Trở Về  ]          [ Trang chủ ]

Tài liệu tham khảo:

PHONG TRÀO TRANH ĐẤU CA

Lê Trương
Đêm 27.9.1968 là đêm hội thảo của Sinh viên Học sinh Sài gòn về chiến tranh Việt Nam. Trụ sở Sinh viên Sài gòn trở nên rộn rịp lạ thường. Họ tập trung đông đảo quanh ngọn lửa hồng. Lửa rực sáng và những người con yêu dân tộc bắt đầu thay phiên nhau bằng giọng nói đanh thép, hùng hồn tấn công những âm mưu chiến tranh diệt chủng và cơ cấu thối nát của chế độ. Những khẩu hiệu được bung ra trong những cánh tay rắn chắt. Sau đó tiếng hát trổi dậy. Họ hát Sử ca, Kháng chiến ca.

Nhưng cũng vào đêm hôm đó, một bài ca mới xuất hiện, một bài ca rất nhẹ nhàng nhưng nghe lại vô cùng chua chát, một bài ca làm rung động dư luận trong và ngoài nước với những lời như sau:

Ôi, những viên đạn đồng, thật tươi thật đỏ hồng,
Các nước bạn đồng minh tặng cho dân Việt mình.
Dân Việt cần cơm áo, bạn đồng minh hiếu thảo,
Tăng viện trợ thật cao, những viên đạn đỏ hồng.
Ôi, nhân danh Hoà Bình, ta, nước bạn đồng minh,
Xin ủng hộ hai miền những viên đạn văn minh.
(Viên đạn đồng - Miên Đức Thắng)

Link: 
http://cafevannghe.wordpress.com/2010/01/29/ca-nh%E1%BA%A1c-si-mien-d%E1%BB%A9c-th%E1%BA%AFng/

Cũng trong đêm hôm đó, một bài ca mới khác nữa xuất hiện, một bài ca hát nghe xôn xao rộn ràng trong lòng người như ta đã từng nghe những ca khúc Lên đàng, An Phú Đông, một bài ca vừa mang sức sống của dân tộc hôm nay, vừa âm hưởng nhạc cách mạng giải thực:

Ngày nao loa vang, dân xóm thôn cũng vừa lên đường,
Đời không yên vui nên rừng hoang cũng quen người rồi.
(Hát cho dân tôi nghe - Tôn Thất Lập)

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=dQVZcF8A55

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=RgmQaaseOc

Chúng tôi muốn lấy đêm hội thảo đó làm đêm khởi đầu cho phong trào Tranh đấu ca của thanh niên, sinh viên, học sinh Sài gòn. Chúng tôi cũng muốn chứng minh là kể từ năm 1968 có một nền văn nghệ tranh đấu mang sắc thái đặc biệt do quần chúng đô thị dựng lên, đóng góp xứng đáng vào gia tài văn nghệ cách mạng của dân tộc ta.

Phong trào Tranh đấu ca có những đặc tính sau:

1. Đặc tính thứ nhất là chống chiến tranh do ngoại bang gây ra.

Thực chất của cuộc chiến tranh Việt Nam dần dần được mọi người thấy rõ. Việt Nam chỉ là một trận đại chiến thu hẹp lại. Người ta đã nhân danh cho Việt Nam đủ điều, nhưng thật sự Việt Nam chỉ là một chiến trường tiêu thụ võ khí và giải quyết những tranh chấp tư tưởng, chủ nghĩa của các đại cường quốc. Kết quả của cuộc chiến tranh phi lý này là hàng triệu người đã chết một cách vô cùng oan uổng:

