Chim Việt Cành Nam Trở Về  ]



 
 
 
Số 39 / những bài đưa lên sau ngày 15 - 05 - 2010

. Nguyễn Quý Đại: 

Cộng Hòa Nam Phi (Republic of South Africa/Republik Südafrika, là quốc gia đầu tiên của lục địa Phi Châu tổ chức giải Túc Cầu Thế Giới (World Cup) Hàng tỷ người trên thế giới đã theo dõi ngày khai mạc11.6.2010 tại sân Soccer chứa tới 94,700 khán giả, kinh phí hơn 440 triệu USD,(là nơi cựu tổng thống Nelson Mandela đọc bài diễn văn đầu tiên ở Johannesburg sau khi ra tù) với 32 đội tuyển quốc gia từ các châu lục về tham dự. Các đội tuyển được chia thành 8 bảng A-B-C-D-E-F-G-H, các đội tranh tài, thể hiện tinh thần quốc gia, với hy vọng được vào chung kết đoạt cúp vàng "Jules Rimet" mang lại niềm tự hào cho dân tộc.

WORLD CUP 2010 sôi động làm thế giới chú ý đến quốc gia Nam Phi với những cảnh đẹp tráng lệ, của hệ thống lưu thông, hải cảng, phi trường, nhà ga, và 10 sân vận động tân tiến quốc tế.

. Sóng Việt Đàm Giang :
Sau khi bài viết Mối Tình Học Trò của tác giả Nam Minh Bách nói về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và nguyên do sự ra đời của bản nhạc Ngọc Lan của Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước thì có một số thư trên các diễn đàn bàn về ý nghĩa lời bản nhạc. Mục đích của bài viết ngắn này không bàn về lý do hay nội dung tuyệt diệu của bài nhạc mà chỉ bàn về ý nghĩa và xuất xứ của một vài điển tích mà Nhạc sĩ Duơng Thiệu Tước đã nhắc đến trong bài.
Những câu thơ Kiều trích dẫn trong cuốn Nguyễn Du, Tác Phẩm và Lịch sử văn bản của Nguyễn Thạch Giang, Trương Chính. Những dị bản của tác giả khác được đính kèm nếu có.

Ngọc Lan
Ngọc Lan, dòng suối tơ vương,
mắt thu hồ dịu ánh vàng
Ngọc Lan, nhành liễu nghiêng nghiêng,
tà mây cánh phong, nắng thơm ngoài song
(...)


. Quỳnh Chi : 

Nếu tôi hở môi mà rằng "Con tôi dễ thương lắm", thể nào thiên hạ cũng cả cười. Vâng, có ai lại ghét con mình bao giờ đâu. Vì vậy cũng chẳng gì quý hóa để làm như thể mỗi mình mình có được báu vật trời ban, mà người ta cười cho. Cho nên tôi chẳng dám lớn tiếng khoe khoang. Mà tình thật là tự đáy lòng, tôi chỉ muốn chắp tay tạ ơn Trời Phật, chứ nào có nghĩ gì đến chuyện thương hay ghét đâu ạ.
Con tôi quả là vị thần hộ mệnh của tôi.
Con tôi còn là đứa bé nằm ngửa u ơ nhoẻn miệng cười, thế mà cái điều tôi học được từ gương mặt ngây thơ kháu khỉnh ấy mới thật là to tát, thật không lời nào tả xiết. Những điều ta học với thầy, hay đọc được trong sách vở nhà trường, quả thực là hữu ích, nhưng mỗi khi có việc gì phải nhớ lại để suy ngẫm xem có phải là thế này thế kia không, không như nụ cười của con thơ ở ngay trước mắt mình, đã khiến cho chân toan bước đi cũng phải chùn lại, lòng đang bấn loạn cũng bỗng dịu xuống.
---> Đứa con (nguyên tác:  Kono Ko của Higuchi Ichiyo )


Dùng chanh để trang điểm là điều duy nhất mà cô gái dám tiêu sang. Vì vậy mà da cô trắng mịn như mùi thơm rất thanh tân. Cô cắt quả chanh làm tư, mỗi ngày lấy một miếng chanh ấy vắt lấy nước bôi lên mặt. Ba miếng còn lại cô lấy giấy mỏng bịt kín vết cắt, cất đi để dành. Hàng ngày phải ướp lạnh làn da bằng mùi thơm tươi mát của nước chanh, cô mới thực sự cảm thấy buổi sáng của một ngày. Cô xoa nước vắt trái cây ấy lên vú và đùi mà không cho người đàn ông biết. Anh ta vừa hôn cô vừa nói :
- Chanh à. Em là cô gái bơi trong giòng sông chanh đến. Nếm vị chanh rồi muốn ăn cam quá.
Cô đáp "Vâng" rồi đem một đồng bạc trắng năm xu đi mua một quả cam mang về. Như thế là cô đành phải hy sinh niềm vui cảm thấy có chanh trên làn da sau khi tắm ra. Ngoài đồng bạc trắng và mùi chanh, họ chẳng có gì cả. Thế rồi người đàn ông ngồi trước đống tạp chí cũ chồng lên làm thành bàn mà viết kịch, một vở kịch ế ẩm, mà lại dài lòng thòng nữa chứ.

---> Người yêu của kẻ nghèo (nguyên tác:Hinja no koibito,của Kawabata Yasunari )


. LaiQuangNam :

Nguyễn Du làm bài thơ "Phản chiêu hồn" (chống lại việc chiêu hồn) trong một chuyến đi sứ Trung Quốc vào đầu thập niên 10 của thế kỷ 19 . Chiêu hồn: một tên bài từ của Tống Ngọc người cùng thời với Khuất Nguyên. Tống Ngọc làm nhằm mục đích cầu hồn Khuất Nguyên được siêu thoát , hồn về sống cùng nhân dân Sở . Nguyễn Du khi đi ngang qua sông Mịch La, tỉnh Hồ Nam. Người nhớ tại nơi đây Khuất Nguyên đã trầm mình. Tống Ngọc người đồng thời, cũng là lớp học trò Khuất Nguyên đã cho lập trai đàn cầu hồn và đã làm bài từ "Chiêu Hồn " tại bờ sông này . Quá hiểu rõ nước Tàu , Cụ Nguyễn bèn làm bài thơ "Phản chiêu hồn" này để phản đối ý kiến " tử tế " của Tống Ngọc. Cụ Nguyễn bình sinh vốn người hiền lành, nho nhã , nhưng với con người có học vấn cực kỳ thâm hậu ấy đã đi là đã thấy trên đất nước Tàu, Cụ không thấy quá khứ thời Khuất Nguyên nhưng hiện trạng Tàu qua những nơi Cụ đã qua bây giờ nào khác chi hồi ấy. Tàu là một xứ sở không mấy tốt trong thực tế trước mắt Cụ (1)
Có lẽ đây là bài thơ tranh luận hơn thua duy nhất trong đời làm thơ của Cụ .


