Chim Việt Cành Nam             [  Trở Về  ]            [ Trangchủ ]
ĐẠI VIỆT SỬ THI
Hồ Ðắc Duy
QUYỂN 23
PHÁP CHIẾM GIA ĐỊNH (1859)
 
Năm Kỷ Mùi bỏ vây Đà Nẳng (1859)
Giặc theo đường kéo thẳng vào Nam
Hành quân đánh thốc Phiên An
Sài Gòn, Gia Định chúng bàn lấy luôn
 
Người chỉ huy là quan hộ đốc
Thấy thế giặc mỗi lúc một đông
Rút vào tử thủ bên trong
Dần dần cô thế tử vong trong thành
 
Giặc chiếm xong phá dinh đốt trại
Hủy kho lương của cải đem đi
Truyền cho Trung Tá Berry
Đóng quân tại chỗ chỉ huy vùng này
 
Genouilly được thay người khác
Thiếu tướng Page ủy thác nghị hòa
Ước thơ mười một khoản là 
Cắt đất , cho phép người ta ra vào
 
Vua ướm hỏi : muốn hòa hay chiến ?
Việc trù trừ chẳng tiến tới đâu
Đợi thư phúc đáp quá lâu
Sứ thần Pháp quốc xuống tàu ra đi
 
Năm Tân Dậu (1861) giặc về Gia Định
Tổng chỉ huy : tư lịnh Charner
Nam Kỳ giặc muốn lăm le
Điều nghiên kế hoạch phân chia từng người
 
PHÁP TẤN CÔNG ĐỒN KỲ HÒA 
THANH TOÁN ĐỊNH TƯỜNG
LẤY TRỌN BA TỈNH MIỀN ĐÔNG 
(Biên Hòa , Gia Định , Định Tường)
 
Đồn Kỳ Hòa, Cây Mai, Kiến Phước
Địch tập trung hỏa lực tấn công
Khói mù đạn pháo nổ tung
Quân Nam cố thủ ở trong chiến hào
 
Súng thần công òa ào trực chỉ
Giặc tràn vào chiến lũy phe ta
Hai bên đánh xáp lá cà
Quân Nam yếu sức rút ra khỏi đồn
 
Nguyễn Tri Phương linh hồn kháng chiến
Đang theo dõi diễn biến từng giờ
Điều binh tiến thoái phất cờ
Cùng quan tham tán dặn dò ba quân
 
Rồi tướng quân chẳng may trúng đạn
Quan Tán lý vong mạng trước đồn
Nguyễn Duy, Thế Hiển tử thương
Quân ta tan tác rút luôn ra ngoài
 
Đồn Kỳ Hòa giờ đây thất thủ
Nguyễn Tri Phuơng rút khỏi Phiên An
Biên Hòa dừng lại dưỡng quân
Bổ sung thêm được gần ngàn tinh binh
 
Ở triều đình nghe tin rúng động
Lời điều trần trước chẳng thèm nghe
Bá Nghi đã chỉ mối nguy
Giặc luôn cơ động, ta thì ngồi yên
 
Ở Gia Định, giặc đem quân đánh
Nơi cửa Hàn, thế mạnh dương oai
Cát Bà cửa Thuận tới lui
Chiến thuyền của Pháp luôn ngoài biển Đông
 
Từ Sài Gòn, giặc chia mấy mũi
Ở phía tây lấn tới Hốc Môn
Ven sông Ngưu Chữ đóng đồn
Vượt sông Vàm Cỏ vào đường Long An
 
Giặc nghênh ngang như vào nhà trống
Sửa soạn quân vây hãm Định Tường
Tấn công đồn ở Tân Hương
Tiến qua cứ điểm Trung Lương dễ dàng
 
Vàm Cỏ Tây vượt sang để đánh
Từ Cửa Đại tiến đến Tịnh Giang
Bắt quan tướng quốc Công Nhàn
Mỹ Tho bỏ ngõ Nam quân chạy dài
 
Mất Định Tường tin bay tới Huế
Cả triều đình không thể làm ngơ
Cử ngay Bộ Hộ Thượng Thơ
Ý vua cũng hiểu phải lo đề phòng
 