Con biết không con, hơn triệu người đã chết vì ai?
Xác của ai nằm ven ruộng lúa,
Xác của ai nằm trong rừng mía,
Xác của ai thịt rữa ròi bươi, nằm giữa đồi hoang, chim quạ từng đàn,
Xác của ai?
Xác của ai nằm trong vại nước,
Xác của ai nằm trong bụi mía,
Xác của ai nằm trong bụi trúc,
Xác của ai lòi hết ruột gan, nằm dưới trời sương, thân hình trần truồng,
Xác của ai?
Xác của ai nằm phơi ghềnh đá,
Xác của ai cong queo lạnh giá,
Xác của ai mà mất một chân, mà mất một tay mà cụt cả đầu,
Xác của ai?
Xác của ai nằm bên bụi dứa,
Xác của ai nằm phơi đồi núi,
Xác của ai mà cháy thành than, nằm giữa gạch vôi, không còn hình người,
Xác của ai?
**
Người biết hết hay không bao giờ muốn biết?
Nhân danh ai người đi giết người?
Nhân danh ai, nhân danh ai người đi giết người?
Người đã biết dân Việt Nam tôi
Bốn ngàn năm đấu tranh bền chí, từng dẫm nát quân thù xâm lăng,
Sao người vẫn cố quên hỡi người?

(Con đường trước mặt - Phạm Thế Mỹ)

Phong trào Da Vàng Ca mới chỉ mô tả thực trạng chiến tranh mà thôi, trong khi đó phong trào Tranh Đấu Ca tiến xa hơn một bước nữa. Họ nhìn thẳng vào mặt những thủ phạm chiến tranh, không than khóc mà anh dũng tố cáo?:

Ôi nhân danh hoà bình,

Ta, nước bạn đồng minh,

Xin ủng hộ hai miền

Những viên đạn văn minh.

2. Đặc tính thứ hai là kêu gọi anh em ngừng tay chém giết nhau.

Trong bài Phong trào Da Vàng Ca, chúng tôi có đề cập đến tâm trạng phủ nhận cảnh nồi da xáo thịt như sau?:

"?Giữa lúc những người Việt đang tham dự một cuộc chém giết nhau, gán cho nhau là tay sai của đế quốc này hay đế quốc nọ, thì chính trong thâm tâm họ, họ luôn luôn muốn phủ nhận cái cảnh nồi da xáo thịt đó. Họ đã từ bỏ con người của họ để mang những nhản hiệu cho mình, cho người anh em của mình để đánh nhau trên khắp các chiến trường. Thế nhưng, khi họ quên hết những nhản hiệu đó, khi họ xóa bỏ những chiếc mặt nạ mang cho nhau thì họ lại thấy gần gũi nhau, yêu thương nhau?:

Tôi có người yêu chết trận Plei-me,

Tôi có người yêu ở chiến khu D,

Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà nội,

Chết vội vàng dọc theo biên giới...

(Tình ca người mất trí - TCS)

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=u4jpsbtMoM

Trịnh công Sơn & Khánh Ly 1966, Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh_C%C3%B4ng_S%C6%A1n

Họ thấy những người chết trong cuộc chiến tranh khủng khiếp này là những người yêu, những người anh em của họ, cho dù những người này ở Plei-me, ở chiến khu D, ở ngoài Hà nội, ở Chu Prong, A Shau, hay bất cứ nơi nào trên giải đất Việt Nam thân yêu này...Tất cả là người yêu của họ. Yêu nhau là chấp nhận những đắng cay, ngọt bùi của nhau như câu ca dao?: "Gừng cay muối mặn, xin đừng bỏ nhau". Làm sao có thể chấp nhận cái cảnh giết nhau, hận thù nhau được.?"

Nhưng đó mới chỉ là những rung cảm mơ hồ, chưa thể hiện một sức mạnh tranh đấu nào hết. Phong trào Tranh Đấu Ca muốn giải quyết thật sự vấn đề "nội chiến". Nội chiến là một ảo tưởng, một chiêu bài của ngoại bang. Nếu ta rơi vào mê hồn trận của đấu tranh chủ nghĩa thì ảo tưởng nội chiến trở thành nội chiến thực sự. Anh em hãy ngưng tay lại kẻo lầm lẫn, sát hại nhau. Thay vì nói thẳng hãy ngừng tay thì những bài ca chua chát nói ngược lại?:

Ngủ đi con, ngủ đi con,
Rồi ngày mai khôn lớn,
Cầm súng với cầm gươm.
Ngủ đi con, ngủ đi con,
Rồi ngày mai khôn lớn,
Giết bạn bè anh em.

