10.Áo bà ba, 
nón lá khăn rằn
Trên các con đường đất Việt, nếu ở thành Huế miền Trung các chàng trai chạy thẻo các tà áo dài trắng hay tím thướt tha phấp phới dưới mái tóc thề có khi ẩn giấu sau chiếc nón bài thơ tình tứ; các liền anh miền Bắc sông Hồng tuy mất đi ít nhiều, vẫn còn mộng mơ trước chiếc áo tứ thân đủ màu điểm thêm chiếc khăn mỏ quạ đen từ thưở thờ chim, chiếc nón quai thai Trung Đại tròn trắng mang trên vai; các thanh niên miền Nam đồng bằng sông Cửu Long không dừng thèm ngắm những chiếc áo bà ba đủ màu, đủ kiểu dù đều là xuất thân tự chíếc áo ngắn, áo cụt kết hợp với chiếc quần dài làm thành y phục phụ nữ từ thế kỷ XVIII, dần dần cải tiến với chiếc nón lá và chiếc khằn rằn thành bộ y phục thông dụng ngày nay.
Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm.
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ đến mong manh.
Nón lá đội nghiêng coi thường con sống dữ.
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời.
                    Trần Thiện Thanh (Chiếc áo bà ba)
Vừa nói lên vẻ đẹp tâm hồn, nét tinh hoa mộc mạc, đằm thắm của người phụ nữ miền Nam, chiếc áo bà ba biểu hiện một sức sống lao lực, chèo thuyền, gặt hái, lái đò, gánh vác cũng như chỉ huy một đơn vị quân đội, điều khiển môt cuôc đàm phán chính trị cao cấp. Trong các trường hợp cần thiết nầy, áo bà ba tạm thời nhường chồ cho chiếc áo dài bất di bất dịch, tuy tôi nghỉ nó vẫn còn chỗ đứng trong một hội trường nếu các bà quyết liệt tranh thủ. Trong các cuộc diễu hành giới thiệu cần thủ trên sân vận động, quốc phục là những điểm quốc gia thể hiện qua các màu sắc rực rỡ nhưng bất tất phải là những tà áo dài tha thướt trong gió mà tôi nghĩ các bộ áo bà ba ngắn gọn đủ màu bó bọc một thân thể chắc nịch biểu trưng rõ ràng và đúng mức người phụ nữ Việt Nam rường cột của gia đình.

Áo bà ba từ đâu mà lại ? Nếu áo tứ thân thu gọn từ chiếc áo giao lãnh đã thấy trên trống đồng từ thuở Đông Sơn, tà áo dài cùng có thể bắt nguồn từ cùng chiếc áo giao lành phổ biến dười các triều Lý-Trần-Lê, sửa đổi qua thời Nguyền Phúc Khoát, có khả năng phát triển theo các mẫu áo Chàm láng diềng. Có nhiều nhà viết sử tin áo bà ba phát xuất từ kiểu áo cứng người Hoa lao động hay của sắc tộc Bà Ba tức là người Mã Lai lai Trung Hoa sống trên đảo Pinang thuộc Malaysia ngày ngay hay, chính xác hơn, của hậu duệ Baba-Nyonya người Hoa kiều nhập cư. Nói cho đúng Baba-Nyonya không phải tên một sắc tộc mà là tên một tiếng nói, Baba có nghĩa đàn ông, Nyonya chỉ định đàn bà trên đảo Penang. Ngày nay, nếu ở miền Kinh còn có tên áo cánh, áo cụt, người Peranakan gọi kekaya encum một loại áo gần giống áo bà ba, encum có nghĩa phụ nữ. Nói chung, áo bà ba qua giao lưu văn hóa có thể bị ảnh hưởng Peranakan nhưng cũng có thể là từ áo giao lảnh cắt ngắn. Lúc ban đầu, áo bà ba của các bà không có túi, dần dần thêm hai túi to để di chuyển đồ vật trên một chiếc áo bà ba cải biên, ngắn tay, ngắn thân, xem như là một áo lót còn gọi áo túi hay áo bà ba trong. Có áo trong tất nhiên có một áo bà ba ngoài, không túi, dần dần không được còn dùng nữa. Đàn ông bận áo lá tương đương với áo túi đàn bà, thêm hai túi bên bụng, cũng dần dần bị bỏ quên tuy có cải biến : thêm túi, xẻ hai bên hông cho thoải mái... Đối chọi với áo nam nhi màu trắng,màu xám tro cục mịch, các cô các bà chọn những màu nhẹ như màu mạ non, xanh lơ nhat, hồng, trên những chất liệu vải tương đối đắt tiền hơn như the, lụa, xa tanh nếu không dùng vải lụa tơ tằm nội địa. 

