên nhiên tự ḿnh nhiếp lư (vận hành) mà không hề mệt mỏi. Trước câu hỏi “người trong am sao thấy được chuyện ngoài am” của Vân Môn, câu trả lời là câu đối cú: “sông vẫn mênh mông, hoa văn hồng”.

Tóm lại, cái bóng ngồi dưới song vắng và đă quên hết cả người lẫn trâu là sự t́m về cội nguồn của thiên nhiên. Không chỉ trở về với thiên nhiên một cách b́nh thường thôi đâu; Chỉ sau khi đă tận lực cố gắng quên cả người lẫn trâu th́ thiên nhiên mới tự hiện ra trở lại. T́nh thực, không phải thấy mà cũng chẳng phải là không thấy. Thiên nhiên ở đây chỉ là sự hiển lộ cái bản ngă của thế giới dưới song cửa vắng vẻ, xưa nay vốn thanh tĩnh không vương hạt bụi. V́ thiên nhiên đă có tự buổi đầu nên bây giờ không có ǵ khác hơn là sự trở về cội nguồn, sự hồi phục được trật tự vĩnh viễn. C̣n nói bây giờ trở đi nó mới bắt đầu có th́ hẳn là đă được sáng tạo từ một khung cửa trống không mới.


 

[1] Thích Thanh Từ, Bích Nham Lục, lời chú thích tắc thứ 10. Xem mạng Thư Viện Hoa Sen.