Trở về
thấy mình. . . như sương
 
 Hòn Đỏ (Từ Tôn) -- Nha Trang
Quách Giao
Sau ngày tưởng niệm chúng tôi được nhà sư trụ trì chùa Từ Tôn nơi Hòn Đỏ mời sang thăm chùa. Trước đây, giữa cảnh trời biển bao la, vợ chồng nhà thơ họ Lê đã viết nên những vần thơ lưu niệm:

Triền miên triền miên sóng
Nền đá nhẵn hồng tươi
Hòn Đỏ tên người gọi
Lòng son tự muôn đời.

Nghênh ngang gió lồng lộng
Rung cây cành ngã nghiêng
Vòm xanh nằm ẩn bóng
Mái Từ Tôn tịnh yên

Bình Minh Trên Hòn Đỏ

Dạo chơi trên Hòn Đỏ
Cận kề bên biển Đông
Giữa lòng trời mênh mông
Màu xanh chen sắc trắng
Cánh buồm mây phẳng lặng
Ngắm hoa biển chập chờn
Thuyền xa về cô đơn
Sóng vổ quanh đảo nhỏ
Bước chân lên Hòn Đỏ
Gặp vách đá ngàn xưa
An lành cùng nắng mưa
Bờ phía Đông ửng nắng
Lòng biển xanh phẳng lặng
Tình biển cả bao la
Mặt trời tự phương xa
Ửng hồng chân mây thắm
Ngồi trên hòn đá phẳng
Chờ đợi ánh triêu dương
Đây là mảnh thiên đường
Buổi mai hồng dâng tặng
Mây hồng phơn phớt trắng
Xanh biển xanh mặn mà
Vang vọng muôn lời ca
Đàn chim âu giăng cánh
Mặt nước hồng sống sánh
Nâng ánh mặt trời lên
Hòn Đỏ hồng bồng bềnh
Cùng bình minh thức giấc.

Hòn Đỏ Ban Trưa

Trên cành đa vững chắc
Chiếc Võng nhẹ đu đưa
Mơn man gió mát đừa Hương nồng từ biển cả
Hòa cùng hơi mát đá
Nâng giấc nồng lên khơi
Mây trắng bay dạo chơi
Giữa trời xanh sắc biển
Muôn ngàn con sóng lượn
Quanh đảo nhỏ chập chờn
Niềm vui nào vui hơn
Buổi trưa nằm nghe sóng
Dưới biển sác trời đọng
Trong gió lá thì thào
Cánh én vút trời cao
Đoàn ghe nằm trong vũng
Theo nhịp trưa xao động
Hiu hiu giấc trưa nồng
Hồn hòa cùng mênh mông
Một tiếng chim vừa hót
Như pha lê nhỏ giọt
Trên phím đàn trời xanh
Buổi trưa vàng yên lành
Hòn Đỏ đầy thơ mộng.
( Đoàn Thị Gái)

Chiều Trên Hòn Đỏ

Mây ráng trải mênh mông
Biển sóng sánh ánh hồng
Vòm cây chiều ủ mộng
Hòn Đỏ ngắm hư không
Lung linh sóng lộng hoàng hôn
Tịnh yên Hòn Đỏ Từ Tôn soi mình
Vẳng ngân vách đá lặng thinh
Hồi chuông thanh thoát đượm tình cố tri.

Chùa Từ Tôn hiện nay do HT. Thích Viên Mãn làm viện chủ, ĐĐ. Thích Chúc Minh làm trụ trì.


Đảo Hòn đỏ

(Link: http://www.phattuvietnam.net/index.php?nv=News&at=article&sid=5464 )

Đồng thời Lê Triều Phương cũng đồng ý giúp quy hoạch cảnh quan thiên nhiên trên Hòn Đỏ sau khi quay về Cọng Hòa Liên Bang Đức. Ngày 2 tháng 3 năm 2005 Tâm gởi cho tôi:

Bản thiết kế sơ bộ cảnh quan trên Hòn Đỏ Từ Tôn:

1. Nhận xét tổng quan

1.1 Vị trí địa lý

Hòn Đỏ Từ Tôn là một hải đảo nằm cách bờ biển dưới chân dãy núi Cù Lao khoảng 200m thuộc khu vực hành chánh của phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang. Hòn Đỏ Từ Tôn có hình dạng như một "nắm tay phải". Mực nước lúc 8h là 0.00m và lúc 17h là 1,55m (theo số liệu trên bản đồ do vẽ của Công ty Địa Chánh Khánh Hòa, ngày 17.7.2003) Chiều ngang lớn nhất theo hướng Đông Tây khoảng 182m và chiều dọc lớn nhất theo hướng Bắc Nam khoảng 152m. Diện tích đất liền của đảo là 7,2 ha. Diện tích đất xử dụng là 4.320 m2. Loại hình sử dụng bao gồm: (a) Chùa Từ Tôn và các công trình hậu cần và (b) vườn cây ăn trái, câu cảnh.

1.2 Cấu trúc cảnh quan

Hòn Đỏ Từ Tôn là một cảnh quan "bán tự nhiên", nghĩa là tác động của khai goang trồng trọt và xây dựng chùa Từ Tôn không phá vỡ cấu trúc tổng thể đậm nét thiên nhiên của hải đảo. Nét hài hòa giữa các yếu tố thiên nhiên và công trình xây dựng vì mục đích tín ngưỡng đã tạo thành một cảnh quan thanh lịch, yên tĩnh và hiếm hoi trong vịnh Nha Trang mà đâu đâu cũng đang được đầu tư xây dựng phục vụ cho kinh doanh du lịch.

Kể từ năm thành lập chùa Từ Tôn (1960) đến nay, cảnh quan Hòn Đỏ luôn luôn được tu bổ và cải tạo. Các công trình đục đá đào giếng, chỉnh trang chùa Từ Tôn, xây hồ chứa nước và dùng máy bơm nước trực tiếp từ đất liền lên đảo là những công trình cơ bản vừa góp phần ổn định vật chất và tu dưỡng cho vị trụ trì và ban hộ tự của Phạt tử xa gần đến nghe đạo và tu tập, vừa tạo điều kiện duy trì và mở rộng hệ thống sinh thái đa dạng cây cỏ. Qua ý kiến của Đại Đức Thích Chúc Minh, người quản lý Hòn Đỏ, quá trình cải tạo và chỉnh trang toàn cảnh Hòn Đỏ Từ Tôn còn phải được tiếp tục. Đại Đức đã khẳng định ước nguyện này nhân dịp chúng tôi đến thăm chùa ngày 22 tháng 12 năm 2004.

Đại Đức Thích Chúc Minh đã tạo cho chúng tôi, những người tư vấn về thiết kế cảnh quan cơ hội đi thuyền quanh đảo và đi bộ khảo sát sơ bộ cảnh quan trên đảo. Sau đó chúng tôi đã thảo luận với nhau. Những nhận xét, những thông tin, các ý kiến trao đổi, những đánh giá đầu tiên tuy chưa đủ làm nền tảng cho một thiết kế cảnh quan chi tiết song đã giúp cho cúng tôi nhìn rõ vấn đề, mục tiêu và biện pháp cải thiện cảnh quan của đảo. Sau đây là những đúc kết chính:

1 - Tầm nhìn xa và ước nguyện tiếp tục chỉnh trang Hòn Đỏ Từ Tôn của Đại Đức Thích Chúc Minh là chính đáng.

2 - Cần có nhanh một thiết kế cảnh quan sơ bộ để định hướng cho thiết kế chi tiết sẽ lần lượt được hoàn thiện tại từng điểm, tại từng khu chức năng trên đảo.

3 - Những nhận xét chính về cảnh quan của đảo được tóm lược như sau:

a) Nhìn toàn cảnh từ xa

Các bãi đá màu đỏ bao quanh chân Hòn Đỏ Từ Tôn luôn luôn đập mạnh vào mắt.
Diện tích xanh trên đảo, chưa khép thành một khối với đường nét tự nhiên như một quần thể thực vật nguyên sinh, bỡỉ vì (a) những cây phi lao mọc cao lêu nghêu làm cho ngoại hình xanh của đảo trở nên lổm chổm; (b) bảng vàng chữ son gắn trên cổng chùa quá lớn và tường nhà trắng toát đã cắt đứt sự liền khối của quần thể cây xanh. Hai nhân tố này có tác động vừa làm giảm tính chất thiên nhiên và nét thẩm mỹ của đảo, vừa gây nên ấn tượng về sức sống yếu ớt của cây cối trên đảo.