*

Hãy giết người đi con,
Giết người mà lên lon,
Hỡi anh hùng tuổi nhỏ.
Hãy giết người đi con,
Giết người mà lên lon,
Hỡi anh hùng tuổi nhỏ.

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=etu3QUu6o8(Hởi Hồn Mẹ Việt Nam, nhạc Phạm Thế Mỹ, Miên Đức Thắng hát)

Không những họ kêu gọi anh em mà còn tích cực hơn nữa bằng cách tỏ thái độ không tham dự cuộc chiến?:

Người lính khe khẻ hát,
Mẹ ơi?! Ơi Mẹ ơi?!
Vì con không muốn giết
Bao anh em của mình,
Vì con không muốn giết
Nên con làm tù binh.

Trong những năm gần đây, hai chữ lính đánh thuê lại tái xuất hiện, như người ta đã gọi anh lính Bảo vệ, anh lính Việt binh đoàn ngày trước. Chủ quyền quốc gia đã bị hoàn toàn chi phối, hoà hay chiến tùy thuộc quyền quyết định của ngoại bang. Người Việt sống lệ thuộc hoàn toàn vào chính sách của ngoại bang, làm tôi mọi phục vụ cho chính sách này. Do đó họ không muốn hợp tác tích cực nữa. Thái độ đó thể hiện rõ ràng trong câu hát sau:

Người lính khe khẻ hát,
Dân ta biết bao nhọc nhằn,
Dân ta sống trong ngục tối,
Vì bọn người gian ác.
Con không tiếp tay lũ giặc,
Con không sống trong phù phiếm.

*

Người lính khe khẻ hát,
Mẹ ơi! Ơi Mẹ ơi!
Vì con không muốn kiếp lính đánh thuê tủi nhục,
Vì con không muốn giết
Giết người mà lên lon,
Vì con không muốn giết,
Nên con làm tù binh.

Sự lựa chọn ở tù, làm tù binh trong bài ca phản ảnh một cuộc chiến đấu tiêu cực của dân tộc. Làm tù binh ở đây có nghĩa là bó tay, nhắm mắt, bịt tai, giả ngu, giả điếc, giả câm, giả đui mù, què quặt, bại hoại, nhác nhớm, mệt mỏi, rù rờ, chậm chạp, trễ nãi, vô kỷ luật, vô trật tự, vô trách nhiệm v.v... Tất cả những tật xấu đó đã làm cho người Mỹ chê trách người Việt hết lời: gọi là GOOKS, thiếu văn minh, mọi rợ, đáng khinh bỉ, yếu đuối, bất lực, không tin tưởng được, cho nên họ phải chủ động trận giặc này, phải trực tiếp tham dự chiến tranh, phải đem nửa triệu quân văn minh tài giỏi vào, và họ đã bị sa lầy.

Cuộc nội chiến trở thành một cuộc chiến tranh Việt-Mỹ. Người Mỹ không những phải điên đầu vì những thằng người nhỏ bé Việt Nam ngoan cố, liều mạng, dám làm cái chuyện châu chấu đá xe, mà họ lại còn điên đầu hơn nữa vì phải đeo đẳng bên vai những thằng người chỉ biết hút thuốc, uống rượu và hát nghêu ngao:

Tôi có người yêu chết trận Pleime,
Tôi có người yêu ở chiến khu D,
Chết trận Đồng xoài, chết ngoài Hà nội,
Chết vội vàng dọc theo biên giới.

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=u4jpsbtMoM

3. Đặc tính thứ ba là chống lại chính sách phá hoại kinh tế nông nghiệp Việt Nam và chính sách tập trung nông dân.