Ở miền Đông, quân ta cố thủ
Từ Đồng Nai rán giữ Mỹ Hoà
Miền Tây, giặc đã dần dà
Gò Công tiến chiếm, đánh qua Tháp Mười
 
NAM KỲ KHÁNG CHIẾN
 
Bỏ Mỹ Tho, ta lui Cai Lậy
Lệnh triều đình giữ lấy Vĩnh Long
Nghĩa quân cát cứ Ba Giồng
Quan gia Phủ Cậu một lòng vì dân
 
Trương Công Định cầm quân chống chọi
Đất Gò Công, Huyện Toại chiêu binh 
Duy Dương viên lại triều đình
Thủ khoa Huân cử điều hành việc quân
 
Nguyễn Trung Trực mấy lần dụ địch
Đội nghĩa thuyền tập kích trên sông
Espérance đang ở giữa giòng
Du kích phóng lửa tấn công , tàu chìm 
 
Vùng Cái Thia thuộc miền Mỹ Quý
Giặc tiến dần về phía Vĩnh Long
Lebris đại tá tập trung
Bọn nguời theo giặc tấn công Nam triều
 
Tướng Bonard được điều sang thế
Thay Charner tổng chỉ huy quân
Viễn chinh của Pháp đang cần
Đổi thay chiến lược nuốt dần miền Nam
 
Giặc âm thầm chiêu quân (Catô) phản nghịch
Lập ra đoàn du kích quấy ta
Lấy tiền, chức tước ban ra
Tuyên truyền "giết đạo" âm mưu gian tà
 
Đánh Biên Hòa, tiến ra Bà Rịa
Lấy Vũng Tàu, cứ địa Bình Tuy
Miền Đông nay đã lâm nguy
Vĩnh Long địch chiếm tin về kinh đô
 
Với kẻ thù vô cùng xa lạ
Và khí tài chúng quá tối tân
Mưu mô chiến thuật điều quân
Khác xa các nước lân bang quanh mình
 
Cả triều đình hoang mang bối rối
Trước tình hình tiến thối lưỡng nan
Giặc Tây chiếm nửa miền Nam
Nghị hoà hay chiến phải làm gì đây ?
 
Lúc trước đó, có người dâng kế
Xin đức Vua liệu thế về sau
Nghị hòa hơn để thua đau
Vì so với giặc kém nhau quá nhiều
 
Xin vua theo gương người Nhật bản
Và Trung Quốc mà tạm bang giao
Để cho nhiều nước cùng vào
Tự khắc thành thế vạc dầu ba chân
 
Đất không mất mà quân vẫn giữ
Việc giao thương thì cứ phồn vinh
Người ta đem tới văn minh
Giao lưu văn hóa dân mình lợi thêm
 
Vua có xem nhưng lòng tơ rối
Lời điều trần tâm huyết đưa ra
Lời hay đành phải bỏ qua
Bế quan tỏa cảng  uy ra một mình
 
Đến bây giờ, triều đình mới thấy
Bọn giặc Tây cướp lấy vương quyền
Biên Hòa, Gia Định, Trấn Biên
Định Tường, Cai Lậy, thêm miền Vĩnh Long
HÒA ƯỚC NHÂM TUẤT (1862)
 
Bonard cử Simon trung tá
Ở trong vai sứ giả chiêu hàng
Đem thuyền neo ở sông Hương
Buộc ta phải ký và nhường đất cho
 
Giao Định Tường và trao Gia Định
Nhượng Biên Hòa, các tỉnh phía Nam
Đất đai địch cứ lấn dần
Biến thành thuộc địa thực dân cả rồi
 
Phan Thanh Giản vua sai thương thuyết
Thảo sơ qua Hòa Ước tay ba 
Espagnol, Pháp và ta
Định năm Nhâm Tuất (1862) trình qua triều đình
 
Hòa ước ấy chia thành ba bản
Mười hai điều , các khoản như sau
Tự do giảng đạo , ra , vào
Buộc ta cắt đất đễ giao cho người
 