Bài thơ laiquangnam giới thiệu sau đây mang tên là Thu chí (Thu đến),một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Mùa thu là mùa của thi nhân, Mùa thu là cụm từ ước lệ. Người xưa dùng mùa thu để tự vấn, tự soi rọi về cuộc đời ;mình đã làm được những gì và đời mình sẽ về đâu. Ngẫm nghĩ về chuyện tử sinh. Chúng ta cùng biết rằng Nguyễn Du là con người của sách vở, ông đọc rất nhiều thơ Đường, những ý thơ và điển tích Tàu ông đưa vào thơ rất bàng bạc và được vận dụng rất khéo, nó đã tiêu hóa trong ông và được chuyển thành ý rất riêng trong ngôn ngữ thơ mang dấu ấn của ông.
Ngày nay ai đó dẫn thơ Đường vào mỗi câu thơ của ông tôi cho là điều bất kính đối với tiền nhân ta ,bởi những ý nghĩ mang tính Nhân Loại thì dân tộc nào cũng có, thời nào cũng có, khác chăng là người nào nói trước và có điều kiện nói trước mà thôi. Sinh trước thì nói trước. Thế nên,theo laiquangnam , nguòi Việt mình nên viện dẫn ca dao Việt để chú thích thơ tiền nhân là điều nên làm và ai đó viện dẫn thơ Đường để chú thơ Nguyễn Du ông là dụng ý khoe chữ nghĩa của mình thì xin dừng tay lại.

Số 39 / 15 - 05 - 2010

 
Quê Hương - Phong tục 

. Nguyễn Dư  : 

Mời các bạn đi... xem hát. Đúng hơn là xem chữ hát (h)... của tiếng Pháp. Lại chuyện Ăn cơm nhà vác ngà voi! Ngà voi còn nhẹ chán. Ngà mammouth cũng đành phải xông vào mà vác. Vác giùm cho... lịch sử, địa lí Việt Nam. Ủa ! Trời đất ! Đùa hay thật vậy ?
Xin phép các vị khoa bảng văn chương Pháp cho " múa rìu " bằng vài câu... biết rồi, khổ lắm, nói mãi.
Tuy bảng mẫu tự của tiếng Pháp chỉ có một chữ h nhưng mẹo văn phạm lại phân biệt " h câm " (h muet), và " h kêu " (h aspiré).
- " H câm " chỉ có mặt lấy lệ. Có miếng chứ không có tiếng.
- " H kêu ", gọi là kêu nhưng thực tế thì cũng im hơi lặng tiếng như... " h câm " !
Chuyện người Pháp không phát âm chữ h đứng đầu một từ thì ai cũng biết rồi, mắc mớ gì phải đem ra phân bua với người Việt ? Xin lỗi hơi dài dòng. Ai nóng tính hãy khoan bực mình. Các cụ có câu Câm hay nói, què hay đi. Câm như La baie d'Along thì Vịnh Hạ Long cũng hết chỗ nói. Chịu thua. Tiếng Pháp "hát " như vậy mới chướng tai người Việt.
Bây giờ xin qua chuyện... đáng nói. Nói về vài địa danh của nước ta.
- Hòn Gai.
Hòn Gai (Từ điển Larousse (1986) viết là Hôn Gai, Hongay) thuộc tỉnh Quảng Ninh, được nhiều người biết tên từ ngày có Công ti than Bắc kì của thực dân Pháp (Société Française des Charbonnages du Tonkin) đến khai thác than đá.
Tên Hòn Gai rất quen thuộc này gốc gác ra sao?
. Thu Tứ : 
Trong Việt Nam văn hóa sử cương, Ðào Duy Anh nhận xét người Việt "bắt chước, thích ứng và dung hóa (...) rất tài."(2)
Trong Tư tưởng phương Ðông..., Cao Xuân Huy cho rằng người Việt "có cái đặc tính mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động, như nước", "Nước (...) dễ tính (...) không phải là vì nó không có cá tính. Trái lại, đó là cái khả năng thích ứng vô hạn của nó (...) chính cái khả năng thích ứng (...) là cái tính ưu việt, cái bí quyết sinh tồn của dân tộc ta."(3)
Hai học giả, hai cách nói, nhưng không có gì để nghi ngờ: Ðào Duy Anh và Cao Xuân Huy chính đang phát biểu về cùng một nét nền tảng quan trọng trong bản tính dân tộc. Cả hai hẳn đã dựa vào diễn biến lịch sử, quá trình phát triển xã hội, và nề nếp sinh hoạt mà rút ra kết luận ấy.
(...) Hồ Xuân Hương có câu thơ:
"Xanh om cổ thụ tròn xoe tán".
Xanh om là xanh thế nào?
Xanh om có phải là xanh um không?
Xanh om có liên hệ gì với tối om chăng?
... BIẾT ÐÂU TÌM
Từ, muốn biết nghĩa chính xác, thì tra từ điển. Tra xong Ðại từ điển tiếng Việt (ÐTÐTV): không thấy xanh om.(1) Nhân tiện, lật tìm xem các loại màu xanh được định nghĩa trong sách ấy. Lạ, sách dày gần 2000 trang khổ to, chứa hơn 120000 mục từ, mà xanh bệch, xanh bợt, xanh chành, xanh lướt, xanh mái, xanh mịt, xanh nghít, xanh mởn, xanh muốt, xanh mướt, xanh mượt v.v. đâu? 


Khái Hưng: "bát canh cà chua nước đỏ lờ lờ". Nguyễn Tuân: "phản nịnh mặt trắng mốc có vệt đỏ nhờ nhờ".
Chinh Phụ: "Cỏ biếc um, dâu mướt màu xanh". Vũ Bằng: "những ngọn rau muống chẻ nhỏ xanh muôn muốt". Nguyễn Tuân: "tóc xanh mượt như một làn rêu giữa làn suối trong".
Lờ lờ với nhờ nhờ là hai. Mướt với muốt với mượt là ba. Không thể trao qua đổi lại gì cả.
Cũng thế: xanh nhạt và xanh nhợt cùng chỉ màu xanh không đậm, nhưng chỉ các ông tây ông tàu (nói tiếng Việt) mới dùng lẫn lộn. Rắc rối ở chỗ xanh nhạt không hữu cảm: "tường phòng bệnh quét vôi xanh nhạt"; trong khi xanh nhợt lại không phải là từ chỉ màu thuần túy nữa, mà cho thấy một ấn tượng nơi người nhìn: "người bệnh nom xanh nhợt". Ðổi chỗ nhợt với nhạt là lộ tung tích ngay!
Lạ hơn nữa, nói người bệnh nom xanh nhạt là nói tiếng Việt gốc tây gốc tàu, mà nói người bệnh nom xanh lợt dường như cũng vẫn không ổn. Trường hợp này, chỉ nhợt mới đích thị... con Rồng cháu Tiên!

. Cát Hoàng : 
Vừa qua ngày Cá tháng tư (1/4) trời đã đổ cơn mưa đầu mùa. Mưa chợt đến chợt đi như "Nàng thơ tình", đủ ướt mà không lạnh... gợi nhớ đến những cơn mùa đầu mùa (mối tình) lướt qua đời, ai muốn quên mà vẫn nhớ?
Tôi sinh ra, lớn lên từ giồng cát, ruộng, vườn nên càng có nhiều kỷ niệm với mưa. 
. Phanxipăng : 
Vì sao gọi bánh khoái? Tồn tại 2 cách trả lời. Cách thứ nhất là lúc chế biến bánh trên bếp, khói xông nghi ngút, tỏa làn hương bay xa hấp dẫn muôn người. Khói, dân Huế phát âm khoái. Tên bánh hình thành từ đó. Cách thứ nhì là cảm giác của thực khách thu nhận khi thưởng thức món bánh này: khoái nhãn, khoái nhĩ, khoái khẩu, khoái chá, khoái lạc, khoan khoái, sảng khoái. Cổ nhân bèn gọi bánh khoái, vừa tiện, vừa gọn, vừa chính xác, vừa dễ nhớ.


