[ Trở về ]

Phần Một : t́m hiểu nội dung và xuất xứ Thầp Ngưu Đồ

I ) Thập Ngưu Đồ do ḥa thượng Khuếch Am, trụ tŕ Đỉnh Châu Lương Sơn

Thập Ngưu Đồ

Đệ Thập: Nhập Triền Thùy Thủ (Thơng Tay Vào Chợ)

 

Tựa của Từ Viễn:

Sài môn độc yểm, thiên thánh bất tri. Mai tự kỷ chi phong quang, phụ tiền hiền chi đồ triệt. Đề biều nhập thị, sách trượng hoàn gia. Tửu tứ ngư hàng, hóa lệnh thành Phật.

 

Diễn ư:

Cửa sài khép kín, dẫu ngh́n vị thánh nhân tài giỏi cũng không biết bên trong có ǵ. Dấu cái sáng đẹp của cá tính con người ḿnh, từ khước không đi theo vết xe cũ của hiền nhân đời trước. Chỉ biết vác lè kè nậm rượu vào trong phố, xong rồi chống cây gậy đ́ về ngôi nhà nơi ḿnh ẩn dật.Cảm hóa được dân quán rượu hàng cá, giúp tất cả bọn họ thành Phật.

 

Phụ chú:

Nhập triền thùy thủ: Đi loanh quoanh trong phố chợ, hai tay buông thơng, dáng thong dong. Ở giữa đám đông mà không làm ǵ cả. Ư nói có thái độ vô vi. “Thùy thủ” là chữ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển 2 nói về thái độ của Phật. Lời b́nh về tắc thứ 2 của Bích Nham Lục cũng tả cảnh “ngũ tổ tiên sư thường thơng tay vào chợ để giảng đạo”, giống như người câu cá mà dùng lưỡi câu thẳng, và đó là phương pháp giáo hóa tối cao. Chữ “nhập triền thùy thủ” xuất hiện sớm nhất có lẽ trong Tổ Đường Tập quyển 2, qua bài tán của Tịnh Tu Thiền Sư ở chương Ám Dạ Đa. Thập Huyền Đàm của Đồng An, mục Hồi Cơ, cũng thấy viết: “Phi mao tải giác nhập triền lai” (Khoác lông đội sừng đi vào phố), nhưng đó là nói về chuyện sinh ra làm thân trâu.

Sài môn độc yểm…: Thơ Đổ Phủ, bài Nam lân 南隣 (Hàng xóm phía nam) có câu:

Bạch sa thúy trúc giang thôn mộ,
Tương đối sài môn nguyệt sắc tân.

白 砂 翠 竹 江 村 暮
相 対 柴 門 月 色 新 

(Trúc xanh cát bạc làng sông nước
Cửa củi chiều hôm ánh nguyệt tươi)

là một câu thơ hay có chữ “sài môn”. Do đó ở Nhật, đời Edo, thường có tranh thủy mặc với đề tài “Sài môn tân nguyệt”. Ngày nay người ta vẫn dùng để chỉ chỗ ở hay tâm trạng của người ở ẩn. Thiên thánh bất tri: Ngh́n vị thánh (tài giỏi) cũng không ḍ được tâm cảnh của ḿnh v́ ḿnh sống khép kín, hoàn toàn vô vi. Truyền Đăng Lục quyển 11, chương Hương Nghiêm (Trí Nhàn) có câu: “Vạn cơ hưu băi, thiên thánh bất huề”.

Mai tự kỷ chi phong quang...: Cất giấu phong cách của ḿnh và không đi theo vết xe cũ của những hiền giả ngày xưa, Phụ tiên hiền nhi đồ triệt: đă được nhắc tới trong lời b́nh của tắc 2 Bích Nham Lục: “Đồng đồ bất đồng triệt” (Chung đường nhưng khác vết bánh xe). Có thể hiểu là nếu đóng cửa làm xe, ra bên ngoài th́ bánh xe ḿnh sẽ phải rập vào bánh xe người (hợp triệt), nay đóng cửa chẳng làm ǵ th́ không phải đi vào vết bánh xe ai. Giống như chuyện Lục Kinh (Dịch, Thi, Thư, Xuân Thu, Lễ, Nhạc) chỉ là đôi dép mục của tiên vương (như Trang Tử có lần nói).

Đề biều nhập thị: H́nh ảnh tượng trưng cho cuộc sống của người đi ẩn là cắp kè kè bầu rượu đi lang thang trong chợ. Toàn Đường Văn quyển 31 liên quan đến Hứa Tuyên B́nh, người ở Tân An, lập am ẩn cư trong Thành Dương Sơn. Họ Hứa sáng sớm đi kiếm củi, đem vào chợ bán rồi chiều đến, mua rượu mang về nhà Nếu có ai bên đường hỏi đi về đâu th́ cứ nhắm chỗ núi non xanh như bức b́nh phong (thúy vi) có mây trắng mà vào. 

