Thử tìm một giải pháp khác khi giới thiệu dòng thơ cổ của tiền nhân

Laiquangnam

-o0o0o-

I-Tổng quan

II-Trường hợp thứ nhất , bài thơ danh tác : Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan .

III-Trường hợp thứ hai ,bài thi kệ danh tác : Ngôn hoài  của Không Lộ thiền sư

I-Tổng quan

Lạc Việt là một dân tộc thông minh, là sắc dân duy nhất trong dòng Bách Việt chận đường tiến về phía nam của Hán tộc. Việt là Việt, Hán là Hán, Tàu là Tàu. Lạc Việt có một sắc thái rất riêng, có một gien đặc biệt thế nên họ không hề cam tâm chịu khum mình để mong được đồng hóa, để mong có được một sự yên thân đầy ô nhục như người Sở, người Việt Đông, cháu con của Việt Câu Tiển thời chiến quốc bên Tàu. Các dân tộc vừa kể cùng 99 dòng Việt khác đã vong quốc từ bao đời nay. Trong kho tàng văn minh nhân loại, dân Lạc Việt đã có các phẩm vật vô cùng quý giá do tiền nhân họ để lại. Đoạn Trường Tân Thanh, Bộ Bài Tới Quảng Nam và nhiều báu vật đang tiềm ẩn khác nữa sẽ lần lượt xuất hiện sau khi "nó" được tẩy xóa thật sạch sẽ mọi sự nhiễm bẩn vì người "Hántộc rảy mực lên lýlịch" của nó. Do vì lệ thuộc chặt vào chữ viết của người cai trị mình trong hàng ngàn năm, người ĐượcHọcHành mà phần lớn sinh trước thế kỷ thứ 20 chỉ có mỗi nguồn sách vở do người Tàu cung cấp. Như con ngựa bị bịt mắt, họ chỉ thấy mỗi nền văn hóa Hán tộc. Họ bất chấp sự thật bày ra trước mắt, dẫu biết rằng dân tộc Việt đã có một nền Văn hóa rất riêng được tạo thành trong suốt 500 năm độc lập kể từ ngày chiến thắng Bạch Đằng. 500 năm văn hóa nay đã hầu như bị mất sạch khi dân tộc này bị 20 năm Minh thuộc. Khi mở cửa kho văn hóa Việt; nhiều báu vật tạm thời bám bụi vì phải chờ được người giải mã; nhiều người Việt ngày nay nhắm mắt dùng bừa thủ pháp Ngụy biện" lá bùa" Quy Hán (1) để giải quyết. Sự quy Hán với thủ pháp Ngụy biện" lá bùa" Hán tộc nay được đem áp lên các bài cổ văn của dân Lạc Việt lại được các phương tiện truyền thông đại chúng hổ trợ. Tại sao lại ra nông nỗi này?. Một trong các nguyên nhân gần là người giới thiệu bản văn F2 (2 ) quá kém, hoặc là bộ môn giảng văn Việt về các thơ văn cổ của tiền nhân ta hiện nay chưa phát triển đúng tầm với sức học của họ, thế nên các bản văn F2 không đa dạng. Mỗi bản văn F2 chính là một bài giảng văn của một người bình giảng dấu mặt.Giáo sư Thạch Trung Giả viết trong tập sách Giáo trình Văn học Phân tích Toàn thư cho SVĐHSP VẠN HẠNH trước 75 về vai trò giảng văn như sau:

"THIẾU GIẢNG VĂN, MỌI MÔN CỦA VĂN HỌC THÀNH TRỐNG RỖNG. Giảng văn làm khởi điềm cho tất cả. Không có bài lý thuyết nào thay được việc trực tiếp với tác phẩm cũng như không có thứ nhạc học nào thay cho những bản nhạc của những tay thầy - nó chính là dẫn chứng linh động cho lý thuyết, nó chính là vật liệu để kiến trúc thành những bài nghị luận văn chương về một tác giả, một thời đại tức là văn học sử. Giáo sư Daniel Mornet trường Đại học Sorbonne, đã nhận xét rằng thí sinh cử nhân không sợ những bài nghị luận tràng giang về một trào lưu văn học bằng một bài bắt phân tích một đoạn thi văn. Một cựu sinh viên trường Văn Khoa Đại Học Việt Nam bây giờ là Hiệu trưởng một trường Trung học có kể lại một kỳ thi lấy chứng chỉ cử nhân mà hàng trăm sinh viên cắn bút trước một bài đoản thi 4 câu - chỉ vài người giải nổi.