. Giới thiệu nhạc : 
. Nguyễn Văn Thơ : 

- Em và thơ (Thơ: Luân Hoán /cs :Kim Khánh) 
- Mưa chiều tháng sáu (Thơ Mai Hoài Thu/Quỳnh Lan ) 
- Xuân mòn  (Thơ : Đặng Lệ Khánh/cs : Kim Khánh )
Truyện ngắn - Ký - Văn - Biên khảo

. Võ Quang Yến :

Trong nhiều thế kỷ, nghệ thuật Phật giáo không trình bày đức Phật qua hình dáng con người mà biểu thị Ngài qua hình thức một chiếc lọng, một cái ngôi, một vết chân hay con ngựa của Ngài. Qua đầu Công nguyên, phong cách Hy-Ấn Gandhara và những trường phái điêu khắc Ấn Độ cùng lúc thực hiện những hình tượng Ngài cũng như những vị Bồ Tát qua nhiều bộ điệu khác nhau với những cử chỉ được xếp thành quy tắc. Những mudra mà người Tàu gọi là yin, người Nhật in-zô, ta dùng chữ ấn, thủ ấn, hay thành ngữ ấn quyết, tiêu biểu cho quyền lực và hiện hình thần thánh. Thật ra, những cử chỉ nầy đã có từ trước vừa trong tranh ảnh Ấn giáo, vừa trong kỹ thuật du già hay yoga, được xem như là một phương pháp giải thoát, nghĩa là chúng không thuộc về một tôn giáo nào. Người ta thường gặp chúng trong những tranh vẽ, những hình tượng điêu khắc cũng như trong những cuộc hành lễ tinh thần, thờ cúng, nghi lễ, định tâm...
 


Orsay, một thị trấn ở miền nam Paris, phía bắc thung lũng Chevreuse, rất có duyên với Việt Nam vào mùa thu. Năm 1994, vào thời Đại học Orsay kết nghĩa với hai Đại học Tp Hồ Chí Minh và Cần Thơ, thị xã tổ chức cả một tuần Việt Nam với sự tham dự của nhiều nhà kinh tế học, nghệ sĩ, họa sĩ, võ sĩ, nhạc sĩ đứng đầu có anh giáo sư Trần Văn Khê. Năm 2002, chị Hỷ Khương, nhân chuyến đi Đức để giới thiệu vở Đông Lộ Địch của thân phụ cụ Ưng Bình, trên đường về có ghé lại Phật đường Khuông Việt ở Orsay để gặp gỡ bà con bạn bè trong một buổi văn nghệ hào hứng. Huế nay lại có mặt ở Orsay hôm chiều chủ nhật 15 tháng 11 năm 2009, ở nhà hát Jacques Tati, trong một chương trình rất hấp dẫn Đường về Kinh thành Huế (La Route vers la Cité Impériale de Hué). Đứng ra tổ chức là nhóm Nhóm Văn hóaCổ truyền Nhạc học và Giáo dục (OCTAVE : Orsay Culture Musique Tradition Association Vietnam Education) dưới sự hướng dẫn của cô Đỗ Duy Nguyệt Ánh, nghệ sĩ đàn tranh.
 


. Nguyễn Vĩnh Tráng :

Vì tôi may mắn nắm được bộ Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ - KĐĐNHĐSL (1) cùng bài « La Capitale du Thuân-Hoa » của Cụ Võ Liêm, đăng trên Bulletin des Amis du Vieux Huê - BAVH, tháng Juillet 1916 (2). Nhận thấy những tài liệu rất hiếm : bài của Cụ Võ Liêm cho tên các nhân vật, các công trình bằng chử Hán, còn bộ KĐĐNHĐSL thì có nhiều chi tiết về kích thước, thời điểm, nhân công, lương hướng. Lấy ưu điểm của hai bên mà bổ sung cho nhau, có thể cho ta một cái nhìn khá chính xác về việc xây cất Đô-Thành. Cũng vì thế, tôi đã viết bài nầy, hầu cống hiến qúy vị độc giả một tài liệu đáng qúy cho ngày nay.
(...)
Kinh thành Huế bây giờ không phải là vị trí đầu tiên của Đô-Thành Thuận-Hóa...


. Vĩnh Phúc : 

Vương triều nhà Nguyễn từ khi mới lập nghiệp ở phương Nam đã sớm biết sử dụng nghệ thuật âm nhạc để "di dưỡng tinh thần" và để biện chính cho sự nghiệp bá vương của mình trong thế đối lập với nhà Trịnh ở Đàng Ngoài. Ngay từ đời chúa NguyễnPhúc Nguyên (1613 - 1635) Lộc Khê hầu Đào Duy Từ đã lập ra Hòa Thanh thự luyện tập một ban vũ và nhạc để múa hát vào những ngày khánh lễ. Hòa Thanh thự gồm 3 đội...Đội Nhất và đội Ba trông coi về nhạc, đội Nhì trông coi về ca và vũ.  Cố nhiên, đây chưa phải là Nhã nhạc, nhưng đã tạo dựng nền tảng nghệ thuật chuyên nghiệp, làm tiền đề cho âm nhạc cung đình các vương triều sau.
Sang thế kỷ XIX, dưới các triều vua nhà Nguyễn, các loại hình nghệ thuật cung đình mới thực sự phát triển theo mô thức, quy phạm của Nhà nước Phong kiến. Ngay từ khi Gia Long lên ngôi (1802) mặc dù còn bận sắp đặt lại chính quyền trong nước, chỉnh đốn lại sinh hoạt cho nhân dân nhưng không vì thế mà ít quan tâm đến âm nhạc. Nhiều sử liệu cho biết vua Gia Long đã cho thành lập hai đội Tiểu namTiểu hầu chuyên trông coi về nhạc và luyện tập múa hát trong cung. Năm Gia Long thứ ba, hai đội này được hợp nhất lại dưới tên Việt tương đội....


. Nguyễn Thị Chân Quỳnh :

1010 - Năm Canh Tuất tháng 7, Lý Thái Tổ đóng đô ở Thăng Long, dựng điện Càn Nguyên trên núi Nùng cũng gọi là núi Long Đỗ (1), làm nơi coi chầu, phía trước là Long Trì (thềm rồng) cao 9 bậc, tả hữu có hai con rồng dài trên một trượng. Bên tả điện Càn Nguyên là điện Tập Hiền, bên hữu là điện Giảng Võ, mở cửa Phi Long thông sang cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phụng thông sang cung Uy Viễn, chính hướng Nam là điện Cao minh, đều gọi là "Thềm rồng". Bên trong Thềm Rồng có mái cong, hang hiên bao quanh bốn mặt.
Sửa điện Càn Nguyên, dựng hai điện Long An, Long Thụy làm nơi nghỉ ngơi của vua. Bên tả làm điện Phật Quang, bên hữu làm điện Nguyệt Minh , đằng sau dựng hai cung Thúy Hoa và Long Thụy làm chỗ ở cho cung tần.
Dựng kho tàng, đắp thành, đào hào. Bốn mặt thành mở bốn cửa : phía Đông là cửa Tường Phù, phía Tây là cửa Quảng Phúc, phía Nam là cửa Đại Hưng, phía Bắc là cửa Diệu Đức (2).
Cung Long Đức của Thái tử dựng ở ngòai cửa Đại Hưng....