Người Việt Nam nhận thấy được một chính sách dã man của người ngoại quốc đối với đồng bào nông thôn miền Nam. Đó là chính sách thả bom, tàn phá ruộng vườn, nhà cửa để lùa nông dân vào các trại tập trung "để tránh nạn Việt cọng". Người dân sống trong những trại này không còn là người nữa vì không còn quê hương mà chỉ là những người nô lệ da vàng ngồi yên xin áo xin cơm. Những trại tập trung này không khác gì những trại tập trung của Đức quốc xã và còn tệ hơn nữa là khác. NgườI dân sống ở vùng "tự do" mà chịu những cảnh đau lòng như vậy, cho nên tại các đô thị, những phong trào tranh đấu đã liên tục nổi dậy.

Trong lãnh vực văn nghệ, mặc dù người dân đô thị không sống trong sinh hoạt nông thôn, nhưng đâu đâu chúng ta cũng thấy những màn vũ cuốc cày, gặt lúa, giã gạo, đâu đâu cũng nghe họ ca hát những bài tưởng chừng như họ là nông dân vậy:

Trong bài Hát từ đồng hoang của Miên Đức Thắng, có những câu:

Đất ta ta xới, đất ta ta bồi,
Đất ta ta tới, đất ta ta ngồi,
Đất hoang ta phá, đất khô ta gầy,
Đất mang hoa thắm, tương lai ta đầy.

Trong bài Hãy giành lại ruộng vườn của Tôn Thất Lập, có đoạn?:

Anh em ơi?! Hãy giành lại ruộng vườn ta!
Hãy giành lại đồng bào ta!
Hãy giành giành lại đường đi!
Cho tiếng hát vang sông dài.

Vũ khúc Lúa thơm đồng xanh xây dựng trên những lời ca:

Lúa của anh thơm trên đồng xanh,
Lúa người nghèo nuôi dân cả nước,
Lúa một trăm năm nuôi anh kháng chiến,
Lúa còn đời đời đuổi giặc xâm lăng.
(Đồng lúa reo)

Nhạc kịch Sắc lụa Trữ La lại đề cập đến nền tiểu công nghệ tơ lụa Việt Nam bị kỹ nghệ Tây phương tiêu diệt v.v...

Nhạc sĩ Tôn thất Lập tham dự Đại hội sinh viên VN hải ngoại Paris 1974, Link:
http://vietbao.vn/Van-hoa/Nhac-si-Ton-That-Lap-Con-nguoi-chang-the-nao-tron-duoc-thoi-gian/70036074/181/

4. Đặc tính thứ tư là phản ảnh một sắc thái tranh đấu kỳ lạ của dân tộc Việt Nam.

Đó là Nhất Chi Mai tự thiêu để đòi Hoà Bình, Tự Do. Con người ở đây không tranh đấu bằng cách hủy diệt người khác mà chỉ đốt mình làm đuốccải hóa người khác:

Link: http://www.phatviet.com/pgvn/50nam/50n1522.htm#_ftnref1

Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi, hãy thở giùm tôi
Thịt da này dành cho thù hận,
Cho bạo cường, cho tham vọng của một lũ điên.

Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi, hãy thở giùm tôi
Quả tim này dành cho lửa hồng,
Cho hòa bình, cho con người còn chờ đấu tranh.

Ai có nghe, ai có nghe tiếng nói người Việt Nam
Chỉ mong hòa bình sau đêm tăm tối,
Chờ mong một ngày tay ấm trong tay.

Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi, hãy thở giùm tôi
Đă lâu rồi làm sao chờ đợi,
Sao còn ngồi, sao im lìm ngủ hoài các anh.

Hãy sống giùm tôi, hãy nói giùm tôi, hãy thở giùm tôi
Còn thấy g?ì ngoài bom lửa đạn,
Anh chị này, sao vui mừng làm người cúi xin.