Tửu tứ ngư hàng…: Người trần tục thế gian như dân trong chỗ hàng rượu hàng cá cũng có thể được độ thành Phật. Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận đoạn thứ 52 có nói đến hai vị Chí pháp sư và Duyên pháp sư đối đáp ở đồ nhi hàng tức tiệm bán thịt, c̣n tắc thứ 67 trong Bích Nham Lục lại nhắc đến Phó Đại Sĩ, một người bán cá mà biết giảng kinh (hoặc giả ông là một nhà sư mà vờ đi bán cá trong chợ để giảng đạo cho người đời).

 

Tụng của Khuếch Am Tắc Ḥa Thượng:

Lộ hung tiển túc nhập triền lai,
Mạt thổ đồ hôi tiếu măn tai.
Bất dụng thần tiên chân bí quyết,
Trực giao khô mộc phóng hoa khai. 

露 胸 跣 足 入 鄽 来
抹 土 塗 灰 笑 満 腮
不 用 神 仙 真 秘 訣
直 教 枯 木 放 花 開
 

(Ngực phanh chân đất, chợ đi vô,
Thân gầy lem luốc, cười hô hô,
Dù không mượn phép mầu tiên thánh,
Nở được hoa từ khúc củi khô)     

 

Họa của Thạch Cổ Di Ḥa Thượng:

Giả hán thân tùng dị loại lai,
Phân minh mă diện dữ lư tai.
Nhất huy thiết bổng như phong tật,
Vạn hộ thiên môn tận kích khai.

者 漢 親 従 異 類 来
分 明 馬 面 与 驢 腮
壱 揮 銕 棒 如 風 疾
萬 戸 千 門 盡 撃 開
 

(Gă ấy về từ cơi súc sanh,
Tai lừa mặt ngựa đă rành rành.
Khi hươi gậy sắt như cơn lốc.
Cửa khép muôn nhà sẽ mở banh)

 

Lại họa của Hoại Nạp Liên Ḥa Thượng

Tụ lư kim chùy phách diện lai,
Hồ ngôn Hán ngữ tiếu doanh tai.
Tương phùng nhược giải bất tương thức,
Lâu các môn đ́nh bát tự khai. 

袖 裏 金 鎚 劈 面 来
胡 言 漢 語 笑 盈
 
相 逢 若 解 不 相 識
楼 閣 門 庭 八 字 開
 

(Áo bọc chùy vàng bửa mặt ai,
Líu lo Hồ Hán, cười tận tai.
Gặp nhau nếu đúng không quen biết,
Sẽ mở toang lầu đón đến chơi.) 

 

Phụ chú

Lộ hung tiển túc: H́nh dáng bần cùng. H́nh ảnh lúc Thích Ca ra khỏi núi. Có người hỏi Ngũ Tổ Pháp Diễn Phật là người như thế nào th́ ông ví von rằng: “Đó là anh chàng tu khổ hạnh 6 năm ở Tuyết Sơn, gầy rạc ḷi cả xương sườn, móng tay móng chân mọc dài như muông thú”

Mạt thổ đồ hôi: H́nh ảnh ông sư áo vải (bố y ḥa thượng) ḿnh mẩy lem luốc bụi đất tro than trong xóm chợ.

Thần tiên chân bí quyết…: Bạch Vân Quảng Lục quyển 1 có nói đến cách sống của thần tiên ví dụ như “không sống ở chỗ người khác sống, không đi về nơi người khác đi, chỗ ít th́ giảm đi, chỗ nhiều lại thêm vào vv…”, ư nói làm ngược ngạo với người thường. Thế nhưng tác giả lại cho thấy giờ đây những bí quyết ấy thảy đều vô dụng.

Trực giao khô mộc: Trực = chỉ là. Không cần dùng phép mầu của thần tiên, chỉ cần làm cho cây khô nở hoa thôi. Ư giống với câu “phụ tiên hiền chi đồ triệt” (không theo vết bánh xe người đi trước). Trước ngữ của tắc thứ 2 Khô mộc long ngâm tiêu vị càn (Tiếng rồng ngâm trong bộng cây khô vẫn c̣n ngân nga) trong Bích Nham Lục có câu: “Khô mộc tái sinh hoa”. Nhân Thiên Nhăn Mục quyển 3 chép lời tựa của Đan Hà Tử Thuần như sau: “Toàn thể tức dụng, khô mộc hoa khai. Toàn dụng tức chân, phương tùng bất lệ”. Nguyên lai, trong Kinh Dịch quẻ 95 Đại Quá có lời bàn rằng nếu nguyên khí quá sung măn th́ cây khô cũng ra hoa.

