Chim Việt Cành Nam             [ Trở Về ]            [ Trang chủ ]        [ Tác giả ]


Tô Huệ và “Chức Cẩm Hồi Văn Thi”

  Phạm Xuân Hy
 

 

Về Tô Huệ có khá nhiều truyền thuyết khác nhau, một trong các thuyết được thuật lại như dưới đây:

Tô Huệ, tự Nhược Lan, người Vơ Công, sinh khoảng năm Vĩnh Hưng nguyên niên triều Tiền Tần Tuyên Chiêu Đế Phù Kiên, tức năm 357.

Lúc bấy giờ vào cuối đời Tây Tấn, triều đ́nh hủ nát, thiên hạ đại loạn. Các thiểu số dân tộc ào ào nổi dậy, tranh cướp thôn tính đất đai lẫn nhau, tạo nên thời kỳ mà sử gọi là “Thời kỳ Ngũ Hồ Thập Lục Quốc”.

Mỹ Dương Huyện luôn bị thay đổi kẻ thống trị.

Trước cảnh binh hoang mă loạn, dân chúng chịu muôn ngàn nối khốn cùng bi thảm, sáng sống chiều chết không biết được trước.

Phù Hồng là quư tộc người Đê tộc, năm 350 bèn nỗi lên chiếm giữ vùng đất Quan Lũng, xưng Tần Vương. Năm sau con là Phù Kiện 苻健 xưng đế lấy quốc hiệu là Tiền Tần, đóng đô ở Trường An.

Đến đời Phù Kiên 苻堅 lên làm vua, Kiên được coi như một ông vua tài ba thao lược, trọng dụng người Hán là Vương Mănh làm Lục Thượng Thư Sự, giúp Phù Kiên củng cố nền phong kiến thống trị, tiêu diệt các vương triều khác như Tiền Yên, Tiền Lương, thống nhất một phần lớn miền bắc nước Tàu, đất Quan Lũng nhờ vậy phần nào được ổn định.

Tô Huệ từ nhỏ dung mạo mỹ lệ, thông minh hơn người, hàng xóm xa gần ai cũng đều ca ngợi là thần đồng.Những con nhà phú gia tử đệ đến nhà cầu hôn rất nhiều. Nhưng đều bị nàng từ chối, cự tuyệt.

Năm 16 tuổi, Tô Huệ lấy An Nam Tướng Quân nhà Tiền Tần là Đậu Thao.

Theo sách “Tấn Thư- Đậu Thao Thê-Tô Thị truyện” và “Chức Cẩm Hồi Văn Thi Tự” trong “Biệt Phú” của Giang Yểm, th́ sau khi Phù Kiên lên ngôi, Đậu Thao làm quan cai trị có nhiều thành tích, thăng đến Thứ Sử Tần Châu, sau bị nịnh thần dèm công đố kỵ, hăm hại bị giáng chức và đầy đến Lưu Sa (nay là vùng sa mạc Bạch Long Thán ở Tân Cương).

Đậu Thao từ biệt vợ lên đường. Tô Huệ thề nguyền một ḷng chung thủy không tái giá, cho dù đá khô biển cạn, cũng không thay ḷng đổi dạ, rồi Đậu Thao gạt lệ từ biệt Tô Huệ ở trước cửa chùa A Dục Vương , ngoài cổng thành phía bắc.

 Rồi ra đi.

Tô Huệ ngày đêm tưởng nhớ chồng, hôm nào cũng làm thơ, để tả nối nỗi ḷng thương nhớ chồng của ḿnh.Ngày tháng trôi đi, năm này qua năm khác, nàng viết được hơn 7900 bài.

Chẳng ngờ, ḷng người thay đổi, sớm mận tối đào, Đậu Thao ở Lưu Sa lại lấy một người sủng thiếp khác là Triệu Dương Đài, một người con gái xinh đẹp và có tài ca múa.

Tô Huệ được tin đó, nên từ thương nhớ, chuyển ra đau thương phẫn hận. Một ḿnh trước hoa dưới nguyệt, cô pḥng tịch mịch, lẻ loi đơn chiếc, sáng tác ra những khúc t́nh thi, uyển chuyển thê lương ai oán.

Một hôm nàng vô t́nh, rầu rĩ ngồi uống trà, cầm trên tay một chiếc b́nh trà nhỏ tinh xảo, ngắm nghía cho khuây khỏa làm vui, thấy trên thân b́nh trà có khắc mấy chữ:

 “Khả Dĩ Thanh Tâm Dă- - Có thể làm cho tâm hồn thanh tịnh trong sáng” .