Giảng văn làm khởi điểm cho tất cả, một công trình khảo cứu văn học lớn nhỏ thiếu yếu tố này chẳng khác gì lâu đài hàng mã - và chính tôi cũng nhiều lần đỏ mặt trước những bộ phê bình văn học đồ sộ mà tác giả thiếu căn bản giảng văn. Những cái nhìn bao quát về những thời đại, những trào lưu văn học có bề ngoài như cao rộng, nhưng thực chất trống rỗng, có khi còn giả trá vì tác giả chẳng những đọc vội bản văn mà còn thiếu thanh liêm đến mực nhặt nhạnh những nhận xét cùa người khác, nhặt nhạnh quá nhiều, thay cho việc đọc sách của chính mình chẳng khác gì người viết du ký bằng tưởng tượng, hay thằng lùn làm xiếc, đứng sau đám đông cũng bắt chước vỗ tay hầu la ó. "

Trong một đoạn khác giáo sư Thạch Trung Giả viết tiếp

"LUẬT DARMESTETER : NGÔN NGỮ SINH HÓA

......" chúng tôi chỉ cần nhấn mạnh vào một điểm này, là sự biến nghĩa theo thời đại, theo tác giả, theo vị trí lời văn....." Nhà ngôn ngữ học Darmesteter phát biều một định luật là : "Ngôn ngữ có sinh hóa như một sinh vật. Nếu một sinh vật trải qua 3 thời kỳ ấu trĩ, trưởng thành, lão suy thì ngôn ngữ cũng có 3 thời kỳ : thô sơ với một vài nghĩa, phong phú với nhiều nghĩa tế nhị và cuối cùng mất hẳn nghĩa sâu xa chính yếu."

- Vài định nghĩa ban đầu : Nguyên tác, bản văn F1 và bản văn F2.

Nguyên tác là bản văn gốc do chính tác giả công bố. Bản văn này được gọi là bản văn F1. F1 có thể là bản văn phiên âm từ thứ chữ Hán sang Hán Việt bằng chữ quốc ngữ, hay F1 là một bản văn chuyển từ ký tự "chữ nôm" sang "chữ quốc ngữ" ngày nay.

Dòng thơ thất ngôn bát cú viết bằng chữ Nôm của ta và thơ chữ Hán của Tàu đều không có sự can thiệp dấu chấm câu như thứ chữ quốc ngữ của chúng ta hiện nay. Trong mạch văn thơ thất ngôn bát cú của Tàu và của ta xưa kia đều không có dấu chấm câu. Hết một ý thì làm dấu khoen tròn ngay sau đó. Khi chuyển F1 sang chữ chữ quốc ngữ, người giới thiệu đã đưa thêm vào đây các dấu chấm câu của Phương Tây, lúc này bản văn F1 đã biến thành bản văn F2. Tùy người giới thiệu khác nhau mà ta có những bản văn F2 khác nhau. Các bản dịch thơ sang Việt ngữ từ các bài thơ bằng chữ Hán của tiền nhân đều được xem như là các bản văn F2.

Người đang đọc một văn bản F2 chắc chắn bị một tư tưởng vô hình hướng dẫn, họ bị người giới thiệu áp vào đấy một cách hiểu bản văn F1 theo ý họ. Tùy theo kiến văn và độ nghiêm túc khi làm việc của người giới thiệu mà ta có bản văn F2 tốt hay xấu với 11 dấu chấm câu mà họ có thể xử dụng. Từ bấy lâu nay, nhiều người trong chúng ta đọc bản văn F2 mà tưởng chừng như mình đang đọc bản văn F1. Tầm tác động từ văn bản F2 áp lên người đọc cuối, khiến cho họ có được sư tiếp cận hoặc là tốt hơn hoặc là xấu hơn so với với bản văn F1 của chính người sáng tác .