(Hãy sống giùm tôi - TCS)

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=ag6-xLCBx8

Một Trường ca vẽ nên một Bức tranh phơi cảnh tượng một trận đấu kỳ diệu, một bên là bồ câu, một bên là ó biển:

Ó biển giương mười móng đen sân hận,
Bồ câu xoè đôi cánh trắng từ bi.
Lửa hồng đốt rụng vây kiềm tỏa,
Tôi vượt muôn trùng cánh tự do.
Lửa hồng hun từ lòng Hy Mã
Ánh sáng Phương Đông rạng thái bình.

Không có một sức mạnh nào chống lại được ngọn lửa Quảng Đức, Nhất Chi Mai. Đó là hiện thân của một nền văn minh cao cả nhất của nhân loại. Nền văn minh Tây phương đã hủy hoại con người, đã gieo rắc chiến tranh lên khắp địa cầu, kẻ thắng cũng như kẻ bại đều trở thành hư hỏng, sa đọa. Lửa Thiêng đã loé sáng đem lại cho người người một niềm tin mới. Niềm tin đó cũng được thể hiện trong những lời ca, tiếng hát thanh thoát nhưng hùng vĩ lạ thường:

Lửa thiêng! Lửa vươn cao ngất trời xanh,
Lửa đem ta tới bình minh.
Lửa thiêng! Lửa reo câu hát tự do,
Lửa reo tươi sáng đời tôi,
Lửa reo thế giới hòa vui.
Thế giới mai đây rạng ngời,
Yêu thương lửa ấm, trong tim ngàn đời.
Nhân dân nhớ mãi công ơn của Người,
Nơi nơi tiếng hát reo vui đời mới.
Thế giới mai đây hòa bình,
Em thơ mắt sáng môi hoa nụ cười.
Muôn năm thế giới, muôn năm Hòa Bình,
Cây sai quả phúc ngàn đời Lửa Thiêng!
(Lửa Thiêng - Phạm Thế Mỹ)

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, Link:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Th%E1%BA%BF_M%E1%BB%B9

Tuy nhiên, những bài thơ, những bài nhạc trên mới chỉ là những rung cảm của con người vừa được cảm hóa. Nó âm hưởng phần nào sự huyền diệu, thanh cao của lời thơ, của âm thanh thầm lặng thoát ra từ ngọn lửa. Chính lửa mới là khúc nhạc đầy nhân loại tính, vô cùng vĩ đại, khởi đầu cho một kỷ nguyên mới vậy.

5. Đặc tính thứ năm là phản ảnh khí thế tranh đấu của quần chúng đô thị.

Thời thực dân Pháp, quần chúng đô thị chỉ tranh đấu bằng Sử Ca và ít có những bài tranh đấu ca trực tiếp tấn công chế độ. Quần chúng đô thị hôm nay tiến xa hơn nữa, không những họ dùng Sử Ca, Kháng chiến Ca mà còn sáng tác Tranh đấu Ca để nói lên tiếng nói của chính họ. Nhiều bài ca tranh đấu xuất hiện song song vớI những cuộc tranh đấu của quần chúng chống lại cơ cấu thối nát của chế độ và đề kháng áp lực ngoại bang:

Ngày nao loa vang dân xóm thôn cũng vừa lên đường,
Đời không yên vui nên rừng hoang cũng quen người rồi.
Giành lại dòng sông này cho lúa chín khắp đồng xanh,
Giành lại thành phố đó cho bàn tay nâng cao hòa bình.
(Hát cho dân tôi nghe - Tôn thất Lập)

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=dQVZcF8A55

Hai điểm son của phong trào này là Đại hợp xướng Con Đường Trước Mặt của đoàn Văn nghệ Sinh viên Vạn Hạnh và Đại hội Mừng Tết Quang Trung của Sinh viên Học sinh Sài gòn. Đại hợp xướng Trường ca Con Đường Trước Mặt là một hợp xướng vĩ đại chưa từng có trong sinh hoạt văn nghệ từ mấy mươi năm nay. Lời kể lại không thể tạo lại được cho người nghe một sự rung cảm lớn lao tràn đầy lồng ngực như khi được tham dự trình diễn. Một trăm người hát trên sân khấu là một trăm gương mặt biểu tình, hội thảo xuống đường với những đường nét rắn rỏi điển hình của thế hệ mới, với giọng ca nổ ra thành sóng gió trổi dậy giữa màu áo quần đỏ rực mặt trời thân yêu. Trong tiếng hát, trong ánh sáng kỳ diệu đó, người nghe bỗng dưng thấy mình được tái sinh trong Việt sử vàng son, trong con đường thênh thang vô cùng trước mặt.

