Chim Việt Cành Nam           [   Trở Về   ]          [ Trang chủ ]             [  Tác giả ]

VỌNG TRƯỜNG DỤNG 
của Vương Xương Linh 

Thu Tứ

Nguyên văn
Dịch nghĩa
Dịch ra thơ Đường luật
- Trần Trọng Kim
- Khương Hữu Dụng
Dịch ra thơ lục bát
- Thu Tứ
*
"Ngư, tiều, canh, mục", trong thơ Đường ngư hay gặp nhất. Tại sao?

Gần như toàn "ngư ông". "Ông" để nhấn mạnh tuổi tác, không phải "phủ" có thể là thanh niên.

Bắt cá nhiều cách. Hợp với "ông" nhất là cách "thùy luân", tức buông dây.

Bến sông chiều, một người tóc trắng ngồi buông dây bất động như một cái tượng gắn ở đấy từ không biết đời nào!

Nguyên văn

Vọng Trường Dụng

Kai môn vọng Trường Dụng
Bạc mộ kiến ngư giả
Tá vấn bạch đầu ông
Thùy luân kỷ thế giã.

Dịch nghĩa

Trông về Trường Dụng

Mở cửa trông về Trường Dụng
Chiều hôm dưới bến có người câu cá
Thử hỏi ông già tóc trắng ấy
Buông dây nay đã mấy đời rồi?

Dịch ra thơ Đường luật

Trần Trọng Kim:

Mở cửa trông Trường Dụng,
Chiều hôm thấy chài cá.
Hỏi thử ông bạc đầu,
Buông câu mấy đời tá?

Khương Hữu Dụng:

Mở cửa trông Trường Dụng,
Chiều hôm thấy lão chài.
Nhắn hỏi ông đầu bạc:
Buông câu đã mấy đời?

Dịch ra thơ lục bát

Thu Tứ:

Chiều tà xô cửa ngắm sông
Bên bờ thấy có một ông thuyền chài
Hỡi ông tóc bạc râu phai
Cần ông buông đã dư vài kiếp chưa?