Có hai trường hợp xảy ra khi "ai đó "cho ra bản văn F2. Người đón nhận nó có sự phản hồi hoặc là tích cực hoặc là tiêu cực. Có lẽ trong tâm thức của mọi người Việt đang làm công việc quảng bá "tư tưởng Việt " đều mang mối ưu tư là làm sao thể hiện được một cách tốt nhất, chía sẻ ý tưởng lẫn tư tưởng của tiền nhân ta, sao cho nhanh nhất, không gây ra bất cứ một sự ngộ nhận nào một cách tốt nhất. Tư tưởng trong văn bản xưa F1 có thể có nhiều rối rắm, nhiều ẩn dụ khó hiểu do bởi sự cản trở của ngôn từ cổ đa nghĩa lẫn ý tưởng ẩn dụ hàm súc chứa trong từng câu thơ F1. Người giới thiệu thơ tiền nhân ta ngày nay làm tốt hơn người xưa nhờ họ có được công cụ chấm câu phức tạp. Mỗi người đều có thể đưa ra một văn bản F2 , thể hiện ít ra là một góc khuất mà F1 không hé lộ ra , giúp tiết kiệm thời gian cho người có nhu cầu chia sẻ. Một văn bản F2 thật tốt sẽ hổ trợ F1. Chắc chắn F2 sẽ gây được phấn khích mới cho người đọc. Việc làm này dẫn đến một hệ quả, ít ra F2 cũng đem đến cho các em học sinh ở bậc học phổ thông hiện nay chuyển biến từ một lòng yêu mến thơ tiền nhân và sau cùng tiến đến bảo vệ tư tưởng mà dòng thơ cổ văn của tiền nhân ta đã thể hiện. Đó là cái nền tối cần thiết trước khi các em học sinh này tiếp cận với 15 bài thơ Đường của Hán tộc mà học sinh lớp 7 và lớp 10 phải học khi còn ngồi ở trường Phổ thông hiện nay. Không làm như thế thì những viên ngọc quý giá này sẽ bị đào thải, sẽ bị méo mó trước sức tấn công của dòng thơ Đường như thế hệ chúng tôi đã từng "cay đắng" trãi qua trước đó. "cácthầy' tôi với thuộc tính quy Hán tộc,"thơ Đường, đội Hán trên đầu, cácthầy đâu biết còn lâu mới bằng"

Vậy sẽ có nhiều văn bản F2 từ một văn bản F1 duy nhất xuất hiện. Càng nhiều F2 càng tốt. Một văn bản F2 là một bài giảng văn có mức quảng bá tư tưởng tiền nhân khá tốt. Không có giảng văn hổ trợ thì một bản văn F1 cho dù có hay cũng có khi bị "bụi thời gian làm lu mờ và tạo ra rào cản ,sự ngán ngại " . F1 sẽ không biến mất vì sự quên lãng do cuộc sống cơm áo gạo tiền khắc nghiệt hiện nay khi có F2 song hành. 

*
* *
I - Tổng quan ( Vài định nghĩa ban đầu : Nguyên tác, bản văn F1 và bản văn F2)

II -Trường hợp thứ nhất, những gì xảy ra trên bài thơ danh tác: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan :
. a ) Bản kê các văn bản F1 và F2
. b ) Giải mã bài thơ Qua Đèo Ngang
. c ) Chim Quốc trong tâm thức người Hán & người Việt

III-Trường hợp thứ hai ,bài thơ di sản chữ Hán "Ngôn hoài"  của Không Lộ thiền sư (?-1119) 

 . a) Phần I - Đi tìm văn bản Ngôn Hoài thư quy 

 . b) Phần II - Truyện Không Lộ trong Lĩnh Nam Chích Quái (trong này có phần đối chiếu với Câu chuyện của Lý Cao và cao tăng Duy Nghiễm) 

. c) Phần III - Dàn Đồng Ca đã vu cáo Không Lộ Thiền sư như thế nào ? ( trong phần này có phần các biện giải kháng cự và lời có cánh của các Giáo sư đầu ngành)
- III A
- III B

 d) Phần IV - Giải mã "mật ngữ" trong thi kệ Ngôn Hoài của Không Lộ thiền sư.
- Đoạn thứ nhất , Dẫn nhập và tâm tình
- Đoạn thứ hai , "thuật ngữ của người xưa" 
- Đoạn thứ ba , bài pháp thoại của Không Lộ thiền sư mà Lĩnh Nam Chích Quái đấu kín