b) Quan sát gần

Từ bến đò nhìn lên bậc tam cấp lên chùa. Vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên bị giảm xuống và ánh mắt chiêm ngưỡng tượng đài đức Quán Thế Âm bị loãng và thậm chí bị rối bởi nhiều hình ảnh và màu sắc nhân tạo: Bảng vàng viết chữ đỏ trên cổng, bảng trắng (ghi điều lệ) Bảo tháp màu vàng phia xa sau lưng tượng Quán Thế Âm và dòng chữ Hán viết trên tảng đá lớn. Dòng chữ Việt màu đỏ (Chùa Từ Tôn) viết trên đá cũng gây tác dụng như vậy.

Tại bãi đá phía Đông của đảo, nhìn lên Nghênh Phong Đài và bãi đá phía Bắc: Những chữ dựng hay viết trên đá, bàn thờ lộ thiên trên bãi đá tuy phô bày được niềm tin về Phật pháp, song không giới thiệu được gì hơn cho sự tự khẳng định của một vị sư đã dày công khai sơn, lập chùa, tu tâp, sống với thiên nhiên, liên kết với thiên nhiên và sự hiện diện của mọt ngôi chùa đã trãi qua một lịch trình 45 năm xây dựng gian khổ có bổn đạo xa gần tìm đến tu học. Hơn nữa các công trình nhân tạo này có thể làm loãng sự thưởng ngoạn của khách tham quan yêu mến thiên nhiên.

1.3 Thiết Kế Sơ bộ

Nhằm

- Xác định các khu chức năng trên Hòn Đỏ Từ Tôn

- Giới thiệu một số giải pháp

2. Chỉnh trang cảnh quan Hòn Đỏ Từ Tôn

2.1 Nguyên tắc thiết kế

Những mục tiêu phân khu chức năng và biện pháp cải tạo theo định hướng quy hoạch cảnh quan hiện đại đều tuân thủ 3 nguyên tắc sau đây:

1. Bảo vệ thiên nhiên và da dạng sinh học

2. Kiến trúc phục vụ tín ngưỡng, nói riêng và vănhóa nói chung, phải hài hòa với cấu trúc sinh thái của hải đảo

3. Duy trì và tôn tạo một cảnh quan du lịch vănhóa trong một khung khổ giới hạn và không gây phièn nhiễu hoặc rối loạn cho việc tu hành thanh tịnh trong khuôn viên chùa và trên toàn bộ hải đảo.

2.2 Phân vùng (vành đai) sinh thái

Hiện nay, ngoại hình của toàn cảnh Hòn Đỏ Từ Tôn, từ chân đảo lên cao, biểu lọ 3 vành đai sinh thái bao quanh đảo và trên cùng là khuôn viên kiến trúc chùa và cơ sở hạ tầng phục vụ chùa. Dưới cùng là vành đai bãi đá, liền theo là vành đai cây bụi rải rác cùng với giây leo và nói tiếp ngay bên trên nữa là vành đai cây trồng gồm cây thân gỗ và nhiều loài cây ăn quả

2.3 Biện pháp cải tạo

2.3.1 Vành đai bãi đá bao quanh chân đảo

Chân đảo được viền quanh bằng những bãi đá lộ thiên. Đó là phún thạch có thành phần sắt cao; qua quá trình phong hóa -ỗy hóa- nên toát ra màu đỏ, màu sắc đặc trưng của đảo và cũng vì vậy mà đảo được đựăt tên là "Hòn Đỏ"

Diện tích các bãi đá từ mặt nước lên đến vành đai xanh trên đảo có nhiều kích cở khác nhau. Từ bến đò phía Tây (hoành độ 25.40) chạy dài đến Tây Nam (hoành độ 25.90) bãi đá có bề rộng 5m (loại trừ nơi có vách đá thì bề rộng nhân lên gấp đôi). Sau đó bãi đá nở rộng dần và khi đến gần "miếu thờ" (hoành độ 26.30) thì tăng vọt lên 35-40 m. Từ nơi đây và với bề rộng khoãng 35- 40 m, bãi đá kéo dài lên hướng Bắc rồi bao ngược lại theo hướng Tây. Đến tọa độ 26,10 /67.30 hướng Tây Bắc thì bề rộng nở ra tối đa khoãng 50 m.