Phan Thanh Giảng với tài tranh cãi
Theo hòa ước đòi lại Vĩnh Long
Vua sai ông ấy vào trong
Buộc Ariès giao Vĩnh Long về triều 
 
Mất quá nhiều theo trong hòa ước
Triệu các quan tính chước nghị bàn
Chọn ngay sứ bộ gởi sang
Paris, Madrid lên đuờng thuyết du
 
Đoàn sứ bộ giả từ qua Pháp
Phan Thanh Giản trong chức trưởng đoàn
Tham tri Phú Thứ phó quan
Thọ Tường, Vĩnh Ký liệu đường thông ngôn
 
Nã Phá Luân truyền cho bệ kiến
Sứ thần ta đánh tiếng lên rằng :
"Vì đức độ lẫn tài năng
Xin cho chuộc lại mấy vùng đất đai"
 
Khéo tìm lời, Pháp Hoàng từ chối
Phan Thanh Giản bối rối vô cùng
Những lời du thuyết tiêu vong
Bao nhiêu công sức mất không cả rồi
 
Từ nước ngoài quay về lại Huế
Yết kiến vua sự thể đầu đuôi
Trước triều ông đã trình bày
Rằng vua nước Pháp tìm lời nói quanh
 
Riêng Phú Thứ chép thành một tập
Viết lại điều mắt thấy tai nghe
"Đông Tây Luận" một bài thi
Vẫn còn mang tính khinh khi người ngoài
 
Grandière trong vai thiếu tướng
Được cử sang thanh toán n ghĩa quân
Tuân theo lệnh Nã Phá Luân
Bác lời thỉnh nguyện sứ thần của ta
 
Viên Toàn Quyền là Aubaret 
Trước sân chầu lễ phép tâu vua
Mấy điều hòa ước đã đưa
Giữ nguyên không đổi xin vua xét tường
 
Theo như lời của hoàng đế Pháp
Vẫn duy trì hòa ước ký xong
Chỉ cho trả lại Vĩnh Long
Còn ba tỉnh khác xin đừng bàn thêm
 
PHÁP CHIẾM BA TỈNH MIỀN TÂY
 
Muốn đoạt luôn những miền còn lại
Năm Đinh Mão (1867) đánh lấy miền Tây
Tối hậu thư ,Vie gởi ngay 
Nhưng vua Tự Đức để ngoài lời đe
 
Phan Thanh Giản cử đi Kinh Lược
Gởi thêm quân vào trước trong Nam
Đắp thành, phòng thủ lo toan
Ghé qua Gia Định hỏi han tình hình
 
Bọn giặc Pháp nửa đêm rạng sáng
Lệnh khởi binh tiến đánh Vĩnh Long
Một đoàn thuyền chiến rợp sông
Thủy quân lục chiến tấn công vào thành
 
Quan Kinh Lược không đành nhìn thấy
Cảnh thịt rơi, máu chảy dân mình
Cho nên ông phải thân chinh
Mở lời đàm phán, hạ mình cứu nguy
 
Thế giặc mạnh màng chi thương thuyết
Cứ tràn vào cố quyết chiếm luôn
Hà Tiên, Châu Đốc quy hàng
Tóm thâu sáu tỉnh miền Nam bấy giờ
 
Ông không ngờ thực dân tráo trở
Khiến cho ông đau khổ vô cùng
Nhịn ăn đến lúc lâm chung
Áo bào, ấn triện gởi dâng về triều
 
Nguyễn Đình Chiểu giấy điều chấp bút
Viết một bài thơ khóc họ Phan
Còn vua và các đình thần
Trách Phan không quyết đánh quân bạo tàn
 
MIỀN NAM DƯỚI THỜI THUỘC ĐỊA
 
Đất miền Nam trở thành thuộc địa
Pháp bắt đầu nghĩ kế an dân
Chính quyền quan lại đặt dần
Hương , ấp chiêu mộ Việt gian tham tiền
 
Tỉnh Gia Định Trấn Biên thay đổi
Chọn Sài Gòn đất mới làm kinh
San đường, lập chợ, xây thành
Khơi sông, lập cảng, dựng nhanh nhà tù
 