Nhạc trong Con Đường Trước Mặt vừa mang âm hưởng dân ca cổ điển vừa mang âm hưởng nhạc cách mạng giải thực, cọng thêm âm thanh của tiếng hô hào trong những cuộc biểu tình. Sự tổng hợp của ba nguồn âm nhạc đó đã tạo nên sắc thái đặc biệt cho nền Văn nghệ mới này. Trường ca được chia làm ba phần. Phần thứ nhất mô tả thảm trạng chiến tranh do ngoại bang gây ra:

Người muốn biết hay không bao giờ muốn biết?
Nhân danh ai người đi giết người?
Người đi giết người?

Phần thứ hai của trường ca nhằm nhắc cho ngoại bang biết dân tộc Việt Nam là dân tộc bất khuất:

Người đã biết dân Việt Nam tôi
Bốn ngàn năm đấu tranh bền chí,
Từng dẫm nát quân thù xâm lăng,
Sao người vẫn cố quên hỡi người?

Nhắc cho anh em lịch sử oai hùng của dân tộc để vững niềm tin, noi gương tổ tiên tiến lên giành tự do hạnh phúc:

Dòng máu này của Quang Trung,
Dòng máu này của Trưng Vương,
Với ánh sáng lửa thiêng của Người sáng bước chân đi ngàn lối.
Mảnh đất này của quê ta,
Ruộng lúa này của dân ta,
Ta không muốn đời ta tối tăm lầm than bởi quân bạo tàn.

Ban hợp xướng Đoàn văn nghệ sinh viên Vạn Hạnh

Phần thứ ba mô tả Việt Nam sáng tươi trong Hoà bình, Thống nhất, Tự do, Độc lập:

Ôi con đường Việt Nam
Ôi con đường Việt Nam
Hai mươi lăm triệu trái tim ta
Sống yên vui, yên vui một nhà.

Đại hội Mừng Tết Quang Trung do các đoàn thể Sinh viên Học sinh Sài gòn tổ chức đã lôi cuốn gần vạn người tham dự, trong một không khí vô cùng hào hứng, phấn khởi. Đại hộI đánh dấu một biến chuyển mới trong phong trào văn nghệ tranh đấu của quần chúng đô thị với những ưu điểm sau:

a. Đầu tiên là cải tiến khung cảnh trình diễn văn nghệ.

Sân khấu phải thật rộng, có thể chứa cả trăm diễn viên với các phông cảnh vĩ đại. Mở rộng rạp hát bằng cách trình diễn ở ngoài trời để có thể có hàng vạn người tham dự và nếu cần sẽ đốt lửa tranh đấu thành mít tinh, biểu tình. (Tiêu biểu là bài hát Dậy mà đi, phỏng thơ Tố Hữu- DB.)

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=GAP1SyMOkT

b. Ưu điểm thứ hai là cải tiến quan niệm thưởng thức văn nghệ của quần chúng.

Văn nghệ tranh đấu khác xa vớivăn nghệ làm trò mua vui khán giả. Đó là những tiếng nói nhiệt tình nhất trong mọi tiếng nói có thể làm rung động tim người, làm cho họ hăng say đứng dậy tranh đấu. Như vậy, không thể để cho khán giả và người trình diễn cách biệt nhau được. Không có ai trình diễn cho ai coi hết, mà tất cả đều phải tham dự cuộc trình diễn.