Về hướng Đông có 7 quần thể đá khối với chiều cao từ 5- 9 m, phân phối khá đều theo trục Bắc Nam làm cho hình ảnh các bãi đá nói riêng và toàn cảh bờ bãi trở nên đa dạng sinh động.

Vành đai bãi đá đó là dấu ấn, là đặc trưng của đảo. Tuy nhiên không nên giữ nguyên 100% diện tích của nó mà nhiều nơi cần thu hẹplại để tăng tỷ lệ diện tích xanh.

Giải pháp:

1.) Bến đò

Đại tự chữ Hán viết trên tảng đá ngay lối lên chùa cao 5,75 m nên (a) xóa bỏ hoặc (b) khắc sâu cúng vào đá rồi thếp vàng. Các bảng bố cáo chỉ dẫn...nên viết trên thanh gỗ hoặc bảng gỗ. Không treo hoặc đóng đinh chúng trên cành hoặc thân cây mà dựng tập trung dưới bóng mát của một cây cổ thụ.

2.) Bãi Tịnh Tâm

Là bãi đá hướng Đông Nam, từ tọa độ 26.50 /66.10 đến 27.10 /65.40, có mặt bằng rộng và tương đối phẳng, sẽ nhận chức năng như một khu vực tịnh tâm - tỉnh lặng và không ồn ào, náo nhiệt. Nơi đây Phật tử chùa Từ Tôn và khách tham quan yêu thiên nhiên có thể thư giản, tạm bỏ qua một bên những lo âu và bức xúc của đời thường để tiếp cận với trời biển bao la, ngắm ánh bình minh lên, chiêm nghiệm về sưh phong hóa và bào mòn của đá qua dòng thời gian và các tác động của khí hậu cùng sóng biển, ngồi tham thiền hoặc suy ngẫm về lẽ vô thường, tìm sự tỉnh lặng, tìm Phật trong tâm của chính mình.

Để đạt được chức năng ấy và cũng để phục hồi lại cảnh sắc thiên nhiên thì (a) di dời bàn thờ lộ thiên, chậu hoa nhân tạo và các cây cảnh đến một nơi khác ; (b) xóa bỏ các đại tự viết hay dựng đứng trên đá.

3.) Bãi giải trí

Là bãi đá hướng Đông Bắc, từ tọa độ 26.50 / 67.10 đến 26.70 /66.70, có mặt bằng rộng, tương đối phẳng, có chức năng như một địa điểm giải trí cho mọi khách tham quan.

2.3.2 Vành đai cây bụi

Vành đai cây bụi là vành đai xanh gồm có cây bụi rải rác, dây leo và cỏ. Mặc dù chưa được nghiên cứu và phân loại một cách khoa học, song chúng là những loài tiên phong chịu được nhiều điều kiện khí hậu và lập địa khắc nghiệt. Chúng có giá trị sinh thái rất cao vì giữ đất, tạo mùn, gât ảnh hưởng tốt cho vi khí hậu (giảm nóng, tăng độ ẩm của đảo). Quần thể và băng dải liên kết của chúng là nơi sinh sống và trú ẩn của nhiều loài sinh vật, chim chóc. Vành đai này không hoàn toàn khép kín, ví dụ như tại bến đò tại tọa độ 25.90 /66.20 (điểm giữa) và tọa độ 26.50 /66.00 (điểm giữa). Vè phía Bắc của đảo, chúng hợp tác với cây trồng có tàn rậm (ví dụ như cây me) để cản bớt sức gió và giúp cho các điều kiện lập dịa nằm bên sau về phía Nam ôn hòa hơn, nhờ vậy cây trồng phong phú và phát triển hơn.

Giải pháp

Vì mục đích tăng năng xuất và tăng giá trị sinh thái của vành đai cây bụi.

1,) Mở rộng vành đai cây bụi sâu xuống phía dưới ranh giới thực vật từ 1,0 đến 2,5 m tại những nơi có điều kiện thuận lợi cho kỷ thuạt trồng cây trên địa hình khăc nghiệt.