Giả hán thân tùng…:Anh chàng mang h́nh dáng thú vật kỳ dị (súc sinh) nay trở lại làm người. Trước kia vốn không phải là dị loại nhưng thành ra như vậy mà thôi. Thân có nghĩa là chính ḿnh. Câu này như có dính dấp gần xa với thuyết “dị loại trung hành” (thú vật h́nh thù kỳ lạ cũng có Phật tính) của Nam Tuyền, Dược Sơn và Tào Sơn

Phân minh mă diện: Mặt ngựa tai lừa là tướng của dị loại (súc sinh).Phân minh ư nói chứng cứ rành rành.

Nhất huy thiết bổng: Gậy sắt, dụng cụ của ngục tốt. Thủ Lăng Nghiêm Kinh chép: Vong giả thần chức, đại thiết kiến thành. Hỏa xà hỏa cẩu, hổ lang sư tử, ngưu đầu ngục tốt, mă đầu la sát, thủ chấp thương mâu, thành môn khu nhập, hướng vô gian ngục.

Kim chùy: Theo sách Trang Tử, Ngoại Vật biên th́ đó là cái chùy vàng nho nhỏ của bọn ăn trộm mồ mả, dùng để cạy miệng người chết lấy ngọc họ đang ngậm.

Phách diện lai: Bửa mặt, đập vỡ mặt. Xem bài tụng tắc thứ 9 của Bích Nham Lục: “Cú lư tŕnh cơ, phách diện lai” tức là hỏi một câu thẳng thừng (phách diện lai = đập vỡ mặt) nhưng đằng sâu câu đó (cú lư) có ngầm chứa ư nghĩa sâu sắc (cơ quan). Trong lời b́nh có nói chuyện một kẻ ngoại đạo nắm con chim sẻ trong bàn tay, t́m đến hỏi Phật xem ngài có biết là nó c̣n sống hay đă chết.

Hồ ngôn Hán ngữ: Tiếng Trung Quốc do người ngoại quốc nói. Ư nói ăn nói líu lo khiến người nghe cho không biết ở đâu đến. Nghĩa là kẻ vừa mang h́nh ảnh của Thích Ca (Hồ) lẫn Bố Đại (Hán). Bố Đại là một nhà sư đời Ngũ Đại theo truyền thuyết luôn luôn xách trên vai một cái túi lớn và có hành tung kỳ dị.

Tương phùng nhược giải: Đă thấy một lần trong bài tụng của Hoại Nạp ở chương 3 Kiến ngưu. Giải hiểu như năng (có thể), khi có một chữ với ư phủ định theo sau th́ nghĩa mạnh lên hơn nhiều. Thức có nghĩa quen mặt. Ư nói tuy không biết tên (v́ là ngoại quốc) nhưng chắc chắn là người quen cũ.

Lâu các môn đ́nh: Kinh Hoa Nghiêm phẩm Nhập Pháp Giới chép chuyện Thiện Tài đồng tử đến thăm 52 người thiện trí thức ở vùng biển nam, có đến chỗ cuối cùng gọi là lầu thành Di Lặc (cơi Cực Lạc). Thiện Tài bắn ra một viên đạn, cửa bèn mở ra từ bên trong.

 

Lời bàn của Yanagida Seizan:

Nhập triền có nghĩa đi vào trong phố, trong xóm chợ. Thùy thủ là buông thơng hai tay, không làm điều ǵ cả. Ngày xưa, đời vua Nghiêu trị v́, suốt 50 năm, thiên hạ được yên ổn mà chính nhà vua cũng không hiểu tại sao. Hỏi hết tả hữu lại hỏi từ người trong triều đến ngoài nội, chẳng ai trả lời nổi. Do đó, vua mới vi hành nơi dân gian,  nghe được đám con nít hát khúc đồng dao ư nói v́ nhà vua đức độ trung chính nên dân chúng tự nhiên theo về. Sau đó, vua lại gặp một lăo già miệng ngậm vú, tay vỗ bụng, lại đánh vào cái vại đất (kích nhưỡng) mà hát, rằng ḿnh lúc mặt trời mọc th́ đi làm, lúc chiều xuống lại về ngủ, múc nước giếng uống, cày thửa ruộng ăn, không dính líu ǵ đến bậc đế vương. Đây có lẽ là ư nghĩa đầu tiên của chuyện “nhập triền thùy thủ”.