Thương  rồi chiếc  áo  bà  ba
Quê mùa: thiếu  vẻ  kiêu  sa  nhà  giàu
Dịu  dàng  mộc mạc  làm  sao
Vải rẻ,  công nhẹ, ít hao tốn  tiền  !
                    Hoành Châu
Như vậy áo bà ba được mọi người mặc, không phân biệt trai gái trong nhiều dịp. Đi làm ngoài đồng ruộng, lấm lem bùn lầy thì áo quần vải mộc, vải sợi thô thiển nhuộm màu đen xẩm, giữ sạch được lâu và dễ giặt, mau khô. Áo mặc chung với quần trắng hay đen, đầu đội nón lá, vai khoát khăn rằn. Trên đất nước ta,trước khi các loại mủ gọn ghẽ che đầu được thanh niên trai trẻ chú trọng vì thuận lợi, các chiếc nón lá rẻ tiền, tuy kềnh càng, được mọi người thông dụng khắp nơi. Ở đâu cũng có, chế tạo ngay tại chỗ, nón lá thông hơi, không bịt kín đầu óc, không níu giữ mồ hôi, giải quyết tự nhiên một vấn đề vệ sinh không cần đặt ra. Ngoài ra, khi nghỉ dưới gốc cây có thể ngồi trên nón lật ngược; khi trời quá nóng, nón lá thay quạt thổi gió; khi qua đò khát nước có thể dùng nón múc nước dưới sông;... khi bị (được) chàng trai không ngớt nhìn ngó, nón lá là cái bình phong che khuất đôi mắt (có khi) sỗ sàng. Mấy cô gái Huế có khi vừa khủc khích cười vừa kể chuyện các cô thường cho chui một lỗ nhỏ trên chóp nón, như vậy núp sau chiếc nón các cô mặc sức quan sát chàng trai cùng đi chuyến đò. Đi đôi với chíếc nón lá là cái khăn rằn phổ biến qua các cô các chú bộ đội ở trên khu về hay mọi nơi bên Campuchia. Được người Khơme hay nhiều bản tộc đồng bằng sông Cửu Long sử dụng từ lâu đời, chiếc khăn rằn giản tiện có hình một chữ nhật dài khoảng 1,2m, rộng 40-50cm, họa tiết trang trì là những ô vuông trắng đen hay trắng nâu xen kẻ. Nếu các cô gái Huế đài các trong chiếc áo dài tha thướt, sau chiếc nón bài thơ mộng mơ, các cô thôn nữ Nam Bộ mộc mạc trong chiếc áo bà ba ngắn gọn cùng chiếc khăn rằn choàng cổ.
Ai phơi lố áo bà ba
Ba mươi sáu vạt mượt mà làm duyên
Mười hai chiếc cổ trái tim
Mở ra khép lại đón tìm nắng rơi
                    Trần Kiều Bạc (Tháng tư, gặp lại áo bà ba)