2,( Trồng dặm thêm vào những nơi cây mọcthưa thớt bằng những loại cây bụi đang có mặt trên đảo hoặc những loài tiền phong bán địa hoang dã của Khánh Hòa, cây coa gai..cũng trồng bằng kỷ thuật trồng cây trên các địa hình khắc nghiệt.

3,) Tránh trồng những cây kiểng vào vành đai cây bụi để giữ tính thiên nhiên của vành đai.

4.)Tránh mở rộng vành đai cây bụi nơi hai địa điểm: Bãi Tịnh Tâm và Bãi giải trí.

2.3.3 Vành đai cây trồng

Đây là vành đai bán thiên nhiên, chuyển tiếp từ khu vực thiên nhiên (vành đai bãi đá và vành đai cây bụi) sanh khu vực xây dựng do bàn tay con người hoàn toàn khống chế.. Vành đai cây trồng chủ yếu là cây thân gỗ, cây ăn quả và cây kiểng. Ngoài giá trị của vitamin từ trái cây hiểm hoi được thu hoạch tại chổ, giá trị sinh thái và thẩm mỹ của vành đai này rất cao.

Thứ nhất, chúng điều hòa vi khí hậu, nghĩa là cúng cho bóng mát, làm giảm nhiệt độ tăng độ ẩm và che chắn gió cho khuôn viên chùa.

Thứ hai, sự đa dạng sinh vật được tăng lên do nhiều nguồn "gen" khác nhau của cây cối được con người mang đến trồng mà hoa, phấn và quả là nguồn thức ăn dinh dưỡng nhiều sinh vật khác nhau. Các chủng loại như nấm, mầm vi sinh, vi khuẩn, vi sinh vật cũng như sinh vật sống trên tán cây, nơi thân cây và dưới gốc, trên và dưới vở cây, trong thân gỗ của mỗi loài, trong thân mục nhờ vậy mà tăng theo (đến nay chùa chưa có phương tiện để mời chuyên gia nghiên cứu, nhận dạng, phân loại và xác định tên của các loài đang hiện diện trên đảo cũng như sự phân bố, tính đặc trưng và mối tương tác giữa chúng với nahu)

Thứ ba, sự kết hợp từng lớp của dây leo, thân bụi thấp, thân cây cao có tán rậm( me, xoài, si v.v..) tạo nên một bức tườngosinh học cản gió, hướng dẫn gió trượt lên trên cao khiến cho những gì bên sau bức tường ấy được che chở tốt hơn.

Thứ tư, sự đa dạng về hình dáng của thân, cành, phiến lá và màu sắc của hoa lá hiện ra vẻ đẹp "muôm màu muôn vẻ" của thiên nhiên làm tăng sự rung độngvà cảm thụ của con người. Đây là vẻ đẹp của khách yêu thiên nhiên hoặc cho khách vănchương. Dòng chảy của thời gian và tánh vô thường của vạn vật luôn luôn hiện diện qua sự "sinh thành, hoại diệt" của cảnh vật trên đảo, hiện diện trước mặt và trong tâm thức của kẻ đến đây học đạo. Đó là vẻ đẹp vănhóa của ngưòi mến mộ đạo Phật.

Giải pháp

1.)Trồng cây bảo vệ đa dạng sinh học

Dựa theo khoa "hiện tượng học" về giới thức vật (chu kỳ đâm chồi ra lá, nở hoa kết trái, thời điểm trái chín cây, lá chuyển màu, lá rụng) mà trồng thêm những loài mới có màu sắc thi vị (cây bàng chuyển sắc lá) hoặc giảm bớt số lượng cây tụng lá trơ cành nhiều tháng gây ấn tượng khô khốc nơi cảnh quan (cây sứ).

2.) Trồng cây chắn gió về phía Bắc của đảo.

Trồng kết hợp cây có lá rậm quanh năm, có chiều cao tối đa khác nhau thành tầng lớp thấp cao và kín từ bãi đá lên vành đai cây trồng (dây leo,cây bụi me, xoài, , si..) để làm tường chắn gió.