Nàng đọc đi đọc lại năm chữ đó. Chợt nhận ra rằng bất luận bắt đầu đọc từ một nào trong năm chữ này, đều có thể tạo được một câu có ư nghĩa, Tô Huệ nẩy ra ư nghĩ dựa vào h́nh thức của năm câu này, để viết thành một thể tài thơ văn đặc biệt và lạ lùng quái đản.

Nàng bỏ công mấy tháng trời, dùng những sợi tơ ngũ sắc để dệt thơ của ḿnh trên gấm, thành một tấm khăn tay, vuông vắn n 8 thốn, gồm 841 chữ, tạo thành một bức đồ h́nh bằng lụa gọi là “Tuyền Cơ Đồ ”.

Tuyền Cơ 璇璣, nguyên có nghĩa là những ngôi sao tạo thành Bắc Đẩu Tinh ở trên trời. Nên Tô Huệ đặt tên bức h́nh đồ đó là “Tuyền Cơ”, là v́ 841 chữ dệt trên bức khăn đó, trông giống như những ngôi sao xếp thành hàng, một cách kỳ diệu và lư thú.Ai đọc được th́ biết; không đọc được th́ mơ hồ lung tung. Đó chính là những ngôn từ của người vợ chung thủy âm thầm thương nhớ chồng.

Sau khi dệt xong bức đồ h́nh “Tuyền Cơ Đồ”, Tô Huệ lập tức phái người đem đến Tương Dương đưa cho Tần Thao.

Những người ngoài cuộc, thấy bức đồ h́nh này th́ không hiểu nó hàm ư nghĩa ǵ, nhưng trái lại, đối với Tần Thao, tuy chỉ là một viên tướng vơ , th́ lại hiểu ra được ngay.

Đó là tấm chân t́nh của Tô Huệ đối với ḿnh.

Tần Thao lập tức trả nàng Triệu Dương Đài về nhà, và phái người về Trường An để đón Tô Huệ đến sống với ḿnh.

Tự đó phu thê hết mực ân ái mạn nồng như cũ.

Dưới đây là bức đồ h́nh “Tuyền Cơ Đồ”, cũng c̣n gọi là “Chức Cẩm Hồi Văn Thi”, gồm 841 chữ, xếp thành h́nh chữ tỉnh như dưới đây :

 

Như trên đă tŕnh bầy, “Tuyền Cơ Đồ”, hay “Chức Cẩm Hồi Văn Thi” là một chiếc khăn tay vuông vắn, ngang rộng 8 tấc, có 841 chữ, được dệt bằng những sợi tơ ngũ sắc là : hồng hoàng, lam, bạch, hắc, tím, xếp thành 29 hàng, được phân ra thành 17 phần khác nhau.

-Ngoại vi và nội bộ xếp theo h́nh chữ tỉnh , bằng những chữ mầu đỏ.

- Ở bốn góc, là bốn phần h́nh vuông, hàng ngang và hàng dọc, mỗi hàng 6 chữ mầu đen

- Ở phía trên và bên dưới, là 2 phần h́nh chữ nhật , hàng ngang 6 chữ, hàng dọc 13 chữ , mầu lam.

- Ở bên tả và bên hữu là hai phần, hàng ngang có 6 chữ, hàng dọc 13 chữ , mầu vàng.

- Ở trung tâm là chữ tỉnh,ở giữa lại chia ra hai phần trên và dưới, hàng dọc có 4 chữ, hàng ngang có 5 chữ,

- Hai phần tả và hữu, hàng dọc có 5 chữ hàng ngang 4 chữ;

- Trung tâm chữ của chữ Tỉnh, mỗi hàng dọc ngang có ba chữ, mầu vàng.

Nếu đọc theo các chiều ngang dọc, quay tṛn, ngược xuôi, thuận nghịch, đều có thể thành văn cả, hoặc thuộc loại thơ tam ngôn, tứ ngôn, ngũ ngôn, lục ngôn và thất ngôn, cộng được 7958 bài. Mỗi bài thơ tiết tấu đều ḥa, dối trượng hoàn chỉnh, âm luật ḥa hài, đọc lên nghe như lời than thở trách móc ai oán, t́nh cảm thật thà, ư tứ tha thiết, khiến người đọc có thể rơi lệ, thật là một thể thơ tuyệt diệu quái dị, tưởng do trời ban.