Đêm văn nghệ Sinh viên Vạn Hạnh

Những diễn viên trên sân khấu chỉ là những người bắt giọng cho tất cả hát diễn theo. Sân khấu ở đây không phải là tiếng đối nghịch với tiếng cuộc đời. Trái lại, sân khấu ở đây chính là cuộc đời thật sự. Mọi người sống trong những điều ước mơ mà không cần phải che đậy, đóng trò, đóng kịch gì hết. Khán giả trong Đại hội Mừng Tết Quang Trung là loại khán giả chúng tôi vừa mới trình bày. Họ rước đuốc, họ diễn hành, họ hát theo những người trên sân khấu. Họ hô khẩu hiệu phát huy tinh thần Quang Trung. Đứng trên sân khấu nhìn về phía khán giả thì chúng ta có thể thấy ở đó cũng là sân khấu, một sân khấu vĩ đại, hết sức vĩ đại, trong đó cả vạn diễn viên kết thành một bài ca lớn như câu thơ:

"Đêm liên hoan, đầu người nhấp nhô như sóng biển ngang tàng".

c. Ưu điểm thứ ba của đại hội là cải tiến quan niệm trình diễn.

Những hình thức đơn ca, song ca trong sinh hoạt văn nghệ miền Nam từ trước đến nay chỉ phản ảnh chủ nghĩa cá nhân lan tràn trong xã hội. Văn nghệ tranh đấu không thể đi theo con đường đó được. Văn nghệ tranh đấu phải thể hiện sức mạnh tranh đấu của quần chúng. Do đó, không những nội dung văn nghệ tiến bộ mà ngay cả hình ảnh những đại vũ khúc, âm thanh trống chiêng mới có thể đáp ứng nhu cầu văn nghệ của khán giả lớn lao như vậy. Đại hội đã thực hiện quan niệm trình diễn này, không những không có những màn cá nhân bé nhỏ nhược tiểu, mà có những màn to lớn đáng ghi nhận:

Đại vũ khúc Đường Độc Lập do đoàn Văn nghệ Sinh viên Học sinh Sài gòn thực hiện với tiếng trống chiêng, nhạc Ải Chi Lăng, gươm giáo sáng chóa, y phục vàng đỏ màu đất nước. Ba mươi diễn viên chia làm năm toán kết lại thành một vũ khúc hào hùng gợi hình ảnh chiến công anh dũng của dân tộc ta trong cuộc tranh đấu chống xâm lăng, giành độc lập để kết nên Khúc Khải Hoàn: Việt Nam mến yêu.

Đường Độc LậpTiếng Trống Hào Hùng là hai vũ khúc khích động mạnh mẽ khí thế dân tộc được trình diễn nhiều nơi và được tán thưởng nhiệt liệt. Đại vũ khúc Lúa Thơm Đồng Xanh do ban Văn nghệ sinh viên Luật Khoa thực hiện với y phục nông dân Việt Nam. Hai mươi bốn diễn viên trai gái diễn tả sinh hoạt canh tác ruộng đồng, đi cuốc, đi cày, gieo mạ, gặt lúa, sàng sẫy, liên hoan trong những ngày mùa. Bài phụ họa là một sáng tác mới mang tên Đồng Lúa Reo trong đó có những câu:

Lúa của anh thơm trên đồng xanh,
Lúa người nghèo nuôi dân cả nước,
Lúa một trăm năm nuôi anh kháng chiến,
Lúa còn đời đời đuổi giặc xâm lăng.
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=d7xe1Dwr0g

 

6. Đặc tính thứ sáu là nhạc Hòa bình xuất hiện.