Trước kia chiếc khăn rằn chỉ là một vật trang trí, nam nhi quấn khăn quanh trán, phụ nữ quàng vào cổ để lau mồ hôi, cản nước rơi vào mắt . Dần dần trong đà tiến triển văn hóa trang phục, khăn rằn trở nên một nét duyên dáng của phụ nữ miền Nam. Áo rộng, cổ tay. 3cm có 3 hàng nút, thân áo xẻ giữa 5-6 nút, khuy cài nàm ngang, 3 túi. Nút đồng, nút xương tròn khuy dài, thay qua nút sứ trắng hoặc màu, nút nhựa. Thời xưa, dùng vải ta, khổ hẹp, vật liệu may mặc chủ yếu là vải, lụa đãi tơ tằm nội địa. Về màu sắc, thông dụng nhất là màu đen, màu nâu; khi trước còn dùng vải nội địa thì lấy lá bàng, vỏ đà, cây cóc, trái mặc dưa chua để nhuộm rồi phủ bùn để tránh thôi màu. Ngày nay, sử dụng vải ú, vải sơn đầm, vải chéo go đen, bên cạnh vật liệu thiên nhiên còn phải dùng hóa chất nhân tạo. Song song với cuộc sống xả hội cải tiến, ao bà ba ra khỏi kênh lạch, đồng ruộng, dấn chân vào chốn thị thành, hòa lẫn với sân khấu thời trang, pha lẫn màu sắc lòe loẹt, họa tiết ít thanh lịch. Các nhà thiết ké còn sáng tạo các kiểu chắp vai, cổ tay, cửa tay, kiểu cổ là sen cánh én, đan tôm,..dựa lên mẫu áo nước ngoài. Vai raglan may rất khít, vừa vặn với eo, tương đương vởi áo dài Lemur rất được giới trẻ ưa chuộng tuy vẫn cỏ nhiều ý kiên trái nhau. Áo bà ba dần dần pha lẫn màu sắc huy hoàng, họa tiết rồng phượng hết còn dịu dàng, lại thêu trên gấm nhung xứ nóng thay vì vải bô mềm mát, thanh mảnh kế thừa bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc điểm phương Nam là kênh rạch sông nước, nắng gió không thiếu nhưng chỉ tung nhẹ áo bà ba, eo chít, tà thấp, ngày nay áo được thiết kế vạt áo dài ra, xẻ nách cao lên làm mất nhiều vẻ e ấp hồn quê của phụ nữ Cửu Long.

Xuân về em vẫn áo bà ba. Đậm chất Miền nam : Nói thiệt mà ! Ôm nhẹ vòng eo không lơi lả. Căng tròn ngực áo khít vào da. Quê ! mà phô nét riêng tà trước. Hương gió đồng chiều nhẹ thướt tha. Nón lá nghiêng che điều điệu...
                    Hà Ngân (Áo bà ba)

Áo bà ba gỉản tiện dễ mặc, nhưng may một cái áo vừa vặn không dễ vì cơ thể phụ nữ mỗi người một khác, cũng như mặt mày không giống nhau, thể hiện ước mong của mọi cô trẻ thích được xem mình là người đẹp độc nhất. Không có cổ, áo bà ba là hai mảnh vải ghép lại với nhau: phía sau một mảnh nguyên, phía trước do hai mảnh hợp lại có dây nút bóp cài lại với nhau bó chặt cơ thể. Áo được chít eo, xẻ tà đúng mức ỏ hai bên hông, độ dài của áo chỉ trùm vừa quá mông trên chiếc quần trắng hay đen. Đấy là một dịp khác phô bày một phần cơ thể mà giới trẻ ưa thích, trái với phụ nữ lớn tuổi, nhất là ở nông thôn. Áo cách tân như vậy chưa đủ, các cô ở thị thành còn thích tay áo rộng và dài, thân áo cùng rộng hơn, gắn cườm màu sắc hoa văn rực rỡ để thêm phần sinh động. Ở đây cần có sự nhạy bén, khiếu thẩm mỹ của người thợ may vì có câu hỏi áo bà ba biến cách có còn giữ linh hồn nguyên thủy biểu hiện nét duyên dáng nhưng đồng thời mềm mại hiền thục của cô gái Cửu Long không.