Dinh Toàn quyền làm khu Soái Phủ
Lập nhà thương , mở phố bán buôn
Xây cầu, đường sá, khai mương 
Nhà thờ Thiên Chúa, gác chuông chọc trời 
 
Ngạch Niết ty bổ người cai trị
Trường Tabert dạy trẻ Tây phương
Khuyến thêm tiểu thủ công thương
Lập ra chi nhánh Đông Dương Ngân Hàng
 
Thành lập ban Hội đồng Quản Hạt
Các phép tắc dựa luật của Tây
Xử dân theo kiểu luật này
Hội đồng hàng tỉnh bầu ngay từng miền
 
Để thông tin tuyên truyền các huyện
Đặt đường dây điện tín nhiều nơi
Công ty tàu thủy đường dài
Nam Vang, Thượng Hải lập ngay tức thời 
 
Xây thêm đồn sai người cắt đặt
Thành Chí Hòa cho đắp lên cao
Chung quanh xây bức tuờng rào
Thép gai, lô cốt, cổng chào thật to
 
Chẳng mấy hồi dân ưa nếp sống
Sành tiếng Tây, nói ngọng tiếng ta
Phần đông quan lại xin qua
Nhập vào Pháp tịch như là dân Tây
 
Trước nhục nước ngoại lai xâm chiếm
Dân Nam Kỳ kháng chiến vùng lên
Đông, Tây khắp cả hai miền 
Nghĩa quân hoạt động, bưng biền hội quân
 
Diệt thực dân, dựng lên khu chiến
Cắt đứt đường tiếp viện vùng sâu
Nghĩa binh tay góp sức vào
Để ngăn quân giặc đào hào diệt gian
 
arrow.gif (848 bytes) 
Q 1: Thời đại Hồng Bàng
Q 2: Thời đại Bắc thuộc (227-540)
Q 3: Ngô Quyền (938-944) Q 4: Lý Thái Tổ (1010-1028)
Q 5: Lý Nhân Tông (1072-1127) Q 6: Trần Thái Tông (1226-1258)
Q 7: Trần Nhân Tông (1278-1293)
Q 8: Trần Anh Tông (1293-1394)
Q 9:  D N Lễ - Trần Thiếu Đế (1369-1400) Q 10: Hồ Quí Ly - Giản Định Đế (1400-1409)
Q 11: Lê Thái Tổ (1423-1433) Q 12: Lê Thái Tông (1433-1442) - Thánh Tông (1460-1497
Q 13: Lê Hiến Tông (1497)/Mạc Phúc Nguyên (1546) .Quyển 14: Lê Trung Tông (1548) đến Nguyễn Phúc Nguyên (1613)
Quyển 15: Lê Thần Tông (1619-1643) đến Lê Dụ Tông (1705-1728) Quyển 16: Trịnh Cương (1709) đến Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777)
Quyển 17: Trung Ương hoàng đế (1778 – 1793) Quyển 18: Quang Trung hoàng đế (1788-1792)
Quyển 19: Cảnh Thịnh hoàng đế (1792-1802) Quyển 20: Gia Long hoàng đế (1802-1820)
Quyển 21: Minh Mạng hoàng đế (1820-1841) Quyển 22: Thiệu Trị hoàng đế (1841-1847) đến Tự Đức (1847-1885)
Quyển 23: Pháp chiếm Gia Định (1859) và chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Quyển 24: Các cuộc kháng chiến của nghĩa quân miền Nam
Quyển 25: Pháp chiếm Hà Nội (1882) đến Hòa ước Giáp Thân (1884) Quyển 26: Pháp lập Liên bang Đông dương – các phong trào bình Tây sát Tả
Quyển 27: Đồng Khánh (1885...) – các phong trào sĩ phu yêu nước Quyển 28: Vua Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916)
Quyển 29: Trần Cao Vân (VN QPH) – các phong trào kháng chiến toàn quốc  Quyển 30: Khải Định (1916-25) Bảo Đại (1925-45) – anh hùng Nguyễn Thái Học