Trở về
thấy mình. . . như sương
 
 Nụ Hôn Đầu
Quách Giao
Sau khi ấn hành tập Nhập Hạnh Bồ Tát (2007) anh bạn tôi có đưa cho tôi xem một đoạn hồi ký viết về cuộc tình của bạn bên Đức. Tập văn chỉ gọn có 15 trang, Đọc xong tôi góp ý là bạn nên viết kỷ hơn, chi tiết hơn về cuộc tình này và chỉ chuyên về đời sống sinh hoạt của bạn trên nước Đức và duy nhất chỉ viết kỹ về mối tình của bạn và Thanh Trúc. Thế là bạn dồn hết mọi tâm trí vào việc viết hồi ký. Mỗi khi viết xong một đoạn bạn lại chuyển cho tôi xem và tôi góp ý nơi nào cần viết thêm các chi tiết cho đầy đủ và nhất là cho độc giả thấy rõ được hoàn cảnh của sinh viên Việt Nam du học bên Đức cũng như các quan cảnh thiên nhiên đã được phân bố và thiết kế cho hợp với môi trường, Bạn tôi viết tập hồi ký này một cách say mê và cuối cùng đã hoàn tất trong một thời gian ngắn. ( Tháng 9 năm 2007 sách được NXB Hội Nhà Văn ấn hành)

Ban đầu tập hồi ký có tựa đề là Mối Tình của Triều Phương và Thanh Trúc. Chúng tôi sau khi thảo luận đã nhất trí là đề tập hồi ký có tính cách cá biệt cho nên đổi lại là Nụ Hôn Đầu. Sở dĩ lấy tên là Nụ Hôn Đầu vì trong tập có câu chuyện hai dòng sông Verra và Fulda gặp nhau để tạo thành con sông rộng lớn là Weser tại miền Bắc nước Đức. Đoạn văn đó như sau:

Nụ Hôn Của Đôi Dòng Sông

Chúng tôi đến "Tảng đá Werser". Tảng đá được dựng trên bờ nơi hội tụ của ba dòng sông :Werra, Fulda và Weser. Nói khác hơn là được dựng tại vị trí phát nguồn của sông Weser. Nó không có gì đặc biệt, song trở nên nổi tiếng nhờ một bài thơ được khắc lên đó:

Wo Werra sich und Fulda knessen Sie ihre Namen buessen mussen, Und hier entsteht durch diesen Kuss Deutsch bis zum Meer der Weser Fluss. Hann. Muenden, den 31. Juli 1899

(Tạm dịch: Nơi mà Werra và Fulda ôm nhau hôn, chúng đành chịu phạt phải đánh mất tên mình. Và ngay tại nơi đây, qua nụ hôn này mà dòng Weser phát sinh chảy xuyên nước Đức đến tận đại dương. Han. Muenden, ngày 31.07.1899)

Bạn tôi đã giải thích:

Trước tiên là khung cảnh thiên nhiên, nơi hai dòng sông Werra và Fulda gặp nhau. Nước của hai dòng sông quyện lấy nhau và cùng tạo thành một dòng sông khách tên là Weser to lớn hơn chạy xuyên qua nước Đức để nhập vào đại dương.

Thanh Trúc có thấy dòng sông Weser là sự tổng hợp của hai dòng sông kia hay không? Đó là tuy một mà hai và tuy hai mà một

Bài thơ còn mang ý nghĩa của một nhân sinh quan vô cùng cao quý là hy sinh cá nhân mình cho đại thể trong hoàn cảnh và điều kiện tồn tại mới. Tuy nhiên trong sự hy sinh này cá thể không mất đi mà còn cao đẹp trong sự tạo dựng chung cho đất nước này. Hai con sông hôn nhau vì tự nhiên, vì tình yêu tiên nhiên. Sự gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh mới, trong niềm yêu thương hội nhập ấy, đôi dòng sông chấp nhận sự mất tên của mình, để ngay tại nơi gặp gỡ này nhận lấy một cái tên mới Weser. Dẫu vậy , tên Werra và Fulda vẫn tiếp tục tồn tại trong cá nhân với hoàn cảnh và điều kiện khác của mình Linh hồn của Weser vẫn là Werra và Fulda.

Tình yêu hiến dâng hoàn toàn quên mình là bản chất những mối tình đẹp, những mối tình để mãi sự triều mến và ước ao cho những tâm hồn biết thưởng thức tình yêu trang lứa. Ai cũng muốn có tên và tên mình vĩnh viễn theo mình, song ở đây đôi dòng sông đã chịu mất tên vì một nụ hôn bỡi vì nụ hôn kia là nguồn hạnh phúc vĩ đại hơn cả thần tiên!

[1] Zusammenfluss von Werra und Fulda - der Weserursprung

(Link: http://de.wiktionary.org/wiki/Weser )
Nụ Hôn Đầu được ấn hành và phân phối cho các thư viện trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thật là một diễm phúc cho một nhà văn mới có sáng tác. Tuy nhiên tác phẩm Nụ Hôn Đầu rất xứng đáng là một tác phẩm hay vì đã nói lên được tình hình của một du học sinh trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, tâm trạng của một thanh niên đứng bên lề chiến cuộc.

Trong thời gian bạn tỉnh dưởng tại Thạnh Lộc chúng tôi, anh Trúc Như và tôi luôn luôn có mặt để cùng chung với bạn vui những ngày vui cuối cùng của đời bạn. Cho nên khi bạn viết xong Hồi ký Nụ Hôn Đầu thì chúng tôi đều tham gia viết những bài bình tạm gọi là góp bút. Hình năm anh em chúng tôi chụp chung tại Thạnh Lộc cũng hao hao giống như hình chúng tôi chụp khi về thăm núi Yên Tử. Thời gian chúng tôi sống bên nhau như anh em trong một nhà cùng chung một niềm vui với văn chương. Chính thời gian này mà Lê Triều Phương sáng tác rất nhiều. Ngoài hai tập Hồi ký Nụ Hôn Đầu, Thơ Lê Triều Phương, bạn còn viết chung với chúng tôi tập Quách Tấn : Thiên Nhiên và Quê Hương và viết tóm lược tập kinh Nhập Hạnh Bồ Tát. Ngoài ra tôi cũng đã thu băng được những câu chuyện của Triều Phương về cuộc đời của mẹ Tâm, công việc lập hội của cuộc đời nơi hải ngoại, bình thơ Quách Tấn, và nói về tình bạn giữa tôi và Triều Phương. Hôm nay ngồi mở lại các cuộn băng thu âm, tiếng của bạn vẫn còn vang vọng như thuở nào.

* *

(<- trang trước)  /  (-> trang sau)