Xưa nay, những lời giải thích về Nhập triền thùy thủ đều hơi khác với câu chuyện kể trên và có khuynh hướng nhấn mạnh đến việc “hạ hóa chúng sinh” tức giáo hóa người khác (ở phía dưới) sau khi ḿnh đă ngộ đạo. Tuy nhiên, cái đặc sắc của Khuếch Am có lẽ nằm ở chương 10 Nhập triền thùy thủ này. Nói cách khác, về phương cách đột phá sự hạn chế của việc cứu độ trực tiếp chúng sinh, ông đă mượn lời Huyền Sa Sư Bị để tŕnh bày minh bạch trong chương 9 Phản bản hoàn nguyên rồi. Điều thích thú của chương 10 là nó tŕnh bày cuộc du hóa (ngao du và giáo hóa) không mục đích của bậc si thánh (bậc thánh nhân ngu ngốc), vốn đi xa hơn thiện chí và hành động có ư thức ở mức độ con người (nhân vi).

Nguyên lai, bốn chữ “lộ hung tiển túc” (ngực phanh chân trần) trong câu đầu bài tụng của Khuếch Am là h́nh ảnh của Đức Phật khi ra khỏi núi (xuất sơn Phật). Tương truyền Đức Phật mệt mỏi sau 6 năm tu hành trên ngọn Tuyết Sơn mới xuống núi, lúc đó người đă gầy g̣, ngực trần trơ xương, râu tóc rồi bù, áo mặc rách nát. Lư do ngài hạ sơn không biết có phải để tiếp tục tu hành hay để cứu độ chúng sanh, điều đó th́ có lắm lối giải thích. Chỉ biết chắc rằng là nhờ đó mà Phật giáo mới có thể bắt đầu.

Thế nhưng, ta có thể tưởng tượng Khuếch Am đă chập lên h́nh ảnh của xuất sơn Phật h́nh ảnh của vị ḥa thượng Trung Quốc nổi danh là Bố Đại[1]. Nhân vật trong tranh rơ ràng là Bố Đại. Tên gọi “du hóa si thánh” trỏ ông ấy đấy. Là một nhân vật lịch sử sinh ra vào thời Ngũ Đại, thật ra không cách xa Khuếch Am bao nhiêu nhưng tự hồi đầu đời Tống, h́nh ảnh của ông đă đầy màu sắc thần thoại. Không những mọi người kính trọng xem ông như Phật Di Lặc hóa thân mà c̣n đem h́nh tượng ông làm đề tài cho nhiều bức tranh thủy mặc và thi kệ. Như vậy, Thập Ngưu Đồ đă thực sự thành h́nh và chấm dứt với h́nh ảnh của Bố Đại.

Thế nhưng chẳng phải đức Di Lặc ở trên trời hạ xuống hoàn thành lời di huấn của Thích Ca, cũng chẳng phải vị thần muốn làm tốt đẹp cuộc đời như Bố Đại là người quan trọng hơn hết đối với Khuếch Am. Nhân vật mà tác giả Thập Ngưu Đồ đặt vào đó niềm tin tuyệt đối chính là con người ẩn dật giữa nơi chợ búa (đại ẩn). Trung Quốc từ xưa đă có truyền thống kính trọng người ẩn dật ở giữa chợ búa. Bay giờ sự kính trọng ấy đă chuyển qua con người đi ḷng ṿng trong cơi lục đạo, chuyển sinh thành những vật dị loại nhưng lại có khả năng giáo hóa. Mặt mũi bôi bết lem luốc, kẻ ấy không đơn thuần thuộc hàng ẩn sĩ vốn có xưa nay. Nếu đối thoại với hắn, hắn sẽ không hiểu ǵ ngoài tiếng của giống lừa. Con người đă thành bệnh nhân bị một lượt ba chứng mù-câm-điếc đang đi t́m một ngôn ngữ đối thoại mới hằng ngày. Có lẽ ngoài tiếng thôn ca của lăo tiều và khúc sáo đồng dao của trẻ chăn trâu, không thể có tiếng nào khác thích hợp hơn.   

Ngoài ra, như đă nói ở trên, trong ấn bản của Đại học Tenri, dù là do ngẫu nhiên đi nữa, bối cảnh bao quanh cái ṿng tṛn gọi là viên tướng ở bức tranh thứ 10 lần đầu tiên không có màu đen giống các bức từ 1 đến 9 nữa mà trở thành trắng (như bị bóc ra khỏi bức tranh). Đó là một chi tiết rất thú vị. Phải nói ít nhất h́nh ảnh song vắng (hư song) bên trong am của bức thứ 8 và thứ 9 đă được giải tỏa nơi đây với sự xuất hiện của cảnh sắc bên ngoài am.Chỉ trong bức tranh thứ 10, thực cảnh bên ngoài mới hiện ra. Bố Đại có mặt ở trong thế giới nơi mà “thủy tự mang mang hoa tự hồng”. Đó không phải là sự khai sinh của một thế giới mới hay sao? Sở dĩ lần đầu tiên mà nó có được là nhờ ở “si thánh” vậy.


 

[1] Một biết thêm về hành tung của Bố Đại qua những giai thoại, xin xem thêm trong Từ Điển Phật Học nhóm Đạo Uyển, trang 85).