3.)Trồng cây thẩm mỹ

Trồng phân tán đó đây, những cụm cây lưu niên bản địa có thân và tán đẹp, mặt khác cũng trồng một số cây đơn lẽ chịu được điều kiện lập địa khắc nghiệt nơi vài hốc đá. Khi thân cao từ 1 đến 5 m sẽ hình thành những dấu ấn thẩm mỹ trong toàn bộ thẩm quan của đảo.

Trồng dày cây (ví dụ như phi lao có cưởng chế chiều cao) chung quanh nhà vệ sinh (tác dụng che chắn kín đáo) hoặc hố rác (sẽ tách rác sinh học riêng để làm phân vi sinh cho việc trồng cây trên đảo; lựa rác thuộc vật liệu nhựa và kim loại để xữ lý đặc biệt).

Trồng cây và hoa thành ba tầng thấp cao từ trước ra sau để che vách tường trắn của nhà sinh hoạt xây lưng về phía Tây, nơi có đường lộ giao thông và nhà dân cư.

4.) Trồng hai cây lưu niên và nuôi dưỡng sao cho chúng chóng lớn thành đại thụ hai bên cổng lên chùa để làm biểu trưng cho chùa và cũng để hướng cái nhìn của khách vào ngõ lên chùa.

5.)Trong một số loài cây rừng bản địa có tán rộng thay dần những cây phi lao (cây dương) lá thưa và cao lêu nghêu.

6.) Chặt một ít cây ở hướng Tây để tầm nhìn thoáng và khách viếng cảnh có thể thưởng thức trọn vẹn màu biển và ánh mặt trời lặn

7.) Cần có những biện pháp che đậy an toàn cho các giếng đào, ngừa sự rủi ro có thể xãy ra cho trẻ em, dù xác xuất có thể đánh giá là "số không".

2.3.4 Khuôn viên kiến trúc

Khuôn viên kiến trúc chùa và cơ sở hạ tầng phục vụ chùa là khu vực nhân tạo. Các vấn đề xây dựnh và thiết kế cảnh quan trong khuôn viên này hoàn toàn thuộc thẩm quyền của kiến trúc sư với sự góp ý của ban quản lý chùa. Tuy nhiên về mặt sinh thái có 4 góp ý như sau:

1.) Dưới nến chùa nên xây một tầng hầm chứa nước.

2.) Nên có một hệ thống máng xối để hứng tối ưu nước mưa từ mái.

3.) Xây liên két cá hồ chứa nước lộ thiên thấp và được che khuất sau cây cối.

4.) Tùy theo diện tích còn lại sau khi chùa được chỉnh trang sẽ chọn hai địa điểm có thể đặt thuận lợi để xây hai sinh cảnh ngập nước gồm có: một hồ sen súng và một ao cạn từ 4 đến 6 m2) để nuôi trông một số loài thức vật nước ngọt)

Nổi niềm mong muốn của Lê Triều Phương là Nha Trang sẽ có một cảnh thiên nhiên trên một hòn đảo nhơ nhắn xinh đẹp gần kề thành phố để du khách có thể vừa ngắm cảnh trời biển vừa có nơi tịnh tâm sau những phút giây sinh hoạt mệt nhọc tinh thần. Ngôi chùa Từ Tôn cần được chỉnh trang lại cho phù hợp với cảnh trí thiên nhiên mà không cần phải tân tạo quy mô đồ sộ vì như thế nó sẽ phá vở cảnh thiên nhiên trên đảo. Nên trả lại cho thiên nhiên những phong cảnh tự nhiên, những vách đá ẩn ánh màu từ bi hơn là những nét chữ, những pho tượng nhân tạo.

Đồng thời chính quyền địa phương cần giúp đở các phương tiện cần thiết như hệ thống điện nước, các chuyên viên trồng tỉa cây xanh, bố trí cảnh quan cho nhà chùa để biến khu vực này làm một khu tham quan sinh thái hòa hợp với tôn giáo. Đà Lạt có khu sinh thái hòa điệu cùng thiền viện Trúc Lâm thì Nha Trang cũng có Hòn Đỏ hồng tươi với sắc đá và vườn cây sinh thái bao trùm lấy chùa Từ Tôn. Chùa làm cho cảnh thêm duyên. Cảnh tăng thêm từ bi cho chùa.

(GSTS Lê văn Tâm)
* * *
(<- trang trước)  /  (-> trang sau)