. Nguyễn Bá Lăng :

Chùa Một Cột ở Hà Nội hiện nay là tên quen thuộc của Liên Hoa Ðài dựng trong khuôn viên của một quần thể kiến trúc chùa, gồm chính điện thờ Tam Bảo, nhà Tổ, nhà khách v.v. được gọi chung là chùa Diên Hựu (lấy tên đầu của Liên Hoa Ðài).
Chùa Một cột nổi danh vì kiến trúc độc đáo là một lầu gỗ hình vuông đặt trên một cột đá trồng giữa một hồ nước. Lầu được củng cố bằng một hệ thống con sơn sóc nách bằng gỗ. Tất cả tượng hình cho một bông sen vươn lên khỏi mặt nước, do đó mà có tên là Liên Hoa Ðài.
Liên Hoa Ðài theo sử biên niên đã được dựng vào thời Lý năm 1049. Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư ghi:
"Mùa đông tháng 10 âm lịch, dựng chùa Diên Hựu ở vườn Tây cấm (bên phía Tây cấm thành Thăng Long). Trước đấy vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Ðức Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi vua tỉnh dậy, vua đem việc đó nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột trụ như đã thấy trong mộng. Cho các nhà sư đi vòng lượn chung quanh tụng kinh, cầu cho vua trường thọ". Vì thế gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ)...


. Sóng Việt Đàm Giang : 

Tác giả Bồ Tùng Linh (P'u Sung Ling/1640-1715) là người đất Tri Xuyên (hay Chuy Xuyên), tỉnh Sơn Đông, sinh vào năm 1640, cận những năm cuối cùng của nhà Minh (1368-1644). Tự là Lưu Tiên, Kiếm Thần, hiệu là Liễu Tuyền. Dưới triều vua Thuận Trị (Thanh Thế Tổ, nhà Thanh 1644-1911), đậu tú tài (đồng tử) năm 1658 lúc 18 tuổi, đậu cử nhân (cống sinh) thời Khang Hy năm 1711 khi ông được 71 tuổi.
Dù đậu tú tài năm 18 tuổi, nhưng sau đó thi hỏng liên miên nhiều lần. Vì sinh kế, ông cất một ngôi nhà nhỏ, đơn sơ, ở nơi vằng vẻ, đặt tên là Liêu Trai (phòng học, phòng đọc sách sơ sài tạm bợ). Nơi này ông dùng để mở lớp dạy học, họp mặt, uống rượu ngâm thơ với các bạn.
Trong suốt thời gian hơn 40 năm từ khi thi hỏng liên miên đến khi đậu cử nhân, ông trước tác nhiều bằng cổ văn, nhưng nổi tiếng nhất là bộ chuyện ngắn thần tiên ma quái Liêu Trai Chí Dị.
Viết theo lối thuật lại, những chuyện kể thường xẩy ra vào thời gian cuối nhà Minh và sau đó là đầu nhà Thanh, ở những vùng quanh quẩn nơi ông ở.
Nhiều bản dịch sau này không phản ảnh đầy đủ nội dung, chỉ trú trọng vào nội dung ma quỷ, yêu quái mà đặt nhẹ những ngụ ý về nhân tình thế thái.


. Phạm Xuân Hy :

Lã Bất Vi ( ?-235 trước CN), là người Bộc Dương nước Vệ thời Chiến Quốc, nguyên là một thương gia, tại kinh đô Hàm Đan của nhà Triệu, Lã Bất Vi gặp Tần Công Tử là Dị Nhân, lúc đó bị nước Tần phái sang làm nhân chất ở nước Triệu.
Lã Bất Vi cho rằng Dị Nhân có thể là " kỳ hóa khả cư ", nên Lã Bất Vi vào nước Tần du thuyết Hoa Dương Phu Nhân, ái thiếp của An Quốc Quân, lập Dị Nhân làm Thái Tử.
Đến khi Tần Trang Tương Vương, tức Dị Nhân, lên nối ngôi cha, bổ nhiệm Lã làm Tướng Quốc, phong làm Văn Tín Hầu.
Khi Tần Trang Tương Vương qua đời, Tần Vương Chinh mới có 13 tuổi lên Kế Vị, Lã Bất Vi kế tục giữ chức Tướng Quốc, hiệu là Trọng Phụ, thực ấp hai huyện ở Lam Điền, và 20 hộ ở Lạc Dương Hà Nam. Lã Bất Vi còn lợi dụng sự mâu thuẫn của hai nước Yên và Triệu, được Triệu, được Yên hiến cho mười thành trì ở Hà Giang để làm phong ấp ( vùng đông nam huyện Hiến tỉnh Hà Bắc. )
Trong thời kỳ chấp chính, Lã Bất Vi tấn công các nước Chu, Triệu, Ngụy và chiếm đất của những nước này để thành lập các quận Tam Xuyên, Thái Nguyên, Đông Quận. Trong nhà Lã Bất Vi, môn khách có đến ba ngàn người, gia đồng có cả vạn đứa.
. Minh Hương : 
Ông đi dọc theo bờ biển, ngược chiều gió. Mái tóc hoa râm bay loà xoà xuống trán. Áo sơ mi mỏng dán lên khuôn ngực còn nở nang vạm vỡ. Bầu trời xám xịt, ngoài khơi vẫn mịt mù, gió bắc thổi từng cơn. Sóng biển ào lên tung bọt trắng, liếm vào bờ xoá đi dấu chân ông vừa để lại trên cát. Hình như ông chẳng để ý gì đến sự hoang dã của biển cũng như sự hiện diện đơn độc của mình trên bờ biển chiều nay. Nhưng kia, phía trước nơi kè đá, lại vẫn cô gái trẻ tóc cắt ngắn như con trai đang đứng nhìn hút ra tít ngoài khơi. Dáng đứng bất động, sự chờ đợi của cô gái khiến ông phải chú ý. Cô xuất hiện như thế đã ba buổi chiều liên tiếp. Ông không biết cô có hẹn với ai, chỉ thấy hôm nào cô cũng lặng lẽ quay về một mình với dáng vẻ buồn buồn xa vắng.


Vị chát ngọt của nước chè xanh làm tôi vơi đi nỗi bồn chồn. Bên quầy bán sách báo, tiếng hát từ băng catset lại cất lên.
"... Những chiếc gỏi xe chở đầy hoa phượng,
Em chở mùa hè của tôi đi đâu?
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám ..."
Bà chủ quán nước nói vọng sang:
- Hết bài hát rôi hay sao mà từ sáng đến giờ chú mở mãi có một bài thế?
Gã bán sách đang xếp lại mấy quyển sách cười hề hề:
- Bác ơi! Bác có thấy bọn trẻ đang túm tụm trong sân trường kia không? Chúng chuẩn bị chia tay nhau trước khi từ biệt trường phổ thông đấy. Trong đám các chàng trai ấy, khối anh đang ngớ ngẩn vì các nàng tiên từ cung trăng xuống đang lả lướt trong tà áo dài thướt tha kia kìa. ...


. Phạm Thảo Nguyên : 

Khi cưới tôi về ở với gia đình trong Nam, chồng tôi chỉ có mẹ, chị, và anh thứ hai đã ra ở riêng. Bố và anh lớn của anh ở ngoài Bắc, đã mười tám năm không gập mặt.