Dịu dàng chiếc áo bà ba
Che nghiêng vành nón sợ da đen giòn
Đồng trưa nắng vuốt eo thon
Câu hò điệu lý vẫn còn ngân xa .....
               Vũ Trọng Tâm (Áo bà ba)
Thật vậy, những cô gái Việt Nam cũng như phụ nữ khắp thế giới, với thời gian, qua biến chuyển lịch sử, không giữ mãi mãi hình ảnh nhưng cô gái dịu dàng, kím đao năm xưa. Tôi còn nhớ mãi phim ảnh những cô gái Do Thái áo quần nai nịt gọn gàng cùng với những bạn trai xong pha chiến trận, chỉ thỉnh thoảng mới về nghỉ ngơi ỏ các nông trường tập thể kibboutz, một dịp để gặp lại người yêu. Thì đây, các cô gái Cửu Long cùng chẳng thua gì. Súng quàng vai nhưng áo bà ba luôn vẫn giữ. Những năm tranh đấu, báo chí ngoại quốc đều có đăng những hình ảnh nầy.
Những đầm sen, những dòng sông lấp lánh trăng sao, những xóm thôn đồng xanh trải rộng, nhịp cầu tre lắt lẻo dòng kênh, in dáng hình người con gái quê tôi.
Áo bà ba súng quàng vai hôm sớm ra đi, mái tóc xanh quyện hương trái ngọt, mặt mịn hoa dáng đẹp tình yêu, son sắc thuỷ chung giữ quê nhà.
Dưới đạn bom xanh xanh lúa vẫn vượt lên, ngày đêm trên khắp xóm thôn, ghi chiến công giết giặc lẫy lừng.
Đẹp thay tuổi xuân con gái quê tôi đang cùng toàn dân viết đẹp những bản anh hùng ca.
Sóng Cửu Long đã trào dâng trên khắp nơi nơi, nối tiếp nhau làng quê trỗi dậy, đồn giặc tan thắm lại màu xanh trên cánh đồng rộn vang tiếng chim ca.
Gái cùng trai lái thuyền đi sông nước reo vui, mái tóc xanh vờn trong gió lộng. Đời tự do có gì đẹp hơn, sông núi này thề giữ đến cùng.
Nắng bừng lên lung linh nét mặt làng quê, trào dâng sông nước Cửu Long, mừng chiến công thắm đượm nghĩa tình, đẹp thay tuổi xuân đi giải phóng quê hương, cây súng giữ bên mình cũng đẹp như em.
                    Huỳnh Thơ (Những cô gái sông Củu Long)