“Tuyền Cơ Đồ 璇璣图” của Tô Huệ làm oanh động giữa thời kỳ hỗn loạn đó.Người ta tranh nhau sao đi chép lại nhiều lần, thi nhau t́m ra các cách đọc lối thơ đó, giải thích các thi thể, tuy thế người hiểu được, đọc được hiếm hoi như sao buổi sớm (寥若晨星).

“Tuyền Cơ Đồ” truyền đến hậu thế, đă làm hao tổn tâm cơ trí óc không biết bao nhiêu là các bậc văn nhân nhă sĩ đi t́m hiểu.

- Vơ Tắc Thiên nhà Đường đă từng để ư nghiên cứu “Tuyền Cơ Đồ”, t́m ra được hơn 280 bài thơ.

- Đến thời Tống, cao tăng Khởi Tông, th́ t́m được 3752 bài.

- Đến đời nhà Minh, có Khang Vạn Dân, đă bỏ hết cuộc đời để nghiên cứu “Tuyền Cơ Đồ” và viết ra tác phẩm “Tuyền Cơ Đồ Độc Pháp”.

Theo sự nghiên cứu của Khang Vạn Dân th́ phương pháp đọc “Tuyền Cơ Đồ” của Tô Huệ có thể chia ra các cách đọc là :

Chính Độc, Phản Độc, Khởi Đầu Độc, Trục Bộ Thoái, Nhất Tự Độc, Đảo Số Trục Bộ Thoái, Hoành Độc, Tà Độc, Tứ Giác Độc, Trung Gian Phụ Sạ Độc, Giác Độc, Tương Hướng Độc, Tương Phản Độc, cộng 12 cách đọc và có thể có được các thể loại thi ca như ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn, gồm 4206 bài.

Bài nào đọc lên nghe cũng u oán, bi thống, khiến người đọc phải động ḷng trắc ẩn.

 “Tuyền Cơ Đồ” và câu truyện ái t́nh ly hoan bi hợp của Tô Huệ và Đậu Thao đă để lại cho đời sau một ảnh hết sức sâu đậm, cho đến ngày nay, vùng Chu Nguyên, và các quận huyện thuộc vùng tây bộ Quan Trung, trai gái thanh niên lấy nhau, có tục lệ là phía nữ giới phải dệt những chiếc khăn tay, ít nhất là ba mầu trở lên, để tặng chú rể và thân hữu, mục đích cảnh cáo chú rể đừng có nhị tâm hai ḷng.Yêu đương phải chuyên nhất, phải tâm niệm t́nh nghĩa phu thê.

Việc đó đă h́nh thành truyền thống lễ tục địa chương.

Nhưng ngày nay, nữ giới không sử dụng phương pháp dệt khăn bằng tay nữa, mà thường mua khăn dệt bằng máy dệt.

 “Tuyền Cơ Đồ” của Tô Huệ cũng để lại một ảnh hưởng trường cửu trên nền văn học Trung Quốc. Một ngàn năm sau Tô Huệ, không thiếu những văn nhân thi sĩ cũng sáng tác ra “hồi văn thi từ”.Như dưới triều nhà Tề thời Nam Triều có Vương Dung.Nhà Đường có Phan Mạnh Dương, Trương Tiến. Nhà Tống có Vương An Thạch, Tô Thức, Lư Ngu. Nhà Minh có Thang Hiển Tổ, Trương Phân. Nhà Thanh có Trương Hoài, Khâu Quỳnh Sơn, Tạ Mặc Khanh.

Nhưng trước mắt, chưa hề thấy ai sáng tác được như “Tuyền Cơ Đồ” của Tô Huệ, có thể đọc ra được mấy ngàn bài thơ khác nhau, là một điều kỳ thú.

Người ta có thể nói là Tô Huệ là “sư tổ “ của loại thơ “Hồi Văn Thi-回文詩”.

Căn cứ theo Vơ Tác Thiên ghi lại, th́ Tô Huệ c̣n sáng tác hàng năm ngàn bài thơ, nhưng trải quan những chiến loạn thời nhà Tùy, toàn bộ bị thất lạc. Hồi Văn Thi của Tô Huệ có một ảnh hưởng thật lớn với hậu thế, trở thành một thể thơ đặc biệt, chẳng những thế, nghệ thuật sáng tạo dệt chữ thành gấm của Tô Huệ đối với lịch sứ nghề dệt của Trung quốc cũng để lại ư nghĩa quan trọng.

Tô Huệ mất năm nào không rơ, nhưng theo một số sử gia suy đoán c, th́ Tô Huệ đến năm 379 Công Nguyên vẫn c̣n tại thế.