Mẹ người tầm thước, vừa người, vấn khăn vải, ăn trầu và còn răng đen. Mẹ là người cổ kính, ăn nói nhỏ nhẹ, không thấy to tiếng bao giờ. Mẹ rất hiền và nghe theo ý của các con, nhất là ý chị lớn. Việc mẹ bằng lòng cho con trai lấy tôi, một cô bạn học của anh, theo đạo Phật, và chấp nhận tôi không phải theo đạo Chúa, được xin "miễn chuẩn dị giáo ", là do các con khuyên được. Mẹ chăm lo cho các con, dù đã lớn, từng miếng ăn, giấc ngủ. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ khóc, ngay cả khi tiễn con cháu đi xa không biết bao giờ mới trở lại. Mẹ nói mẹ không còn nước mắt...

. Lê Hoài Nam :
Tuổi thơ của tôi trôi qua trong chiến tranh. Thủa ấy miền Bắc chưa có nhiều phương tiện nghe nhìn. Chúng tôi chưa trông thấy cái ti vi bao giờ. Chiếu bóng thì xem ở ngoài bãi cỏ, sân đình, mà cả năm cũng chỉ vài ba lần. Cả cái làng Nam Phú của tôi chỉ có hai cái đài bán dẫn: một của gia đình người từ Tân-thế-giới mới về nước, một của ông chủ tịch xã.
Âm thanh thường xuyên dội vào thính giác của tôi là ba thứ rất đối nghịch nhau: tiếng bom, tiếng chuông nhà thờ Thiên Chúa và tiếng hót của các loài chim. Có thứ giọng hót của loài chim đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của tôi, nó ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ, đó là tiếng hót của chim hoạ mi.
Những người yêu thiên nhiên, có đôi tai nhậy cảm một chút đều thừa nhận, sơn ca cũng như hoạ mi, là hai loài chim quý. Giọng hót của hai loài chim này không thể có tiếng hót loài chim nào sánh nổi.
Quê hương của hoạ mi là tất cả những quốc gia có khí hậu ôn đới. Quê hương của sơn ca phổ biến ở những vùng nhiệt đới. Miền nam đồng bằng châu thổ sông Hồng quê tôi, cứ đến mùa lạnh thì hoạ mi mới từ các tỉnh biên giới phía bắc bay về. Còn chim sơn ca thì sinh ra, lớn lên, sinh con đẻ cái ở đây. Cứ cánh đồng nào có nhiều đồi, gò, lắm bụi cây hoang dại, triền sông rậm rạp  là ở đó có chim sơn ca trú ngụ.
. Hồ Đắc Duy :
Trong Đại Nam Nhất Thống Chí (ĐNNTC) quyển V trang 217 có chép như sau : "Cách huyện Cửu An 22 dặm về phía nam có một con sông gọi là Sông Song Ma. Tương truyền ngày trước người con gái nhà giàu, tuổi cập kê, mê người học trò họ Nguyễn, mà người học trò thì người nhà nghèo, không dám nhờ mối lái nói việc kết hôn, vì thế người con gái mắc bệnh tương tư trầm trọng rồi chết; cha mẹ cô rất đỗi thương tiếc, không nỡ chôn vội, bèn làm cái rạp sau nhà làm chỗ quàn; vì cô gái đã chết, cậu học trò bèn thắt cổ chết ở cạnh chỗ quàn, người ta quàn chung họ lại với nhau. Do đấy âm khí kết tụ lâu ngày thành yêu tinh. Sau đó cha mẹ cô gái ấy đều chết, không ai chôn cất thành ra chỗ quàn xác 2 người, cây cối mọc lên như rừng, yêu khí càng ngày càng thịnh, người ta khó chịu, bèn gọi chỗ ấy là xứ Song Ma, để bảo nhau xa tránh. Sau quân Tây Sơn đánh chiếm cứ khu vực này cho thiêu hủy nhà quàn, yêu quái mới hết hẳn".


. Việt Hải : 

Sáng nay thức giấc, mở máy vi tính ông bạn vàng của tôi bên bang Penn Siu, thành phố Phila gửi sang bảo là muốn xơi món cơm Gà Siu Siu, một món ăn quốc hồn quốc túy bên gia đình nhạc gia của tôi. Kể từ khi cuộc sống của tôi bị nàng Kiều gốc Bông đô hộ, tôi dần dà bị lôi cuốn bởi những món nghe như một bầu trời Quảng Đông rộng mở. Này nhé, cơm chiên cá mặn, cơm diệp nấm đông cô, cơm vịt xí muội, cơm đào trần bì, cơm kình ngư ngũ vị, cơm vịt hầm tứ bửu, canh gà thiện rong biển,...
. Phạm Vũ Thịnh : 
1969, tụi tôi năm ấy mới 17 tuổi. Và còn đồng trinh. 17 tuổi mà còn đồng trinh cũng chẳng phải là chuyện gì đáng tự hào hoặc đáng xấu hổ, nhưng đấy là chuyện quan trọng.
Mùa đông khi vừa được 16 tuổi, tôi đã bỏ nhà ra đi. Lý do là cảm nhận được mâu thuẫn đối với thể-chế-học-thi-lên-đại-học, muốn thoát ly gia đình và trường học để xuống đường phố mà chiêm-nghiệm về ý nghĩa cuộc đấu tranh trong năm ấy của 3 hệ-phái thuộc Liên hiệp Sinh viên Học sinh Toàn quốc chống Hàng không Mẫu hạm nguyên tử Enterprise của Mỹ vào cảng, ...... là nói dóc, thật ra, chỉ vì tôi muốn trốn khỏi cuộc chạy đua trong trường mà thôi. Bởi chạy đua đường trường thì từ xưa đã vốn là chỗ yếu của tôi. Từ hồi trung học cấp hai đã ghét chạy đua rồi. Tất nhiên là ở tuổi 32 hiện giờ, tôi lại càng thậm ghét.


-"Ông nghĩ sao? Đề án của tôi có chỗ nào không khả thi không?".
Người khách chuyển mình, ghế ngồi vang tiếng kin kít, ngón tay ông ta áp lên phía dưới cằm như muốn ép mấy cọng râu cạo chưa sạch vào trong lớp thịt, cuối cùng đáp:
-"Đâu có! Chúng tôi giao trọn cho ông, bởi đã hoàn toàn an tâm rồi mà... Có điều, chỗ cần thay đổi lần này thì rất là căn bản, thay đổi đến cả bản chất, cho nên..."
-"Tôi hiểu. Thay đổi như thế là khó khăn lắm đấy. Bởi phải đổi phòng số 17,... mà ông nhìn hoạ đồ này xem,... đây, bức vách hướng sang phòng số 18 này, bảo là phải đổi sao cho thành liền vách với phòng Tổng Giám đốc đấy..."
-"Đúng thế, đúng thế...". Người khách cầm điếu thuốc không châm lửa nãy giờ mân mê trong bàn tay, dí đầu thuốc chỉ trỏ trên hoạ đồ, cất tiếng cười nhỏ có vẻ thích thú lắm.
-"Thế nhưng, phòng Tổng Giám đốc là ở tầng ba đấy nhé. Trong khi phòng số 17 lại ở tầng hai..."
-"Thế à? Chắc là xây hai phòng ở tầng hai và tầng ba liền vách với nhau thì cần kỹ thuật khó khăn lắm nhỉ?".
-"Chuyện này thì không thể chỉ nói là khó khăn mà thôi đâu..."
-"Nhưng từ trước đến nay, chúng tôi đã đưa đến ông đủ thứ yêu cầu khó khăn lắm mà ông vẫn giải quyết tất cả hộ cho rồi đấy".