Giản dị, áo bà ba có sức thu hút và quyến rủ. Đã đi vào lịch sử, câu hát dân gian, sau nhiều đợt cải cách, canh tân, áo bà ba còn giữ nét duyên dáng, dịu dàng. Ngày nay, cứ về đồng bằng sông Cùu Long, mướn thuyền đi dọc các kênh, luồng qua các cầu ván, cầu khỉ đong đua, ngắm nhìn các cô vui tươi lượt sóng, các chàng trai nhí nhảnh đùa giởn, các cụ lão tràm ngâm trên bờ, tất cả đều bận áo bà ba, chèo xuồng ba lá tất tả ngược xuôi, khách về thăm nhà, thăm nước không khỏi khen ngợi chiếc áo thôn dã trải qua biết bao bom đạn, đang còn tồn tại trong lòng phụ nữ đất nước sông Củu Long. Dù có sự bất đồng, chiếc áo bà ba vẫn tiếp tục phát triền, thăng lên hàng thế giới: điển hình là những cuộc thi áo bà ba, cuộc bầu cử hoa hậu, những đại hội có thể cho tân tiến nêu cao một chiếc áo nguyên gốc thôn dã. ... Theo nhà văn Sơn Nam trong cuốn Văn minh miệt vườn thì chiếc áo bà ba mà người miền Nam ưa thích là vạt ngắn, không bâu... ở miệt Hậu Giang thời Pháp thuộc, cái áo dài đàn ông không được thông dụng cho lắm. Kiểu quần áo bà ba là tiện lợi nhất, đồng thời quần áo bà ba cũng tiêu biểu cho sự trang nghiêm trong giới trung lưu... Áo bà ba gọn gàng, cởi ra bận vào dễ dàng, giúp con người đi đứng khoan thai, ít câu thúc. Nếu như đàn ông lam lũ hay mặc áo bà ba đen, xám, các điền chủ giàu có thì vận bộ bà ba trắng chống gậy ba ton, thì áo bà ba của người phụ nữ miền Tây lại khá đa dạng. Thiếu nữ thích may áo cổ trái tim, có người may áo cổ cánh sen, các bà, các mẹ đứng tuổi thì thích bận áo bà ba cổ tròn cho kín đáo. Tay áo cũng có kiểu tay ngang và tay ráp lăng Áo bà ba thường bận với quần có đáy, hai ống, lưng quần cột bằng dây, sau này thì luồn dây thun,...Vải may áo bà ba lại đủ màu sắc trắng, xanh, vàng, tím, hay bông hoa sặc sỡ. Có điều người bận áo bà ba thường bận quần đen, hoặc trắng, các cô e lệ choàng thêm chiếc khăn rằn quấn cổ, mái tóc dài đen nhánh bỏ xõa đã làm xao xuyến không biết bao trai làng.

Một lần thương là thương đến trọn đời.
Dù xa rồi chuyện tình ngày xưa
Một lần thưong đến trọn đời.
Tôi vẫn thương hoài chiếc áo bà ba
                    Ðình Văn (Thương áo bà ba)

Nhá soạn giả cải lương Thanh Bình viết Áo bà ba kỉ niệm ngày thu, danh ca Minh Cảnh thể hiện để rồi mấy chục năm qua cứ mỗi lần quây quần nhấm nhi vài ly rượu đế là người ta ngẫu hứng ca khan mấy câu vọng cổ:

Anh về đây ngỡ ngàng bên lối nhỏ
Ba mươi năm trời kỉ niệm vẫn không nguôi
Chiếc áo bà ba trao em giữa ngày vui
Áo đã theo anh đi đuổi Tây, đánh Mỹ....

Áo bà ba dưới làn gió nội,
Nét duyên thầm thấp thoáng trên vai...
Thành Xô Vu Lan 2018
Mừng Tết 2019-Kỷ Hợi
ảnh internet
Ðọc thêm

-Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Bạc Liêu/Tạp chí Miền Tây, Trang phục truyền thống của người Nam Bộ, Phụ nữ Việt Nam 18.07.2017

-Mã Phi, Duyên dáng áo bà ba trong đời sống người dân Nam Bộ, Cần Thơ online

-Tin Huy, Ngắm dàn người đẹp Hoa khôi Nam Bộ trong tà áo bà ba, 14.07.2017

-Thu Hương, Lịch sử áo bà ba, Đồng Hương tiỉnh Bến Tre 16.01.2013

-HH, Hoa khôi Thúy Vi dịu dàng "hóa" thiếu nữ thôn quê, Dân Trí 29.09.2018

-Phương Giang, Hoa hậu Mỹ Linh mặc áo bà ba, tập tráng bánh ướt, New.zing.vn 12.04.2017Áo bà ba súng quàng vai hôm sớm ra đi, mái tóc xanh quyện hương trái ngọt, mặt như hoa sáng đẹp tình yêu, son sắc thủy chung giữ quê nhà
 


[ trang trước ]  /    [ trang sau]