“Triển Cơ Đồ” như đă được giải thích ở trên rồi. Về cách đọc loại thơ này cũng không phải đơn giản, dễ dàng, v́ thế cũng chỉ có 841 chữ, trên một tấm lụa vuông vắn, nhỏ bé , bằng cá khăn tay, mà có người dọc thành 7969 bài thơ, có người đọc thành 4206 bài, có người chỉ đọc được 280 bài, tùy theo sự cảm nhận của mỗi người.

C̣n “Hồi Văn Thi” nghĩa là ǵ ?

Một học giả Trung Quốc đă giải thích rằng hai chữ” Hồi văn”, làm cho người ta liên tưởng đen hai chữ “Hồi hoàn”, “Hồi tín”, tức là một nghệ thuật sắp xếp các chữ theo thứ tự luân chuyển, hồi hoàn, để có thể đọc thuận cũng thành một câu thơ, đọc ngược lại cũng thành một câu.

Có thể nói, “Hồi Văn Thi”, là nghệ thuật làm thơ theo lối luân chuyển “hồi hoàn”,theo sự sáp xếp thứ tự của các chữ. Người ta chia làm ba cách đọc khác nhau chia ra :

- Cách thứ nhất của Hồi Văn Thi : Bất luận đọc thuận hay đọc ngược, th́ câu thơ hay bài thơ, được đọc theo cách này vẫn chỉ là một thôi.

Thí dụ bài thơ dưới đây,


Vụ tỏa sơn đầu sơn tỏa vụ


Tuyệt tắc quan tâm quan tắc tuyệt


Nguyệt vi vô ngânvô vi nguyệt


Tuyết tống hoa chi hoa tống tuyết


Biệt ly ḥan phà hoàn biệt ly

Chúng ta thử đọc “thuận” câu đầu của bài thơ này, nghĩa là từ trái qua phải, th́ chúng ta có “Vụ tỏa sơn đầu sơn tỏa vụ”. C̣n nếu đọc “ngược” lại, tức đọc từ phải sang trái, th́ chúng ta vẫn có câu “Vụ tỏa sơn đầu sơn tỏa vụ”.Cả bốn câu khác của bài thơ cũng vậy thôi.

Thể thơ “Hồi Văn Thi” làm theo cách thứ nhất này đễ dàng nhận ra

-Cách thứ hai, của thể thơ « Hồi Văn Thi », đ̣i hỏi tác giả và độc giả đều phải hao tổn đôi chút suy nghĩ, cân năo. Thí dụ chúng ta có một câu, gồm 10 chữ là ,,,,,,,,, (Du, vân, bạch, nhạn, quá, nam, lâu, bán,sắc, thu), sắp trên ṿng tṛn như dưới đây :

  

Th́ mười chữ này người ta có thể đọc thành bốn cách thuận, ngược, thành bốn câu khác biệt nhau :


               Du vân bạch nhạn quá nam lâu


               Nhạn quá nam lâu bán sắc thu


               Thu sắc bán lâu nam quá nhạn

             Lâu nam quá nhạn bạch vân du

 

- Cách đọc “ Hồi Văn Thi ” cuối cùng khó khăn hơn cả, v́ khi đọc thuận, chúng ta có một bài thơ, đọc “ ngược ”, chúng ta lại có một bài thơ khác, cảnh và ư của hai bài thơ không giống nhau. Thậm chí, đôi khi độc giả không khám phá được hai bài thơ này là từ thể “ Hồi Văn Thi ” mà ra.

Thí dụ như bài “ Đề Chức Cẩm Đồ  題织錦图 ” của Tô Đông Pha như dưới đây :

 (Xuân văn lạc hoa dư bích thảo; Dạ lương đê nguyệt bán ngô đồng, Nhân tùy nhạn viễn biên thành mộ, Vũ ánh sơ liêm tú các không)

Đọc ngược từ dưới lên trên và từ phải qua trái, chúng ta sẽ đưc một bài Hồi Văn Thi  khác

空閣繡簾疏映雨
暮城邊遠雁隨人。
桐梧掩月低涼夜,
草碧餘花落晚春

(Không các tú liêm sơ ánh nguyệt, Mộ thành biên viễn nhạn tùy nhân, Đồng ngô yểm nguyệt đệ lương dạ. Thảo bích dư hoa lạc văn xuân)

V́ là một thể thơ không dễ làm, nên chúng tôi thấy rất ít xuất hiện những bài thơ “ Hồi văn thi ” xuất hiện trên thi đàn Việt năm. Nhưng nói như thế, không có nghĩa là không có.  

Paris, ngày 19-10-2013

Phạm Xuân Hy