Đã quá 11 giờ đêm rồi mà phòng cuối tư dinh của quan Gia lão [1] Sugiyama ở xóm Koumi gần hào thành phía bắc, vẫn còn sáng ánh đèn. Có hai người khách là trưởng tổ Terauchi Gonbee và Chưởng quản địa phương Otsuka Shichijuro. Gia chủ Sugiyama Tanomo khoanh tay trầm mặc, chốc chốc lại thở dài, cuối cùng đưa tay vỗ đầu gối rồi nói:
-"Thôi, dù sao đi nữa, cũng phải đợi Hanzawa cho biết thêm thông tin đã".
-"Nếu xác nhận là đúng thì phải xử trí như thế nào chứ?". Terauchi nói.
Sugiyama nhìn khuôn mặt dày thịt hồng hào và đôi mắt tròn của Terauchi:
-"Lúc đó, hẳn là không thể để mặc thế được". Lần này, bàn tay ông nắm chặt lại, gõ xuống đầu gối như để khích lệ chính mình. -"Đến phải đối đầu mà khai trừ Hori Shogen mới xong".


"Nhưng mà, vì sao lại cho súng nổ thế?"
-"Có gì đâu, chỉ thử mình gan dạ đến đâu đó thôi". Matasuke vừa nhìn khẩu súng treo lủng lẳng, vừa đáp. Dây treo súng đã được gia giảm sao cho mũi súng chĩa vào khoảng ngực của anh ta.
Theo lời Matasuke thì có vẻ ở phiên trấn Satsuma, trò thử thách gan dạ quái quỷ này đang thịnh hành. Cả đám người ngồi vòng tròn, súng treo lủng lẳng từ trên trần nhà xuống, đốt dây dẫn lửa, rồi cho súng quay vòng vòng, lửa bén lên theo dây, châm vào thuốc súng phát xạ ở cuối nòng thì súng nổ. Ai rủi thì bị trúng đạn, có khi mất mạng.
-"Một mình ngồi thử chơi ấy mà".
-"...... À ra thế!".


. Nguyễn Nam Trân : 

Nhân vào trang của cơ quan nghiên cứu Réseau-Asie trên mạng, tôi tình cờ gặp bài tham luận bằng tiếng Pháp của nhà nghiên cứu trẻ Frédéric Roustan (đọc tại cuộc hội thảo khoa học về Á Châu do Réseau-Asie qui tụ các học giả và chuyên gia về châu Á  ngày 28-29-30 tháng 9 năm 2005 tại Paris). Lúc đó, tác giả hãy còn là nghiên cứu sinh tiến sĩ sử học tại Đại học Ngoại Ngữ Ôsaka. Trong tinh thần cầu học, chúng tôi mạn phép ông để chuyển ngữ hầu các bạn đọc quan tâm có thêm thông tin về lịch sử ngành nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản dưới cái nhìn của người thuộc một nước thứ ba. Ông Roustan đã viết một luận án tiến sĩ vào niên khóa 2006-2007 nhan đề "Xã hội sử cuộc di dân của người Nhật vào miền bắc Việt Nam từ năm 1885 đến 1954" (Socio-histoire de l’immigration japonaise à Tonkin entre 1885 et 1954) dưới sự đồng chỉ đạo của hai giáo sư Gérard Noiriel   (EHESS, Paris) và Sakurai Yumio (Đại học Tôkyô). 

 Có thể nói nội dung bài này phản ánh khá trung thực quan điểm của tác giả Frédéric Roustan ở thời điểm 2005. Dĩ nhiên những  sơ sót về mặt kỹ thuật dịch và cách trình bày là trách nhiệm của người dịch. 

Có lẽ Higuchi Ichiyô là nhà văn phái nữ chuyên nghiệp đầu tiên trong lịch sử văn học Nhật Bản và là tác giả nữ đáng chú ý nhất kể từ năm 1280, lúc nhật ký Izayoi (Đêm trăng mười sáu) của bà Abutsuni (?-1283) ra đời, nghĩa là 6 thế kỷ về trước.
Tên thời con gái là Natsu, sinh vào năm Meiji thứ 5 (1872) ở vùng nội thành Tôkyô (nay là khu Chiyoda), con một gia đình samurai nghèo. Cha bà, Noriyoshi chỉ là một viên chức hành chánh nhỏ, mẹ là bà Taki. 
(...)
Higuchi Ichiyo tức Natsu của chúng ta lâm bệnh và mất năm 1896 tức lúc mới có 24 tuổi, còn đang độc thân. Bà vất vả từ bé nhưng nhờ văn tài và nghị lực nên đã bước vào văn đàn rất sớm. Cuộc đời bà tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại một lượng tác phẩm đáng kể. Tất cả là 21 tập tiểu thuyết ngắn và trên 4000 bài thơ tanka. Ngoài ra bà còn có một tập sách dạy phụ nữ viết thư (nhan đề Tsuuzoku shokanbun, có giá trị văn học đáng kể) cũng như một số tùy bút. Đó là chưa kể tập nhật ký bà ghi chép mọi việc xảy ra từ tuổi 15 cho đến lúc cuối đời.
Cổ Văn
. Phạm Thảo Nguyên : 
Theo gia phả dòng họ Nguyễn Tiên Điền: Nguyễn Du (1765-1820) lấy bà họ Đoàn, con quan ngự sử Đoàn Nguyễn Thục, quê ở Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam nay là tỉnh Thái Bình vào năm 1783. Đến năm 1786, khi Tây Sơn Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ nhất dẹp chúa Trịnh, hai anh lớn là Nguyễn Khản và Nguyễn Điều bị bệnh chết, Nguyễn Du về Quỳnh Côi lánh nạn, ở đó suốt mười năm, thời gian này được gọi là thời kỳ Mười Năm Gió Bụi (1786-1796). Tới 1796 mới trở về quê mình ở Châu Hoan, dưới chân núi Hồng Lĩnh.

Nhưng, đọc các tác phẩm của Nguyễn Du trong thời kỳ Mười Năm Gió Bụi này, rõ ràng những năm đầu, ông không sống ở Quỳnh Côi, và có vẻ ông chưa lấy vợ.