Hai mươi năm chờ từng phút giây,
Hôm nay tiếng Hoà Bình đã thấy,
Trên môi người, trên môi ta, trên môi em,
Trên môi những ngườI Việt nghèo khốn.
Hai mươi năm chờ đợi đã lâu,
Nay sức sống tràn về mạch máu,
Nuôi tim mẹ, nuôi tim cha, nuôi tim nhau,
Nuôi đất nước Việt giàu.
(Đồng dao hoà bình - Trịnh Công Sơn)

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=k8Du8aiRWF

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=e_dKicCnCJ

Nhạc Hoà bình xuất hiện trong khi chưa có Hoà bình, trong khi chiến tranh vẫn còn gia tăng thì không phải là nhạc Hòa bình mà là nhạc Đòi Hoà bình, nhạc tranh đấu cho Hòa bình. Phong trào sáng tác nhạc Hoà bình đã chuyển mình lớn dậy trong những ngày gần đây. Hoà bình trở thành hai chữ đẹp nhất, quyến rũ nhất trong giai đoạn này, cho nên bài ca nào nói về Hoà bình đều được mọi người yêu thích:

Đường ta đi thênh thang từng bước, bước, bước,
Chim bồ câu bay trên nẻo đường xa xa.
Đường ta đi thênh thang từng bước, bước, bước,
Chuông chùa ngân nga trên nẻo đường quê ta.
Đường ta đi diều bay cuối xóm,
Đường ta đi trẻ thơ hát cười,
Đường ta đi người yêu đất mới,
Đường ta đi chim hót reo vui.
(Con đường trước mặt - Phạm Thế Mỹ)

Không biết bao nhiêu bài ca Hoà bình xuất hiện. Việt Nam hát nhạc Hòa bình, thế giới bây giờ cũng cất cao tiếng hát Hòa bình cho Việt Nam, phải chăng nhạc Hòa bình là giai đoạn chót của cuộc tranh đấu quá to lớn của dân tộc ta và của lương tâm thế giới?

(Xem thêm: Phong trào Hát cho đồng bào tôi nghe, Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Phong_tr%C3%A0o_H%C3%A1t_cho_%C4%91%E1%BB%93ng_b%C3%A0o_t%C3%B4i_nghe

http://www.baomoi.com/Info/Hat-cho-dong-bao-toi-nghe-nhung-loi-ca-vang-vong-Ky-2-Di-san-cua-mot-thoi/71/4150485.epi
)

TẠM KẾT LUẬN:

Điều chúng ta có thể thấy rõ là quần chúng trong những phong trào văn nghệ tranh đấu là quần chúng không bằng lòng với hoàn cảnh hiện tại và tích cực tranh đấu chống lại những gì mà họ cho là nguy hại cho dân tộc. Câu hỏi căn bản mà phong trào DA VÀNG CA đặt ra tức là vấn đề "gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc dân ta" nay đã được phong trào văn nghệ tranh đấu trả lời. Khác với những phong trào trước, quần chúng trong phong trào văn nghệ tranh đấu không than khóc, không tuyệt vọng, trái lại họ can đảm tích cực đứng dậy nhìn thẳng vào những bàn tay đặt gông cùm, xiềng xích lên đầu lên cổ họ và họ cố bứt mạnh những bàn tay đó ra.

Một điều đáng ghi nhận nữa là: dĩ nhiên, cách mạng sẽ phải bùng nỗ để chấm dứt một giai đoạn sa đọa của nền văn minh Tây phương cũng như Cách mạng Tháng Tám đã chấm dứt chế độ Thực dân. Nhưng giai đoạn này hết cũng là lúc một giai đoạn sa đọa mới xuất hiện. Con người ở đây không muốn như vậy và họ đã cất cao tiếng hát Đông phương, tiếng hát khởi từ Hy Mã Lạp Sơn, bốc lên thành ngọn lửa thiêng Quảng Đức, Nhất Chi Mai, phục sinh một nền văn minh cao cả nhất của nhân loại đã bị chôn sâu hàng ngàn năm tuyết phủ. (Lời kêu gọi Nối vòng tay lớn đã được cất lên - DB. Link: http://www.youtube.com/watch?v=1zEJ1G5tGRs)
 

LÊ TRƯƠNG (1970)
(Hội Sinh viên sáng tác Sài Gòn /1970)
Bản điện tử: Đông Ba (bổ sung tháng 7-2011)