. Tâm Minh Ngô Tằng Giao :
- Tiểu sử Chu Văn An 
- 1. Linh Sơn tạp hứng (Tạp hứng ở Linh Sơn)  -  2. Thôn Nam sơn tiểu khế (Tạm nghỉ núi thôn Nam) - 3. Thanh Lương giang (Sông Thanh Lương) - 4. Cung họa ngự chế động chương (Kính họa thơ vua) -  5. Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính (Đêm trăng dạo chơi đường thông núi Tiên Du) - 6. Xuân đán (Sáng mùa xuân) - 7. Sơ hạ (Đầu mùa hè) - 8. Vọng Thái Lăng (Trông về Thái Lăng) - 9. Giang Đình tác (Lám thơ ở Giang Đình) - 10. Miết trì - 11. Thứ vần tặng Thủy Vân Đạo Nhân (Họa vần tặng Thủy Vân Đạo Nhân ) - 12. Đề Dương Công Thủy Hoa Đình (Đề Đình Thủy Hoa của Dương Công)  [PDF]
. Phạm Vũ Thịnh : 
- Văn Lân Gia Lý Tranh ( Từ An Trinh )
. LaiQuangNam :
Hơn 4 thập niên về trước, hồi còn "mài đủng quần" ở ghế nhà trường, học chết bỏ, chưa dám làm quen với rượu, chữ nhàn còn quá xa lạ ,được học đôi câu thơ của Cao Bá Quát lòng đã lấy làm thích, nhìn và nghe giáo sư văn chương của mình mê say giảng bài hát nói "Thú Nhàn" trên bục gỗ rước bảng đen trong lúc mà mỗi trang nhật báo lại đầy tin chiến sự lại có ảnh minh họa vầng khăn sô trên đầu người thiếu phụ, lòng biết bao cảm xúc, bài này có mấy câu :
"Gõ nhịp lấy, đọc câu "Tương Tiến Tửu"
"Quân bất kiến,
Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi"
Làm chi cho mệt một đời! "
Tương tiến tửu dịch nôm là mời nâng ly, cũng là tên một bài thơ nổi tiếng của Lý Bạch. Trong Cổ nhạc phủ có điệu Tương tiến tửu, nghĩa là cùng uống rượu. Lý đã mượn tên riêng của điệu này mà viết nên khúc này ...
Văn học - Luận - Tư tưởng - Lịch sử - Thời đại
. Thảo Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh : 
- Bách Gia Chư Tử  (tiếp theo)  (  -Khổng Tử  - Các đệ tử của Khổng Tử   - 3. Mạnh Tử. * 4. Tuân Tử. * 5. Lão Tử.   * 6. Trang Tử.   *7. Mặc Tử và môn đệ. *8. Thương Ưởng, Thân Bất Hại, Hàn Phi, Lý Tư và Lữ Bất Vi.*9. Huệ Thi, Công Tôn Long và nhóm Tác Hạ. *... )
. Lại Như Bằng dịch : 
Bài thuyết trình của GS André Bareau  (Giáo sư Collège de France) tại Trung Tâm Văn Hóa Tin Lành dòng Luther, Paris, ngày 11 Tháng 12 năm 1984.
"Giê-su qua cái nhìn của người Phật tử": đây là một đề tài lý thú, nhưng quả thật là khó. Trước hết, trong tất cả những đạo lớn của thế giới, có lẽ đạo Phật là đạo xa cách đạo Ki-tô nhất trong giáo lý cơ bản và trên nhiều điểm quan trọng, mặc dù vẫn gần gũi, hay có vẻ gần gũi, trên nhiều điểm khác. Thứ đến, với thời gian, trên con đường phát triển, đạo Phật đã mang rất nhiều hình tướng khác nhau, hội nhập vào nhiều nền văn minh khác nhau, vào nhiều dân tộc khác nhau, do đó giữa những người Phật tử có thể có những "cái nhìn về Giê-su" rất khác nhau. Sau hết, nếu chúng ta biết khá rõ về cái nhìn của người Phật tử, nhất là Phật tử thời nay, về đạo Ki-tô, chúng ta rất hiếm khi được nghe nói đến quan niệm của họ về cá nhân Giê-su ...
. Trịnh Nguyên Phước : 
Mở đầu hội thảo đầu tiên, năm 1987, đức Đạt Lai Lạt Ma đã có lời nhắn nhủ: 

"Trước hết, xin quí vị hãy nghiên cứu về những tác dụng tích cực của thiền định. Nếu thấy kết quả tốt, xin hãy dậy lại điều đó cho xã hội, trong tinh thần hoàn toàn thế tục, để cho mọi người đều lợi lạc". Ngài còn bổ túc thêm: "Đây không phải là một vấn đề đức tin và tín ngưỡng, mà đúng hơn là một ưu tư về đạo đức và luân lý. Trách nhiệm làm người thúc đẩy chúng ta phải dùng trí tuệ để hiểu biết thiên nhiên và sự vận hành của tâm thức".

Trong tinh thần đó, đã có một số đóng góp tích cực của các tăng sĩ, thiền sư vào các thí nghiệm khoa học, như ghi và đo hoạt động các vùng não trong khi thiền định, bằng những máy móc tối tân như điện não đồ (EEG) đa điện cực, cắt lớp phát positons (PET-scan) và cộng hưởng từ chức năng (fMRI).

Những trao đổi, cộng tác này đã đưa tới những kết quả, tuy còn hạn hẹp vì mới tiến hành từ khoảng hai chục năm nay, nhưng rất thực tiễn và đầy triển vọng. Đồng thời hai bên cũng không tránh khỏi gây nên tương quan ảnh hưởng lẫn nhau, đạo Phật trên khoa học cũng như khoa học trên đạo Phật.

Trong bài này, chúng ta sẽ lần lượt xem xét:
1- Định nghĩa của neurosciences và một vài từ gần cận
2- Tổng quan về sự hình thành và tổ chức của hệ thần kinh
3- Tầm quan trọng của cảm xúc trong đời sống thường nhật
4- Những điểm tương đồng và những khác biệt giữa đạo Phật và khoa học thần kinh
5- Những kết quả nghiên cứu về tác động của thiền định trên sự vận hành của tâm não
6- Chiều hướng nghiên cứu trong tương lai về thiền định.

. Phanxipăng : 
Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày An Thái, mặt gương Tây hồ.
Lâu nay, hầu hết mọi người đều đinh ninh rằng đấy là một bài ca dao do dân chúng ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội sáng tác và truyền khẩu tự đời nảo đời nao. Bài lục bát ấy đã được đưa vào các công trình sưu tập "văn chương bình dân", gồm nhiều dị bản. Sách giáo khoa trung học lẫn giáo trình đại học cũng chọn bài lục bát ấy làm khúc ca dao tiêu biểu để giảng bình về cảm hứng thiên nhiên của quần chúng nhân dân "có tính chất là những niềm vui, niềm tự hào, những cảm xúc dạt dào trước vẻ đẹp của giang sơn đất nước thân yêu" (Giáo trình Văn học dân gian, tập II, NXB Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1973, tr.375) và được thể hiện "như một bài Đường thi tuyệt tác" (Giáo trình Văn học dân gian, tập I, phần 2, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 1976, tr. 22). ...
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Mấy câu lục bát vừa dẫn được xem là một trong những sáng tạo đáng kể của thi hào Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Bởi thiên tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện do Thanh Tâm Tài Nhân chấp bút bằng văn xuôi chữ Hán trước Nguyễn Du hơn trăm năm hoàn toàn chẳng có đoạn trên. Thanh Tâm chỉ phác gọn lỏn: "May sao một ngày trong tiết Thanh minh, con cái họ Vương cùng đi tảo mộ, nhân tiện xem hội đạp thanh." (Bản dịch Việt ngữ của Tô Nam Nguyễn Đình Diệm được ấn hành bởi Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, Sài Gòn, 1971). Vậy mà Tố Như ngẫu hứng triển khai thành trường đoạn tả cảnh với bao chi tiết sinh động, nên được đông đảo dân Việt yêu văn chương lấy làm thích thú và thuộc nằm lòng.
Phải chăng vì quá thuộc câu 43 trong áng Nôm kiệt tác kia khiến bấy lâu nay hầu hết mọi người - kể cả các nhà nghiên cứu của nhiều thế hệ - cứ đinh ninh tiết Thanh minh luôn rơi vào tháng ba âm lịch? Thực tế đúng thế chăng?
 


Nhà thơ kiêm nhà soạn kịch Hoàng Cầm có họ tên Bùi Tằng Việt, chào đời năm Nhâm Tuất 1922 tại Bắc Giang,
vừa tạ thế sáng thứ năm 6-5-2010 nhằm 23 tháng 3 Canh Dần tại Hà Nội, hưởng thọ 88 tuổi.
Bài này như phiến trầm hương trân trọng vĩnh biệt một nghệ sĩ tràn trề năng lực song phải gánh chịu lắm lận đận lao đao.
 

---> Hoàng Cầm : diêu bông rụng xuống lòng sông Đuống
Thơ - Họa
. Nguyễn Chính : 
Con cháu sẽ hỏi ta về những tháng năm này
Như ta từng hởi cha ông ta về những ngày thủa trước
Tại sao Chu Văn An phải dâng sớ chém bảy gian thần ?
Tại sao ba tộc nhà Ưc Trai mắc họa ?
Sự thật ?...
Sự thật có khi không được ghi trong sử
Nhưng lại được nhân dân chuyên chở đến muôn đời
Con cháu sẽ hỏi ta về những tháng năm này
Như ta từng hỏi cha ông về những ngày thủa trước...
. Lâm Thị Mỹ Dạ : 
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

. Cát Hoàng : 
Học người Tây Nguyên hết năm cũ thay lửa mới,…
Thơ thắp lên ngọn phù sa hát khúc bồi tụ bao đời sông Người châu thổ yêu
sông như người cao nguyên yêu rừng Thơ dắt hồn người về sâu cội nguồn để
quay về cuộc sống với cõi lòng trinh nguyên

Thơ thắp lên ngọn lòng Cảm ơn khổ nghèo trả tôi về với nông dân nghèo
khổ Không cám nổi phù vinh tôi lộn kiếp về ruộng đồng Tắt lửa bội phản
Thay lửa thức tỉnh Thơ sám hối thơ

. Bùi Thụy Đào Nguyên : 
Ngày ấy 
Trả câu thơ. Em đi... 

Sự thật đột ngột hiện ra trần trụi 
Căn hộ mười hai mét vuông
Bốn bức tường ám khói, 
Hôm nào, em bảo màu mây. 

Sự thật ngày ấy mới hay 
Có tổ tò vò khuất nơi kẽ cửa 
Đêm đêm côn trùng cựa mình trăn trở, 
Đợi mùa tiết đổi thay. ...
                                         ---> Muộn 2  - Muộn 3

. Bảo Quyên : 
thu dấu ưu phiền sau áng mây 
ngỡ ngàng chiếc lá úa trên tay 
mưa rơi lất phất mờ cuối nẻo 
nghe những phôi pha lạc tháng ngày 

bãi cát mềm in chân lữ thứ 
nước trong veo dòng mắt ngây thơ 
lung linh thấp thoáng muôn diệu vợi 
vệt nắng nhạt phai lạnh bến bờ ...
                                         ---> Như Khói Như Sương

. Bùi Văn Bồng :
Bến đợi chiều hôm sóng lững lờ
Nắng buồn như thả những sợi tơ 
Neo đậu bến quê con thuyền nhỏ
Một mình tha thẩn bến mộng mơ

Hoàng hôn buông tím pha màu nhớ
Gió rung ký ức lá vàng xưa
Sóng gợn ánh chiều lay trăn trở
Tĩnh lặng vườn ai trái đung đưa

Người đi buổi ấy mờ sương núi 
Cánh én vờn bay níu mây xa 
Giờ đây trong gió hồng cát bụi
Hình bóng người xưa có nhạt nhòa ...

                                       ---> Bến đợi    - Người bán báo   - Nhớ người tặng cây mai  - Hoa hồng

. Hoàng Hoa :
Đêm lạnh nẻo về sao lưa thưa
Bóng  ai  lạc lối  phút  giao thừa 
Nguyệt quế tỏa hương không gian lắng
Lộc biếc cành non nhẹ sợi mưa

Ta vẫn đi về lối ven sông,
Độc hành trong những đám bụi hồng
Đường khuya  mờ ảo màn sương trắng
Lay động cành khô cơn  gió đông

                                       ---> Đêm tha hương  - Nẻo về  -  Thiên thu

. Phan bá thụy dương
1- 
ghé quán bên đường cạn một ly 
cơ hồ tiền kiếp gợi sân si 
rót thêm chai nữa - thêm chai nữa 
thì chuyện tới lui có xá gì 

tôi - tôi chỉ là người khách ly hương 
dừng chân nghĩ lại quán ven đường 
tìm nỗi hoài tình hương thắm cũ 
cùng bạn xưa nhắp chén hồ trường 
rồi mai rồi mốt về bên ấy 
còn một chút gì để vấn vương 
...
                             --->  Bài túy ca viết trên cố hương - Gõ thức đêm đenChiều bên Chùa Hang  Phra Sirat. Maha


. Hoài Ziang Duy : 

Từ một ngày ấy anh đi 
Xa miền đất không chốn dung thân 
Không thể sống gần tội nghiệp 
Buồn theo như chiếc lá 
Đậu ở sân 
Hiên nhà
Ta đứng lặng hồn nhen chút ấm 
Đôi bờ vai thương nhớ bao ngày ...
                                       - đêm nghe phố, chân người
. Khaly Chàm : 
ngày tàn vuốt mặt đam mê
đêm như dao nhọn... bốn bề vực sâu
cội nguồn thao thức về đâu
hú vang tiếng gọi linh cầu vỡ tan
hôn trầm mộng mị địa đàng
ta như sợi khói ngỡ ngàng phù vân
xin em giây phút thật gần
dường như chợt biết vẫn cần có nhau

                                       - dường như ta chợt biết   - ngẫu nhiên chợt tỉnh

. Hà Nguyên Dũng :
Năm một-ngàn-chín-trăm-bảy-lăm
ta thoát được thế trường-xà-bát-quái
bèn cắm cổ cắm đầu chạy đại
trên điêu tàn, trong thương hải tang điền
vào tới Sài Gòn thấy con cháu Rồng, Tiên
nửa theo Mẹ, nửa theo Cha đoàn tụ
ta cũng gặp lại người yêu dấu cũ...

                                       - Niềm riêng

. Tuyền Linh :
Tìm em trên sóng lênh đênh
Hỡi em đang giữa vô minh của đời
Xót xa cho hạt bụi rơi
Nửa đời hương phấn bồng bềnh cơn mơ

Đường mây sao quá mịt mờ
Ta nghe lạnh buốt một đời phù vân
Lối duyên rồi cũng xa dần
Thoáng ra đã thấy nắng bên kia đồi ...

                                       - Tìm Em  - Lắng Đọng

. Đỗ Thị Mộng Giang : 
Vườn khuya nhòa ánh trăng tà
Bên trời mặc niệm dáng hoa ngậm ngùi
Trầm tư cơn mộng ngủ vùi
Lệ rơi tri ngộ sao nguôi dặm sầu
Mây ngàn trôi nổi về đâu
Cánh chim phiêu bạt - canh thâu bóng mờ
Hỏi lòng: xa lạc bến mơ

                                       - Lặng thầm  - Một chút thân tình

. Tạ Hùng Việt : 
chẳng thể cầm tay suốt đời nhau được
ơi con người long đong đi tìm kiếm thiên đường
cơn bão chết giữa nhọc nhằn của đất
tôi lặng lẽ miền cát bụi cô đơn

hoa Thạch Thảo tím quanh hồ nước cũ
mùa thản nhiên trên mảnh vỡ đời người
tôi nhặt những u mê của sóng
xếp nỗi mình trong thăm thẳm xanh tươi ...

Trở Về  ]